Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7

docx 7 trang Hoài Anh 17/05/2022 4370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn GDCD – Lớp 7 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là giản dị. Các biểu hiện của giản dị. - Hiểu thế nào là trung thực. Các biểu hiện của trung thực. Ý nghiã của trung thực. - Hiểu thế nào là đoàn kết, yêu thương con người. Ý nghĩa của đoàn kết và sự cần thiết của yêu thương con người. 2. Kỹ năng - Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống. - Biết trung thực trong học tập và cuộc sống hằng ngày. - Biết đoàn kết, tương trợ, yêu thương bạn bè, mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ. - Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức. - Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực. - Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ và yêu thương con người, phản đối những hành vi gây mất đoàn kết. II. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. III. Ma trận đề kiểm tra. IV. Đề kiểm tra. A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 Đ) Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống giản dị? A. Không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách B. Cầu kỳ, phô trương C. Qua loa, đại khái, không ăn mặc đẹp D. Nói năng xuề xòa, tùy tiện Câu 2: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự giản dị? A.Là quần áo trước khi đi học. B. Xịt keo, làm tóc khi đi học. C. Luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng. D. Hằng năm tổ chức sinh nhật linh đình. Câu 3: Giản dị là A. tiêu tiền vào những việc không cần thiết. B. nói năng cầu kỳ, rào trước đón sau. C. tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện sống của ban thân. D. không chú ý đến hình thức bề ngoài của mình. Câu 4: Nội dung nào sau đây nói lên ý nghĩa của trung thực đối với đời sống xã hội? A. Nâng cao phẩm giá, được mọi người quý trọng B. Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn C. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. D. Tạo mối quan hệ chan hòa, chân thành. Câu 5: Hành vi nào dưới đây là không trung thực?
  2. A. Nhờ bác đi họp phụ huynh vì sợ kết quả học tập thấp. B. Dấu người nhà về bệnh tật của mình. C. Nói thật với cô giáo là mình không hiểu bài. D. Nói với bố mẹ về lỗi lầm của mình. Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực? A. Nhìn bài bạn để được điểm cao. B. Bao che lỗi của bạn. C. Dũng cảm nhận lỗi của mình. D. Nhặt được của rơi không trả lại cho người đánh mất. Câu 7: Câu tục ngữ ca dao nào dưới đây nói về tính trung thực? A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ co B. Cây ngay không sợ chết đứng. C. Đói cho sạch, rách cho thơm. D. Giấy rách phải giữ lấy lề. Câu 8: Câu tục ngữ “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói về chuẩn mực đạo đức nào sau đây? A. Tự trọng B. Yêu thương con người C. Tôn sư trọng đạo D. Khoan dung Câu 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người? A. Quan tâm giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình còn người khác thì không. B. Luôn nghĩ tốt và bênh vực tất cả mọi người kể cả những người làm điều xấu. C. Giúp đỡ người khác một cách vô tư không mong trả ơn. D. Giúp đỡ người khác để được giúp đỡ lại. Câu 10: Yêu thương con người là A. quan tâm chăm sóc làm được những điều tốt đẹp cho người khác. B. thương hại người nghèo khổ. C. không ủng hộ đồng bào bão lụt. D. chỉ chơi với bạn nhà có điều kiện. Câu 11: Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ là A. sẵn sàng giúp đỡ bạn mọi việc kể cả việc làm sai. B. chỉ chơi với các bạn có hoàn cảnh giống như mình. C. học tập vui chơi với các bạn một cách thân ái, hòa thuận. D. Chơi với nhau thành từng nhóm rồi nói xấu nhóm khác. Câu 12: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự đoàn kết? A. Vơ đũa cả nắm. B. Lòng vả cũng như lòng sung. C. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. D. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 13: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Chỉ chơi với những bạn học giỏi như mình. B. Luôn giúp đỡ kèm cặp những bạn học kém trong lớp C. Hay lôi kéo các bạn trong lớp trốn học đi chơi điện tử. D. Giấu lỗi cho bạn để bạn yêu quý mình.
  3. Câu 14: Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình, xã hội là biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào? A. Trung thực. B. Giản dị. C. Tự trọng. D. Biết ơn. Câu 15: Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm thể hiện phẩm chất đạo đức nào? A. Tự trọng. B. Đoàn kết, tương trợ. C. Trung thực. D. Giản dị Câu 16: Câu ca dao tục ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người? A. Thương người như thể thương thân. B. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. C. Lời nói, gói vàng. D. Trâu buộc ghét trâu ăn. Câu 17: Nhà bạn A rất nghèo nhưng bạn A luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Điều đó thể hiện bạn A là người như thế nào? A. Bạn A là người vô ý thức. B. Bạn A là người sống xa hoa, lãng phí. C. Bạn A là người tiết kiệm. D. Bạn A là người vô tâm. Câu 18. Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện điều gì? A. Khiêm tốn. B. Chăm chỉ. C. Thật thà. D. Lòng tự trọng. Câu 19. Những biểu hiện nào sau đây thể hiện sự đoàn kết tương trợ? 1. Một em bé dắt bà cụ sang đường. 2. Cả nhóm cùng thảo luận sôi nổi để tìm cách giải quyết hợp lí nhất tình huống mà giáo viên nêu ra. 3. Các chú bộ đội cứu trợ hàng hóa cho bà con vùng lũ lụt. 4. Lôi kéo tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác. A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4, C. 2, 3, 4, D. 1, 3 Câu 20. Trong những hành vi sau đây, hành vi nào cần phê phán? 1. Ngày chủ nhật, Nam ra chợ, gặp cô giáo cũ. Nam đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô. 2. Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập. 3. Bị thầy khiển trách vì không làm bài tốt, Hương buồn lắm và tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn. 4. Hùng luôn kính trọng những thầy cô giáo nào cho bạn điểm cao. A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 4, C. 2, 4, D. 2, 3, 4
  4. Câu 21: Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó? A. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức. B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. C. Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy giỗ. D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. Câu 22: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực? A. Nhận lỗi thay cho bạn. B. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình. C. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. D. Làm hộ bài cho bạn. Câu 23: Sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để tiến hành một việc nào đó gọi là A. đoàn kết. B. tương trợ. C. kết đoàn. D. kết hợp. Câu 24: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực? A. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình. B. Chỉ cần trung thực với cấp trên C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết. Câu 25: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người coi thường. B. Mọi người kính nể và yêu quý. C. Mọi người xa lánh. D. Mọi người yêu quý và kính trọng. Câu 26: Đối lập với tôn sư trọng đạo là gì? A. Vô ơn. B. Vô danh. C. Trung thành. D. Ý thức. Câu 27: Lòng tự trọng của mỗi người thể hiện ở A. trong suy nghĩ. B. trong hành động. C. trong cả suy nghĩ , hành động cử chỉ. D. không bao giờ nói dối
  5. Câu 28: Thái độ kính trọng, biết ơn những thầy cô giáo, những người đã dạy mình được gọi là A. tôn thờ. B. tôn trọng. C. tôn sư. D. tôn giáo. Câu 29: Sống trung thực sẽ mang lại cho con người những lợi ích nào sau đây? 1. Tự tin hơn trong cuộc sống. 2. Nhiều người sẽ xa lánh chúng ta. 3. Nâng cao phẩm giá của chúng ta. 4. Dễ làm mất lòng người khác. A. 3, 4, B. 2, 4, C. 1, 2,. D. 2, 3, Câu 30: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Nội dung rèn luyện sức khỏe. B. Được mọi người yêu mến. C. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. D. Được mọi người chia sẻ khó khăn. Câu 31: Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực? A. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất. B. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn. C. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. D. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi. Câu 32: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Bắt chước bạn để đạt điểm cao. B. Coi như không biết. C. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật. D. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. Câu 33: Người sống giản dị là người luôn: A. sống xa hoa, lãng phí B. cầu kì, kiểu cách, khách sáo C. chạy theo những nhu cầu vật chất D. thẳng thắn, chân thật trong cách cư xử Câu 34: Những việc làm, hành vi nào sau đây thể hiện sự yêu thương con người cần được ủng hộ, đồng tình? A. Cười tên nỗi đau khổ của người khác.
  6. B. Giúp đỡ người khác để được tiếng tốt và nổi danh. C. Chế diễu người tàn tật. D. Thầy thuốc, bác sĩ cứu chữa cho người bệnh miễn phí. Câu 35: Câu nào không phải đoàn kết tương trợ? A. Chim khôn đậu mái nhà quan,trai khôn tìm vợ gái ngoan tìm chồng. B. Chung lưng đấu cật. C. Chết cả đống còn hơn sống một người. D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng. Câu 36: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? A. Lòng yêu thương con người. B. Tinh thần đoàn kết. C. Đức tính tiết kiệm. D. Tinh thần yêu nước. Câu 37: Câu thành ngữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói về điều gì? A. Lòng biết ơn đối với thầy cô. B. Lòng trung thành đối với thầy cô. C. Căm ghét thầy cô. D. Giúp đỡ thầy cô. Câu 38: Trung thực là: A. Xuất phát từ mục đích cá nhân. B. Hạ thấp giá trị con người. C. Xuất phát từ tấm lòng, vô tư trong sáng. D. Làm những điều có hại cho người khác. Câu 39: Giữa em và bạn có hiểu lầm em sẽ cư xử như thế nào? A. Nói xấu bạn. B. Im lặng. C. Giải thích cho bạn hiểu. D. Xa lánh bạn. Câu 40: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người? A. Ăn cây táo rào cây sung. B. Qua cầu rút ván. C. Thương người như thể thương thân. D. Trâu buộc ghét trâu ăn.
  7. V. Đáp án: Phần Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp A C C C A C B B C A C C B B C A án Điể 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 m 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5