Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3770
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2020_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN VĂN NH: 2020 Phần I ( 6 điểm) Câu 1: Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân ( trong khoảng 10 – 12 dòng) (2 điểm) Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: ( 2 điểm) " Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính Cải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả.” a. Ông Hai nói: "Làng chợ Dầu chúng em Việt gian" là dùng cách nói nào? b. Trong câu nói ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng? Câu 3 (2 điểm) Viết đoạn văn diễn dịch ngắn về tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính trong đó có sử dụng từ tình thái và từ phủ định ( đoạn văn từ 10- 12 câu) Phần II: ( 4 điểm) Câu 1: ( 1 điểm): Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và nêu rõ đó là thành phần nào: "Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa Rồi, bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi" (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi). Câu 2: ( 1 điểm): Nêu ý nghĩa của nhan đề ”Những ngôi sao xa xôi” Câu 3: ( 2 điểm) Viết đoạn văn gồm 12 câu về vẻ đẹp của ba cô gái trong truyện ” Những ngôi sao xa xôi”. Từ đó em suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ hôm nay. Đáp án Đề thi thử vào lớp 10 môn văn Phần I ( 6 điểm) Câu 1 Truyện ngắn “Làng” được Kim Lân viết vào năm 1948, ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là thời kỳ chính phủ đang kêu gọi nhân dân “hãy tản cư”, những người dân đang nằm ở vùng tạm chiến đi lên vùng chiến khu để cùng kháng chiến lâu dài.
  2. Truyện đề cao tình cảm cao đẹp về làng quê Việt Nam, lòng yêu nước, và qua nhân vật ông Hai truyện đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc, cảm động về tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư. Truyện “Làng” xoay quanh câu truyện về ông Hai – một lão nông rất cần cù chất phát, ông rất yêu làng của ông. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Hai phải dời làng tản cư đến sinh sống vùng khác, xa làng ông rất nhớ và yêu làng, luôn theo dõi các tin tức về làng mình. Ông Hai đi đâu cũng khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp luôn sẵn sàng kháng chiến của mình. Ở nơi tản cư, tin chiến thắng của quân ta đang rầm rộ khiến ai cũng vui vẻ nhưng bỗng ông Hai nghe được một tin dữ là dân làng Chợ Dầu trở thành Việt gian theo Tây. Ông vô cùng xấu hổ, cảm thấy hụt hẫng và nhục nhã. Ông suốt ngày quanh quẩn ở nhà, chẳng dám đi đâu, lúc nào cũng buồn chán, mụ chủ nhà khiến ông bế tắc, lo sợ hơn khi mụ muốn đuổi gia đình ông đi không cho ông ở nhờ nhà nữa vì ông là người ở làng Việt gian. Hằng ngày, ông chỉ biết trút bầu tâm sự của mình với đứa con trai nhỏ, đó thật ra chính là ông tự nói với lòng mình: “phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không theo bọn giặc hại nước, còn làng theo giặc thì phải thù làng”. Nhưng rồi, ông Hai lại nghe được tin cải chính là làng Dầu không theo Tây, lòng ông vui như trẩy hội, người cứ phơi phới trở lại. Ông đi khắp nơi khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, cả làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông tự hào về một làng Dầu kháng chiến, hạnh phúc như chính ông vừa được cùng tham gia đánh trận vậy. Ông Hai chính là đại diện cho những người lao động rất đỗi bình thường nhưng qua ông chúng ta thấy được cả một tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc nhưng vô cùng chân thành, sâu nặng, luôn ngút trời. Câu 2 Ông Hai nói: Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian là cách nói hoán dụ, lấy làng để chỉ những người dân làng Chợ Dầu Trong câu nói, ông Hai dùng sai từ mục đích, lẽ ra phải nói mục kích mới đúng. Câu 3 Nội dung chính của đoạn trích trên: Khi nghe tin cải chính, ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông (dẫn chứng trong văn bản) Phần II (4 điểm) Câu 1 Thành phần biệt lập trong câu trên là "Chao ôi" => Thành phần biệt lập đó là thành phần cảm thán trong câu. Câu 2 Đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là “những ngôi sao xa xôi” đây là một dụng ý nghệ thuật của Lê Minh Khuê, bằng cách nói ẩn dụ nhà văn đã so sánh ngầm ba nữ thanh niên xung phong với những ngôi sao xa xôi trên bầu trời. Đặt tên cho tác phẩm như vậy nhà văn đã tạo ra một hình ảnh đẹp, anh hùng, đồng thời biểu đạt những nét đẹp tâm hồn và phong cách của các cô gái, Nho, Phương Định, chị Thao: Trẻ trung, lãng mạn, có sức tỏa sáng diệu kỳ. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kỳ. Các chị xứng đáng là “những ngôi sao xa xôi” trên đỉnh Trường Sơn, dẫn đường cho mọi thế hệ, những ngôi sao trên bầu trời cách mạng dẫn đường cho dân tộc Việt Nam đi tới thắng lợi, không chỉ vậy nhan đề còn giàu chất thơ, chất lãng mạn, rất đặc trưng cho Văn Học thời kỳ chống Mỹ.
  3. Câu 3 Các em học sinh có thể tham khảo các ý chính để phân tích vẻ đẹp của 3 cô gái trong truyện theo các ý sau: - Vẻ đẹp chung của ba cô gái + Họ có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp. + Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh. + Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời + Họ là những nữ thanh niên xung phong có tình đồng đội gắn bó, thân thiết - Vẻ đẹp riêng của ba cô thanh niên xung phong + Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn. + Nhân vật Phương Định là đại diện các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình. + Nhân vật chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Một người chị nông thôn, đầy tinh thần trách nhiệm, dám quyết đoán, biết hi sinh và nhường nhịn. Từ đó các em có những liên hệ về lẽ sống của tuổi trẻ hiện nay qua những bài văn mẫu dưới đây, từ đó có thể định hướng bài viết cho mình thật hợp lý.