Giáo án Âm nhạc Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Chủ đề 6: Âm nhạc nước ngoài - Năm học 2022-2023

docx 15 trang Hàn Vy 03/03/2023 5280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Chủ đề 6: Âm nhạc nước ngoài - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_chu_de_6_am_nhac.docx

Nội dung text: Giáo án Âm nhạc Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Chủ đề 6: Âm nhạc nước ngoài - Năm học 2022-2023

  1. CHỦ ĐỀ 6 : ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI Tiết 23 Học hát bài: Santa Lucia I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Santa Lucia. 2. Năng lực - Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hoà giọng. - Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Santa Lucia - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Santa Lucia 3. Phẩm chất: Qua giai điệu lời ca của bài hát Santa Lucia, HS cảm nhận được cảnh đẹp thơ mộng của nước Ý. Giáo dục HS ý thức ham học hỏi, tìm hiểu, hướng tới là những công dân toàn cầu để giao lưu và hội nhập quốc tế. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học và thực hiện một số yêu cầu của GV. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định trật tự (2 phút) 2. Bài mới ( 40phút) HỌC BÀI HÁT: SANTA LUCIA ( 40phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - HS được vận động, khởi động giọng, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới. - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương án 1: Nghe nhạc và vận động theo nhịp -Nghe nhạc và vận động theo nhịp điệu bài 3 3 điệu bài hát nhịp 4 đã biết. hát nhịp 4 đã biết. Phương án 2: GV đàn hoặc cho HS nghe bài hát -HS cảm nhận nhịp điệu và vận động theo 3 Santa Lucia/ bài hát nhịp 4, nhịp Valse. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: - HS hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát. Cảm nhận được sắc thái và tình cảm bài hát. Nêu được vài nét về nước Ý và nội dung bài hát. - Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu, trong quá trình học bài hát Santa Lucia. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Hát mẫu - GV hát mẫu hoặc cho HS nghe file bài hát từ học -Lắng nghe, HS nêu cảm nhận về tính chất liệu điện tử. âm nhạc và nội dung của bài hát.
  2. b. Giới thiệu tác giả - Cá nhân/nhóm nêu vài nét về nước Ý (sơ - Cá nhân/ nhóm HS trình bày những hiểu biết về dồ tư duy, trình chiếu powerpoint, vẽ nước Ý (đã chuẩn bị và tìm hiểu trước). tranh mô tả, ) - GV nhận xét và giới thiệu. Nước Ý là một quốc gia nằm ở bán đảo Ý - Santa Lucia là một trong những bài hát nổi tiếng phía Nam Châu Âu, là một trong những của dòng nhạc Neapolitan ‒ loại âm nhạc truyền nước đông dân nhất ở châu Âu. Ý có vị trí thống được hát bằng tiếng Napoli (một ngôn ngữ địa lý rất đặc biệt, sở hữu các địa hình đa ở Ý). dạng, từ những bãi biển trải dài đến các - GV chốt kiến thức: Nước Ý là một quốc gia nằm rặng núi nhấp nhô, từ những ngôi làng ở bán đảo Ý phía Nam Châu Âu, là một trong nhỏ nguyên sơ đến vùng núi lửa còn hoạt những nước đông dân nhất ở châu Âu. Điểm đến động. Cộng đồng dân cư của Ý cũng bao nổi tiếng: Roma, Venice, Florence, Milan, gồm nhiều dân tộc như người Ả Rập, Naples, Verona, Bologna, Perugia, Byzantine, Hy Lạp, Norman Ý có chung Genoa,Turin, Ý từ lâu đã được xem là điểm đến biên giới phía bắc là dãy Alpine với Pháp, nổi tiếng nhất thế giới, Ý như một kho tàng du Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia. lịch tập hợp đủ các yếu tố của một hành trình Điểm đến nổi tiếng: Roma, Venice, khám phá hoàn mỹ với cảnh quan đẹp, văn hóa Florence, Milan, Naples, Verona, lâu đời, kiến trúc cổ kính, giàu nghệ thuật và đặc Bologna, Perugia, Genoa,Turin, sắc về ẩm thực. Ý từ lâu đã được xem là điểm đến nổi tiếng nhất thế giới, Ý như một kho tàng du lịch tập hợp đủ các yếu tố của một hành trình khám phá hoàn mỹ với cảnh quan đẹp, văn hóa lâu đời, kiến trúc cổ kính, giàu nghệ thuật và đặc sắc về ẩm thực. - HS ghi nhớ: Bài hát mô tả cảnh đẹp nên thơ, êm đềm khi màn đêm buông xuống biển và thành phố Naples thuộc miền Nam nước Ý. c. Tìm hiểu bài hát - GV gợi mở và khuyến khích HS dùng kiến thức - HS nêu những kí hiệu âm nhạc đã học. lí thuyết âm nhạc đã học (dấu nhắc lại, khung thay đổi) để áp dụng thực hiện trong bài hát. - HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, - Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho ngắt câu để chia đoạn, câu hát cho bài hát: bài hát + Đoạn 1: Biển rộng mỉm cười với ta. + Đoạn 2: Sóng ru Santa Lucia. d.Khởi động giọng - GV tổ chức cho HS khởi động giọng theo mẫu sau - HS khởi động giọng theo hướng dẫn. e. Dạy hát - GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi câu - HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp gõ 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm đệm theo phách. theo phách (sgk trang 63). - Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và cả - Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2. bài. - Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát - HS hát hoàn chỉnh cả bài hát. sai (nếu có). -Lưu ý: Những tiếng hát có dấu luyến như: San ta Lu; các từ có dấu hoá bất thường: êm đềm, biển.
  3. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Giúp HS luyện tập với các hình thức lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng. Nêu được cảm nhận sau khi học bài hát. - Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với các - HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của hình thức : GV. + GV hát hoặc chọn 1 HS lĩnh xướng. - Các nhóm thực hiện : + Hát nối tiếp, hòa giọng (lưu ý : Phân hóa trình • Hát nối tiếp: Nhóm nam/ nữ, tổ, dãy, độ các nhóm HS theo năng lực để giao yêu cầu cụ Nhóm 1 (Nam): Biển rộng trăng thể). thanh. Nhóm 2 (Nữ): Thuyền lướt gió lên. • Hát lĩnh xướng: - GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các Lĩnh xướng 1 và Lĩnh xướng 2. nhóm và nêu cảm nhận sau khi học bài hát. Lĩnh xướng 1: Nhìn về quê ta. - GV nhận xét và sửa sai (nếu có) Lĩnh xướng 2: Từng áng với ta. • Hát hoà giọng: Cả lớp thực hiện. Hoà giọng: Sóng ru lướt êm. Hoà giọng: Hát lên Lucia. - HS tự nhận xét và nêu cảm nhận. - HS ghi nhớ. VẬN DỤNG Mục tiêu: - Giúp HS ứng dụng và sáng tạo thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn cho bài hát ở các hình thức khác nhau. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm nhiều - HS trình bày các ý tưởng theo cá ý tưởng sáng tạo phong phú để thể hiện bài hát. nhân/nhóm. 3. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút) - GV cho HS nhắc lại nội dung và những yêu cầu bài học. - Hát thuộc lời và thể hiện được sắc thái bài hát. Hát kết hợp vận động, gõ đệm (nhấn lệch), - Giao nhiệm vụ: Cá nhân/ nhóm sưu tầm, tìm nghe thêm một vài bài hát về nước Ý. - Ôn bài hát bằng các hình thức đã học. - Tìm hiểu trước nội dung lí thuyết âm nhạc; ôn thế bấm các nốt, luyện tập bài tập nhạc cụ đã học.
  4. Tiết 24 Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ Nhạc cụ: Giai điệu kèn phím I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nhận biết và thể hiện đươc một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ, sắc thái cường độ. - Luyện tập kĩ thuật luyến âm và bài luyện tập Cầu trượt. 2. Năng lực - Thể hiện âm nhạc: Thể hiện được các yêu cầu của bài luyện tập với kèn phím ở hình thức độc tấu, hoà tấu. - Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận và thể hiện được tính chất âm nhạc. - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Phân biệt được một số kí hiệu âm nhạc, nhịp độ, sắc thái qua bài hát đã học và các ví dụ minh hoạ. 3. Phẩm chất: Giáo dục HS chăm chỉ học tập và vận dụng kiến thức; rèn luyện tinh thần đoàn kết trong hoạt động nhóm khi luyện tập các bài nhạc cụ, bài tập ứng dụng. I.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học và thực hiện một số yêu cầu của GV. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định trật tự (2 phút) 2. Bài mới NỘI DUNG 1 – LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: MỘT SỐ KÍ HIỆU, THUẬT NGỮ VỀ NHỊP ĐỘ VÀ SẮC THÁI CƯỜNG ĐỘ (25 phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - HS hát và kết hợp vỗ tay, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi tìm hiểu bài học mới. - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nghe và cảm nhận trích đoạn tác phẩm In a Persian Market (Phiên chợ Ba Tư) - GV cho HS nghe trích đoạn In a Persian - HS nghe và cảm nhận âm nhạc thể hiện to, Market (Phiên chợ Ba Tư) và gợi ý để HS cảm nhỏ, mạnh, nhẹ. nhận trong trích đoạn vừa nghe âm thanh khi thể hiện to, nhỏ, mạnh, nhẹ, - GV cho HS nghe lại lần 2, quan sát bản nhạc - HS chỉ ra những kí hiệu mới có trong bản và cảm nhận âm thanh những chỗ đặt kí hiệu. nhạc. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: - Hiểu và nhận biết được một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ trong âm nhạc. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  5. Tìm hiểu một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ a. Thuật ngữ chỉ nhịp độ: - HS đọc hiểu khái niệm về nhịp độ trong SGK - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài hát Santa và chỉ ra đâu là kí hiệu chỉ nhịp độ trong trích Lucia viết ở nhịp độ nào? đoạn bản nhạc In a Persian Market (Phiên chợ - Thuật ngữ chỉ nhịp độ chia thành ba nhóm Ba Tư). chính: - HS đọc, ghi vở bảng thuật ngữ chỉ nhịp độ. 1. Nhịp độ chậm 2. Nhịp độ trung bình 3. Nhịp độ nhanh b.Một số thuật ngữ, kí hiệu chỉ sắc thái cường độ: - HS đọc hiểu khái niệm chỉ sắc thái cường độ - GV hướng dẫn HS nghe nhạc, chú ý cảm nhận trong SGK và chỉ ra đâu là kí hiệu chỉ cường âm thanh: mạnh ‒ nhẹ, to ‒ nhỏ, ngắt ‒ liền khi độ, sắc thái trong trích đoạn bản nhạc In a có sự xuất hiện các kí hiệu. Persian Market (Phiên chợ Ba Tư) SGK tr.47. - GV yêu cầu HS đọc tên và ứng dụng từng kí hiệu chỉ cường độ sắc thái trong trích đoạn In a Persian Market (Phiên chợ Ba Tư). LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Hiểu và nhận biết được một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ trong âm nhạc. - Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu: - HS làm việc nhóm: Tìm những bản nhạc có sử dụng các kí hiệu, thuật Nhóm 1: tìm những bản nhạc có sử dụng các kí ngữ trên và cho biết ý nghĩa hiệu, thuật ngữ trên và cho biết ý nghĩa Tìm các bản nhạc có trong Chủ đề 6 và đọc tên, Nhóm 2: Tìm các bản nhạc có trong Chủ đề 6 và nêu ý nghĩa của các kí hiệu có trên bản nhạc. đọc tên, nêu ý nghĩa của các kí hiệu có trên bản - GV tổng hợp, đánh giá. nhạc. - Đại diện nhóm đứng lên trình bày trước lớp: Các nhóm nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. VẬN DỤNG Mục tiêu: - Hiểu và nhận biết được một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ trong âm nhạc. - Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  6. - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm trong SGK các - HS thực hiện yêu cầu tìm các bản nhạc và đọc bản nhạc của Chủ đề 1, 2, 3, 4, 5 và có thể tìm tên các kí hiệu, thuật ngữ trong SGK các bản thêm các bản nhạc sưu tầm ở nguồn khác để nhạc của Chủ đề 1, 2, 3, 4, 5 và có thể tìm thêm đọc tên các kí hiệu, tính chất từng kí hiệu thuật các bản nhạc sưu tầm ở nguồn khác để đọc tên ngữ. các kí hiệu, tính chất từng kí hiệu thuật ngữ. - GV nhận xét, khuyến khích HS về tìm thêm - HS xem video và cảm nhận âm nhạc. các bản nhạc có kí hiệu, thuật ngữ âm nhạc. - Xem video trích đoạn Giao hưởng số 40 – W. A. Mozart và nói đúng tên những nhạc cụ đã học xuất hiện trong video. NỘI DUNG 2 NHẠC CỤ: GIAI ĐIỆU KÈN PHÍM (15 phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - Biết cảm thụ âm sắc của nhạc cụ kèn phím. Nắm được kĩ thuật luyến âm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV thổi kèn phím hoặc mở file âm thanh - HS nghe trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ (beat nhạc) bài luyện tập Cầu trượt và yêu cầu thể, có thể đung đưa theo giai điệu. HS quan sát giai điệu trong SGK. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI - Giúp HS có cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ: Kèn phím. Thực hành được kĩ thuật luyến âm. - HS thực hiện đúng tiết tấu và sắc thái bài luyện tập Cầu trượt. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn, khuyến khích HS đưa ra nhận - HS đưa ra nhận xét về kĩ thuật luyến âm trong xét về kĩ thuật luyến âm trong bản nhạc vừa bản nhạc vừa được nghe. được nghe. - GV giải thích cho HS cách thổi luyến âm trên - HS hiểu và phân biệt được sự khác nhau về kĩ kèn phím (GV làm mẫu cả 2 cách: chơi luyến thuật, tính chất của 2 cách chơi luyến âm và âm và không luyến âm cho HS nghe; giúp HS không luyến âm. hiểu và phân biệt được sự khác nhau về kĩ thuật, tính chất của 2 cách chơi này). - GV thổi mẫu 2 nhịp một và bắt nhịp cho HS - HS thực hiện kĩ thuật luyến âm qua bài tập Cầu thổi nhắc lại. trượt. - GV quan sát, lắng nghe và sửa lỗi cho HS (nếu cần). LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Biết cách thổi nét giai điệu bài tập Cầu trượt trên kèn phím kết hợp ghép nhạc đệm. - Cảm nhận và thể hiện kĩ thuật luyến âm kết hợp hơi thổi và nhạc đệm cho nét giai điệu bài tập Cầu trượt. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  7. - GV bắt nhịp cho HS đọc bản nhạc kết hợp vỗ - HS đọc bản nhạc kết hợp vỗ tay theo phách. tay theo phách. - GV chia bài luyện tập thành những nét nhạc - HS luyện tập từng nét nhạc. ngắn (dừng sau mỗi nốt trắng). - GV hát mẫu kết hợp ngón bấm từng nét nhạc rồi bắt nhịp cho HS thực hiện lại. - GV bắt nhịp để HS thổi và ngắt cùng lúc (GV - HS tập ở tốc độ chậm và nâng dần nhanh hơn hướng dẫn HS tập ở tốc độ chậm và nâng dần sau mỗi lần thực hành. nhanh hơn sau mỗi lần thực hành). - GV hướng dẫn HS chia nhóm luyện tập, kiểm - HS chia nhóm luyện tập, kiểm tra chéo và sửa tra chéo và sửa lỗi cho nhau. lỗi cho nhau. - GV quan sát, nhắc nhở, động viên HS chăm chỉ thực hành và sửa lỗi cho HS (nếu cần). - GV bắt nhịp cho HS thực hành cả bài với máy đánh nhịp. - GV hướng dẫn HS ghép với beat nhạc hoặc - HS ghép với beat nhạc hoặc file nhạc đệm. file nhạc đệm. Lưu ý: Với những HS chơi tốt, GV có thể khuyến khích các em thực hành những đoạn nhạc diễn tấu một mình hoặc chơi cả bản nhạc. VẬN DỤNG Mục tiêu: - HS vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để vận động bài tập Cầu trượt. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - HS vận dụng thực hành những đoạn nhạc - HS ứng dụng vào các bài hát, bản nhạc. diễn tấu một mình hoặc chơi cả bản nhạc. 3. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút) - GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ. - GV nhận xét động viên HS có ý thức tốt, chăm chỉ luyện tập. Khuyến khích HS thực hành hoàn chỉnh bài luyện tập nhạc cụ, bài hát. *Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu nội dung thường thức âm nhạc SGK tr.50, 51. Đọc trước nội dung lí thuyết âm nhạc của tiết học sau.
  8. Tiết 25 Thường thức âm nhạc: Giới thiệu đàn cello và contrabass Ôn bài hát: Santa Lucia I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nhận biết và nêu được một số đặc điểm cấu tạo về đàn cello và contrabass. - HS thuộc lời, hát đúng giai điệu, biết kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾ cho bài hát Santa Lucia. 2. Năng lực - Thể hiện âm nhạc: Cảm nhận khi nghe âm thanh đàn cello, contrabass. - Cảm thụ và hiểu biết:Nhận biết được hình dáng, tên gọi và âm sắc của 2 loại nhạc cụ đàn cello và contrabass khi xem biểu diễn. - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Chia sẻ những hiểu biết của mình về nhạc sụ đàn cello và contrabass. Biết thể hiện bài hát Santa Lucia với nhạc cụ gõ bằng hình thức đã học: cá nhân/ nhóm. 3. Phẩm chất: Qua tìm hiểu về nhạc cụ cello, contrabass, giáo dục HS yêu thích tìm hiểu về các loại nhạc cụ phương Tây, có ý thức tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, hướng đến tiếp thu hội nhập nền âm nhạc thế giới. Rèn luyện cho HS tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ thể hiện tiết tấu. Đọc và tìm hiểu trước về nhạc cụ cello, contrabass, tìm hiểu về các thuật ngữ, kí hiệu có trong bản nhạc. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định trật tự (2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi nhóm HS lên biểu diễn bài hát Santa Lucia với hình thức tự chọn. GV nhận xét, đánh giá kết quả (3 phút). 3. Bài mới NỘI DUNG 1 THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU ĐÀN CELLO VÀ CONTRABASS (25 phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái trước khi vào học nội dung mới - Cảm thụ và hiểu biết, lắng nghe và biểu lộ cảm xúc với những thông tin liên quan đến bài học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS nghe (hoặc xem vieo biểu diễn) - HS lắng nghe và biểu lộ cảm xúc. trích đoạn hoà tấu do dàn nhạc giao hưởng - HS nhận ra nhạc cụ violin đã học và chỉ ra trình diễn, HS nhận ra nhạc cụ violin đã học và một số nhạc cụ giống violin. chỉ ra một số nhạc cụ giống violin, từ đó GV dẫn dắt vào bài. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: - Nhận biết và nêu được một số đặc điểm cấu tạo về đàn cello và contrabass. - Nghe và cảm nhận âm nhạc qua các bài nhạc minh họa. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  9. a.Tìm hiểu cây đàn cello - Hướng dẫn HS hoặt động nhóm. - Tổ chức hoạt động nhóm: Từng cá nhân đưa - GV và HS lắng nghe các nhóm trình bày, các ra những thông tin đã chuẩn bị, cùng thảo nhóm nhận xét cho nhau. luận, thống nhất nội dung để cử đại diện - GV chọn video dàn nhạc giao hưởng chơi bản nhóm trình bày trước lớp. nhạc quen thuộc HS đã từng nghe (chú ý có Đàn cello: có kích thước lớn hơn violin. Âm phần trình bày cello rõ nhất) cho HS nghe/ xem sắc này gần giống với giọng nam. và cảm nhận. - HS nghe/ xem video dàn nhạc giao hưởng - Từ hoạt động nghe/ xem dàn nhạc biểu diễn chơi bản nhạc quen thuộc và cảm nhận. kết hợp đọc hiểu SGK, HS trình bày theo cá nhân/ nhóm sự hiểu biết về đàn cello. - GV lắng nghe và chốt nội dung: Hai cây đàn cello, contrabass đều thuộc bộ dây của dàn nhạc giao hưởng. Cả hai nhạc cụ đều có thể độc tấu và hòa tấu trong dàn nhạc. - GV nhận xét, tuyên dương phần chuẩn bị các nhóm. b.Tìm hiểu cây đàn contrabass - GV và HS lắng nghe các nhóm trình bày, các - Tổ chức hoạt động nhóm: Từng cá nhân đưa nhóm nhận xét cho nhau. ra những thông tin đã chuẩn bị, cùng thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện nhóm trình bày trước lớp. - GV trình chiếu violin, cello, contrabass lên Đàn contrabass: là cây đàn có kích thước lớn bảng, yêu cầu HS quan sát lần lượt 3 loại nhạc nhất, âm thanh trầm nhất trong các nhạc cụ cụ và nhận xét: hình dáng, kích thước, cách dây. chơi, - HS nghe/ xem video dàn nhạc giao hưởng chơi bản nhạc quen thuộc và cảm nhận. - HS nghe, cảm nhận và nêu lên tính chất âm - GV dùng đàn phím điện tử lấy âm sắc violin, thanh từng loại. cello, contrabass chơi lần lượt câu cuối bài Santa Lucia, yêu cầu HS cảm nhận và nhận xét về âm thanh từng nhạc cụ vừa nghe. - GV chốt nội dung (chú ý về kích cỡ to dần): Đàn contrabass: là cây đàn có kích thước lớn nhất, âm thanh trầm nhất trong các nhạc cụ dây. Cây đàn thể hiện tốt những giai điệu chậm rãi. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm cấu tạo về đàn cello và contrabass. - Chia sẻ những hiểu biết của mình về nhạc sụ đàn cello và contrabass. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài: Nêu - HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn. những điểm giống và khác nhau của hai cây đàn cello và contrabass, sau đó so sánh với đàn violin. NỘI DUNG 2 – ÔN BÀI HÁT: SANTA LUCIA ( 13 phút)
  10. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, lời ca, sắc thái của bài hát. - Thể hiện bài hát ở mức độ sáng tạo, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Nghe lại bài hát - GV hát hoặc cho HS nghe link nhạc bài hát - Lắng nghe và nhớ lại bài hát Santa Lucia . trên học liệu điện tử. b. Ôn tập bài hát - GV đàn hoặc mở link nhạc đệm cho HS hát lại - HS thực hiện. 1 lần - GV cho các nhóm thực hành biểu diễn trước - Các nhóm lên biểu diễn bài hát. lớp theo hình thức tự chọn. - GV nhận xét, tuyên dương và đánh giá các - HS lắng nghe và ghi nhớ. nhóm. VẬN DỤNG Mục tiêu: - HS biết tự sáng tạo các động tác vận động cơ thể cho bài hát Santa Lucia. - Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để thêm ý tưởng cho các động tác. Ứng dụng và sáng tạo biểu diễn bài hát Santa Lucia trong các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV khuyến khích cá nhân/nhóm sáng tạo một - HS trình bày các ý tưởng vận động cơ thể cho số động tác vận động cơ thể phù hợp với nhịp bài hát. điệu bài hát. - Biểu diễn bài hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa của trường, lớp, 4. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (2 phút) Luyện tập, hoàn thiện bài hát dưới các hình thức đã học để trình diễn trong tiết Vận dụng − Sáng tạo. Tiết 26 Vận dụng – Sáng tạo
  11. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - HS vận dụng những kiến thức, năng lực, phẩm chất để thể hiện các nội dung và yêu cầu của chủ đề. 2. Năng lực - Thể hiện âm nhạc: Biểu diễn theo nhóm bài hát Santa Lucia theo các hình thức khác nhau. Kết hợp hát và gõ đệm. - Cảm thụ và hiểu biết: Biết đọc nhạc và hát đúng tính chất, sắc thái, gõ đệm, vận động phù hợp với nhịp điệu cho bài hát Santa Lucia. - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Thể hiện bài hát ở mức độ sáng tạo, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. 3. Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động trong giờ học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, luyện tập và chuẩn bị các nội dung GV đã giao từ tiết học trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định trật tự (2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học. 3. Bài mới ( 40 phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - HS hát và vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Santa Lucia ; tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào nội dung tiết học. - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; biết lắng nghe và vận động theo nhịp điệu bài hát. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV mở link nhạc đệm trên học liệu điện tử cho HS - HS hát và vận động cơ thể theo nhịp điệu. hát và vận động cơ thể bài hát Santa Lucia. - GV dẫn dắt vào bài học . - HS ghi bài. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO Mục tiêu: - HS chia sẻ và thể hiện bài hát có sử dụng các thuật ngữ chỉ nhịp độ, sắc thái cường độ. - HS biểu diễn theo nhóm bài hát Santa Lucia với một số hình thức đã học và sáng tạo thêm các cách thể hiện. - Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hãy nói đúng ý nghĩa của các kí hiệu, thuật ngữ đã học - GV chuẩn bị các tấm bảng có ghi sẵn các thuật - HS chuẩn bị đồ dùng như GV đã hướng ngữ, kí hiệu âm nhạc đã học. dẫn. - GV tổ chức trò chơi - Chia lớp thành 3 nhóm, cử 1 HS giơ bảng. HS lần lượt giơ bảng, các nhóm quan sát dùng trống ra tín hiệu giành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, nếu trả lời sai thì đội khác được quyền ra tín hiệu trả lời. Kết thúc trò chơi, nhóm nào dành nhiều điểm sẽ chiến thắng.
  12. - HS chia nhóm, chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV. 2.Biểu diễn bài Santa Lucia theo hình thức tự chọn - GV yêu cầu HS trình bày ý tưởng biểu diễn và - HS trình bày ý tưởng biểu diễn và lên biểu lên biểu diễn trước lớp. Nhắc nhở HS các nhóm diễn trước lớp. giữ trật tự theo dõi nhóm bạn để nhận xét, đánh giá và góp ý cho phần biểu diễn. - GV quan sát, theo dõi HS các nhóm, động viên - HS từng nhóm lên biểu diễn bài hát theo khích lệ kịp thời và tổng kết đánh giá từng sự luyện tập của nhóm. nhóm. - Các nhóm tự nhận xét và góp ý cho nhóm bạn. 3.Hãy chơi nhạc cụ và đọc tên các nốt nhạc theo nhóm với nét nhạc - HS xem mẫu mục 3 – SGK tr.52. - GV: Tổ chức trò chơi - HS đăng kí thổi recorder/ chơi kèn phím. - Cho HS đăng kí thổi recorder/ chơi kèn phím. - HS còn lại nghe đàn GV đánh dùng âm - GV dùng đàn chơi giai điệu vị trí “aaa”. HS “a” để thực hiện cao độ. “aaa” theo giai điệu GV đàn. (GV có thể chơi/ không chơi đàn theo HS). - HS chủ động chơi cùng nhau 4. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút) - GV5. cùng HS nhắc lại các nội dung đã học, GV có thể gợi ý một số cách để HS ghi nhớ bài học. - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu trước các nội dung của Chủ đề 7 – Cuộc sống tươi đẹp. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại (Henry Wadsnorth Longfellow)
  13. Tiết 27 Ôn tập - Kiểm tra giữa kì II I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Mùa xuân ơi, Santa Lucia. - Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 4. - Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ kèn phím. 2. Năng lực - Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện 1 trong 2 bài hát, Bài đọc nhạc số 4, bài tập tiết tấu, giai điệu bằng các hình thức đã học. - Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái của 2 bài hát với các hình thức biểu diễn khác nhau. Cảm nhận được tính chất âm nhạc của bài đọc nhạc. Biết biểu lộ cảm xúc, sắc thái phù hợp khi chơi kèn phím và nhạc cụ thể hiện tiết tấu. - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự dàn dựng theo nhóm thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát, bài đọc nhạc, bài tập nhạc cụ giai điệu kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu. 3. Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập và chuẩn bị bài học. II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, kèn phím, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ giai điệu kèn phím. Chuẩn bị tốt các nội dung để thực hiện ôn tập và kiểm tra. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định trật tự (1 phút) 2. Ôn tập và kiểm tra (40 phút) KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: - Nhận biết được giai điệu và lời ca bài hát, bài đọc nhạc. - Cảm thụ, hiểu biết âm nhạc. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV đàn nét giai điệu cho HS nhận biết bài - Nghe và nhận biết. hát Mùa xuân ơi, Santa Lucia, Bài đọc nhạc số 4. - GV nêu nội dung tiết ôn tập và kiểm tra. - HS nghe và chuẩn bị các nội dung ôn tập và kiểm tra. ÔN TẬP – KIỂM TRA GIỮA KÌ II Mục tiêu: - Biết trình bày hoàn chỉnh 2 bài hát, Bài đọc nhạc số 4, bài tập nhạc cụ thể hiện tiết tấu và nhạc cụ kèn phím với các hình thức khác nhau. - Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập thực hành, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  14. GV tổ chức chia nhóm HS lựa chọn các nội HS chia thành các nhóm theo nội dung kiểm tra dung Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ của chủ đề 5 và đã lựa chọn. 6 phù hợp với năng lực để tham gia ôn tập và kiểm tra giữa kì. a. Ôn tập và kiểm tra bài hát, nhạc cụ thể hiện tiết tấu - Khởi động giọng - HS luyện thanh. - GV mở nhạc trên học liệu điện tử hoặc đệm - Các nhóm hát lại 2 bài hát. đàn cho các nhóm hát lại 2 bài hát. - GV yêu cầu nhóm đã lựa chọn 1 trong 2 bài hát - Nhóm HS đã lựa chọn 1 trong 2 bài hát lên lên biểu diễn với các hình thức khác nhau: kiểm tra với hình thức đã học hoặc tự sáng tạo + Hát kết hợp nhạc cụ gõ đệm. thêm. + Hát kết hợp vận động phụ họa. + Hát với hình thức nối tiếp, hòa giọng. + Hát với hình thức hát bè (bài Mùa xuân ơi). + Theo cách tự sáng tạo hình thức biểu diễn. -Nhận xét, sửa sai (nếu có) và đánh giá kết quả - HS ghi nhớ. kiểm tra. b. Ôn tập và kiểm tra Bài đọc nhạc số 4 - GV đàn hoặc mở trên học liệu điện tử cho HS - HS đọc lại gam Đô trưởng và trục của gam. đọc lại gam Đô trưởng và trục của gam. - GV mở nhạc trên học liệu điện tử hoặc đàn bài đọc nhạc cho các nhóm đọc lại hoàn chỉnh - Các nhóm đọc nhạc kết hợp gõ đệm. Bài đọc nhạc số 4. - GV yêu cầu nhóm đã lựa chọn Bài đọc nhạc số 4 lên thực hiện theo hình thức: - Nhóm HS đã lựa chọn 1 trong 2 hình thức đã + Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp. học hoặc tự sáng tạo thêm. + Đọc nhạc kết hợp gõ đệm. + Đọc nhạc kết hợp ghép lời ca. -Nhận xét, sửa sai (nếu có) và đánh giá kết quả kiểm tra. - HS ghi nhớ. c. Ôn tập và kiểm tra bài tập nhạc cụ thể hiện giai điệu kèn phím - GV cho các nhóm ôn tập lại nhạc cụ kèn phím - Các nhóm thực hiện theo sự điều hành của bài Cầu trượt (có thể kết hợp với nhạc đệm nhóm trưởng. để phát huy năng lực và tính sáng tạo của HS). - GV yêu cầu nhóm đã lựa chọn nhạc cụ giai - Nhóm HS thể hiện bài Cầu trượt trên kèn điệu lên thực hiện. phím. -Nhận xét, sửa sai (nếu có) và đánh giá kết quả - HS lắng nghe và ghi nhớ. kiểm tra. 3. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
  15. - GV nhận xét, tổng kết tiết ôn tập và kiểm tra; gọi một số HS nêu cảm nhận về các chủ đề 5,6 (hoặc viết, quay video phát biểu cảm nhận vào link Padlet). - Tuyên dương, khen thưởng những HS chăm ngoan, có tiến bộ và năng khiếu nổi bật. - Chuẩn bị tiết học sau: Dùng mã QR do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử, tập hát trước bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui.