Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn lần 3 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 12842
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn lần 3 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_lan_3_nam_hoc_2020_20.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn lần 3 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 (Lần 3) Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (Đề thi gồm 01 trang) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích dưới đây: “Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” (Theo Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.48) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1(0.5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1.0 điểm): Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào? Qua câu chuyện, nhà văn đã phản ánh hiện thực nào của xã hội đương thời? Câu 3 (0.5 điểm): Hãy xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên và chỉ rõ những dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp đó. Câu 4 (1 điểm): Sự "trở về" của Vũ Nương ở đoạn trích trên có hoá giải được bi kịch trong truyện hay không? Vì sao? II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm). Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình trong ba khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải. HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh Giám thị số 1: Giám thị số 2:
  2. HƯỚNG DẪN CHÂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 (Lần 3) Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (Đề thi gồm 6 câu, 01 trang) . . Phần Câu Nội dung Điểm - Đoạn văn trên trích từ văn bản: Chuyện người con gái Nam 0,5 1 Xương (0.25đ) (Sai chính tả, sai từ không cho điểm) - Tác giả: Nguyễn Dữ . (0.25đ) - Truyện được kể theo ngôi thứ ba (0.25đ) 0,25 - Hiện thực của xã hội đương thời: + Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên miên làm cho cuộc sống của người dân càng 0.25 rơi vào bế tắc. 2 + Truyện phản ánh thực trạng xã hội phong kiến bất công 0.25 với chế độ nam quyền độc đoán, chà đạp lên số phận của người phụ nữ(đại diện là nhân vật Trương Sinh). + Truyện phản ánh số phận con người, chủ yếu qua số phận 0.25 người phụ nữ chịu nhiều bế tắc và oan khuất * Lời dẫn trực tiếp: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng 0.25 không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian I. Đọc 3 - Hiểu được nữa. * Dấu hiệu nhận biết: Dấu : và dấu - ở đằng trước câu văn. 0.25 - Sự "trở về" của Vũ Nương ở đoạn trích trên không hoá giải 0.25 được bi kịch trong truyện. - Vì: + Hình ảnh rực rỡ trong chốc lát ấy làm tăng thêm tính bi 0.25 kịch cho số phận nhân vật. Sự “trở về” ấy chỉ là hình ảnh hư ảo, đủ để an ủi cho người bạc phận khi đã được trả lại danh dự, phẩm tiết. 4 + Lời bộc bạch: “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được 0.25 nữa” là nỗi lòng đau đớn của Vũ Nương khi khát khao trở về mà chẳng thể trở về. + Khi sương khói kỳ ảo tan đi, chỉ còn lại sự thực cay đắng: 0.25 Vũ Nương, người phụ nữ đức hạnh, khao khát hạnh phúc gia đình không được ở lại trần gian. Như vậy sự trở về của nàng, hạnh phúc của nàng mãi mãi chỉ là hư ảo A. Yêu cầu chung: a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề: Tinh thần lạc quan trong cuộc sống II. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn, kết Làm 1 đoạn. văn B. Yêu cầu cụ thể: Có thể viết đoạn văn theo gợi ý sau: * Mở đoạn: Câu đầu đoạn giới thiệu ý khái quát vấn đề 0.25
  3. * Thân đoạn: - Giải thích: Lạc quan là có cái nhìn, thái độ tin tưởng ở tương 0.25 lai tốt đẹp. - Vai trò, ý nghĩa, lợi ích của tinh thần lạc quan. 0.5 + Lạc quan biểu hiện mạnh mẽ trong cuộc sống từ cách sống cách suy nghĩ và trong nhiều những hành động khác của con người. + Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ ai cũng có lúc gặp khó khăn. Lạc quan giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, gặt hái thành công; tìm thấy niềm vui sống + Trong xã hội tinh thần lạc quan làm cho xã hội thêm văn minh và phát triển hơn. + Nếu không có tinh thần lạc quan, con người dễ bi quan, chán nản, gục ngã trước khó khăn. - Dẫn chứng( Hs lấy được dẫn chứng phù hợp). VD: 0.25 + Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho tinh thần sống vô cùng lạc quan trong xiềng xích, tù đày, + Người lính trong chiến tranh, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo + Nick Vujicic: Số phận cướp của Nick tay, chân nhưng lại cho anh một tinh thần thép. Nick có thể chơi golf, lướt ván và du lịch vòng quanh thế giới để truyền cảm hứng cho hàng triệu người. + Tinh thần chống dịch - Mở rộng bài học nhận thức, hành động. 0.25 + Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, nhiều người còn bi quan, chán nản trước khó khăn, gục ngã rất đáng lên án. + Cần hiểu lạc quan phải dựa trên sức mạnh của bản thân để gặt hái thành công, không lạc quan khi không có cơ sở thực tiễn. - Bài học: Là học sinh thì chúng ta nên hiểu thật thấu đáo về vai trò của tinh thần lạc quan để rèn luyện phẩm chất này, trau dồi tri thức, hiểu biết, bản lĩnh để lạc quan trước mọi hoàn cảnh. * Kết đoạn: Trong thời kì hội nhập hiện nay, nhiều cơ hội nhưng 0.25 cũng nhiều thách thức, lạc quan càng là phẩm chất cần thiết, quan trọng. (Nếu HS diễn đạt khác mà đúng ý, giáo viên vẫn cho đủ điểm.) d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. A. Yêu cầu về kĩ năng: + Trình bày thành một bài văn (nghị luận văn học), đủ bố cục ba phần, có hệ thống luận điểm, luận cứ rành mạch, liên kết chặt chẽ. + Văn viết giàu cảm xúc, ngôn từ trong sáng, diễn đạt mạch lạc. 2 + Triển khai vẫn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa các lí lẽ và dẫn chứng. B. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm đảm bảo các ý sau: a. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0.5 - Khái quát về giá trị của bài thơ
  4. - Giới thiệu đoạn thơ. (Nếu thiếu ý này thì trừ 0,25) b. Thân bài: (3,75 điểm) * Khái quát(0.25đ): Ở ba khổ thơ đầu, nhà thơ Thanh Hải đã vẽ nên bức tranh mùa xuân xứ Huế và ngợi ca mùa xuân 0.25 của đất nước, của con người. (HS có thể trình bày khác đi như: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn thơ trong bố cục của bài) LĐ1: Bức tranh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế. 1.5 - Bức tranh tươi đẹp, hiền hòa của xứ Huế mộng mơ được vẽ bằng vài nét phác họa nhưng rất đặc sắc, tươi đẹp với đủ sắc màu, âm thanh, đường nét. + Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp làm cho hình ảnh bông hoa sống động như khởi nguồn của sức sống dồi dào, bất tận đang trỗi dậy, vươn lên, làm cho khí xuân bừng nở. Hình ảnh “bông hoa tím biếc” gợi cái hồn của sự vật, nhấn tả vào sức sống mãnh liệt của mùa xuân xứ Huế vốn thanh nhã, thi vị. + Bức tranh thiên nhiên mùa xuân còn có đường nét khoáng đạt của bầu trời cao rộng, nét mềm mại của dòng sông uốn lượn và sống động hơn bởi âm thanh của tiếng chim chiền chiện hót vang trời. - Hình ảnh nhân hóa: “ Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời’ Gợi âm điệu dịu dàng của của con người xứ Huế. Câu thơ thể hiện thái độ ngỡ ngàng, thích thú, reo vui. - Hình ảnh “giọt long lanh” có thể hiểu là “giọt sương mùa xuân”, “giọt mưa mùa xuân” đọng trên cây lá hay “giọt mùa xuân” của đất trời, cũng có thể hiểu là âm thanh mượt mà, trong vắt của tiếng chim thánh thót, long lanh đọng lại thành từng giọt âm thanh rơi vào cõi lòng rộng mở của người thi sĩ, thấm vào tâm hồn rạo rực tình xuân. - Với tình yêu cuộc sống tha thiết, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân đầy ắp âm thanh và ánh sáng. LĐ2: Từ mùa xuân xứ Huế, Thanh Hải ngợi ca mùa 1.5 xuân của đất nước, con người. - Làm nên mùa xuân của đất nước là “người cầm súng” và “người ra đồng”. Bốn câu thơ tạo ra hình ảnh sóng đôi đẹp như cặp câu đối mừng xuân nói về hai nhiệm vụ chính của đất nước. Hình ảnh ẩn dụ “lộc” trong khổ thơ mang nhiều ý nghĩa, gợi nhiều liên tưởng độc đáo. - Nghệ thuật điệp cấu trúc, điệp từ “mùa xuân”, “lộc”, “tất cả” kết hợp với từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm cho khổ thơ có nhịp điệu tươi vui, mạnh mẽ, phấn chấn khác thường. Nó thể hiện không khí sôi nổi, hào hứng, khẩn trương, tích cực trong lao động và trong chiến đấu. Thanh Hải đã lắng nghe, cảm nhận âm vang mùa xuân của đất nước và con người bằng niềm tự hào và bằng trái tim đầy nhiệt huyết. Qua đây, ông thể hiện thái độ yêu mến cuộc đời tha thiết.
  5. - Nhà thơ suy nghĩ về đất nước trong suốt chiều dài lịch sử. Ông tin tưởng và tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước dù trước mắt còn nhiều vất vả, khó khăn: “Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” Với nghệ thuật nhân hóa, lời thơ giản dị nhưng có tính hàm súc cao, Thanh Hải đã khái quát về bề dày lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đầy “gian lao”, “vất vả”, “hi sinh”. - Tin tưởng vào tầm cao vươn tới của đất nước, Thanh Hải viết: “Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” - Hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu thơ là lời ngợi ca ý chí, sức mạnh vượt qua đêm tối đầy gian khổ, khó khăn. Đất nước Việt Nam như một vì sao tỏa sáng. Cụm từ “cứ đi lên” thể hiện ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá và sức mạnh của dân tộc vượt qua mọi thử thách để xây dựng đất nước giàu mạnh. Đó là niềm tin sáng ngời vào sự trường tồn, phát triển, đi lên của đất nước. * Đánh giá: 0.25 - Với thể thơ năm chữ, nghệ thuật điệp, đảo cấu trúc, ẩn dụ, so sánh kết hợp với hình ảnh, ngôn ngữ thơ chọn lọc và giọng điệu trữ tình tha thiết, 3 khổ thơ đầu gợi tả vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và sức sống mãnh liệt, hối hả của mùa xuân của đất nước. Trong không khí ấy, con người đang bước vào mặt trận dựng xây Tổ quốc có bề dày lịch sử và tầm cao thời đại bằng niềm tin tưởng, tự hào về sự khởi sắc đi lên của dân tộc. c. Kết bài: 0.5 - Khẳng định giá trị của đoạn thơ. - Nêu cảm nghĩ của bản thân về đoạn thơ cũng như cả bài thơ. - Liên hệ bản thân. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp 0.5 dẫn, giàu sắc thái biểu cảm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lí. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ viết chung chung, sáo rỗng.