Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Địa lý (Có đáp án chi tiết)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Địa lý (Có đáp án chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_mon_dia_ly_co_dap_a.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Địa lý (Có đáp án chi tiết)
- đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên Môn thi: Địa lí Câu 1: (2,5 điểm) Cho bảng số liệu về số dân thành thị và nông thôn nước ta qua các năm. ( đơn vị : nghìn người ) Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 1990 66016,7 12880,3 53136,4 1995 71995,5 14938,1 57057,4 2000 77635,4 18771,9 58863,5 2003 80902,4 20869,5 60032,9 2006 84155,8 22823,6 61332,2 1. Căn cứ vào bảng số liệu trên hãy tính tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân của nước ta qua các năm (Lập bảng ghi kết quả). 2. Rút ra nhận xét về tỉ lệ dân thành thị nước ta qua các năm. 3. Giải thích tại sao những năm gần đây tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng nhanh? Câu 2: (2,5 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 14 và các trang khác) cùng với kiến thức đã học hãy : 1. Rút ra nhận xét về sự gia tăng diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta. Giải thích tại sao diện tích cây công nghiệp nước ta tăng nhanh? 2. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp sau: cà phê, cao su, chè. 3. Cho biết tại sao Trung du miền núi Bắc Bộ trồng nhiều chè nhưng không trồng được cao su, còn Đông Nam Bộ trồng nhiều cao su nhưng không trồng được chè? Câu 3: (2,5 điểm) Cho bảng số liệu giá trị sản xuất công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ thời kì 1995 - 2006. ( đơn vị : tỉ đồng )
- Năm 1995 1998 2001 2003 2006 Đồng bằng sông Hồng 4853,5 6609,2 11739,8 18704,9 39034,8 Đông Nam Bộ 10270,3 14211,4 23683,4 34845,9 57148,4 1. Vẽ đồ thị biểu hiện tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp của hai vùng trên. (Lấy năm 1995 = 100% ). 2. Qua đồ thị và bảng số liệu, rút ra các nhận xét. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao? Câu 4: (2,5 điểm) Kể tên các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta? Vùng nào phát triển mạnh, chiếm vị trí cao nhất? Giải thích tại sao? Hết Họ tên thí sinh: . Chữ kí của giám thị số 1: Số báo danh: Phòng thi số: Chữ kí của giám thị số 2: hướng dẫn chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn thi: Địa lí Nội dung trả lời Điểm Câu 1: (2,5 điểm). 1. Lập bảng kết quả : Đơn vị : % Năm 1990 1995 2000 2003 2006 0,5 Tỉ lệ dân thành thị 19,5 20,7 24,1 25,8 27,1
- 2. Nhận xét : - Tỉ lệ dân thành thị nước ta nhìn chung còn thấp. 0,5 - Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng khá nhanh và liên tục từ 19,5% ( 1990 ) lên 27,1% ( 0,5 2006 ). Trong vòng 16 năm tỉ lệ dân thành thị tăng 7,6%. 3. Giải thích : - Do dân số nước ta đông và gia tăng nhanh 0,5 - Do nền kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH 0,5 đã đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Câu 2: ( 2,5 điểm) 1. Nhận xét : - Diện tích cây công nghiệp nước ta từ năm 1990 - 2000 tăng nhanh và liên tục ( 1,85 0,25 lần từ 1199 nghìn ha lên 2229 nghìn ha ). - Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm : 0,25 + Cây công nghiệp hàng năm tăng gấp 1,4 lần từ 542 nghìn ha lên 778 nghìn ha. + Cây công nghiệp lâu năm tăng gấp 2,2 lần từ 657 nghìn ha lên 1451 nghìn ha. * Diện tích cây công nghiệp tăng nhanh là do : + Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ( đất, khí hậu, nước ). + Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp. 0,25 + Thị trường được mở rộng 0,25 0,25 2. Sự phân bố : - Cà phê : Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. 0,25 - Cao su : Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ. 0,25 - Chè : Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. 0,25
- 3. Giải thích : - Chè là cây trồng cận nhiệt ưa khí hậu lạnh trong khi Trung du miền núi Bắc Bộ là 0,25 vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta nên thích hợp với sự phát triển của cây chè mà không thuận lợi cho cây cao su. - Cao su là cây trồng nhiệt đới ưa khí hậu nóng trong khi Đông Nam Bộ là vùng có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm nên thích hợp cho sự phát triển của cây cao su mà 0,25 không thuận lợi cho cây chè. Câu 3: (2,5 điểm) 1. Vẽ đồ thị : * Xử lí số liệu ( đơn vị : % ). Năm 1995 1998 2001 2003 2006 0,5 Đồng bằng sông Hồng 100 136,2 241,9 385,4 804,3 Đông Nam Bộ 100 138,4 230,6 339,3 556,4 * Vẽ biểu đồ : yêu cầu HS vẽ đúng, chính xác, có ghi đầy đủ số liệu, tên đơn vị, tên đồ 1,0 thị, bảng chú giải. Chú ý : HS vẽ thiếu một trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm. 2. Nhận xét và giải thích : a) Nhận xét : 0,25 - Từ năm 1995 đến 2006 giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh và liên tục ( Đông Nam Bộ tăng 456,4% ; Đồng bằng sông Hồng tăng 704,3% ). - Giá trị sản xuất công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn Đông 0,25 Nam Bộ. b) Giải thích : 0,25 - Đây là hai vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển công nghiệp ( vị trí địa lí thuận lợi, có nguồn nguyên liệu, năng lượng phong phú ). 0,25 - Là 2 vùng có mức độ tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, thị trường rộng lớn, thu hút nhiều đầu tư
- Câu4 : ( 2,5 điểm) * Các vùng kinh tế trọng điểm : - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 0,25 - Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. 0,25 - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 0,25 * Vùng kinh tế trọng điểm phát triển mạnh nhất , chiếm vị trí cao nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ( chiếm 35,1% tổng GDP cả nước ; 56,6% GDP công nghiệp và xây dựng cả nước ; 60,3% giá trị xuất khẩu cả nước ). 0,5 Chú ý : nếu HS không đưa ra số liệu chứng minh thì chỉ cho 0,25 điểm. * Giải thích : 0,25 - Có vị trí địa lí thuận lợi , thu hút và hội tụ đầy đủ các nguồn lực trong và ngoài nước. 0,25 - Có diện tích lớn nhất, tài nguyên thiên nhiên tuy không thật đa dạng nhưng một số loại có trữ lượng lớn ( dầu khí, đất ), chất lượng tốt. - Dân số đứng thứ hai nhưng có nguồn lao động dồi dào, trình độ khoa học kĩ thuật 0,25 công nghệ, tay nghề cao. - Có cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng vững mạnh. 0,25 - Có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn, sớm làm quen với kinh tế thị 0,25 trường. Thị trường tiêu thụ lớn. Hết