Giáo án Âm nhạc Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Chủ đề 5: Nhịp điệu mùa xuân - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Chủ đề 5: Nhịp điệu mùa xuân - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_chu_de_5_nhip_di.docx
Nội dung text: Giáo án Âm nhạc Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Chủ đề 5: Nhịp điệu mùa xuân - Năm học 2022-2023
- CHỦ ĐỀ 5: NHỊP ĐIỆU MÙA XUÂN TIẾT 19 Học bài hát: Mùa xuân ơi Nghe nhạc: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Mùa xuân ơi. - Nghe và cảm nhận bài hát Sông Đakrông mùa xuân về. Nhớ tên tác giả sáng tác bài hát và nội dung bài hát viết về Tây Nguyên. 2. Năng lực - Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức hát lĩnh xướng, nối tiếp, hoà giọng, hát bè. - Cảm thụ và hiểu biết: - Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Mùa xuân ơi. - Cảm nhận được nét giai điệu phóng khoáng, khoẻ khoắn, trong sáng, tươi vui mang đậm tinh thần của đồng bào Tây Nguyên qua bài hát Sông Đakrông mùa xuân về. - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Mùa xuân ơi 3. Phẩm chất: Qua giai điệu và lời ca của bài hát Mùa xuân ơi, Sông Đakrông mùa xuân về, HS cảm nhận được không khí nhộn nhịp, hình dung được khung cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa đua khoe sắc trên mọi miền của đất nước mỗi khi mùa xuân về. HS biết trân trọng hơn khoảnh khắc ấm áp khi nhà nhà quây quần bên nhau trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học và thực hiện một số yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định trật tự (2 phút) 2. Bài mới ( 40phút) NỘI DUNG 1 HỌC BÀI HÁT: MÙA XUÂN ƠI ( 25 phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - HS được vận động, khởi động giọng, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới. - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương án 1: - Lắng nghe và trả lời câu hỏi. - Lắng nghe nét giai điệu các bài hát và đoán bài hát đó nhắc đến mùa nào trong năm. - GV đàn hoặc cho HS nghe một số bài hát (VD: Mùa hoa phượng nở, Mùa thu ngày khai trường, Ngày Tết quê em, Áo mùa đông, ). Phương án 2: Sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu - Hát và dùng nhạc cụ thể hiện tiết tấu đệm đệm cho một bài hát đã học. theo. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Mục tiêu: - HS hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát. Cảm nhận được sắc thái và tình cảm bài hát. Nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát. - Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu, trong quá trình học bài hát Mùa xuân ơi . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Hát mẫu - HS nghe GV hát mẫu bài hát Mùa xuân ơi kết hợp - Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. để cảm nhận nhịp điệu. b. Giới thiệu tác giả - Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội dung đã - Cá nhân/nhóm nêu vài nét về nhạc sĩ chuẩn bị trước theo các hình thức khác nhau. Nguyễn Ngọc Thiện (sơ dồ tư duy, trình - GV nhận xét và giới thiệu nhạc sĩ. chiếu powerpoint, vẽ tranh mô tả, ) - HS ghi nhớ: Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm 1951 tại TP Hồ Chí Minh. Ông là một tác giả có nhiều ca khúc được giới trẻ yêu thích: Bông hồng tặng mẹ và cô, cô bé dỗi hờn, khoảng lặng phía sau thầy, ngày đầu tiên đi học, nhớ ơn thầy cô Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện còn là bác sĩ nha khoa và có thời gian làm Tổng biên tập Tạp chí Sóng nhạc (Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 2021, ông được trao tặng giải thưởng nhà nước về Văn học – Nghệ thuật. c. Tìm hiểu bài hát - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức lí thuyết âm - HS nêu: Dấu nhắc lại và kí hiệu khung thay nhạc: Dấu nhắc lại và kí hiệu khung thay đổi đã đổi học ở chủ đề 3 để áp dụng vào cách hát bài Mùa - HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, xuân ơi. ngắt câu để chia đoạn, câu hát cho bài hát. - Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho - HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho bài hát bài hát: + Đoạn 1: Xuân xuân ơi mừng xuân sang. + Đoạn 2: Nghe âm vang xuân đã về. d.Khởi động giọng -HS khởi động gọng theo hướng dẫn: - GV tổ chức cho HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn phù hợp. e. Dạy hát - Khởi động giọng: GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn. - GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi câu - HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp gõ 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm đệm theo phách. theo phách (sgk trang 7). - Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và cả - Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2. bài. - Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát - HS hát hoàn chỉnh cả bài hát. sai (nếu có).
- Lưu ý: Những tiếng hát có dấu luyến, ngân dài như: đã, về, đến, xuân, sang, mới, ước, chào, vui, *Giáo viên có thể thu các đoạn video, bản thu âm hoặc mở file hướng dẫn học hát theo đường link để học sinh nghe và thực hiện (ứng dụng hiệu quả trong dạy và học trực tuyến) LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Giúp HS luyện tập với các hình thức lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng, hát bè. Nêu được cảm nhận sau khi học bài hát. - Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với các - HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của hình thức : GV. + GV hát hoặc chọn 1 HS lĩnh xướng. + Hát lĩnh xướng : GV hát hoặc 1 HS lĩnh xướng. + Hát nối tiếp, hòa giọng, hát bè (lưu ý : Phân hóa + Hát nối tiếp, hòa giọng, hát bè: trình độ các nhóm HS theo năng lực để giao yêu Lĩnh xướng 1: Xuân xuân ơi! Xuân đã cầu cụ thể). về Mừng đón mùa xuân. Lĩnh xướng 2: Xuân xuân ơi! Xuân đến rồi Mừng xuân sang. Hoà giọng: (Cả lớp thực hiện) Nghe âm vang an vui - GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các + Hát bè: Xuân xuân ơi! Xuân đã về nhóm và nêu cảm nhận sau khi học bài hát. - HS tự nhận xét và nêu cảm nhận. - GV nhận xét và sửa sai (nếu có) - HS ghi nhớ. VẬN DỤNG Mục tiêu: - Giúp HS nêu được cảm nhận, ứng dụng và sáng tạo thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn cho bài hát ở các hình thức khác nhau. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS nêu cảm nhận sau khi học bài hát ; - HS chia sẻ cảm nhận sau khi học xong bài khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm nhiều ý hát Mùa xuân ơi (giai điệu vui tươi, rộn tưởng sáng tạo phong phú để thể hiện bài hát. ràng, thể hiện sự lạc quan yêu đời mỗi khi mùa xuân về, nhà nhà đều sum họp trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất). - HS tiếp tục luyện tập bài hát Mùa xuân ơi bằng các hình thức đã học
- NỘI DUNG 2 - NGHE NHẠC: BÀI HÁT SÔNG ĐAKRÔNG MÙA XUÂN VỀ ( 15 phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung bài hát Sông Đakrông mùa xuân về. Kết hợp vận động 1 vài động tác nhảy múa mang âm hưởng Tây Nguyên. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho HS xem video hình ảnh về khung cảnh - HS nhận xét những hình ảnh độc đáo, nét sinh mùa xuân, không khí đón Tết của đồng bào dân hoạt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. tộc Tây Nguyên. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: - Nhớ được tên bài hát và tên tác giả. - Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. - Cảm thụ âm nhạc và hiểu biết về bài hát Sông Đakrông mùa xuân về Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp vỗ tay - HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng theo nhịp điệu bài hát. cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhạc. - GV cho cá nhân/nhóm nêu sơ lược về tác giả, - HS nêu sơ lược về tác giả, nội dung bài hát. nội dung bài hát - HS ghi nhớ: - GV chốt kiến thức. Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về do nhạc sĩ Tố Hải sáng tác trong một lần hành quân qua tỉnh Quảng Trị. Trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy, ông đã viết ca khúc Sông Đakrông mùa xuân về với ý nguyện tặng riêng cho đồng bào Tây Nguyên. Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về với âm hưởng hào hùng, khoẻ khoắn, phóng khoáng, trong sáng, tươi vui đã toát lên tình yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. VẬN DỤNG Mục tiêu: - Giúp HS ghi nhớ những cảm nhận, cảm xúc của mình về giai điệu, nội dung bài hát. - Qua hai bài hát Mùa xuân ơi, Sông Đakrông mùa xuân về HS thể hiện tình cảm bằng hoạt động vẽ những bức tranh mùa xuân về (mùa xuân Tây nguyên). - Vận dụng được linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu : - HS thực hiện theo yêu cầu của GV a. Yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận sau khi nghe a. HS chia sẻ cảm nghĩ. bài hát Sông Đakrông mùa xuân về. b. Các nhóm phân công thực hiện nhiệm vụ, trình bày sản phẩm vào tiết Vận dụng – sáng b.Tổ chức chia nhóm: Các nhóm chủ động tạo. chọn lựa các động tác được tham khảo qua học liệu điện tử để tự luyện tập theo năng lực cá nhân. - Giao nhiệm vụ: Cá nhân/ nhóm sưu tầm, tìm nghe thêm một vài bài hát về mùa xuân. 3. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
- - GV cùng HS hệ thống các nội dung đã học. - Chuẩn bị tiết học sau: +Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên: cồng chiêng, đàn t’rưng từ các nguồn tư liệu khác nhau: + Nguồn gốc xuất xứ của nhạc cụ. + Mô tả các bộ phận và cách tạo ra âm thanh của nhạc cụ. + Sưu tầm một số bản hoà tấu, độc tấu cồng chiêng, đàn t’rưng. TIẾT 20 Thường thức âm nhạc: Giới thiệu cồng chiêng, đàn t’rưng của Tây Nguyên Ôn tập: Bài hát Mùa xuân ơi I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm, cấu tạo của nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên: cồng chiêng, đàn t’rưng. - Hát thuộc lời và hoàn thiện bài hát Mùa xuân ơi với các hình thức đã học. 2. Năng lực - Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát Mùa xuân ơi bằng các hình thức hát nối tiếp hoà giọng; hát kết hợp vận động phụ họa. Biết vận động theo nhịp điệu của bài hát Sông Đakrông mùa xuân về. - Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu và ý nghĩa nội dung bài hátMùa xuân ơi. Nhận biết được hình dáng, tên gọi và âm sắc của nhạc cụ cồng chiêng, đàn t’rưng khi xem biểu diễn - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo một số động tác vận động cơ thể cho bài hát Mùa xuân ơi. 3. Phẩm chất: Qua tìm hiểu về cồng chiêng, đàn t’rưng, giáo dục HS thêm yêu thích các loại nhạc cụ dân tộc, có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị âm nhạc, tài sản vô giá do cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo truyền lại bao đời nay. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ tiết tấu. Tìm hiểu trước một vài thông tin về nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên qua các nguồn tư liệu. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định trật tự (2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi nhóm HS lên biểu diễn bài hát Mùa xuân ơi với hình thức tự chọn. GV nhận xét, đánh giá kết quả (3 phút). 3. Bài mới NỘI DUNG 1 GIỚI THIỆU CỒNG CHIÊNG, ĐÀN T’RƯNG CỦA TÂY NGUYÊN (25 phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái trước khi vào học nội dung mới - Cảm thụ và hiểu biết, lắng nghe và biểu lộ cảm xúc với những thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- - GV cho HS nghe một bài hát có liên quan đến - HS lắng nghe và biểu lộ cảm xúc. vùng đất Tây nguyên. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm, cấu tạo của nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên: cồng chiêng, đàn t’rưng. - Nhận biết được hình dáng, tên gọi và âm sắc của nhạc cụ cồng chiêng, đàn t’rưng khi xem biểu diễn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Tìm hiểu vài nét về Tây nguyên - GV cho HS nghe/ xem 1 – 2 video trích đoạn - Các nhóm thuyết trình những hiểu biết về hoà tấu nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên trong Tây nguyên (sơ dồ tư duy, trình chiếu đó có cồng chiêng, đàn t’rưng để cảm nhận. powerpoint, vẽ tranh mô tả ) với nội dung - Từ hoạt động nghe/ xem hoà tấu nhạc cụ dân cụ thể: tộc, giới thiệu vào bài học. + Nhóm 1: Giới thiệu vị trí địa lí. - GV nhận xét, tuyên dương phần chuẩn bị các + Nhóm 2: Nêu nét đặc sắc của văn hóa Tây nhóm. nguyên. - HS lắng nghe và ghi nhớ. b. Tìm hiểu cồng chiêng - Tổ chức hoạt động nhóm: cử đại diện nhóm - Từng cá nhân đưa ra những thông tin đã trình bày trước lớp. chuẩn bị, cùng thảo luận, thống nhất nội - Nhóm HS giới thiệu một số video biểu diễn dung để cử đại diện nhóm trình bày trước cồng chiêng, đàn t’rưng (tư liệu do HS sưu lớp. Nhóm HS giới thiệu một số video biểu tầm). diễn cồng chiêng, đàn t’rưng (tư liệu do HS sưu tầm). - GV và HS lắng nghe các nhóm trình bày, các - HS lắng nghe nhận xét và bổ sung kiến thức. nhóm nhận xét cho nhau. GV nhận xét, bổ sung kiến thức cần ghi nhớ. c.Tìm hiểu đàn t’rưng - GV và HS lắng nghe các nhóm trình bày, các - Tổ chức hoạt động nhóm: Từng cá nhân đưa nhóm nhận xét cho nhóm bạn. GV nhận xét, bổ ra những thông tin đã chuẩn bị, cùng thảo sung kiến thức cần ghi nhớ. luận, thống nhất nội dung để cử đại diện nhóm trình bày trước lớp. HS nghe/ xem video độc tấu hoặc hoà tấu đàn t’rưng (khuyến khích sử dụng tư liệu do HS sưu tầm): âm thanh của cồng chiêng phụ thuộc vào kích cỡ to nhỏ khác nhau, loại có đường kính to 90 cm âm thanh vang rền như tiếng sấm, loại có đường kính nhỏ 15 cm có âm thanh cao, trong. Dàn cồng chiêng đủ các cỡ khi hoà vào nhau tạo nên âm thanh huyền bí, mang đậm màu sắc của núi rừng, - HS lắng nghe và cảm nhận. - Cảm thụ âm nhạc: GV gợi mở cho HS cảm nhận những nét đặc sắc qua âm sắc của tiếng cồng chiêng HS có ý thức bảo tồn và phát huy Di sản văn Lưu ý: Thông qua nội dung tìm hiểu về nhạc hóa của dân tộc. cụ dân tộc của Tây Nguyên, GV tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn và gìn giữ những Di sản văn hoá của dân tộc.
- NỘI DUNG 2 – ÔN BÀI HÁT: MÙA XUÂN ƠI ( 13 phút) LUYỆN TẬP Mục tiêu: - HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, lời ca, sắc thái của bài hát. - Thể hiện bài hát ở mức độ sáng tạo, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Nghe lại bài hát - GV hát hoặc cho HS nghe link nhạc bài hát - Lắng nghe và nhớ lại bài hát Mùa xuân ơi. trên học liệu điện tử. b. Ôn tập bài hát - GV đàn hoặc mở link nhạc đệm cho HS hát lại - HS thực hiện. 1 lần - GV cho các nhóm thực hành biểu diễn trước - Các nhóm lên biểu diễn bài hát. lớp theo hình thức tự chọn. - GV nhận xét, tuyên dương và đánh giá các - HS lắng nghe và ghi nhớ. nhóm. VẬN DỤNG Mục tiêu: - HS biết tự sáng tạo các động tác vận động cơ thể cho bài hát Mùa xuân ơi - Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để thêm ý tưởng cho các động tác. Ứng dụng và sáng tạo biểu diễn bài Mùa xuân ơi trong các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV khuyến khích cá nhân/nhóm sáng tạo một - HS trình bày các ý tưởng vận động cơ thể số động tác vận động cơ thể phù hợp với nhịp cho bài hát. điệu bài hát. - Biểu diễn bài hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa của trường, lớp, 4. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (2 phút) - GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học. - Chuẩn bị tiết học sau: Luyện tập, hoàn thiện bài hát dưới các hình thức đã học để trình diễn trong tiết Vận dụng − Sáng tạo.
- Tiết 21 Lí thuyết âm nhạc: Các kí hiệu tăng trường độ. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4 – Mùa xuân trong rừng I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - HS nhận biết và thể hiện được các kí hiệu âm nhạc: Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp. - Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ kết hợp gõ đệm và đánh nhịp ¾ Bài đọc nhạc số 4 2. Năng lực - Thể hiện âm nhạc: Biết đọc Bài đọc nhạc số 4 kết hợp gõ đệm, đánh nhịp 3/4. -Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận và thể hiện được tính chất nhịp 3/4 khi đọc Bài đọc nhạc số 4. - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Nhận biết được các kí hiệu âm nhạc: Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp. qua các bài hát đã học và các ví dụ minh hoạ. 3. Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau theo nhóm để tìm hiểu về các kí hiệu âm nhạc và Bài đọc nhạc số 4 bằng các hình thức khác nhau. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học và thực hiện một số yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định trật tự (2 phút) 2. Bài mới NỘI DUNG 1 LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: CÁC KÍ HIỆU TĂNG TRƯỜNG ĐỘ(15 phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - HS nghe và nhận biết nét nhạc, phân biệt được sự giống và khác nhau trước khi tìm hiểu bài học mới. - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Phương án 1: GV đàn mẫu 2 nét giai điệu trong - HS lắng nghe 2 nét nhạc và nêu sự giống và hoạt động khởi động của SGK, yêu cầu HS quan khác nhau của 2 nét giai điệu. sát, nêu sự giống và khác nhau của 2 nét giai điệu. - Phương án 2: GV tổ chức cả lớp cùng tham gia - HS lên biểu diễn (làm động tác phụ hoạ), cả lớp hoạt động Khởi động: Mời 1 nhóm HS lên biểu hát và làm theo động tác nhóm trình diễn bài Vì diễn (làm động tác phụ hoạ), cả lớp hát và làm cuộc sống tươi đẹp (đã học ở chủ đề 2). theo động tác nhóm trình diễn bài Vì cuộc sống tươi đẹp (đã học ở chủ đề 2). - Yêu cầu HS quan sát bản nhạc bài Vì cuộc sống - HS quan sát bản nhạc bài Vì cuộc sống tươi đẹp tươi đẹp để phát hiện ra các kí hiệu âm nhạc để phát hiện ra các kí hiệu âm nhạc chưa được học chưa được học. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: - Có khái niệm cơ bản về các kí hiệu âm nhạc : Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp. - Nhận biết và cảm nhận các kí hiệu âm nhạc qua nội dung lí thuyết âm nhạc.
- Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tìm hiểu dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp - Từ hoạt động khởi động HS vừa thực hiện, - HS lắng nghe và ghi nhớ. GV dẫn dắt vào bài và giới thiệu các kí hiệu âm nhạc cần ghi nhớ: dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp. a. Dấu nối - HS nhận xét nét nhạc khi xuất hiện dấu nối. - GV đàn nét giai điệu trên SGK lần 1 không sử dụng dấu nối, lần 2 thể hiện dấu nối. - HS nêu khái niệm và ghi nhớ: - Yêu cầu HS nhận xét hiệu quả của âm thanh Dấu nối: có hình vòng cung dùng để liên kết 2 khi xuất hiện dấu nối. hay nhiều nốt nhạc có cùng cao độ. - Yêu cầu HS nhận xét và nêu khái niệm, sau đó GV nhận xét và chốt kiến thức. b. Dấu chấm dôi - GV đọc nốt nhạc (VD: nốt Son đen chấm dôi, - HS nhận xét khi GV thể hiện minh họa có dấu nốt La trắng chấm dôi, ) kết hợp vỗ tay theo chấm dôi. phách để minh hoạ khi có dấu chấm dôi đặt ở bên phải nốt nhạc có tác dụng như thế nào. - HS nêu khái niệm và ghi nhớ: - Yêu cầu một vài HS nhận xét, sau đó GV bổ Dấu chấm dôi là một dấu chấm nhỏ đặt ở bên sung, đánh giá và chốt kiến thức. phải nốt nhạc, có tác dụng làm tăng thêm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc đó. c.Dấu miễn nhịp - GV đàn nét giai điệu VD trong SGK, lần 1 - HS quan sát và lắng nghe. không sử dụng dấu miễn nhịp, lần 2 có dấu miễn nhịp. - Yêu cầu HS nhận xét hiệu quả của âm thanh - HS nhận xét khi nghe âm thanh minh họa xuất khi xuất hiện dấu miễn nhịp. hiện dấu miễn nhịp. - Yêu cầu HS nhận xét, nêu lên khái niệm, sau - HS nêu khái niệm và ghi nhớ: Dấu miễn nhịp hay còn gọi là dấu ngân- nghỉ đó GV điều chỉnh và chốt kiến thức. tự do có dạng nửa vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm đặt trên hoặc dưới nốt nhạc. Khi gặp kí hiệu này, giá trị trường độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ tự do. *Mở rộng kiến thức: Dấu luyến - GV hát mẫu câu hát trích trong bài dân ca Lí - HS lắng nghe và nhận xét điểm khác nhau và cây đa, thể hiện luyến từ nốt thấp lên nốt cao, giống nhau của dấu nối và dấu luyến. từ nốt cao xuống nốt thấp (theo VD minh hoạ * cuối SGK tr.42). - HS ghi nhớ: - GV giải thích và chốt kiến thức. Dấu luyến có hình vòng cung dùng để liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc khác nhau về cao độ. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - HS nhận biết và thể hiện các kí hiệu âm nhạc.
- - Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tìm các kí hiệu âm nhạc vừa học trong bài hát Mùa xuân ơi và Bài đọc nhạc số 4 - Quan sát ví dụ. - GV chia lớp thành 2 nhóm: Mỗi nhóm tìm những tiếng hát và nốt nhạc có sử dụng kí hiệu âm nhạc vừa học. - Nhóm 1: Quan sát và phát hiện các kí hiệu - Nhóm 1: Quan sát và phát hiện các kí hiệu trong bài hát Mùa xuân ơi (SGK tr.38). trong bài hát Mùa xuân ơi (SGK tr.38). Dấu nối: sang, vui, về. Dấu chấm dôi: vui. Dấu luyến: đã, vẫy. - Nhóm 2: Quan sát Bài đọc nhạc số 4 và kể tên các nốt nhạc sử dụng dấu chấm dôi, nêu độ ngân dài các nốt đó. So sánh sự khác nhau của các nốt nhạc khi có dấu chấm dôi: - Nhóm 2: Quan sát Bài đọc nhạc số 4 và kể - Dấu chấm dôi: Đô trắng chấm dôi, Rê trắng tên các nốt nhạc sử dụng dấu chấm dôi, nêu chấm dôi, Mi trắng chấm dôi, Son trắng chấm độ ngân dài các nốt đó. So sánh sự khác nhau dôi, Son trắng chấm dôi dòng kẻ phụ phía dưới, của các nốt nhạc khi có dấu chấm dôi Rê đen chấm dôi (ngân dài 3 phách). - So sánh sự khác nhau của nốt nhạc khi sử dụng dấu chấm dôi: Nốt trắng = 2 phách, khi có dấu chấm dôi đứng đằng sau nó có độ ngân dài = 3 phách. VẬN DỤNG Mục tiêu: - HS biết nhận biết và thể hiện được kí hiệu âm nhạc qua các bài hát, bản nhạc đã sưu tầm. - Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm một vài - HS sưa tầm và chia sẻ, thể hiện vào tiết Vận bài hát, bản nhạc có sử dụng nhịp lấy đà để dụng – Sáng tạo. cùng chia sẻ và thể hiện vào tiết Vận dụng – Sáng tạo. NỘI DUNG 2 – ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 4 (25 phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - Nghe và cảm nhận cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 4. - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc qua Bài đọc nhạc số 4 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV đàn giai điệu Bài đọc nhạc số 4 - HS nghe trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa theo giai điệu.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI - HS đọc đúng cao độ của gam Đô trưởng; cao độ, trường độ, tiết tấu Bài đọc nhạc số 4. - Cảm thụ, hiểu biết, thể hiện được các yêu cầu của Bài đọc nhạc số 4. Biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để khai thác bài đọc nhạc trên trang học liệu điện tử. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 4 - Yêu cầu HS quan sát Bài đọc nhạc số 4 và trả - HS quan sát bản nhạc và trả lời. lời câu hỏi sau: Nhịp 3/4 có 3 phách trong một ô nhịp. Giá trị 3 + Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì? → Nhịp 4 → mỗi phách bằng một nốt đen. Phách 1 mạnh, 3 Nhắc lại khái niệm nhịp 4. 2 phách sau nhẹ. + Kể tên các nốt nhạc và hình nốt có trong bài - HS trả lời đọc nhạc. Nốt đen: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, La dòng kẻ phụ phía dưới. Nốt trắng: Đô, Rê, Pha. Nốt trắng chấm dôi: Đô, Rê, Mi, Son và Son dòng kẻ phụ phía dưới. - Kể tên kí hiệu âm nhạc đã học xuất hiện trong - Dấu nhắc lại, khung thay đổi. bài và trình bày cách đọc nhạc khi sử dụng kí hiệu âm nhạc đó. - Bài đọc nhạc có mấy ô nhịp? - 16 ô nhịp - Kể tên các kí hiệu âm nhạc đã học ở chủ đề 3. -Dấu nhắc lại, khung thay đổi b. Đọc gam Đô trưởng và trục của gam, luyện tập quãng 3 - GV đàn, hướng dẫn HS đọc gam (sgk trang 43) - Học sinh quan sát và đọc gam c. Luyện tập tiết tấu - GV vỗ tay kết hợp đọc mẫu AHTT (sgk trang 43) - Học sinh luyện tiết tấu d. Tập đọc từng nét nhạc. Nét nhạc 1: Từ đầu đến hết ô nhịp thứ 4. Nét nhạc 2: Tiếp đến hết ô nhịp thứ 7. Nét nhạc 3: Tiếp đến hết ô nhịp thứ 11. Nét nhạc 4: Tiếp đến hết khung thay đổi số 1 → Quay lại ô nhịp số 11 đọc đến hết bài (bỏ toàn bộ khung thay đổi số 1). - GV đàn và hướng dẫn HS đọc nét nhạc 1 kết hợp gõ phách. - HS nhớ lại bài đọc nhạc được nghe ở học liệu + Gọi cá nhân/nhóm đọc lại. điện tử và đọc theo hướng dẫn của GV. + GV nhận xét và sửa sai (nếu có) + Cá nhân/nhóm đọc nét nhạc 1. - GV đàn và hướng dẫn tương tự với nét nhạc + HS ghi nhớ. thứ 2,3,4 và nối cả bài. - HS đọc theo hướng dẫn của GV. - GV đệm đàn hoặc mở file âm thanh Bài đọc nhạc số 4 trong học liệu điện tử có tiết tấu đệm - HS đọc hoàn chỉnh cả bài. để HS đọc hoàn chỉnh cả bài. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - HS biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, đọc nhạc kết hợp đánh nhịp ¾.
- - Biết cảm thụ và thể hiện. Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để đọc nhạc, gõ đệm và dánh nhịp cho Bài đọc nhạc số 4. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn, chia nhóm HS luyện tập theo - HS hoạt động nhóm. các hình thức: + Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách. + Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 3/4. - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày theo - HS trình bày và nhận xét nhóm bạn thực hiện. hình thức đã chọn. - GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa sai cho - HS lắng nghe. HS (Nếu có). Tuyên dương nhóm có phần trình bày tốt. Kết hợp ghép lời ca - Nhóm 1 đọc nhạc nét nhạc 1 → Nhóm 2 lắng - Chia lớp thành 2 nhóm nghe nét giai điệu và tiếp nối ghép lời cho nét nhạc 1 (thực hiện theo lối móc xích đến hết bài). - Sau khi hoàn thành, đảo nhóm 2 thực hiện đọc - Tổ chức ôn luyện bài đọc nhạc, khuyến khích nhạc để nhóm 1 ghép lời. HS vận dụng kí hiệu âm nhạc dấu miễn nhịp vào nốt Đô trắng chấm dôi ứng với tiếng hát “xuân”. VẬN DỤNG Mục tiêu: - HS vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để vận động bài đọc nhạc số 4 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Lựa chọn các động tác vận động minh hoạ, - HS ứng dụng vào các bài hát, bản nhạc đã biểu diễn bài hát Mùa xuân ơi và Bài đọc nhạc học. số 4 để tạo thành liên khúc Nhịp điệu mùa xuân -Chào đón năm mới (thể hiện ở phần Vận dụng -Sáng tạo) - Tổ chức các nhóm vận dụng. - Các nhóm HS luyện tập trên nền nhạc liên -Khuyến khích HS vận dụng kí hiệu âm nhạc khúc 3 bài: Mùa xuân ơi, Sông Đakrông mùa dấu miễn nhịp vào nốt Đô trắng chấm dôi ứng xuân về, Bài đọc nhạc số 4. với tiếng hát “xuân” để kết bài. - Ôn luyện Bài đọc nhạc số 4 - Khuyến khích các nhóm HS chủ động, sáng tạo trên các hình thức gõ đệm nhạc cụ, vận động cơ thể để vận dụng vào các hình thức biểu diễn của nhóm mình. - Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút) - GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ. - HS tiếp tục luyện tập, hoàn thiện Bài đọc nhạc số 4 với các hình thức đã học. - Luyện tập, hoàn thiện các nội dung đã học để biểu diễn vào phần Vận dụng − Sáng tạo với chủ đề Nhịp điệu mùa xuân – Chào đón năm mới.
- Tiết 22 Vận dụng – Sáng tạo I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - HS vận dụng những kiến thức, năng lực, phẩm chất để thể hiện các nội dung và yêu cầu của chủ đề. 2. Năng lực - Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát Mùa xuân ơi bằng các hình thức hát nối tiếp hoà giọng; hát kết hợp vận động phụ họa. Biết vận động theo nhịp điệu của bài hát Sông Đakrông mùa xuân về. - Cảm thụ và hiểu biết: Biết đọc nhạc và hát đúng tính chất, sắc thái, gõ đệm, vận động phù hợp với nhịp điệu cho Bài đọc nhạc số 1, bài hát Mùa xuân ơi. - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự hát và biểu diễn bài hát Mùa xuân ơi, Sông Đakrông mùa xuân về, trong các hoạt động văn nghệ trong, ngoài nhà trường. 3. Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động trong giờ học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, luyện tập và chuẩn bị các nội dung GV đã giao từ tiết học trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định trật tự (2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học. 3. Bài mới ( 40 phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - HS hát và vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Mùa xuân ơi; tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào nội dung tiết học. - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; biết lắng nghe và vận động theo nhịp điệu bài hát. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV mở link nhạc đệm trên học liệu điện tử cho - HS hát và vận động cơ thể theo nhịp điệu. HS hát và vận động cơ thể bài hát Mùa xuân ơi. - GV dẫn dắt vào bài học . - HS ghi bài. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO Mục tiêu: - HS chia sẻ và thể hiện bài hát do cá nhân/nhóm sưu tầm. - HS biểu diễn theo nhóm bài hát Mùa xuân ơi với một số hình thức đã học và sáng tạo thêm các cách thể hiện. - Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Hướng dẫn trả lời câu hỏi: - Từ hai câu hỏi trong SGK, GV hướng dẫn - HS lắng nghe và trả lời hai câu hỏi trong SGK HS cách tìm các từ khoá để trả lời về cấu tạo, âm sắc và cách tạo ra âm thanh của cồng chiêng, đàn t’rưng. - Các nhóm thực hiện . - Chia sẻ những hiểu biết của mình về nhạc cụ dân tộc đã học cho bạn bè, người thân. - Các nhóm lắng nghe và ghi nhớ.
- - Khuyến khích HS tìm hiểu thêm các loại nhạc cụ ở Tây Nguyên như đàn đá để mở rộng sự hiểu biết, qua đó HS thêm tự hào về sự đa dạng trong kho tàng nhạc cụ dân tộc của Việt Nam. - b. Vận động theo nhịp điệu bài hát Sông Đakrông mùa xuân về (SGK tr.39) - HS quan sát đoạn video hướng dẫn các động - Các nhóm tự chọn hình thức biểu diễn tác múa Tây Nguyên đơn giản bài Sông (khuyến khích HS tham gia vận động, HS tự Đakrông mùa xuân về (khuyến khích HS chọn động tác phù hợp với năng lực, sở thích tham gia vận động, HS tự chọn động tác phù của cá nhân). hợp với năng lực, sở thích của cá nhân). - GV tổ chức cả lớp luyện tập từng động tác và ghép với nhạc. - GV cùng HS hệ thống các nội dung và yêu - HS hệ thống các nội dung và yêu cầu cần đạt cầu cần đạt của bài học. của bài học. 4. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút) - Chuẩn bị, khai thác trước các câu hỏi thường gặp trong nội dung bài đọc nhạc để học Bài đọc nhạc số 4 ở tiết sau. - Luyện tập tốt các nội dung đã học để trình bày vào phần Vận dụng – Sáng tạo. Mùa xuân mang tới sức sống mới cho vạn vật, đem tới niềm vui cho mọi nhà Hãy cùng nhau hát những khúc ca chào đón mùa xuân mới và trao cho nhau những lời chúc yêu thương