Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh

doc 2 trang thaodu 24373
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_mon_hoa_hoc_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh

  1. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn thi: Hóa học (Dành cho thí sinh thi chuyên Hóa) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang) Câu 1: (1,0 điểm) 1. Không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy phân biệt các lọ mất nhãn đựng các dung dịch riêng biệt sau: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. 2. Hoà tan hỗn hợp gồm BaO, Al 2O3, FeO trong một lượng nước dư, thu được dung dịch A và chất rắn B. Sục khí CO 2 dư vào dung dịch A, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư đi qua phần chất rắn B, đun nóng thu được chất rắn C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần còn lại chất rắn D. Hoà tan hết D trong lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Xác định thành phần các chất có trong A, B, C, D và viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 2: (1,5 điểm) 1. Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau: a. Cho Na vào dung dịch CuSO4. b. Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3. 2. Cho hỗn hợp các chất rắn gồm K2O, Ca(NO3)2, NH4NO3, KHCO3 với số mol bằng nhau vào nước dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn, đun nóng để đuổi hết khí ra khỏi dung dịch thu được dung dịch B. Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra. Trình bày hiện tượng quan sát được khi cho quỳ tím vào dung dịch B. 3. Muối ăn bị lẫn tạp chất sau: Na2SO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để loại bỏ các tạp chất trên và viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 3: (2,0 điểm) 1. Cho 30,3 gam dung dịch rượu etylic trong nước tác dụng với Natri dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 8,4 lít khí (đktc). Xác định độ rượu, biết khối lượng riêng của rượu etylic tinh khiết là 0,8 gam/ml và của nước là 1,0 gam/ml. 2. Đốt cháy m gam một chất hữu cơ A (chứa các nguyên tố C, H, O) trong oxi dư, thu được 6,6 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Khi hóa hơi 3,7 gam A được thể tích bằng thể tích của 1,6 gam oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Biết trong phân tử A có chứa 2 nguyên tử oxi. a. Tìm m. b. Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, biết A tác dụng được với Na và NaOH. Câu 4: (1,5 điểm) 1. Hoà tan hoàn toàn a gam FexOy bằng dung dịch H 2SO4 đặc nóng (lượng vừa đủ) có chứa 0,075 mol H2SO4 thu được 168ml khí SO2 (đktc). Xác định công thức oxit sắt.
  2. 2. Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, Al2O3, Na2O. - Thí nghiệm 1: Hoà tan hỗn hợp X vào nước dư, thấy còn lại 8 gam chất rắn. - Thí nghiệm 2: Thêm vào X một lượng Al 2O3 bằng 50% lượng Al 2O3 có trong X rồi lại làm như thí nghiệm 1, thấy còn lại 13,1 gam chất rắn. - Thí nghiệm 3: Thêm vào X một lượng Al 2O3 bằng 75% lượng Al 2O3 có trong X rồi lại làm như thí nghiệm 1, sau phản ứng thấy còn lại 18,2 gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. Câu 5: (2,0 điểm) 1. Dùng V lít khí CO (đktc) khử hoàn toàn 8 gam oxit kim loại M, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí R. Tỷ khối của R so với hiđro là 19. Cho R hấp thụ hoàn toàn vào 5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M thu được 10 gam kết tủa. a. Xác định kim loại và công thức oxit kim loại M. b. Tìm V. 2. Cho m gam Na vào 50 ml dung dịch HCl a mol/l. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A vào 50 ml dung dịch AlCl3 0,5M, phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa và dung dịch B. a. Tìm m và a. b. Cho 0,448 lít CO2 (đktc) từ từ vào dung dịch B. Tính khối lượng kết tủa thu được. Câu 6: (2,0 điểm) 1. Cho 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng thu được 2,84 gam chất rắn Z. Cho chất rắn Z vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Tính phần trăm khối lượng sắt trong hỗn hợp. 2. Hoà tan hoàn toàn 14,4 gam FeO bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 24,5% thu 0 được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A xuống 5 C thấy tách ra m gam FeSO4.7H2O và còn lại dung dịch có nồng độ 12,18%. Tìm m. 3. Cho 26,91 gam kim loại M vào 700 ml dung dịch AlCl3 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít H2 (đktc) và 17,94 gam kết tủa. Xác định M và V. Cho H =1; C= 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Na = 23; K = 39; Mg = 24: Al = 27; Ca = 40; Ba = 137; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Pb = 207; Sn = 119; Cs = 133; Rb = 85,5; Ag = 108; Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu . Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ tên thí sinh: Số báo danh: