Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi (Có đáp án)

pdf 3 trang thaodu 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG NGÃI Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: /2019 Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Nhờ các bạn thân mà ta mở rộng chân trời của ta được, khi giao du với họ mà kinh nghiệm của ta tăng tiến là lúc đó cá tính của ta mạnh mẽ và vững rồi đấy. Hết thảy chúng ta đều có một cái gì để tặng bằng hữu, dù chỉ là một nét đặc biệt của cá tính ta, một quan niệm độc đáo về đời sống hoặc cái tài kể chuyện vui. Tiếp xúc với nhiều bạn bè, tâm hồn ta phong phú lên, rồi làm cho tâm hồn những bạn sau này của ta cũng phong phú lên. (Trích “Tìm thêm bạn mới", Ý cao tình đẹp - Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Trẻ, 2004, tr.115) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Xác định một phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy trong đoạn văn: “Hết thảy chúng ta đều có một cái gì để tặng bằng hữu, dù chỉ là một nét đặc biệt của cá tính ta, một quan niệm độc đáo về đời sống hoặc cái tài kể chuyện vui. Tiếp xúc với nhiều bạn bè, tâm hồn ta phong phú lên, rồi làm cho tâm hồn những bạn sau này của ta cũng phong phú lên”. Câu 3. (1,0 điểm) Theo tác giả, chúng ta có thể tặng bằng hữu những gì? Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: “Nhờ các bạn thân mà ta mở rộng chân trời của ta được"? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận (7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ về tình bạn tuổi học trò. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận hai đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thòi Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Cỏ non xanh tận chân trời Bốn bề bát ngát xa trông, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. (Trích " cảnh ngày xuân " - Truyện Kiều, (Trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích " - Truyện Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1, NXB dục Việt Nam, 2018, Tr.84 ) Giáo dục Việt Nam, 2018, Tr.93 ) GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 QUẢNG NGÃI I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
  2. Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận Câu 2. (0,5 điểm) Phép liên kết thế: bằng hữu - bạn bè Câu 3. (1,0 điểm) Theo tác giả, chúng ta có thể tặng bằng hữu hết thẩy mọi thứ Câu 4. (1,0 điểm) Đồng ý Vì: Tình bản giúp ta mở mang kiến thức Tình bạn giúp bản thân ta cởi mở, biết chia sẻ buồn vui. Tạo những mối quan hệ sau này trong cuộc sống. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) I. Giới thiệu vấn đề Cuộc đời học sinh thật đẹp với biết bao kỷ niệm buồn vui, và tình bạn tuổi học trò vẫn luôn đẹp biết mấy II. Bàn luận vấn đề Tình bạn là gì? Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Tình bạn là điều không thể thiếu với mỗi người, nhất là ở lứa tuổi học trò. Bạn bè là người ta có thể chia sẻ mọi chuyện buồn vui, những thăng trầm trong cuộc sống. Tình bạn tuổi học trò là thứ rất trong sáng, đẹp đẽ. 2. Biểu hiện của tình bạn tuổi học trò - Nêu dẫn chứng về tình bạn tuổi học trò: đôi bạn cùng tiến, giúp nhau vượt qua khó khăn: Ta có những người bạn thân thiết cùng giúp nhau học tập, mỗi người học hỏi từ bạn bè những cách sống tốt, những điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân mình hơn. Thật 3. Làm thế nào để có một tình bạn tuổi học trò đáng nhớ - Phải tin bạn, không lừa dối, không vụ lợi - Thông cảm, chia sẻ khó khăn với bạn - Đồng cảm với bạn bất cứ chuyện vui buồn, khó khăn - Rộng lượng tha thứ những lỗi lầm của bạn - Gắn bó tình bạn thân thiết với tập thể, không chia rẻ khỏi tập thể. - Phê bình sai lầm giúp bạn sữa sai, tình bạn ngày tốt hơn - Nể nang, che giấu điều xấu của bạn sẽ làm bạn chậm tiến và tình bạn chậm phát triển. 4. Phê bán tình bạn xấu - Dùng tình bạn để trục lời, ta chơi thật lòng, nhưng họ lại lừa rối ta vu lợi. - Lôi kéo ta theo con đường sai trái. Dủ ta bỏ học, tập hút thuốc lá, trộm tiền của cha mẹ, ăn cắp xung quanh. - Dân gian ta có câu: “ giàu vì bạn”, “ nghèo vì bạn” III. Kết thúc vấn đề - Nêu ý nghĩa về tình bạn: Tình bạn tuổi học đường là tình bạn hồn nhiên, đẹp đẽ, và trong sáng nhất. Mỗi người hãy xây dựng cho mình một tình bạn đẹp để động viên, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. - Liên hệ bản thân
  3. Câu 2. (5,0 điểm) I. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và 2 đoạn trích II. Thân bài 1. Khái quát về đoạn trích Cảnh ngày xuân - Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là một bức tranh thiên nhiên tả cảnh mùa xuân đẹp với một không khí lễ hội rộn ràng và tưng bừng - Cảnh mùa xuân được Nguyễn Du tả theo trình tự không gian và thời gian. + Không gian khoáng đạt: cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống. + Không gian trên trời + Chim én đưa thoi + Không gian dưới mặt đất Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian khoáng đạt. Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo. Thời gian: thời điểm của tiết Thanh minh Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi ⇒ Gợi ra không gian, thời gian: sắc xuân thắm nồng, hội xuân tươi vui và tình xuân ấm áp. 2. Khái quát về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Đây là tâm trạng của Kiều những ngày đầu ở lầu Ngưng Bích, một tâm trạng sống không bằng chết, cô đơn chán nản cuộc đời và mất lòng tin ở con người. “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” - Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du viết: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân. Khóa xuân để chỉ người con gái đẹp bị cấm cung. Kiều ra lầu Ngưng Bích sau khi đã bị Mã Giám Sinh phá đời thiếu nữ, định tự tử mà không chết được. Thực chất là nàng đang bị giam lỏng. Vì vậy, khóa xuân ở đây có ý nghĩa mỉa mai, nói lên cảnh ngộ trơ trẽn, bất bình thường của nàng Kiều. Vừa bị lừa vừa bị mắng, vừa tự tử không thành, lại vừa bị giam lỏng. Kiều cảm thấy rất cô đơn, buồn tủi. - Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích là cảnh núi xa, cảnh trăng sáng, cồn cát vàng, bụi đỏ bốc lên hàng dặm. Cảnh vật được miêu tả rất rộng lớn, bát ngát, và đã góp phần bộc lộ tâm trạng cô đơn, buồn tủi, ngổn ngang của Thúy Kiều. => Thiên nhiên trong 4 câu thơ đầu được miêu tả hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng. 3. Nhận xét chung - Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ. - Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. III. Kết bài Nêu cảm nhận chung của em.