Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

docx 118 trang Hàn Vy 03/03/2023 1870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_chuo.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

  1. Trường Họ tên: Tổ: KHXH BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG Môn học: GDCD lớp7 Thời gian thực hiện: (3 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. - Thực hiện đượ một số việc làm phù hợp để giữ gìn phát huy truyền thống của quê hương. - Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. 2. Về năng lực: - Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thống của quê hương. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương. - Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. - Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương. - Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, II. Thiết bị dạy học và học liệu - Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi - Học liệu: Tranh vẽ, phiếu học tập.
  2. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động: Mở đầu (10 phút) a) Mục tiêu : Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập. b) Nội dung : Học sinh phát hiện truyền thống dân tộc qua các bài ca dao. 1. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. 2. Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền. ( Ca dao) c) Sản phẩm :Từ những bài ca dao trên HS có thể tìm ra những truyền thống của dân tộc như : Thanh lịch trong ứng xử của người Hà Nội, truyền thống, tinh thần thượng võ của nhân dân Bình Định d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết” Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. + Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút. + Cách thức: Các thành viên trong nhóm đọc các câu ca sao và thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ * GV nhận xét, chuyển ý: Dẫn dắt các truyền thống của dân tộc như chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa để chuyển ý 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là truyền thống quê hương và nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương.
  3. b) Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho Hs quan sát tranh. - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của dân tộc. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, phần tham gia trò chơi ) d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV- HS Dự kiến sản phẩm Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống I. Khám phá quê hương (10’). 1. Khái niệm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: * Yêu cầu học sinh quan sát ảnh, trao Nghề truyền thống đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi. * Hs quan sát ảnh trong sgk trang 7, trao đổi với bạn cùng bàn để trả lời 3 câu hỏi trong thời gian 5 phút. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 1. Em hãy cho biết những địa danh trên gắn với truyền thống gì? 2, Ngoài những truyền thống trên còn truyền thống nào của quê hương mà em biết? 3,Cho biết các bạn trong bức tranh Đoàn kết, yêu thương trên đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương? 4. Chia sẻ suy nghĩ của em về một truyền thống văn hóa, truyền thống yêu
  4. nước chống giặc ngoại xâm ở địa phương? 5, Em hiểu thế nào là truyền thống quê hương? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, Truyền thống cách mạng trả lời. - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời - Truyền thống quê hương là những giá trị tốt Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo đẹp, riêng biệt của một vùng miền, địa luận phương, được hình thành và khẳng định qua - Học sinh cử đại diện lần lượt trình thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang bày các câu trả lời. thế hệ khác. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá - Những truyền thống tốt đẹp của quê hương: trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Yêu nước, đoàn kết, hiếu học, lao động cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện cù sáng tạo, yêu thương con ngời, hiếu thảo; nhiệm vụ các lễ hội văn hóa truyền thống, - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề Câu 2: Ngoài những truyền thống tốt đẹp của quê hương em còn biết thêm những truyền thống của quê hương như: Hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con người, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, Câu 3 : Trong các bức tranh trên các bạn đã thưởng thức giao lưu văn nghệ bằng dân ca truyền thống, giữ gìn nghề truyền thống, học tập và tuyên truyền truyền thống quê hương.
  5. Câu 4 : Những việc em đã làm để phát huy truyền thống quê hương : Mặc trang phục dân tộc, yêu nước, đoàn kết, biết ơn Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp 2, Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. (25’) của quê hương a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu cần phải làm gì để giữ gìn truyền thống tốt * Em có đồng tình với ý kiến cho rằng H yêu đẹp của quê hương, từ đó có những dòng nhạc dân ca thì mới hát hay và truyền việc làm phù hợp để giữ gìn truyền cảm đến như vậy.Vì khi bạn yêu và trân trọng thống quê hương; Biết đánh giá, nhận nó thì bạn sẽ thể hiện được hết xúc cảm vơi xét việc làm trái ngược với việc giữ gìn bài hát. truyền thống quê hương. * Suy nghĩ của B rất đáng khen ngợi và tích b) Nội dung: cực. * Học sinh đọc và phân tích 3 * Để giữ gìn truyền thống quê hương em cần: trường hợp trong sgk trang 7, - Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, - Trong cuộc thi : “ Tiếng hát truyền đoàn kết giúp đỡ nhau hình” H đã thể hiện một bài dân ca một * Em không đồng tình với ý kiến của bạn H. cách xuất sắc và được trao giải Thí Khi người thân có những biểu hiện đó thì em sinh được yêu thích nhất. Nhiều ý kiến khuyên mọi người hãy trân trọng và phát huy cho rằng H phải yêu dòng nhạc dân ca những giá trị truyền thống của dân tộc thì mới có thể hát truyền cảm như vậy. - Nhà trường tổ chức cho HS đến tham quan bảo tàng. Khi xem tiểu sử và hình ảnh của chị Võ Thị Sáu, B cảm thấy kính phục biết ơn.B hứa sẽ học tập tốt để noi gương thế hệ đi trước. - H cho rằng múa rối nước không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Do
  6. vậy H không dành thờ gian tìm hiểu và thờ ở trước các hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống này của quê hương. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS kết quả thảo luận d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: * Học sinh đọc tình huống,thảo luận nhóm lớn theo câu hỏi : - Tình huống 1. Em có đồng ý với ý kiến của mọi người về H không? Vì sao? - Tình huống 2 : Em có nhận xét gì về những suy nghĩ của bạn B? - Em sẽ làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương? Tình huống 3 : Em có đồng tình với ý kiến của bạn H không? Vì sao? Em sẽ có ứng xử như nào nếu bạn bè người thân có những biểu hiện như trên? * Mỗi nhóm 6 hs, thảo luận trong thời gian 10 phút, trả lời câu hỏi lên phiếu học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm - Gv quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập.
  7. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo ->Để giữ gìn truyền thống quê hương mỗi luận người cần: * Gọi một số Hs đại diện trình bày kết - Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, quả đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực HS trong lớp theo dõi, trao đổi và nhận tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp xét. phần vào sự phát triển của quê hương. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Quảng bá những truyền thống tốt đẹp của nhiệm vụ dân tộc. * Gv nhận xét, đánh giá, chốt nội dung: - Phê phán những hành động làm tổn hại đến * Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức truyền thống tốt đẹp của quê hương. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (30’) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét đánh giá việc làm thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương; kể được những việc cần làm để giữ gìn truyền thống quê hương. b) Nội dung: Học sinh xử lí tình huống trong sgk. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: I. Luyện tập - Tình huống 1 : M sinh ra và lớn lên ở một vùng Bài 1- sgk 9 đất có truyền thống yêu nước với môn võ truyền Bài 1 : thống độc đáo,được nhiều người biết đến. Địa - Tình huống 1 : Em sẽ nới với phương M luôn duy trì các câu lạc bộ võ thuật để M : “ Cần giữ gìn những truyền dạy môn võ cổ truyền cho các bạn trẻ. truyền thống của dân tộc, vì Thời gian đầu, M có tham gia câu lạc bộ nhưng đó những tinh hoa mà cha ông vì việc tập luyện yêu cầu cao về tính kỉ luật và ta để lại” khổ luyện nên M thấy e ngại. Khi bạn bè mời đến Em sẽ truyên truyền mọi CLB, M cho rằng : “ Học võ làm gì cho phí thời người cần giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương.
  8. gian, ngày nay người ta có nhiều vũ khí hiện đại - Tình huống 2 : rồi” + Em sẽ trả lời bạn là : “Mình ? Nếu là bạn của M em nói gì với M? sẵn sàng” ? Nếu cần làm gì để tránh các biểu hiện đi ngược + Em sẽ quảng bá những lại hay thiếu tôn trọng truyền thống quê hương? truyền thống của quê hương Tình huống 2 : Lan là HS lớp 7 A thích công em bằng những hình ảnh sống nghệ và khám phá thế giới. Lan đã lập một kênh động để mọi người cùng biết. youtobe riêng để đăng tải các đoạn phim lịch sử và giới thiệu về làng nghề lặn tò he ở quê hương mình. Những đoạn phim của bạn được nhiều người khen của bạn bè trong nước và thế giới. Lan bảo em: “ Bạn tham gia cùng mình để làm thêm nhiều đoạn phim về truyền thống của quê hương nữa nhé” Bài 2: HS sắm vai và xử lí các ? Em sẽ nói gì với Lan ? Em sẽ quảng bá truyền tình huống trong sgk( 10) thống quê hương em ntn? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm - Gv quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV:- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS :- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm. - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS. - GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh.
  9. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (15’) a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Nội dung: Hs viết một thông điệp, làm tập san thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương c) Sản phẩm: Phần bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: + Hoạt động dự án: * Học sinh viết thông điệp thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương. Làm việc theo nhóm lớn tạo một tập san thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương. * HS phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, tùng thành viên nhận nhiệm vụ và hoàn thiện sản phẩm ở nhà. (HD: có thể vẽ tranh, chụp ảnh, sưu tầm, giới thiệu về truyền thống quê hương) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV - Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS:- Trình bày kết quả làm việc cá nhân. + Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
  10. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ * Gv nhận xét, đánh giá, chốt nội dung: * Báo cáo sản phẩm trong giờ học tiếp theo Rút kinh nghiệm sau bài dạy
  11. Trường Họ tên: Tổ: KHXH BÀI 2: QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ Môn học: GDCD lớp7 Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. - Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. - Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. 2. Năng lực - Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được những biểu hiện của sự quan tâm,cảm thông và sẻ chia. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện sự quan tâm,cảm thông và sẻ chia. - Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm,cảm thông và sẻ chia. - Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. 3. Phẩm chất - Nhân ái: Yêu thương con người đặc biệt là những con người trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn; luôn biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người trong mọi hoàn cảnh. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị: Giấy A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi - Học liệu: Tranh vẽ, phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (10 phút) a. Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập cho HS; huy động những kinh nghiệm thực tế của HS về quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  12. b. Nội dung: HS tìm những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ đó có ý nghĩa gì nói về sự quam tâm, cảm thông và sẻ chia. c. Sản phẩm học tập: Những câu ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về đề tài trên d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Các thành viên của mỗi đội lần lượt nêu một câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Đội nào nêu được nhiều câu đúng hơn sẽ là đội chiến thắng. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ đó có ý nghĩa gì? - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ là để cuộc sống thêm tươi đẹp, con người hạnh phúc hơn, cần đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ buồn, vui của họ. - GV dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống, mỗi người đều cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Những lời nói động viên, cử chỉ ân cần, sự giúp đỡ chân thành, tấm lòng bao dung, sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp, ấm áp hơn. Bài học này sẽ giúp em thấu hiểu hơn ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, từ đó góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của lòng nhân ái tới cộng đồng. Chúng ta cùng vào Bài 2 – Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (40 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, theo nhóm và trả lời câu hỏi. d.Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Tìm hiểu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ - GV yêu cầu HS đọc câu chuyện Mười năm cõng bạn đến trường SGK tr.11, 12 và quan sát tranh - Biểu hiện của sự quan tâm, cảm 1, 2, 3, 4. thông và chia sẻ trong câu chuyện Mười năm cõng bạn đến trường: - GV hướng dẫn HS kể chuyện phân vai.
  13. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời + Minh bị dị tật bẩm sinh nên không câu hỏi: thể tự đi lại được nên ngay từ năm 8 tuổi dù nắng hay mưa Hiếu đều đặn + Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông đưa đón, cõng bạn đến trường ngày và chia sẻ trong câu chuyện Mười năm cõng bạn hai lần. đến trường và những bức ảnh trên. + Có hôm trời mưa đường trơn hai bạn bị ngã nhiều lần. + Khi Hiếu biết đi xe đạp vẫn tiếp tục chở Minh đi học. + Trong các bức tranh dưới đây, hành vi trong bức + Khi học đại học tuy học khác tranh nào thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia trường nhưng cả hai vẫn thường sẻ, hành vi trong bức tranh nào chưa thể hiện sự xuyên động viên, quan tâm đến quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ nhau. gì về hành vi đó? + Trong suốt 10 năm Hiếu đã nguyện làm đôi chân của bạn. => Tình bạn giữa hai người càng thêm gắn bó. - Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong tranh 1, 3, 4 là : + Bức tranh 1: Quan tâm hỏi thăm bạn khi thấy bạn nghỉ học không rõ lí do. + Bức tranh 3: Hỏi thăm sức khỏe của bà khi bà bị ốm. + Bức tranh 4: Giúp đỡ cầm đồ giúp cô giáo. - Trong các bức tranh trên, hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là hành động không - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (chia lớp muốn đi thăm bạn Lan ốm (tranh 2). thành 4 nhóm) và trả lời câu hỏi: Em hãy kể thêm Đây là hành vi thể hiện sự thờ ơ, ích một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông kỉ trước sự đau ốm của con cái đối và chia sẻ. với cha mẹ
  14. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ: - HS quan sát tranh và kể chuyện phân vai. + Lắng nghe, động viên, an ủi , nhắn - HS thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm và trả lời tin, gọi điện hỏi thăm nhau. câu hỏi. + Chia sẻ về vật chất và tinh thần với - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. những người gặp khó khăn. * Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + Khích lệ, động viên bạn bè quan - GV mời đại diện 2-3 cặp đôi và 2- 3 nhóm trả tâm, cảm thông và chia sẻ với người lời. khác. - GV mời cặp đôi khác, nhóm khác nhận xét, bổ + Phê phán thỏi ích kỉ, thờ ơ trước sung. khó khăn, mất mát của người khác. * Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác. Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ. Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn theo khả năng của mình. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được biểu hiện qua lời nói, việc làm, ánh mắt, nụ cười Hoạt động 2: Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được vì sao cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát tranh và đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học 2. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ - GV yc HS quan sát các bức hình trong SGK/13 - GV chia HS thành các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: * Nội dung:
  15. - Bức tranh 1: Em bé được một người lớn tặng chiếc áo ấm. - Bức tranh 2: Bệnh nhân nằm viện đang suy nghĩ về khoản tiền trả viện phí. - Bức tranh 3: Bác sĩ thông báo cho bệnh nhân đã có người tài trợ viện phí cho họ. - Bức tranh 4: Thăm hỏi ân nhân trước đây đã giúp đỡ mình khi họ năm viện. * Kết quả: Giúp em bé có được + Nêu nội dung của mỗi bức tranh. chiếc áo ấm, giúp người bệnh + Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm yên tâm chữa bệnh mà không thông và chia sẻ đã mang lại điều gì? phải lo lắng về kinh tế . + Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia * Vì sự quan tâm, cảm thông và sẻ? chia sẻ đã giúp con người vượt + Chúng ta cần phải làm gì rèn luyên sự quan tâm, qua mọi khó khăn, thử thách để cảm thông và chia sẻ trong cuộc sống? cuộc cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn; các mối quan hệ trở * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ nên tốt đẹp và bền vững hơn. - HS thảo luận theo theo nhóm và trả lời câu hỏi. - Chúng ta cần có những lời nói, - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người * Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khác như: - GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời. Lắng nghe, động viên, an ủi , - GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. nhắn tin, gọi điện hỏi thăm nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Khích lệ, động viên bạn bè - GV chốt lại và trình chiếu nội dung kiến thức đã quan tâm, cảm thông và chia sẻ học: với người khác. + Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước bằng tình cảm chân thành; đặt mình vào vị trí của khó khăn, mất mát của người khác.
  16. người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau. + Nhận được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc; các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp, bền vững hơn. - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm và thực hiện yêu cầu: Vẽ sơ đồ tư duy để chốt lại kiến thức của bài học. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (25 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học HS đọc 2 tình huống phần Luyện tập SGK tr.14, 15 và thực hiện các yêu cầu theo mỗi tình huống. Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm: nhóm 1,2 tình huống 1; nhóm 3,4 tình huống 2. * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS đọc, thảo luận trao đổi và viết câu trả lời của nhóm mình ra giấy A4 đã được phát. * Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, nhóm còn lại nghe, nhận xét. * Bước 4: Kết luận, nhận định Tình huống 1: - Quan điểm của em về việc làm của T trong tình huống: T là một người còn mải chơi chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác kể cả với những người trong gia đình. Nhưng khi được nghe những điều H nói, được chứng kiến việc
  17. H làm, T đã nhận ra được sự thờ ơ, vô cảm của mình và quyết định trở về nhà để quan tâm, chăm sóc bà khi bà đang ốm đau. - Những hành động lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ và những người thân trong gia đinh: giúp đỡ làm việc nhà, hỏi thăm lúc ốm đau, chia sẻ niềm vui nối buồn trong cuộc sống, lắng nghe ý kiến của mọi người . Tình huống 2: - Hành động của M không thể hiện sự cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mà cụ thể ở đây là với người lao công. Em sẽ động viên nhắc nhở bạn rằng cần bỏ rác đúng nơi quy định vì mỗi việc làm nhỏ của chúng ta cũng góp phần giảm bớt đi khó khăn vất vả của những con người lao động. Đó chính là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác trong cuộc sống. - Hs tự liên hệ đánh giá bản thân theo 2 hướng: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ và cách phát huy. Những việc làm chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ và cách khắc phục. 2. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (15 phút) a. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực giao tiếp và hợp tác b. Nội dung: - Hình ảnh nào dưới đây làm em có nhiều cảm xúc nhất. Viết một đoạn văn khoảng 3-5 câu nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đó?
  18. - Em hãy nêu tên các hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan tỏa sự cảm thông, quan tâm, chia sẻ ở trường hoặc ở địa phương em. Em đã làm gì để tham gia vào các hoạt động đó? - HS tìm hiểu về một bạn có hoàn cảnh khó khăn và lập kế hoạch giúp đỡ theo gợi ý sau: KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ BẠN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Họ và tên bạn cần giúp đỡ Những khó khăn của bạn Những việc em có thể giúp Thời gian thực hiện c. Sản phẩm: Phần bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học - GV giao cho hs thực hiện nhiệm vụ theo nội dung trên * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, đọc, lắng nghe các yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân * Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
  19. Gọi 3-4 hs trình bày, các hs khác lắng nghe nhận xét, đánh giá bài của bạn * Bước 4: Kết luận, nhận định - Hs tự lựa chọn hình ảnh gợi cho mình nhiều cảm xúc nhất. Khi viết đoạn văn phải đảm bảo cả về hình thức và nội dung (cảm xúc phải xuất phát từ hình ảnh) - Các hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan tỏa sự cảm thông, quan tâm, chia sẻ ở trường hoặc ở địa phương em: quyên góp giúp đỡ người nghèo, quyên góp giúp đỡ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, quyên góp giúp đỡ người khuyết tật Để tham gia vào các hoạt động đó em dùng tiền mừng tuổi, quần áo cũ, dành một phần tiền ăn sáng để ủng hộ. - Tìm hiểu bạn có hoàn cảnh khó khăn có thể ở ngay trong lớp trong trường hoặc ở địa phương để hoàn thành phiếu học tập (trình bày sản phẩm trong giờ học sau) * Rút kinh nghiệm sau bài dạy BÀI 3. HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC
  20. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. - Hiểu vì sao phải học tập tự giác, tích cực - Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực - Biết góp ý nhắc nhở những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và học tập : vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về để giải quyết vấn đề trong tình huống mới ; nhận thức và biết học tập tự giác, tích cực. + Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Năng lực riêng: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của bản thân để học tập tự giác và tích cực. 3. Phẩm chất: Trung thực và trách nhiệm 4. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Đối với GV: + Tài liệu : Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập + Thiết bị dạy học : Máy chiếu, máy tính, (nếu có) + Tranh, hình ảnh, video có nội dung về học tập tự giác, tích cực. - Đối với HS: sách giáo khoa, sách bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để ghi nhớ kiến thức bài cũ, tạo tâm thế hứng thú cho bài mới. 3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, củng cố lại kiến thức bài cũ
  21. 4. Sản phẩm học tập: HS chơi trò chơi 5. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, GV đưa ra 5 câu trắc nghiệm, yêu cầu HS trả lời nhanh, HS nào trả lời được nhiều hơn là người dành chiến thắng. Câu 1. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện qua : 1. lời nói B. ánh mắt C. Nụ cười D. Cả A, B, C Câu 2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ để: Chọn đáp án sai: 1. hỗ trợ lẫn nhau B. giúp đỡ lẫn nhau 2. Thấu hiểu lẫn nhau D. Thương hại lẫn nhau Câu 3. Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, chúng ta cần: 1. theo dõi, quan sát, lắng nghe 2. Điều tra, lắng nghe, đặt mình vào vị trí người khác 3. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ. 4. Quan sát, lắng nghe, tặng quà người khác. Câu 4. Em sẽ làm gì khi bạn bè của em ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác? 1. Năn nỉ bạn cảm thông, chia sẻ với họ 2. Góp ý với bạn 3. Nói xấu, chê bai bạn 4. Mách với người thân của bạn. Câu 5. Đâu là câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ? 1. ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no 2. qua cầu rút ván D. Góp gió thành bão - HS tham gia chơi trò chơi, GV nhận xét, đánh giá. - GV mở bài hát « Hổng dám đâu » của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, nêu nội dung của bài hát. Từ đó yêu cầu HS rút ra thông điệp của bài hát. ( - GV gọi đại diện HS chia sẻ trước lớp, GV tổng kết, đánh giá và dẫn vào nội dung Bài 3. Học tập tự giác, tích cực. 1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  22. Hoạt động 1. Đọc câu chuyện 1. Mục tiêu: HS nhận biết được biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực 2. Nội dung: Em hãy đọc câu chuyện trong sgk tr16,17 và trả lời câu hỏi 3. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực. 4. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Đọc câu chuyện - GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sgk trang 16 * Trả lời câu hỏi: – 17, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: - Biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà + Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến: thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên được thể hiện như thế nào? + Tập đọc mỗi ngày + Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả gì + Đêm có trăng, đọc dưới ánh trăng cho nhà thơ Nguyễn Khuyến? + Không trăng, đốt lá ở miếu đọc sách + Tự giác, tích cực trong học tập còn có những biểu hiện nào? - Việc tự giác, tích cực giúp nhờ thơ Nguyễn Khuyến: - GV cho thời gian HS đọc câu chuyện và trả lời 3 câu hỏi. + Năm 1864 đỗ đầu kì thi Hương Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Năm 1871 đỗ Hội Nguyên và đỗ Đình Nguyên. - HS đọc truyện, thảo luận cặp đôi, tìm câu trả lời. => Những biểu hiện của học tập tự giác, - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. tích cực là luôn chủ động, nỗ lực hết mình, không đợi người khác nhắc nhở, không ngại Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận khó khăn để hoàn thành mục tiêu học tập đặt ra. - Đại diện HS trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuyển nội dung mới. Hoạt động 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
  23. 1. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực và biết cách góp ý, nhắc nhở những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực. 2. Nội dung: Em hãy quan sát những tranh trong sgk trang 17 – 18 và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: HS phân biệt được biểu hiện học tập tự giác, tích cực và biểu hiện không học tập tự giác, tích cực. 4. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sgk trang 17 *Trả lời câu hỏi: – 18 và trả lời câu hỏi: - Bức tranh 1, 3 thể hiện không tự giác, + Bức tranh nào thể hiện tính tự giác, tích cực học tích cực trong học tập; bức tranh 2, 4 thể tập và chưa tự giác, tích cực học tập? hiện tự giác, tích cực trong học tập. + Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, - Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong em phải làm gì? học tập, em phải luôn ý thức việc học tập của mình, tự chủ động học tập không cần Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập người khác nhắc nhở - HS quan sát hình ảnh, đọc nội dung, tìm câu trả lời. *Kết luận: - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. - Biểu hiện tự giác, tích cực học tập: Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận + Xác định đúng mục đích học tập - Đại diện HS trình bày câu trả lời. + Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung + Quyết tâm thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - Biểu hiện không tự giác, tích cực học tập: - GV đánh giá, nhận xét, chốt lại biểu hiện tích cực, tự giác trong học tập và biểu hiện không tích cực, tự + Mải chơi, không tập trung học tập giác trong học tập, chuyển nội dung. + Luôn bị người khắc nhắc nhở, phê bình. + Học tập đối phó Hoạt động 3. Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi 1. Mục tiêu: HS nhận biết được biểu hiện, tầm quan trọng của việc học tập tự giác, tích cực và biết cách nhắc nhở những người bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập. 2. Nội dung: Em hãy đọc các trường hợp trong sgk trang 18 và trả lời câu hỏi.
  24. 3. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được biểu hiện, tầm quan trọng của việc học tập tự giác, tích cực và biết cách nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập. 4. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - GV yêu cầu HS đọc các trường hợp trong sgk trang *Trả lời câu hỏi: 18 và trả lời câu hỏi: - Hai bạn N và H có tinh thần tự giác, tích + Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn N, H, T? cực học tập, còn T không có tinh thần tự giác, tích cực học tập. + Vì sao học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập? - HS cần phải tự giác, tích cực trong học tập để có thêm nhiều kiến thức, gặt hái được + Theo em, nên góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự nhiều thành công hơn trong học tập và giác, tích cực học tập như thế nào? trong cuộc sống sau này Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập *Kết luận: - HS đọc tình huống, tìm câu trả lời. - Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết, gặt hái - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Học sinh phải rèn luyện tính tự giác, tích - Đại diện HS trình bày câu trả lời. cực học tập; đồng thời cần nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung trong học tập để cùng nhau tiến bộ. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chốt lại ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực. 1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Nhiệm vụ 1. Thực hiện yêu cầu 1. Mục tiêu: HS xác định được các hành động trái với tính tự giác, tích cực trong học tập và hậu quả của những hành động đó. 2. Nội dung: Hãy tìm các ví dụ trái với tính tự giác, tích cực học tập. Những hành động đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? 3. Sản phẩm học tập: HS tìm được ví dụ trái với tinh thần tự giác, tích cực trong học tập và chỉ ra được hậu quả của những hành động đó. 4. Tổ chức thực hiện :
  25. - GV yêu càu HS tìm ví dụ trái với tinh thần tự giác, tích cực trong học tập và trả lời câu hỏi: Những hành động đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời: + Hành động: Trốn học đi chơi điện tử => Bị thầy/ cô giáo phạt, bị điểm kém, kết quả học tập ngày càng sa sút. + Hành động: Ngủ trong lớp học => Bị thầy/ cô giáo phạt, không nắm được kiến thức bài học, bị điểm kém . - GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi. 1. Mục tiêu: HS thực hiện được hành động tự giác, tích cực trong học tập bằng những việc làm cụ thể. 2. Nội dung: Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sgk trang 19. 3. Sản phẩm học tập: HS quyết tâm tự giác, tích cực trong học tập thông qua tình huống cụ thể. 4. Tổ chức thực hiện : - GV yêu câu HS đọc tình huống trang 19 sgk và trả lời câu hỏi: + Nếu là N, em sẽ ứng xử như thế nào? + Em có nhận xét gì về tính tự giác, tích cực trong học tập của bản thân thông qua tình huống cụ thể? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời, GV nhận xét, đánh giá chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 3. Thuyết trình ngắn 1. Mục tiêu: HS thực hiện được hành động tự giác, tích cực trong học tập bằng những việc làm cụ thể. 2. Nội dung: Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sgk trang 19. 3. Sản phẩm học tập: HS quyết tâm tự giác, tích cực trong học tập thông qua tình huống cụ thể. 4. Tổ chức thực hiện : - GV yêu cầu HS quan sát tranh, xây dựng dàn ý và thực hiện bài thuyết trình ngắn với chủ đề: “Hành trình vươn đến ước mơ”. - GV cho HS thời gian quan sát, xây dựng bài thuyết trình - GV mời 1- 2 bạn HS trình bày bài thuyết trình của mình và nêu lên ý nghĩa của tinh thần tự giác, tích cực trong học tập.
  26. - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết, chuyển sang hoạt động vận dụng. 1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 2. Mục tiêu: - HS nêu cao tinh thần tự giác, tích cực trong học tập bằng những việc làm cụ thể hằng ngày. - HS vận dụng và thực hiện tính tự giác, tích cực trong học tập bằng những việc làm cụ thể để cùng góp ý, nhắc nhở nhau trong học tập, chia sẻ trước lớp và kết quả đạt được sau một tháng. 1. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thực hiện 2. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS. 3. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: + Nhiệm vụ 1: Lập kết hoạch – HS lập bảng kế hoạch học tập cho năm học này và những việc làm cụ thể về tính tự giác, tích cực trong học tập. + Nhiệm vụ 2: HS kết hợp với một bạn trong lớp để cùng góp ý, nhắc nhở nhau trong học tập và chia sẻ trước lớp về kết quả đạt được sau một tháng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, lần lượt thực hiện, báo cáo kết quả trước lớp. - GV nhận xét, tổng kết bài học. 1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Hoàn thành tốt Nêu được đầy đủ biểu hiện và ý nghĩa của tính tự giác, tích cực trong học tập; Thực hiện được những việc làm thể hiện tính tự giác, tích cực học tập; Góp ý, nhắc nhở những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực trong học tập để khắc phục một cách hiệu quả; Đánh giá HS ở mức hoàn thành tốt khi có điểm số trên 7 điểm Hoàn thành Nêu được biểu hiện và ý nghĩa của tính tự giác, tích cực trong học tập nhưng còn chưa đủ; Thực hiện được những việc làm thể hiện tính tự giác, tích cực học tập những chưa thường xuyên; Góp ý,nhắc nhở những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực trong học tập để khắc phục nhưng chưa hiệu quả; Đánh giá HS ở mức độ hoàn thành khi có điểm số từ 5 đến 7 điểm. Chưa hoàn thành Chưa nêu được biểu hiện và ý nghĩa của tính tự giác, tích cực trong học tập; Chựa thực hiện được những việc làm thể hiện tính tự giác, tích cực học tập những chưa thường xuyên; Không có khả năng góp ý,nhắc nhở những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực trong học tập để khắc phục; Đánh giá HS ở mức độ hoàn thành khi có điểm số dưới 5 điểm.
  27. Tuần Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Trường Họ tên: Tổ: KHXH TÊN BÀI DẠY: BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7 (Thời gian thực hiện: 2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín. - Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. - Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè, và người khác một cách có trách nhiệm. - Phê phán những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín. 2. Về năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học: tự giác học tâp, lao động, rèn luyện đức tính giữ chữ tín để được mọi người tin yêu, kính trọng. - Năng lực điều chỉnh hành vi: nhận ra được, nêu được một số biểu hiện của giữ chữ tín. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện hoặc chưa thể hiện giữ chữ tín. Từ đó tự điều chỉnh hành vi của bản thân. - Năng lực phát triển bản thân: thực hiện những việc làm thể hiện giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè và những người khác. - Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được ý nghĩa của giữ chữ tín từ đó luôn biết giữ chữ tín, giữ lời hứa với mọi người để duy trì tốt mối quan hệ hòa hợp với những người xung quanh; biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn. 3. Về phẩm chất: - Trung thực: luôn giữ chữ tín, giữ lời hứa, thống nhất giữa lời nói và việc làm, nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân.
  28. - Trách nhiệm: có trách nhiệm về lời nói và hành động của mình trong học tập và trong cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Thiết bị: Máy tính, tivi, phiếu học tập, các tranh ảnh và video có nội dung về giữ chữ tín. - Học liệu: SGK, SGV, SBT 2. Học sinh: - Tài liệu: SGK, SBT III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) Nhiệm vụ: Quan sát tranh a. Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập. b.Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy quan sát bức tranh trong SGK trang 21 và cho biết lời dạy của bà đề cập đến đức tính nào của con người? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV quan sát, theo dõi HS thực hiện - HS nêu ra được những đức tính: ta phải biết giữ chữ tín, giữ lời hứa, trung thực, tạo được niềm tin giữa người với người thì mọi việc mới thành công. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi HS trả lời, HS trong lớp nghe, nhận xét, trao đổi
  29. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học: Lời dạy của bà là ta phải giữ chữ tín, giữ lời hứa. Vậy giữ chữ tín là gì? Vì sao phải giữ chữ tín, chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (40 phút) Hoạt động 2.1: Thế nào là giữ chữ tín? Biểu hiện của giữ chữ tín. (15 phút) Nhiệm vụ 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là giữ chữ tín, biểu hiện của giữ chữ tín. b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1.Thế nào là giữ chữ tín, biểu - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hiện của giữ chữ tín? - GV gọi 1 HS đọc to câu chuyện và trả lời câu hỏi trong SGK trang 22: + Em hãy cho biết chi tiết nào trong câu chuyện cho thấy chị Lành là người giữ chữ tín? + Thế nào là giữ chữ tín? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc chuyện và suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, - Chữ tín là sự tin tưởng, niềm gợi ý nếu cần. tin giữa người với người. - HS nêu được chi tiết cho thấy chị Lành là - Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin người giữ chữ tín. của mọi người đối với mình. - HS nhận biết được thế nào là giữ chữ tín, biểu - Biểu hiện của việc giữ chữ tín hiện của giữ chữ tín. là biết giữ đúng lời hứa, đúng Bước 3: Báo cáo, thảo luận: hẹn, trung thực, hoàn thành - GV gọi 1 số HS trình bày kết quả nhiệm vụ. - HS trong lớp theo dõi, trao đổi, nhận xét.
  30. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét đánh giá và rút ra khái niệm, biểu hiện giữ chữ tín. - GV dẫn chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2.2: Ý nghĩa của việc giữ chữ tín. (15 phút) Nhiệm vụ 2: quan sát tranh và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: - HS phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín - Nêu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín. b.Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2) Ý nghĩa của việc giữ chữ tín - GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong SGK trang 22-23, trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi: (5 phút) + Bức tranh nào thể hiện giữ chữ tín và chưa giữ chữ tín? Hãy phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín? + Vì sao chúng ta phải có trách nhiệm giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè và người xung quanh? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Chữ tín trong cuộc sống vô - GV cho HS quan sát tranh, trao đổi với bạn cùng quan trọng. Người biết giữ cùng bàn để trả lời trong thời gian 5 phút. chữ tín sẽ được mọi người yêu - GV quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học quý, kính nể và dễ dàng hợp tác tập. với nhau Người không giữ - HS trả lời: chữ tín sẽ không được mọi người + Hình 1, 2, 3 giữ chữ tín. Hình 4 chưa giữ chữ tin tưởng và khó có được các tín. mối quan hệ thân thiết, tích cực.
  31. + HS phân biệt được hành vi giữ chữ tín và - Việc giữ chữ tín giúp chúng ta không giữ chữ tín, nêu được ý nghĩa của việc có thêm ý chí, nghị lực và tự giữ chữ tín. hoàn thiện bản thân. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi 1 số HS đại diện trình bày kết quả. - Hs trong lớp theo dõi, trao đổi và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét đánh giá, chốt nội dung về ý nghĩa của việc giữ chữ tín và dẫn chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2.3: Chúng ta cần làm gì để giữ chữ tín? (10 phút) Nhiệm vụ 3: Đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: - HS biết phê phán những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín. Từ đó rèn luyện thói quen giữ chữ tín b.Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 3. Chúng ta cần làm gì để giữ - GV yêu cầu HS đọc 3 trường hợp trong chữ tín SGK trang 23 và trả lời câu hỏi: 1. Em có suy nghĩ gì khi gặp các trường hợp trên? 2. Theo em những người không biết giữ chữ tín, không tôn trọng chữ tín có đáng bị phê phán không? Vì sao? 3. Làm thế nào để luôn giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè? - HS làm việc cá nhân Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
  32. - GV cho HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: - Để rèn luyện việc giữ chữ tín, 1. Các bạn đó không giữ chữ tín, không tôn chúng ta phải giữ lời hứa với trọng chữ tín với người thân, bạn bè. người thân, thầy cô, bạn bè và 2. Những người đó đáng bị phê phán vì người khác một cách có trách không tôn trọng, không giữ đúng lời hứa, nhiệm; đồng thời phê phán không đúng hẹn với bạn, không hoàn thành những người không tôn trọng nhiệm vụ với người thân. chữ tín, không biết giữ chữ tín. 3. Từ đó HS nêu ra được những việc làm để giữ chữ tín với người thân, bạn bè, thầy cô, phê phán những người không biết giữ chữ tín. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi 1 số HS trình bày kết quả - HS trong lớp lắng nghe, trao đổi và nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung: làm thế nào để luôn giữ chữ tín. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (30 phút) Bài 1: Tìm ca dao, tục ngữ, thành ngữ về chữ tin ứng với các bức tranh và rút ra ý nghĩa a) Mục tiêu: - HS trình bày được ý nghĩa của việc giữ chữ tín, thực hiện việc giữ chữ tín đối với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác. b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
  33. - GV yêu cầu HS quan sát 3 bức tranh trong SGK trang 24, thảo luận nhanh theo bàn và trả lời câu hỏi: + Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về giữ chữ tín ứng với các bức tranh sau và rút ra ý nghĩa. - GV phát phiếu học tập để HS ghi kết quả thảo luận - GV cho thời gian thảo luận 5 phút Các câu ca dao, tục ngữ, thành Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: ngữ về giữ chữ tín: - GV cho HS quan sát tranh, HS thảo luận 1. Nói lời phải giữ lấy lời và ghi kết quả ra phiếu học tập. Đừng như con bướm đậu rồi lại - GV quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong bay. học tập -> Biết giữ lời hứa - HS đọc các câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ 2. Chắc như đinh đóng cột. tín và rút ra được ý nghĩa của từng câu. -> Nói chắc chắn , khẳng định Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 3. Chữ tín quý hơn vàng. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả -> Sự quý giá của chữ tín còn - Cả lớp theo dõi, trao đổi, nhận xét quý hơn vàng, tầm quan trọng Bước 4: Kết luận, nhận định: của chữ tín trong cuộc sống là rất - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức lớn. - GV tuyên dương những nhóm làm tốt Bài 2: Đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi: a) Mục tiêu: - HS phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín, biết phê phán những hành vi không tôn trọng chữ tín và không biết giữ chữ tín. b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
  34. - GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc 4 tình huống trong SGk trang 25 và trả lời câu hỏi: 1. Theo em, trong các tình huống trên bạn nào biết giữ chữ tín, bạn nào chưa biết giữ chữ tín? Vì sao? 2. Em có lời khuyên gì với những bạn chưa biết giữ chữ tín trong các tình huống trên Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - GV cho HS theo dõi, quan sát các tình huống - HS quan sát, suy nghĩ trả lời - Tình huống biết giữ chữ tín: 2, - HS nêu ra được hành vi giữ chữ tín và 3 không giữ chữ tín, đưa ra được những lời - Tình huống không biết giữ chữ khuyên chân thành đối với những bạn chưa tín: 1, 4. giữ chữ tín. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi HS trả lời câu hỏi - HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, bổ sung, chốt nội dung và chọn những câu phát biểu hay nhất của HS về lời khuyên đối với những bạn chưa giữ chữ tín để chia sẻ trước lớp. Bài 3: Em hãy đọc những thông tin sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: a) Mục tiêu: - HS biết phê phán đối với những hành vi không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín. Từ đó quyết tâm thực hiện hành động giữ chữ tín. b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
  35. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 26 và thực hiện yêu cầu: 1) Tìm và kể tên những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, có uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài nước. 2) Nêu suy nghĩ của em về những hành vi sản xuất, kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo uy tín với KH. 3) Viết đoạn văn 7-10 dòng với lời hứa về việc giữ chữ tín nếu em là người sản xuất kinh doanh trong tương lai - GV phát phiếu học tập để HS viết đoạn văn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: 1) HS kể tên những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, có uy tín với người tiêu dùng: Bánh kẹo Hải Châu, dầu thực vật Tường An, Sữa tươi Vinamilk, 2) HS nêu lên những suy nghĩ của mình về hành vi sản xuất kinh doanh kém chất lượng: làm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, đánh lừa người tiêu dùng, nhân cách xấu xa, 3) HS viết đoạn văn dài 7-10 dòng với lời hứa về việc giữ chữ tín trong vai trò em là nhà sản xuất kinh doanh (theo yêu cầu về hình thức và nội dung như môn Ngữ Văn) Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
  36. - Câu 1, 2: gọi 1 số HS trả lời - Câu 3: gọi 2-3 em đọc đoạn văn. Số còn lại GV thu bài về nhà chấm. - HS trong lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV liên hệ thực tế giới thiệu với HS những hình ảnh, thông tin về 1 số hàng Việt Nam chất lượng cao được vinh danh: Ngày 22/03/2022, tại Tp HCM, hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã công bố danh sách 524 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao thuộc đa dạng lĩnh vực: bánh kẹo, sữa, nước chấm, gia vị, may mặc, nhựa gia dụng, điện gia dụng, (Công ty CP bánh kẹo Á châu, Công ty CP sữa Việt Nam, Công ty CP Sao Thái Dương, ) Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, bổ sung - GV chọn những đoạn văn hay của HS chia sẻ trước lớp và kết luận. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút) Bài 1: Thiết kế sản phẩm a) Mục tiêu: - HS vận dụng được những nội dung đã học, quyết tâm thực hiện những hành động cụ thể về việc giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác. b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
  37. - Em hãy thiết kế sổ nhắc việc hoặc bảng ghi chú để ghi chép lời hứa với bản thân hoặc người khác. Hãy kiểm tra lại kết quả thực hiện sau 1 tháng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - GV hướng dẫn học sinh thiết kế sổ nhắc việc trong thời gian 1 tháng: Ngày Nội dung Kết quả tháng công việc Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Sau 1 tháng, GV yêu cầu HS nộp lại sổ nhắc việc để GV xem kết quả thực hiện. - Mời 2-3 em chia sẻ sản phẩm trước lớp - HS cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá về sản phẩm - GV ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên) Bài 2: Thiết kế thông điệp a) Mục tiêu: - HS thiết kế một thông điệp dưới dạng đoạn văn, câu khẩu lệnh, tranh vẽ, và trình bày trước lớp nhằm kêu gọi bạn bè thực hiện thói quen đúng giờ. b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
  38. - GV yêu cầu HS thiết kế một thông điệp (đoạn văn, câu khẩu lệnh, tranh vẽ, ) và trình bày trước lớp nhằm kêu gọi bạn bè thực hiện thói quen đúng giờ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - Thông điệp của HS có thể thể hiện qua đoạn văn, câu khẩu lệnh, tranh vẽ, đảm bảo đúng yêu cầu: kêu gọi bạn bè thực hiện thói quen đúng giờ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi - HS cả lớp theo dõi, nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: - Gv nhận xét, đánh giá, rút ra những lưu ý cần thiết - Chọn những thông điệp hay của HS để chia sẻ trước lớp. - GV tổng kết bài học: gọi 1-2 HS đọc nội dung ghi nhớ SGK trang 24 và hỏi: Bài học này em cần ghi nhớ những điều gì? - Về nhà hoàn thiện các bài tập và Sổ nhắc việc. Tuần Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Trường Họ tên: Tổ: KHXH BÀI 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
  39. MÔN: GDCD 7 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hóa - Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội - Nêu được qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, các nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa - Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa - Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn DSVH và cách đấu tranh ngăn chặn các hành vi đó - Thực hiện được mộtt số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ DSVH 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. - Yêu nước: Tự hào về các di sản văn hóa của dân tộc - Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị của di sản thiên nhiên và di sản tinh thần mà cha ông đã dể lại II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh 2. Học liệu: Sách giáo khoa GDCD7 , tư liệu báo chí, thông tin, clip III. Tổ chức các hoạt động. 1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động: Kĩ thuật dạy Tên hoạt động Phương pháp thực hiện học
  40. - Kĩ thuật đặt câu A. Hoạt động khởi động - Dạy học trực quan sinh động hỏi - Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật đặt câu B. Hoạt động hình thành - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn hỏi kiến thức đề, dự án - Kĩ thuật học - Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại. tập hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn - Kĩ thuật học C. Hoạt động luyện tập đề. tập hợp tác - Dạy học theo nhóm cặp đôi - Kĩ thuật động não - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn - Kĩ thuật đặt câu D. Hoạt động vận dụng đề. hỏi . Hoạt động 1: Hoạt động khởi động( Mở đầu) * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu các di sản văn hóa * Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh. * Yêu cầu sản phẩm: nhận biết được các loại di sản văn hóa. * Tổ chức thực hiện: Hoạt động củagiáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua QS 3 bức tranh - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi( 3 bức tranh: Bến Nhà Rồng, Thánh địa Mĩ Sơn, vịnh Hạ Long ? Địa danh nào gắn với sự kiện lịch sử ? Địa danh nào biểu hiện vẻ đẹp thiên nhiên ? Địa danh nào mang giá trị văn hóa Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Bến Nhà Rồng: Tại đây ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước - Vịnh Hạ Long: Ngày 11/11/ 2011 được bầu chọn là 1 trong 7 kì quan thiên nhiên mới của thế giới
  41. - Thánh địa Mĩ Sơn: là công trình kiến trúc phản ánh tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, tôn giaó của nhân dân ta thời phong kiến GV dẫn dắt vào bài. GV cho HS đọc thông tin trong SGK/27 và trả lời câu hỏi - Em cảm nhận như thế nào về Đờn ca tài tử Nam Bộ? - Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết những di sản văn hoá nào? Câu trả lời: Cảm nhận về Đờn ca tài tử Nam Bộ: Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ, từ những ngày đầu mở đất. Em cảm nhận được một một sức sống bền lâu, lan tỏa khắp các miền quê, thể hiện tâm hồn phóng khoáng, tình yêu quê hương đất nước, con người dân đất phương Nam. - Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết những di sản văn hoá như: - Vịnh Hạ Long - Quần thể danh thắng Tràng An - Quần thể Di tích Cố đô Huế - Nhã nhạc cung đình Huế - Hát Xoan Phú Thọ - Dân ca Quan họ Bắc Ninh Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (Khám phá) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt *HĐ1: HD học sinh nắm được khái niệm di sản, 1. Khái niệm di sản văn hóa phân biệt các loại di sản. DSVH là sản phẩm vật chất * Mục tiêu: Giúp hs phân biệt các loại di sản. và tinh thần có giá trị lịch sử, * Nhiệm vụ: HS làm việc ở nhà. văn hoá, khoa học được lưu * Phương thức thực hiện: Dự án, đàm thoại truyền từ đời này sang đời * Yêu cầu sản phẩm: tranh hs sưu tầm, vở ghi. khác. Có 2 loại DSVH, đó là: * Cách tiến hành: GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv: Cho hs quan sát tranh ở sgk, trả lời câu hỏi trong SGK 1. Quần thể di tích Cố đô Huế Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt
  42. Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993. 2. Phố cổ Hội An Hội An được xem như một “bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, đã trở thành nguồn tài nguyên, nguồn động lực quan trọng, có tính quyết định, đưa kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố phát triển vượt bậc. Phố cổ Hội An được Bộ Văn hóa cấp Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào tháng 3/1985; Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào tháng 12/1999; Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào đợt 1 (tháng 8/2009). Cho đến nay, Di sản đô thị Hội An vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn về cảnh quan, không gian kiến trúc và là nơi người dân sinh sống thường ngày ngay trong lòng di sản với những phong tục, tập quán, nếp ứng xử, ẩm thực, sinh hoạt văn hóa truyền thống còn được giữ gìn, trân trọng. 3. Dân ca quan họ Bắc Ninh Ngày 30/9/2009, hình thức diễn xướng văn hoá dân gian Quan họ đã được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là niềm tự hào và là động lực to lớn để Dân ca Quan họ tiếp tục phát triển vượt qua ranh giới quốc gia và lan toả rộng rãi. 4. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại, bên cạnh niềm tự hào là một trách nhiệm hết sức nặng nề và to lớn. Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá, được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asian) và Nam đảo
  43. (Austronesian) sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam. Gv: Hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 4 bức ảnh trên. gv: hãy kể tên một số DTLS hoặc DLTC mà em biết. gv: Ở VN có những DSVH nào đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới?. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi . - Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs - Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs *Báo cáo kết quả: -Gv yêu cầu hs trả lời *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl. * HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học. * Mục tiêu: HS biết được k/n di sản văn hóa. * Nhiệm vụ: HS theo dõi sgk trả lời câu hỏi * Nội dung: Thảo luận nhóm, đàm thoại * Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS * Tổ chức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm - Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs - Dự kiến sản phẩm: kq thảo luận của hs *Báo cáo kết quả: -Gv yêu cầu các nhóm báo cáo - Thế nào là di sản văn hoá?- Di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?- Có mấy loại di sản văn hoá? Cho ví dụ về mỗi loại. Sản phẩm - Di sản văn hóa: là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạp mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc. - Di sản văn hoá có ý nghĩa đối với con người và a. DSVH phi vật thể: là xã hội: đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây những sản phẩm tinh thần có dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, góp phần làm giá trị về lịch sử, văn hoá, phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới. khoa học được lưu giữ bằng - Có 2 loại di sản văn hoá: trí nhớ, chữ viết, truyền
  44. + Di sản văn hóa phi vật thể như: Quần thể di tích Cố miệng, truyền nghề, trình đô Huế, Phổ cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng diễn và các hình thức lưu thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, giữ, lưu truyền khác. b. DSVH vật thể: là sản + Di sản văn hóa vật thể như: Nhã nhạc cung đình phẩm vật chất có giá trị lịch Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, sử, văn hóa, bao gồm các Ca Trù, Tín ngường thờ cúng Hùng Vương, DTLS văn hóa, DLTC, các di vật cổ vật, bảo vật quốc *Đánh giá kết quả gia. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá + DTLS văn hoá là công - Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl. trình xây dựng, địa điểm và Gv: Giới thiệu một số DSVH vật thể. (Hội an, Bến các di vật cổ vật, bảo vật Nhà Rồng quốc gia. có giá trị lịch sử, Gv: DSVH vật thể là gì?. văn hoá, khoa học. Gv: Cho HS quan sát một số DTLS văn hóa. c. DLTC: là cảnh quan thiên Gv: DTLSVH là gì?. nhiên hoặc địa điểm có sự Gv: giải thích các từ: di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. kết hợp giữa cảnh quan thiên (Di vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị về nhiên với công trình kiến LS, VH, KH; Cổ vật là hiện vật có giá trị tiêu biểu trúc có giá trị LS thẩm mĩ, về LS, văn hóa, KH từ 100 năm tuổi trở lên; bảo vật KH. quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm của nhà nước). Gv: Cho Hs quan sát 1 số DLTC. 3. Ý nghĩa đóng vai trò quan Gv: Danh lam thắng cảnh là gì? Cho ví dụ. trọng vào sự nghiệp xây GV cho HS đọc thông tin trong SGK dựng và phát triển văn hóa - Em hãy lấy ví dụ cụ thể về việc thực hiện quyền và Việt Nam, góp phần làm nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn di phong phú kho tàng di sản sản văn hoá. văn hóa thế giới. => Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3. Quy định của pháp luật 9 thông qua ngày 29/6/2001 (Luật số Nhà nước có chính sách bảo 28/2001/QH10), với 74 điều, được chia làm 7 vệ và phát huy giá trị di sản chương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2002. văn hoá nhằm nâng cao đời Đây là là đạo luật quy định hoạt động bảo vệ và phát sống tinh thần của nhân dân, huy giá trị di sản văn hóa, quyền và nghĩa vụ của tổ góp phần phát triển kinh tế - chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở nước Cộng xã hội của đất nước; khuyến hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về di sản văn hóa để làm bài. * Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.
  45. * Nội dung: HĐ cặp đôi. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS. * Tổ chức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Bài tập 1 3. Bài tập: - Hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đi Bài tập 1: sản văn hoá: c) Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân. d) Buôn bán, trao đối, cho tặng cổ vật không có giấy phép. => Chúng ta cần phản đối, lên án những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đi sản văn hoá, có biện pháp trừng phạt thích đáng đối với những hành vi đó. - Những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá là: Không lấy cắp cổ vật, đồ vật quý tại các di tích lịch sử. Không đập phá, viết vẽ bậy lên các di sản văn hóa Giữ gìn sạch đẹp cảnh quản tại các di tích, danh lam thắng cảnh Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. Bài tập 2: Bài tập 2: HS thảo luận theo cặp đôi Những câu ca dao, tục ngữ về di sản văn hoá của Việt Nam: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba Cổ Loa là đất Đế Kinh Bài tập 3 Trông ra lại thấy tòa thành Tiên xây. Bài tập 3: - Em và bạn chia vai xử lí tình huống theo gợi ý: Nếu là V và T, em nên đem cổ vật đến cơ quan chức năng để giao nộp cổ vật đó chứ không được mang về làm của riêng bởi vì đây là những vật có giá trị lịch sử lâu đời của đất nước ta. Bài tập 4:
  46. Bài tập 4: Em hãy viết đoạn văn (7 - 10 dòng) bày tỏ niềm tự hào về đi sản văn hoá Việt Nam và nêu các việc làm cụ thể của bản thân góp phần bảo tồn di sản văn hoá. GV goi HS trình bày bài viết Anh có về Kinh Bắc quê em Mà nghe quan họ, mà xem làng nghề Quê em có lịch có lề Có sông tắm mát có nghề cửi canh. Đà Nẵng tàu lớn vào ra Hội An phố xá đông người bán buôn Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: tấm thiệp về phong tục lễ tết của Việt Nam * Cách tiến hành: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: HS vẽ thiệp HS tiếp nhận nhiệm vụ: *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - chuẩn bị dụng cụ bút, màu vẽ thiệp Tết Nguyên Đán *Báo cáo kết quả: HS trình bày thiệp *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl.
  47. 2. Hãy sưu tầm các tranh ảnh đẹp về di sản văn hoá Việt Nam và tạo thành cuốn sách ảnh hoặc thực hiện một đoạn phim ngắn về di sản văn hoá tại địa phương em để giới thiệu với bạn bè gần xa. * Gợi ý: Em có thể sưu tầm ảnh các di sản văn hoá Việt Nam và ghi các giá trị ý nghĩa của các di sản văn hóa đó để giới thiệu với bạn bè gần xa và bạn bè quốc tế. BÀI 6: NHẬN BIẾT CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG Môn: GDCD Lớp 7. Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (Thời lượng thực hiện: 01 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: 1. Kiến thức - Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng - Nhận diện được các biểu hiện của cơ thể trước các tình huống thường gây căng thẳng - Nêu được nguyên nhân, ảnh hưởng của các tình huống thường gây căng thẳng - Biết cách ứng phó trước các tình huống thường gây căng thẳng 2. Năng lực - Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những kỹ năng sống cơ bản, phù hợp với lứa tuổi. - Năng lực phát triển bản thân:Trang bị cho bản thân những kỹ năng sống cơ bản như để thích ứng, điều chỉnh và hòa nhập với cuộc sống. - Năng lực tự chủ và tự học:Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng sống cơ bản đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Phát hiện và giải quyết được những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. 3.Phẩm chất - Chăm chỉ:Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. - Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền đấu tranh chống bạo lưc học đường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu liên quan. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) a. Mục tiêu:
  48. - Tạo được hứng thú với bài học. - Học sinh bước đầu nhận biết về các tình huống thường gây căng thẳng có thể xảy ra bất cứ lúc nào chuẩn bị vào bài học mới. - Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng và hậu quả của những tình huống đó. - Nêu được cách ứng phó với một số tình huống thường gây căng thẳng mà học sinh đã trải qua. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc yêu cầu các học sinh trong lớp cùng nhau đọc và làm bài tập tình huống trong sách giáo khoa. Viết: - Ba điều em sợ nhất. - Ba điều em ghét nhất. - Ba điều khiến em mệt mỏi nhất. - Ba điều em muốn thay đổi nhất c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Học sinh cùng nhau suy ngẫm và đưa ra một số tình huống đã xảy ra trong thực tế và đưa ra được hướng giải quyết. Ví dụ: - Việc sợ bị dọa nạt; sợ bị nói xấu hoặc sợ bị xa lánh, cô lập. - Ghét nhất bị bạn bạn bè xấu, ghét bị la mắng, - Mệt mỏi vì áp lực học hành, mệt mỏi vì phải phấn đấu bằng người khác - Muốn thay đổi : được học phù hợp với năng lực, được vui chơi, được chia sẻ d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, rồicác học sinh chia sẻ cùng nhau suy nghĩ về các tình huống thường gây căng thẳng mà học sinh đã trải qua,và đứng trước tình huống đó, các em đã làm gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiến hành suy nghĩ trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời một số học sinh đưa ra các tình huống thường gây căng thẳng mà học sinh đã trải qua - Giáo viên khuyến khích học sinh tìm ra nhiều biểu hiện của các tình huống thường gây căng thẳng mà học sinh đã trải qua và đưa ra được các cách giải quyết. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên có thể đi sâu vào 1-2 tình huống nổi bật - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học: Các em thân mến: Trong cuộc đời học sinh, chắc chắn các em ai cũng đã gặp các tình huống gây căng thẳng mà học sinh đã trải qua. Vậy trước những tình huống nuy hiểm đó, ta cần phải làm gì và làm như thế nào, nhờ sự giúp đỡ của ai? Để giải đáp những thắc mắc này cô và chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
  49. 2. Hoạt động 2: Khám phá Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung các tình huống thường gây căng thẳng. a. Mục tiêu: - HS nắm được một số tình huống thường gây căng thẳng b. Nội dung: - GV cho học sinh làm việc cá nhân, cùng nhau đọc các hộp thông tin trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi trong các trường hợp bên dưới - Học sinh đọc thông tin, suy nghĩ câu hỏi và đưa ra câu trả lời của mình về hai trường hợp trong SGK a) Em hãy chỉ ra tình huống nào có thể gây ra căng thẳng cho các nhân vật trong tranh?- b) Trong cuộc sống em đã gặp những tình huống nào gây căng thẳng? Em hãy chia sẻ những cảm xúc của em khi gặp các tình huống đó? c) Đọc tình huống 2 và cho biết vì sao H không làm được bài thi?Khi bị căng thẳng cơ thể em có biểu hiện gì? d) Quan sát tranh và cho biết nguyên nhân, hậu quả của các tình huống nào gây căng thẳng? c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh - Học sinh đọc thông tin và trả lời được câu hỏi a) Các tình huống gây căng thẳng cho các nhân vật trong tranh: - Gặp bài toán khó. - Bị đe dọa gặp tai nạn trong 3 ngày tới. b)Trong cuộc sống em đã gặp những tình huống nào gây căng thẳng: - Mâu thuẫn với bạn bè. - Bị áp lực học hành. - Phải làm những việc mình không thích Em hãy chia sẻ những cảm xúc của em khi gặp các tình huống đó? - Mệt mỏi, khó chịu, buồn bã, chán nản c) H không làm được bài thi - Vì H bị áp lực học hành quá khả năng của bản thân và luôn lo lắng phải học làm sao để không phụ lòng mong mởi của cha mẹ. Khi bị căng thẳng cơ thể em có biểu hiện : - Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn bã . d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: I. Khám phá - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin bài và trả lời Nhận biết khái niệm, các câu hỏi: nguyên nhân, biểu hiện và a) Em hãy chỉ ra tình huống nào có thể gây ra hậu quả của các tình căng thẳng cho các nhân vật trong tranh?- huống nào gây căng thẳng. b) Trong cuộc sống em đã gặp những tình huống 1. Khái niệm nào gây căng thẳng? Em hãy chia sẻ những cảm xúc - Căng thẳng là phản ứng của của em khi gặp các tình huống đó? cơ thể trước những áp lực
  50. c) Đọc tình huống 2 và cho biết vì sao H không cuộc sống hay một yếu tố nào làm được bài thi?Khi bị căng thẳng cơ thể em có biểu đó tác động , gây ảnh hưởng hiện gì? xấu đến thể chất lẫn tinh thần d) Quan sát tranh và cho biết nguyên nhân, hậu của con người. quả của các tình huống nào gây căng thẳng? 2. Biểu hiện của căng thẳng: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập + Đau đầu, đau cơ bắp, đổ mồ - HS đọc thông tin, làm việc cá nhân, và nhóm bàn ghi hôi, chóng mặt kết quả vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS, phát hiện + Mất tập trung, hay quên, các kết quả khác nhau của các cá nhân. vụng về. - GV phát hiện những học sinh có câu trả lời đúng và + Chán nản, lo lắng, buồn nhanh nhất, định hướng những học sinh trả lời sai bực cần điều chỉnh + Dễ nổi cáu, bực bội, nóng Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận tính - Giáo viên mời một số học sinh trình bày phần trả lời 3. Nguyên nhân của căng câu hỏi của mình thẳng: - Giáo viên lựa chọn một số học sinh khác nhận xét về + Chủ quan: Suy nghĩ tiêu nội dung phần trình bày của các bạn và rút ra kết luận cực, thiếu kỹ năng ứng phó chung với căng thẳng, tự tạo ra áp Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ lực cho bản thân, mất ngủ, sử - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh dụng chất kích thích kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có + Khách quan: do môi trường câu trả lời phù hợp sống, kì vọng của ba mẹ, áp - Gv nhận xét và đưa ra kết luận về biểu hiện, nguyên lực học hành thi của, bạo lực nhân, hậu quả các tình huống nào gây căng thẳng gia đình, học đường. 4. Hậu quả : Căng thẳng tác động xấu đến sức khỏe (hệ thần kinh,hệ cơ, tim mạch ), gây rối loạn tinh thần, ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh, lao động, học tập 3. Luyện tập 1. bài tập 1: Liệt kê các tình huống gây căng thẳng học sinh thường gặp. * Mục tiêu: - Học sinh liệt kê được các tình huống gây căng thẳng, một số cách khắc phục các tình huống gây căng thẳng * Nội dung: - GV cho học sinh làm việc các nhân và theo bàn, cùng quan sát, thảo luận và xác định các tình huống nào gây căng thẳng. - Học sinh làm việc cá nhân sau đó thảo luận theo bàn, quan sát hình ảnh, suy nghĩ câu hỏi và đưa ra câu trả lời c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
  51. - Học sinh chỉ ra các tình huống gây căng thẳng - Một số cách khắc phục các tình huống gây căng thẳng (1) Kết bạn với bạn tốt, hòa nhập và tham gia các nhóm bạn, câu lạc bộ (2) Tránh xa bạn xấu, phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội (3) Kiềm chế cảm xúc (4) Khéo léo trong giải quyết hiểu lầm, xích mích d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV cho học sinh làm việc các nhân và theo nhóm bàn, cùng quan sát, thảo luận và xác định những việc cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc cá nhân sau đó thảo luận theo bàn, quan sát hình ảnh, suy nghĩ câu hỏi và đưa ra câu trả lời - GV theo dõi, hướng dẫn HS, phát hiện các kết quả khác nhau của các cá nhân. - GV phát hiện các học sinh hoàn thành nhiệm vụ sớm nhất và chỉ ra những bạn chưa tập trung học tập Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh trả lời kết quả làm việc của mình. - Giáo viên lựa chọn những câu trả lời phù hợp để chốt kiến thức Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp - Gv tổng hợp lại những tình huống gây căng thẳng Một số cách khắc phục các tình huống gây căng thẳng 2. Bài tập 2: Đọc tình huống sau và nêu nguyên nhân gây căng thẳng. H sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một hôm mẹ nói vói H: “ Bố bị tai nạn nên mẹ sẽ vào viện chăm sóc bố mỗi ngày,con nhé”.H thương mẹ nên không dám xin tiền học. H luôn mặc cảm tự ti với các bạn trong lớp. H tâm sự với bạn thân: “ có lẽ mình phải bỏ học mất”.
  52. a. Mục tiêu: Học sinh đưa ra được nguyên nhân gây căng thẳng b. Nội dung: - Học sinh làm việc theo nhóm và đưa ra nguyên nhân gây căng thẳng. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh: - Do hoàn cảnh gia dình khó khăn, H không muốn bố mẹ khổ thêm. - H chưa nghĩ kỹ mà không biết rằng nếu mình bỏ học bố mẹ còn buồn khổ hơn. - H tự ti, chưa có ý chí vững vàng. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, cùng nhau trao đổi suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh suy nghĩ và thảo luận, ghi câu trả lời của mình vào vở ghi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu 1 vài nhóm HS lên trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày, học sinh theo dõi kết quả có nhận xét và bổ sung HS: - Trình bày kết quả trả lời của mình Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trình bày của bạn -Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. Bài tập 3: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Gia đình K vừa chuyển đến một căn hộ chung cư. Cạnh nhà K có một bạn trẻ đam mê nhạc rock và đánh trống. K sang nhà bạn hàng xóm và nói: “ Bạn đừng làm ồn nữa”. bạn hàng xóm đáp: “ Mình chơi nhạc nhà mình chứa có qua nhà bạn đâu?.”Cứ thế tiếng trống làm K khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, K tức giận hét to: “ Sao khó chịu thế này!”. Theo em, điều gì làm K nóng tính và dễ tức giận? Sự căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của K? a. Mục tiêu: Học sinh đưa ra được ý kiến của bản thân mình về một số tình huống gây căng thẳng b. Nội dung: - Học sinh làm việc theo theo nhóm, cùng nhau đọc, trao đổi về tình huống được đưa ra trong sách giáo khoa, và thống nhất ý kiến theo nhóm c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh: - Những phiền phức ồn ào do tiếng ồn nhà bạn hàng xóm khiến K căng thẳng, mất ngủ dễ nóng tình nổi cáu. - Sự căng thẳng khiến K mệt mỏi, khó chịu, bực tức và căng thẳng không làm được việc.
  53. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, cùng nhau trao suy nghĩ về các tình huống và thống nhất ý kiến của cả nhóm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc, suy nghĩ, thảo luận và ghi câu trả lời của mình vào vở ghi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày, học sinh theo dõi kết quả có nhận xét và bổ sung HS: - Trình bày kết quả trả lời của mình Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trình bày của bạn -Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng Bài tập 1: Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của căng thẳng để phân tích một tình huống căng thẳng mà em từng gặp và chia sẻ với các bạn trong lớp. a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dung các kiến thức đã học để để phân tích một tình huống căng thẳng từng gặp và chia sẻ với các bạn trong lớp. b. Nội dung: - Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, bày tỏ những suy nghĩ, tâm tư của mình về để phân tích một tình huống căng thẳng từng gặp và chia sẻ với các bạn trong lớp c. Sản phẩm: Là bài làm của học sinh và học sinh sẵn sàng chia sẻ trước lớp. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở, thời gian trả bài, cách thức làm bài. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên ấn định thời gian các học sinh nộp sản phẩm, cách nộp sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, sản phẩm của học sinh. Bài tập 2: Thiết kế một sơ đồ tư duy về ảnh hưởng của các tình huống gây căng thẳng đối với bản thân a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dung các kiến thức đã học để thiết kế một sơ đồ tư duy về ảnh hưởng của các tình huống gây căng thẳng đối với bản thân. b. Nội dung: - Học sinh có thể làm việc theo nhóm tại nhà, có phần liên hệ chính bản thân các em
  54. c. Sản phẩm: Bài làm của cá nhân học sinh hoặc một nhóm học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc có thể theo nhóm, mỗi nhóm là 1 sản phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà, Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên ấn định thời gian các học sinh nộp sản phẩm, cách nộp sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, sản phẩm của học sinh. IV. RÚT KINH NGHIỆM TÊN BÀI DẠY: ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG Môn: GDCD; lớp 7 – Bộ sách: Chân trời sáng tạo. Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nêu được cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng. - Thực hành được một số cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng. 2. Về năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực: - Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện một số cách ứng phó đúng đắn trước những tình huống căng thẳng bản thân có thể gặp phải trong học tập và cuộc sống. - Năng lực phát triển bản thân: Nâng cao ý thức tự chủ, kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống căng thẳng theo trình tự các bước. - Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, hành vi sai trái, gây căng thẳng cho mọi người; lên án những hành vi lệch lạc đe dọa gây ra sự căng thẳng của trẻ em, phụ nữ và những người yếu thế. Không sử sụng chất kích thích, tạo áp lực cho bản thân. - Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp ứng phó trong các tình huống căng thẳng (bạo lực học đường, bị đe dọa ); cùng bạn bè tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động về KNS để tạo niềm vui, giảm căng thẳng, có khả năng xử lí và ứng phó khi gặp sự căng thẳng trong cuộc sống. 3. Về phẩm chất: - Bình tĩnh: Luôn rèn luyện và nhắc nhở bản thân cần bình tĩnh trước những tình huống để có thể đưa ra cách ứng biến phù hợp. - Can đảm, linh hoạt, nhạy bén: Luôn can đảm chia sẻ với những người xung quanh, tìm sự trợ giúp kịp thời nếu rơi vào tình huống căng thẳng, không được sợ hãi để kẻ xấu khống chế; cần linh hoạt nhạy bén để bảo vệ bản thân tránh rủi ro đáng tiếc do căng thẳng quá độ.
  55. - Trách nhiệm: thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tạo ra sự cang thẳng cho người khác. - Nhân ái: yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ những người gặp phải các tình huống căng thẳng trong cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Màn hình tivi, máy tính, phiếu học tập, giấy A0, bút dạ máy soi. 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo chí, thông tin, clip. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Nêu được cách ứng phó với căng thẳng qua các bức tranh. - Kể thêm được các cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng cách cho HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Câu 1. Tranh 1: Thư giãn bằng cách chơi trò chơi với các bạn. Tranh 2: Ngủ để quên đi chuyện buồn. Tranh 3: Tìm sự trợ giúp của thầy cô. Tranh 4: Luyện tập thể dục thể thao. Câu 2: Một số cách ứng phó khác như: Viết nhật kí, tâm sự với bạn bè về tình huống của mình, chia sẻ với bạn khi nhận thấy bạn có dấu hiệu căng thẳng, nghe nhạc . d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. ? Em hãy chỉ ra các cách thức ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong những bức tranh sau: Hãy cho biết bức tranh nào mô tả cách thức ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.
  56. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiến hành quan sát tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời một số học sinh đưa ra suy nghĩ của mình và lý giải vì sao chọn như vậy - Giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra các phương án khác với sách đưa ra nếu thấy hợp lý Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhấn mạnh nội dung: Các cách ứng phó với tâm lí căng thẳng - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học: Ở bài học trước các em đã biết được trong cuộc sống của chúng ta thường có nhiều điều gây ra căng thẳng, làm ảnh hưởng lớn tới thể chất và tinh thần mà chúng ta không thể lường trước được. Vậy để đối phó với tâm lí căng thẳng đó, ta cần phải làm gì và làm như thế nào, nhờ sự giúp đỡ của ai . Để giải đáp những thắc mắc này cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Khám phá Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là ứng phó với tâm lí căng thẳng? a. Mục tiêu: - HS tìm hiểu tình huống căng thẳng, cách ứng phó với tâm lí căng thẳng đó - Đưa ra được một số cách ứng phó tích cực khác. b. Nội dung: - GV cho học sinh làm việc theo nhóm, cùng nhau đọc tình huống, suy nghĩ trả lời được 3 câu hỏi. Nhóm 1: T gặp phải căng thẳng như thế nào? Nhóm 2: T đã làm gì để vượt qua sự căng thẳng đó? Nhóm 3: Nếu là T, em còn có cách nào khác để vượt qua sự căng thẳng đó? c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
  57. Nhóm 1: T gặp phải căng thẳng: áp lực học tập, thi cử do bố mẹ luôn kì vọng T đạt kết quả cao trong học tập; dành nhiều thời gian ôn tập nhưng đến gần ngày thi lại quên hết những gì đã học; bạn bè trêu chọc mọt sách mà điểm dưới trung bình Nhóm 2: T tìm đến phòng Tham vấn học đường, được cô giáo khuyên: Em nên ôn bài bằng cách . Nhóm 3: Nếu là T, em còn một số cách vượt qua căng thẳng đó: Lập kế hoạch ôn tập một cách khoa học, vừa sức; chia sẻ với bố mẹ về những áp lực mà mình đang phải trải qua; dành thêm thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn thì học tập sẽ hiệu quả hơn; d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: I. Khám phá - GV cho học sinh đọc tình huống trong SGK, phân chia lớp 1. Thế nào là ứng phó với thành 3 nhóm, thảo luận trong 5 phút, sau đó ghi ra giấy, hết tâm lí căng thẳng? thời gian nhóm trưởng sẽ thay mặt nhóm lên trình bày. Nhóm 1: T gặp phải căng thẳng như thế nào? Nhóm 2: T đã làm gì để vượt qua sự căng thẳng đó? Nhóm 3: Nếu là T, em còn có cách nào khác để vượt qua sự căng thẳng đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc tình huống, làm việc theo nhóm - GV theo dõi, hướng dẫn HS, phát hiện kịp thời giúp đỡ nếu học sinh gặp khó khăn. - GV phát hiện những nhóm có câu trả lời đúng và nhanh nhất, định hướng nhưng học sinh trả lời sai cần điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên có thể yêu cầu các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm tiếp tục nhận xét lẫn nhau Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp - Gv nhận xét và đưa ra kết quả, cho điểm các nhóm. Nhóm 1: T gặp phải căng thẳng: áp lực học tập, thi cử do bố mẹ luôn kì vọng T đạt kết quả cao trong học tập; dành nhiều thời gian ôn tập nhưng đến gần ngày thi lại quên hết những gì đã học; bạn bè trêu chọc mọt sách mà điểm dưới trung bình Nhóm 2: T tìm đến phòng Tham vấn học đường, được cô giáo khuyên: Em nên ôn bài bằng cách . Nhóm 3: Nếu là T, em còn một số cách vượt qua căng thẳng đó: Lập kế hoạch ôn tập một cách khoa học, vừa sức; chia sẻ với bố mẹ về những áp lực mà mình đang phải trải qua; dành thêm thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn thì học tập sẽ hiệu quả hơn; Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho hs nêu yêu cầu phần 2. Cho học sinh làm bài trên phiếu học tập.
  58. Ý kiến Đồng Không ý đồng ý a) Một cái ôm của bố mẹ có thể giúp chúng ta giải toả được những căng thẳng trong cuộc sống. b) Khi căng thẳng, có thể đi đâu đó vài ngày cho nguôi ngoai. c) Hoà mình vào thiên nhiên với cỏ cây hoa lá và vui chơi, nô đùa cùng bạn bè là những khoảnh khắc tuyệt vời giúp chúng ta quên đi mọi áp lực. d) Tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp chúng ta chống lại áp lực, căng thẳng. e) Không có điều gì trên cuộc đời này không có cách giải quyết. Nếu bạn đã thực sự cố gắng mà vẫn chưa giải quyết được thì hãy hỉ ý kiến chuyên gia để được giúp đỡ. g) Lên mạng xã hội than thở cũng là một cách giải toả nỗi buồn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, làm việc theo cá nhân - GV theo dõi, hướng dẫn HS. - GV phát hiện những hs có câu trả lời đúng và nhanh nhất, định hướng nhưng học sinh trả lời sai cần điều chỉnh Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên chiếu phiếu học tập của học sinh, nhận xét lẫn nhau Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét kết quả, chiếu kết quả Ý kiến Đồng ý Không đồng ý a) Một cái ôm của bố mẹ có thể giúp x chúng ta giải toả được những căng thẳng trong cuộc sống. b) Khi căng thẳng, có thể đi đâu đó vài x ngày cho nguôi ngoai. c) Hoà mình vào thiên nhiên với cỏ cây x hoa lá và vui chơi, nô đùa cùng bạn bè là những khoảnh khắc tuyệt vời giúp chúng ta quên đi mọi áp lực. d) Tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp x chúng ta chống lại áp lực, căng thẳng.
  59. e) Không có điều gì trên cuộc đời này x không có cách giải quyết. Nếu bạn đã thực sự cố gắng mà vẫn chưa giải quyết được thì hãy xin ý kiến chuyên gia để được giúp đỡ. g) Lên mạng xã hội than thở cũng là một x cách giải toả nỗi buồn. ? Vì sao em đồng ý, không đồng ý với ý kiến trên? + Em đồng ý với ý kiến a) vì cái ôm của bố mẹ là sự động viên lớn lao giúp em có thêm động lực và quên đi những mệt mỏi căng thẳng, + Em đồng ý với ý kiến b) vì khi đi đâu đó vài ngày sẽ làm cho bản thân tránh xa được những yếu tố làm chúng ta căng thẳng, những chuyến đi sẽ giúp chúng ta có thêm những khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc. + Em đồng ý với ý kiến c) vì khi vui chơi, nô đùa cùng bạn bè sẽ giúp chúng ta quên đi những áp lực trong cuộc sống. + Em đồng ý với ý kiến d) vì khi tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp chúng ta bớt căng thẳng. + Em đồng ý với ý kiến e) vì nếu bản thân chúng ta không tự giải quyết được vấn đề của mình thì hãy tìm sự giúp đỡ của những người có chuyên môn và sự hiểu biết. + Em không đồng ý với ý kiến g) vì việc lên mạng xã hội than thở có hai mặt. Mặt tích cực là chúng ta được mọi người hỏi han và động viên. Tuy nhiên cũng có mặt tiêu cực đó là đôi khi chúng ta sẽ nhận được một vài ý kiến không tốt, những ý kiến này khiến chúng ta lại rơi vào trạng thái lo lắng và buồn chán. GV chốt ? Thế nào là ứng phó với tâm lí căng thẳng? - Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực. ? Em hãy cho biết cách em đã từng áp dụng cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân như thế nào? - Cách em đã từng áp dụng để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân: + Đi du lịch cùng người thân. + Khi có thắc mắc trong học tập em nhờ sự giúp đỡ từ phía thầy cô hoặc bạn bè. + Sau mỗi giờ học, cùng bạn bè vui chơi.
  60. 2. Các bước ứng phó tích Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng. cực khi gặp căng thẳng. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho hs nêu yêu cầu phần 2. Cho học sinh làm bài bằng trò chơi ghép tranh. GV vẫn chia lớp thành 3 nhóm, chuẩn bị tranh có dán băng dính 2 mặt. ? Em hãy sắp xếp những bức tranh dưới đây theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, làm việc theo nhóm - GV theo dõi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên trưng bày kết quả của 3 nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, công bố kết quả, tuyên dương đội nhất. - Trình tự: 5 – 2 – 3 – 4 – 1 - Xác định nguyên nhân gây ? Em hãy nêu trình tự các bước ứng phó khi gặp căng thẳng? căng thẳng; - Đề ra các biện pháp giải quyết; - Chọn lọc các giải pháp khả thi; - Thực hiện các giải pháp khả thi; - Đánh giá kết quả đạt được. 3. Một số cách ứng phó với căng thẳng.
  61. Nhiệm vụ 3: Một số cách ứng phó với căng thẳng. - Tập thể dục thể thao; - Có phương pháp học tập GV cho học sinh xem video ứng phó với căng thẳng (nguồn khoa học; youtube) - Cố gắng để có những ? Qua video em thấy có những cách nào ứng phó với căng khoảnh khắc vui vẻ, hạnh thẳng? phúc; - Thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên; - Viết nhật kí; - Tâm sự với người thân; - Chia sẻ với bạn bè 3. Hoạt động 3: Luyện tập 1. Bài tập 1: Em hãy chia sẻ cách ứng phó đã từng áp dụng với một tình huống căng thẳng trong quá khứ. Em đánh giá như thế nào về hiệu quả của cách thức đó? a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để chia sẻ một số tình huống căng thẳng trong thực tiễn, hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề trước các tình huống đó; đánh giá hiệu quả của cách ứng phó. b. Nội dung: - Học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành từng nội dung c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh: Học sinh hoàn thiện được bảng thể hiện Ví dụ: - Tình huống: Trước kì thi chọc học sinh giỏi của huyện, đến gần ngày thi tâm trạng em rất lo lắng và bồn chồn. Đến kì thi thử, em lo lắng nên đã quên hết những gì mình đã học khiến cho kết quả không cao. - Cách ứng phó của em: + Em đã trao đổi và tâm sự với chị. Chị của em đã hướng dẫn em cách học hiệu quả và phù hợp. + Em tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe và giảm căng thẳng. - Đánh giá hiệu quả: + Việc tâm sự với chị giúp em có được biện pháp học tập hiệu quả nhất. + Tập thể dục giúp em giảm căng thẳng và tinh thần thoải mái. => Kết quả là em đã đạt điểm cao trong kì thi chọn học sinh giỏi và được chọn vào đội tuyển. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm bài Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày, học sinh theo dõi kết quả làm việc của bạn khác để có nhận xét và bổ sung
  62. HS: - Trình bày kết quả làm việc của bản thân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trình bày bạn -Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. 2. Bài tập 2: a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống trong thực tiễn, hinh thành kỹ năng giải quyết vấn đề trước các tình huống căng thẳng. b. Nội dung: - Học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành từng nội dung tình huống. + Nhóm 1: Tình huống 1: Nếu là N, em sẽ làm gì? + Nhóm 2: Tình huống 2: H nên nói chuyện với bạn như thế nào? + Nhóm 3: Tình huống 3: P đã chọn cách ứng phó nào? Em có đồng ý không? Vì sao? c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh: Học sinh hoàn thiện được bảng thể hiện Tình huống 1: Nếu là N, em sẽ: trao đổi với giáo viên chủ nhiệm. Nhờ cô giáo chủ nhiệm có thể tìm ra số tiền bị mất của bạn H. Tình huống 2: H nói: Mình không biết vì sao bạn lại giận và tránh mặt mình. Có thể do mình phạm phải lỗi lầm gì đó. Bạn có thể nói cho mình để mình biết và sửa được không? Chúng mình là bạn thân, nên có điều gì cũng không nên giấu nhau, phải nói cho nhau biết để cả hai cùng tìm ra cách giải quyết chứ. Tình huống 3: P đã chọn cách nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm và nhờ cô hỗ trợ. Em rất đồng tình với cách ứng phó của P vì khi trò chuyện với cô giáo giải tỏa được những căng thẳng trong lòng, không những thế cô giáo cũng có thể giúp đỡ và hỗ trợ P để P tiếp tục tham gia câu lạc bộ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh phân chia các thành viên trong nhóm cùng nhau suy nghĩ tìm hiểu để hoàn thành nội dung được phân công của nhóm mình Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày, học sinh theo dõi kết quả làm việc của nhóm khác để có nhận xét và bổ sung HS: - Trình bày kết quả làm việc của nhóm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn -Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng Bài 1. a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dung các kiến thức đã học để ứng phó với căng thẳng theo các bước, biết đánh giá cách ứng phó có đạt hiệu quả hay không? b. Nội dung:
  63. - Học sinh làm việc cá nhân . c. Sản phẩm: Là bài làm của học sinh biết vận dung các kiến thức đã học để ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống, biết đánh giá cách ứng phó có đạt hiệu quả hay không? Do hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, T phải ở với ông bà nay đã già yếu. Đến ngày đóng tiền học, T ngại không dám xin ông bà vì T biết ông bà còn khó khăn. Vì thế, T bị nộp học muộn và bị các bạn chê cười. Điều đó khiến T rất lo lắng và mặc cảm. - Xác định nguyên nhân: Vì hoàn cảnh khó khăn T không có tiền đóng học, nên bị các bạn chê cười. - Các biện pháp giải quyết: + Nói với bố mẹ mình và giúp T đóng tiền học. + Cả lớp quyên góp tiền giúp T đóng học. + Tìm hiểu nguyên nhân vì sao T lại nộp tiền học muộn, rồi cùng nhau quyên góp tiền giúp đỡ T đóng tiền học. - Chọn lọc các giải pháp khả thi: Biện pháp khả thi đó là tìm hiểu nguyên nhân vì sao T lại nộp tiền học muộn, rồi thông báo tới các bạn trong lớp cùng nhau quyên góp tiền giúp đỡ T đóng tiền học. - Đánh giá kết quả đạt được: Các bạn học sinh trong lớp khi biết lí do T nộp tiền học muộn nên đã cùng nhau góp tiền giúp đỡ T đóng học phí. Cô giáo chủ nhiệm còn xin được suất học bổng ở trường cho T. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh thực hiện nhiệm vụ, có thể tham khảo các cách khác nhau của các bạn trong lớp Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Trình bày kết quả làm việc của cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, sản phẩm của học sinh. Bài 2. Em hãy tư vấn cho một người bạn để giải quyết một tình huống căng thẳng mà bạn đang gặp phải và ghi lại những cảm nhận của bạn về việc tư vấn của em. a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dung các kiến thức đã học để tư vấn cho bạn; ghi lại cảm nhận của bạn về việc tư vấn của bản thân? b. Nội dung: - Học sinh làm việc cá nhân tại nhà. c. Sản phẩm: Là bài làm của học sinh Gợi ý: - Tình huống: Kì thi học kì 2 sắp tới, nhưng nhà H có người thân mất khiến H rất buồn bã nên không học hành được gì cả. Đến gần ngày thi, H cuống cuồng ôn thi nhưng không học được bao nhiêu. H rất lo lắng và căng thẳng.
  64. - Nguyên nhân thực sự gây ra tình huống đó: Nhà H có người mất khiến tâm trạng H buồn bã nên không học hành được gì cả. - Những giải pháp: + Trao đổi và nhờ thầy cô tham vấn phương pháp học tập hiệu quả. + Nói chuyện này với bố mẹ. + Đi chơi để giải tỏa căng thẳng. - Giải pháp khả thi nhất: Trao đổi với thầy cô và nhờ thầy cô tham vấn phương pháp học tập hiệu quả. - Cảm nhận của bạn về việc tư vấn của em: Bạn rất vui và cảm kích khi nhận được sự hỗ trợ và tư vấn của em. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở, thời gian trả bài, cách thức làm bài, làm sổ. Khuyến khích các cách làm sáng tạo phù hợp Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên ấn định thời gian các học sinh nộp sản phẩm, cách nộp sản phẩm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ TÊN BÀI DẠY: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Môn: GDCD; lớp 7 – Bộ sách: Chân trời sáng tạo. Thời gian thực hiện: 4 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. - Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường; sống tự chủ, không thể bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. 2. Về năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực: - Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp. Ứng phó tích cực khi gặp bạo lực học đường. - Năng lực phát triển bản thân: Nâng cao ý thức tự chủ, kiểm soát được cảm xúc của bản thân, không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. Thực hành được cách ứng phó trước bạo lực học đường. - Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, hành vi sai trái, lên án những hành vi lệch lạc đe dọa gây bạo lực học đường. - Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp ứng phó trong các tình huống bạo lực học đường, bị đe dọa ); cùng bạn bè tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động về KNS để tạo niềm vui, tình đoàn kết, có khả năng xử lí và ứng phó khi