Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Lịch sử (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 4170
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Lịch sử (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_lich_su_chuyen_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Lịch sử (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2019 - 2020 Khóa ngày 03/6/2019 Môn: Lịch sử (chuyên) SBD Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,5 điểm). Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX? Nguyên nhân nào quan trọng nhất? Từ đó, rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay. Câu 2 (1,5 điểm). Điểm khác biệt cơ bản về mục tiêu và nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi với khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Tại sao có sự khác biệt đó? Câu 3 (3,0 điểm). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước ta phải đối mặt với những khó khăn nào? Em hãy cho biết khó khăn nào là nghiêm trọng nhất? Vì sao? Câu 4 (2,0 điểm). Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân? Câu 5 (2,0 điểm). Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nào? Nêu những thắng lợi chung tiêu biểu của nhân dân 3 nước trong giai đoạn đó. Hết
  2. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 Khóa ngày 03/6/2019 Môn: Lịch sử (chuyên) (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Đáp án Điểm Câu 1 Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản (1,5 trong những năm 70 của thế kỉ XX? Nguyên nhân nào quan trọng nhất? Từ đó, rút điểm) bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay. - Nguyên nhân: + Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu 0,25 những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. + Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản 0,25 + Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát 0,25 triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao 0,25 động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm - Nguyên nhân quan trọng nhất là coi trọng nhân tố con người 0,25 - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Chú trọng nhân tố con người, đưa giáo dục đào tạo trở thành quốc sách 0,25 hàng đầu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Câu 2 Điểm khác biệt cơ bản về mục tiêu và nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân (1,5 tộc ở Châu Á, Châu Phi với khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai điểm) là gì? Tại sao có sự khác biệt đó? - Nét khác biệt cơ bản: + Các nước châu Á, châu Phi mục tiêu đấu tranh chủ yếu là chống ách 0,5 thống trị của chủ nghĩa đế quốc và tay sai để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc + Các nước khu vực Mĩ Latinh mục tiêu đấu tranh là lật đổ chế độ độc tài 0,5 thân Mĩ để củng cố độc lập chủ quyền dân tộc - Nguyên nhân của sự khác biệt: + Hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi sau CTTG II là thuộc địa, nửa thuộc 0,25 địa của chủ nghĩa đế quốc + Khu vực Mĩ Latinh vốn là những nước cộng hòa độc lập, nhưng sau CTTG II 0,25 Mĩ dựng lên chính quyền tay sai biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ Câu 3 Sau Cách mạng tháng Tám nước ta phải đối mặt với những khó khăn nào? Em (3,0 hãy cho biết khó khăn nào là nghiêm trọng nhất? Vì sao?
  3. điểm) - Khó khăn: Ngay sau Cách mạng tháng 8/1945, nước VNDCCH đứng trước muôn vàn 0,25 khó khăn tình thế đất nước hết sức hiểm nghèo + Chính quyền cách mạng non trẻ, mới thành lập nằm trong vòng vây CNĐQ 0,25 + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai phản động ồ ạt kéo vào nước ta, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng 0,25 + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, với danh nghĩa đồng minh quân Anh kéo vào 0,25 nước ta dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. + Các lực lượng phản cách mạng trong nước ngóc đầu dậy chống phá lực 0,25 lượng cách mạng. + Kinh tế kiệt quệ, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề nạn đói mới đe 0,25 dọa đời sống nhân dân. + Ngân sách trống rỗng. Nhà nước chưa kiểm soát được ngân hàng Đông 0,25 Dương. + Văn hóa lạc hậu, hơn 90% dân số mù chữ, tàn dư chế độ cũ các tệ nạn 0,25 xã hội trà lan. - Khó khăn nghiêm trọng nhất đó là ngoại xâm và nội phản. 0,5 - Vì: Ngoại xâm và nội phản có âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, đe dọa trực tiếp đến thành quả cách mạng tháng Tám chưa bao giờ nước ta 0,5 cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù như lúc này. Câu 4 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ (2,0 trong hoàn cảnh nào? Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta điểm) là chính nghĩa và có tính nhân dân? - Hoàn cảnh: + Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân 0,5 Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta vì chúng có âm mưu cướp nước ta thêm một lần nữa. + Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu nếu không chúng sẽ hành động vào ngày 0,25 20/12/1946. + Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp (ngày 18 và 0,25 19/12/1946), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. - Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân vì: + Tính chính nghĩa: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa, tiến 0,5 bộ nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thực hiện nhiệm vụ dân chủ, mang lại lợi ích cho nhân dân + Tính nhân dân: Cuộc kháng chién chống Pháp của nhân dân ta do toàn dân tiến hành, nó 0,5 diễn ra không chỉ trên mặt trận quân sự mà cả trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao
  4. Câu 5 Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), tình đoàn kết chiến đấu (2,0 của nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia được thể hiện rõ nét nhất trong điểm) giai đoạn nào? Nêu những thắng lợi chung tiêu biểu của nhân dân 3 nước trong giai đoạn đó. - Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia được thể hiện rõ nét nhất trong 0,5 giai đoạn 1969 – 1973 khi Mĩ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. - Thắng lợi chung tiêu biểu: + Trong hai ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương 0,5 biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mĩ của nhân dân 3 nước + Từ ngày 30/4 đến ngày 30/6/1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của 0,5 quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn + Từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn - 719” chiếm 0,5 giữ Đường 9 - Nam Lào của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. LƯU Ý Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.