Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 4961
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học: 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 09 câu, 02 trang) I. PHẦN TRĂC NGHIỆM (2,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng: “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra, chúng nó là lũ trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?” Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? A. Lặng lẽ Sa Pa C. Cố hương B. Làng D. Chiếc lược ngà Câu 2: Câu văn in đậm trong đoạn văn thuộc kiểu câu nào? A. Câu trần thuật C. Câu cảm thán B. Câu cầu khiến D. Câu nghi vấn Câu 3: Những câu nghi vấn trong đoạn văn trên nói lên tâm trạng gì của nhân vật? A. Thể hiện tâm trạng hoài nghi; B. Thể hiện tâm trạng lo lắng, sợ hãi; C.Thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa; D.Thể hiện tâm đau đớn, dằn vặt; Câu 4: Câu văn cuối đoạn được xếp vào kiểu ngôn ngữ nào sau đây? A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật; B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật; C. Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật; D. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả; II. PHẦN TỰ LUẬN (1,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi,bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người xung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời. (Theo “Cho đi là còn mãi”, Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch: Huế Phượng, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr.67-68) Câu 1 (0,25 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2 (0,5 điểm). Tìm một phép liên kết câu, xác định từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy được sử dụng trong đoạn trích? Câu 3 (0,75 điểm). Trong đoạn trích trên, em hãy chọn một ý kiến và lí giải vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đó? III. PHẦN TẠO LẬP (6,5 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc - hiểu, em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi. Câu 2 (4,5 điểm) Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng. Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
  2. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta từ thuở nào. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông. Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. (Trích “Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận. Ngữ văn 9, tập1 tr139, NXB Giáo dục 2005) Hãy phân tích hình ảnh người lao động đánh cá trên biển trong đoạn thơ trên. Từ đó, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của ngư dân trong việc bảo về chủ quyền biển đảo quê hương? . Hết
  3. MÃ KÍ HIỆU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học: 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) Phần Đáp án Điểm I. Trắc Câu 1: B 0,5 nghiệm Câu 2: A 0,5 (2,0 điểm) Câu 3: D 0,5 Câu 4: A 0,5 Câu 1 (0,25 điểm) II. Đọc, hiểu - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận 0,25 (1,5 điểm) Câu 2 (0,5 điểm) - Phép lặp 0,25 - Từ ngữ: học hỏi 0,25 Câu 3 (0,75 điểm): HS có thể chọn một trong hai ý kiến sau: - Ý kiến 1: Thông qua học hỏi,bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. 0,25 - Ý kiến 2: Bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người xung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời. * Lí giải: Đồng ý với ý kiến đó vì: - Ý kiến 1: Cùng với những kiến thức học trên sách vở thì học hỏi là một 0,5 hoạt động không thể thiếu để mở rộng, nâng cao tầm nhận thức, giúp con người phát triển toàn diện. - Ý kiến 2: Học hỏi giúp con người có kiến thức thực tế, có kinh nghiệm, rèn luyện bản lĩnh để vượt qua khó khăn, đi đến thành công trong cuộc sống. Câu 1 (2,0 điểm) - Yêu cầu: HS cần đảm bảo nhuần nhuyễn kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội, vận dụng linh hoạt khả năng đọc hiểu văn bản, kiến thức về đời sống để giải quyết vấn đề. III. Tạo lập Có thể tham khảo những ý sau đây về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi: (6,5 điểm) 1. MB (0,25 điểm) - Giới thiệu vấn đề học hỏi trong cuộc sống. 0,25 2. TB (1,5 điểm) * Giải thích: Học hỏi là gì? Học hỏi là quá trình bạn tìm kiếm, khám phá những tri thức mới, đặt ra những thắc mắc và tự mình tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc 0,25 ấy. Không ngừng học hỏi là con đường dẫn đến thành công. * Bàn luận: - Vai trò của việc học hỏi: + Học hỏi giúp ta cụ thể hóa những kiến thức đã học trên sách vở, trong 1,0 nhà trường. Có hiểu biết sâu rộng về cuộc sống thực tiễn, tăng khả năng thực hành. + Là cách để ta luôn luôn theo kịp được với những đổi mới của thời đại. + Học hỏi để nâng cao hình tượng trong mắt người khác, hoàn thiện bản thân. + Học hỏi giúp rèn luyện bản lĩnh vượt qua khó khăn, đi đến những thành công =>Tóm tại, học hỏi là quá trình giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về cuộc đời,
  4. và nhờ học hỏi, bạn sẽ hiểu rõ được bản chất ở những vấn đề mà bạn tiếp cận, rút ra được đâu là điều nên làm, đâu là điều không nên làm, điều nào là tốt, điều nào là xấu, - Mở rộng vấn đề: trong thực tế còn không ít người chưa đề cao và xem 0,25 trọng việc học hỏi dẫn đến những nhận thức và kinh nghiệm sống hạn chế, khó dẫn đến những thành công. 3. KB (0,25 điểm) - Khẳng định ý nghĩa của việc học hỏi. Liên hệ bản thân. 0,25 Câu 2 (4,5 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: Hiểu đề, bài làm thể hiện được kĩ năng nghị luận về đoạn thơ. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả Yêu cầu về kiến thức: Phân tích đoạn thơ, Liên hệ thực tế. 1. MB (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả Huy Cận, tác phẩm “ Đoàn thuyền đánh cá”, đoạn trích 0,5 và hình ảnh những ngư dân đánh cá giữa biển đêm. 2. TB (3,5 điểm) * Phân tích đoạn thơ (Kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật) - Những ngư dân say sưa làm việc trong tiếng hát thâu đêm với niềm phấn 1,0 khởi tự hào (về cuộc đời mới, về sự chuyển mình của đất nước, về sự giàu đẹp của biển cả .) - Họ lao động giữa sóng gió muôn trùng với sự nhiệt tình, với niềm lạc 1,0 quan tin tưởng công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. - Đoạn thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa 1,0 giữa thiên nhiên và con người lao động. Đoạn thơ còn có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan. * Liên hệ: Với ngư dân, nghề biển là nghề cha truyền con nối, là công việc 0,5 mưu sinh duy nhất, biển đảo là quê hương, họ lớn lên ở biển, sống với biển. Những khó khăn của ngư dân là vừa lao động mưu sinh kiếm sống vừa trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ Quốc. Đối với họ, ra khơi không chỉ vì miếng cơm manh áo cho cuộc sống hằng ngày mà còn góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước. 3. KB (0,5 điểm) - Khẳng định hình ảnh những người ngư dân lao động trên biển trong đoạn 0,5 thơ thật đẹp, thật đáng trân trọng. Hình ảnh của họ chính là vóc dáng của dân tộc một thời hào hùng. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
  5. PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: V- 02-TS10D-19-PG8 MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&GHI): TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 04 TRANG. NGƯỜI RA ĐỀ THI NGƯỜI THẨM ĐỊNH XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ và tên, chữ ký) VÀ PHẢN BIỆN CỦA (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) TRƯỜNG (Họ và tên, chữ ký) Nguyễn Thị Thúy Hà