Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng

doc 2 trang thaodu 3690
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_hoa_hoc_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN CAO BẰNG NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: HÓA HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 02 trang) Câu 1: (2,0 điểm) 1. Hãy cho biết các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5, (RCOO)3C3H5. a) Những chất nào tan nhiều trong nước? b) Những chất nào có phản ứng thủy phân? c) Những chất nào tác dụng với: Na, K2CO3, Mg(OH)2 ? 2. Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi sau, ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có) (1) (2) (3) (4) (5) C  CO2  NaHCO3  Na2CO3  NaCl  NaOH (7) (8) (6) CO2  CaCO3  CaO Câu 2: (2,0 điểm) 1. Có bốn ống nghiệm, mỗi ống chứa một dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại bari, magie, natri và chì. a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào? b) Nêu phương pháp phân biệt bốn ống nghiệm đó, viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Cho kim loại natri (lấy dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO 4 và FeSO4 thu được khí A, dung dịch B và kết tủa C. Nung kết tủa C trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp chất rắn D. Cho A dư qua D nung nóng được hỗn hợp chất rắn E. Hòa tan E trong dung dịch HCl dư thấy E tan một phần. Viết các phương trình hóa học có thể xảy ra. Câu 3: (2,0 điểm) 1. Để hòa tan hoàn toàn một hiđroxit của kim loại M có công thức là M(OH) n cần một lượng H2SO4 đúng bằng khối lượng của hiđroxit. Tìm công thức của hiđroxit. 2. a) Có hai mảnh lụa bề ngoài giống nhau: Một mảnh được dệt bằng sợi tơ tằm và một mảnh được dệt bằng sợi chế tạo từ gỗ bạch đàn. Cho biết cách đơn giản để phân biệt chúng. b) Hãy giải thích hiện tượng thực tế sau: Muốn quả mau chín người ta thường xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh. Câu 4: (2,0 điểm) Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A, B mạch hở, trong phân tử A có một liên kết đôi, trong phân tử B có một liên kết ba. Cho 1,344 lít hỗn hợp X qua dung dịch brom dư thấy lượng brom tham gia phản ứng là 12,8 gam. Nếu đốt cháy 13,44 lít hỗn hợp X sẽ thu được 61,6 gam khí CO 2. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và tính phần trăm thể tích của A, B trong hỗn hợp X. (Biết các thể tích khí đo ở đktc) 1
  2. Câu 5: (2,0 điểm) Dẫn 7,616 lít khí CO (ở đktc) qua một ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp A gồm bột các oxit kim loại Al2O3, CuO và Fe3O4 cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn B và khí C. Chia B thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 2,016 lít khí hiđro (ở đktc). - Phần 2: Ngâm kĩ trong 500 ml dung dịch NaOH 0,25 M. Để trung hòa dung dịch NaOH dư cần dùng hết 50 gam dung dịch HCl 2,555%. 1. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp A. 2. Tính thể tích dung dịch H 2SO4 20% (D = 1,14 g/ml) cần dùng để hòa tan hết hỗn hợp A. 3. Dẫn khí C vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1 M muối nào được tạo thành sau phản ứng, khối lượng là bao nhiêu gam? Cho: Ba =137; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27; Na = 23; Zn = 65; Mg = 24 C = 12; H =1; S = 32; O =16; Cl =35,5; Br = 80. ___Hết___ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: 2