Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 8: Quản lí tiền - Năm học 2022-2023

docx 11 trang Hàn Vy 03/03/2023 3810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 8: Quản lí tiền - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_8.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 8: Quản lí tiền - Năm học 2022-2023

  1. Tuần Ngày soạn: / /2022 Tiết Ngày dạy: / / 2022 BÀI 8: QUẢN LÍ TIỀN (THỜI LƯỢNG DẠY HỌC: 3 TIẾT) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: 1. Về kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả. - Nhận biết được một số nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả. - Bước đầu biết quản lý tiền và tạo nguòn thu nhập của cá nhân. 2. Về năng lực: Năng lực điều chỉnh hành vi: Bước đầu biết quản lý tiền thông qua việc sử dụng tiền hiệu quả để đạt được mục tiêu của bản thân. Năng lực phát triển bản thân: Có kế hoạch để quản lý tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân, kiên trì với mục tiêu, kế hoạch đã dề ra. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Sử dụng hiệu quả và đúng kế hoạch khoản thu nhập của bản thân trong các hoạt động cá nhân, trong gia đình và ngoài xã hội. 3. Về phẩm chất: Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân về thu nhập cá nhân . Nhân ái: có kế hoach sử dụng tiền vào các hoạt động quyên góp, ủng hộ giúp đỡ các cá nhân và tập thể khi cần thiết. Trách nhiệm: Tự giác thực hiện kế hoạch quản lý tiền mà bản thân đã đề ra, II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: - SGK, SGV, sách bài tập Giáo dục công dân 7 - Tranh, hình ảnh về nội dung bài học - Phương tiện thiết bị: máy tính, máy chiếu - Phiếu học tập - Giấy khổ lớn các loại III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) (Nội dung đã được giao cho học sinh từ cuối bài học trước) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế để HS chuẩn bị vào bài học mới. - HS bước đầu nhận biết được vai trò, ý nghĩa của việc quản lý tiền - Khai thác vốn sống, tải nghiệm của bản thân học sinh về chủ đề bài học tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của học sinh về chủ đề bài mới. b. Nội dung: - Giáo viên tổ chức cho học sinh trong lớp chơi trò chơi “Giải bài toán thu chi”: Giả định em đang có 200.000 đồng. Hãy đưa ra phương án chi tiêu của mình với khoản tiền này và giải thích vì sao em lựa chọn như vậy? - Cả lớp cùng thảo luận theo nhóm bàn về yêu cầu trong sgk ( GV chiếu lên máy chiếu)
  2. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Cần quản lý và sử dụng tiền hợp lý theo kế hoạch cho các khoản chi tiêu để đạt mục tiêu đề ra. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Quản lý tiền như - Cả lớp cùng quan sát lên MC, đọc câu hỏi thảo luận thế nào sao cho - Thảo luận theo nhóm bàn và cử đại diện trình bày. hiệu quả? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Quản lí tiền là biết - HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. sử dụng tiền hợp lí, Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận có hiệu quả. GV: Gọi học sinh đại diện 2-3 nhóm trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới trong cuộc sống tiền là phương tiện để mua sắm mọi thứ phục vụ nhu cầu Cuộc Sống kiếm tiền đã khó nhưng chi tiêu tiền thế nào cho hợp lý và hiệu quả lại càng khó hơn. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) a. Mục tiêu: - HS biết được thế nào là quản lý tiền hiệu quả? - Ý nghĩa chung của việc quản lý tiền hiện quả? - HS được phát triển các năng lực: tự học; hợp tác. b. Nội dung: Giáo viên mời một học sinh đọc câu chuyện trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh khác trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về việc quản lí tiền của Thuý? + Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống? c. Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm học sinh. + Thuý được mẹ tin tưởng giao cho một số tiền để chi tiêu chí cần thiết. Bạn đã nhận
  3. thức được bố mẹ rất vất vả để kiếm tiền nên tự nhủ phải có trách nhiệm quản lí số tiền được cho một cách hiệu quả. + Nội dung quản lý tiền của bạn Thuý bao gồm: •Giữ tiền cẩn thận. • Luôn chi tiêu có kế hoạch, chỉ mua những thử thật cần thiết. •Nghĩ cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh. + Ý nghĩa của việc quản lí tiển hiệu quả: Biết quản lý tiền hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho bố mẹ, rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp li, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng, sức lực của mình, để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 1. Ý nghĩ của quản lý - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: tiền hiệu quả Đọc câu chuyện, trả lời theo câu hỏi. Quản lý tiền hiệu quả giúp Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập em rèn luyện được thói - HS làm việc theo nhóm, thảo luận, thống nhất nội quen chi tiêu hợp lí, tiết dung câu trả lời. kiệm, biết cách kiếm tiền - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời phù hợp với khả năng của Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận mình, để tạo dựng được - Nhóm cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời. cuộc sống ổn định, tự chủ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: và không ngừng phát - Các nhóm khác nhận xét. triển. - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề 2. Một số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả: a. Mục tiêu: * HS nắm được một số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả: - Xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân; - Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn. - Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí * HS được phát triển các năng lực: tự học; hợp tác. b. Nội dung: Nhiệm vụ 1: Sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả * Chi tiêu có kế hoạch: - GV tổ chức HS hoạt động nhóm nhỏ: 2 HS một nhóm trong thời gian 5 phút. Quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời theo hai câu hỏi:
  4. a) Trong các sản phẩm trên, đâu là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao? b) Nếu chỉ tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức? * Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn: - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn, 4 HS một nhóm, thời gian 5 phút. Đọc tình huống, thảo luận trả lời theo hai câu hỏi: a) Vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp? b) Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý điều gì? Vì sao? Nhiệm vụ 2: Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả: * Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền: - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn, 4 HS một nhóm, thời gian 5 phút. Đọc tình huống, thảo luận trả lời theo hai câu hỏi: a) Trong đoạn hội thoại trên chị Hà đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm tên và thực hiện mục tiêu đó như thế nào? b) Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? Nếu có, em đã thực hiện mục tiêu đó như thế nào? c) Hãy nêu lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền. * Không lãng phí thức ăn, điện, nước: - GV tổ chức HS hoạt động nhóm nhỏ: 2 HS một nhóm trong thời gian 5 phút. Quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời theo hai câu hỏi: a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước, lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước, trong cuộc sống. b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước, mà em biết. Nhiệm vụ 3: Học cách kiếm tiền phù hợp * Kiếm tiền bằng việc tái chế - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn, 4 HS một nhóm, thời gian 5 phút. Đọc tình huống, thảo luận trả lời theo hai câu hỏi: a) Việc làm của Hằng đem lại lợi ích gì? b) Em hãy kể thêm những vật khác có thể tái chế?
  5. * Làm đồ thủ công để bán a) Em hãy kể tên các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền ong các hình trên. b) Em hãy giới thiệu thêm những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán. * Làm phụ giúp bố, mẹ a) Các bạn trong tranh đã làm những việc gì để có thu nhập cá nhân? b) Em hãy kể thêm những công việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi đề có tiền. * Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhàn rỗi ? Theo em, gửi tiền vào ngân hàng mang lại ích lợi gì? c. Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm học sinh.
  6. Nhiệm vụ 1: Sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả * Chi tiêu có kế hoạch: Với một khoản tiền có hạn, em cần phải có nguyên tắc trong chi tiêu, đó là chỉ mua những thứ thật cần thiết như: sách, vở, dép có quai. Không nhất thiết phải mua như: điện thoại, ván trượt pa-tanh, bánh pizza, Sở dĩ phải cân nhắc khi ra quyết định chi tiêu vì tiên em được tiêu là có hạn Phải tu tiên cho những nhu cầu cần thiết trước. Nếu chỉ tiêu vượt quá số tiền mình có sẽ dẫn đến việc phải vay mượn, nợ nần, * Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn: Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta cần phải chi tiêu cho một việc nào đó rất cần thiết nhưng không có đủ tiền nên phải vay mượn người khác. Người cho ta vay tiền vì muốn giúp đỡ đồng thời cũng tin tưởng là sẽ được hoàn trả đúng thời hạn. Vì thế, sau khi vay, em cần phải trả tiền đúng thời hạn và đừng quên cảm ơn người đã cho mình vay tiền. Nếu không thực hiện đúng nguyên tắc vay phải trả này, thì những lần vay sau sẽ rất khó khăn. Nhiệm vụ 2: Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả: * Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền: Việc đặt mục tiêu tiết kiệm trước chi tiêu thể hiện em có chủ đích thực hiện tiết kiệm khi đang có một khoản tiền nhất định. Nhờ có mục tiêu tiết kiệm, em sẽ chủ động tìm cách thực hiện được mục tiêu đó. Kết quả là em sẽ tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ cho riêng mình để có thể thực hiện những khoản chi tiêu khác khi cần thiết và có ý nghĩa mà không cần sự trợ cấp của bố mẹ. * Không lãng phí thức ăn, điện, nước: Thức ăn, điện, nước, là những thử thiết yếu trong cuộc sống mà chúng ta phải tiêu dùng hàng ngày và đa phần là những thứ phải mua bằng tiến. Vì thế, tiết kiệm chung trong tiêu dùng giúp ta tiết kiệm tiền. Không những thế còn góp phần tiết kiệm những nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm. Nhiệm vụ 3: Học cách kiếm tiền phù hợp * Kiếm tiền bằng việc tái chế - Việc làm của Hằng đem lại lợi ích: có chút tiền nhỏ để chi tiêu, phụ giúp thêm bố, mẹ và làm từ thiện - HS kể tên các loại vật dụng có thể tái chế * Làm đồ thủ công để bán - Làm bánh - Đan lát - HS kể tên các mặt hàng khác * Làm phụ giúp bố, mẹ - Đánh máy tài liệu - Chăm sóc vật nuôi - Làm việc nhà * Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhà rỗi Ngân hàng là đơn vị trung gian nhận tiền nhàn rỗi của những người già và cho những người cần tiền vay để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, đầu tư, Khi tiết kiệm được một khoản tiền mà chưa có nhu cầu chi tiêu, em có thể nhờ bố mẹ gửi hộ tiền vào ngân hàng để được hưởng tiền lãi làm cho số tiền mình có tăng lên. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt
  7. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 2. Một số nguyên GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm tắc quản lý tiền Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập hiệu quả: - HS làm việc theo cặp đôi, theo nhóm 4 HS, lần lươt thảo Để quản lý tiền luận, thống nhất nội dung câu trả lời. hiệu quả, em cần: - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời sử dụng tiền hợp Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận lí, đặt mục tiêu và - Nhóm cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời. thực hiện tiết kiệm - Các nhóm khác nhận xét. tiền, học cách Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: kiếm tiền phù - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề. hợp. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - HS luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá. - HS được phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. b. Nội dung: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi và trò chơi Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a) Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc. b) Học sinh không nên giữ tiền vị khó ng giữ được tiền cẩn thận và hay chỉ vào những việc không cần thiết. c) Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều. d) Biết quan lí tiền sẽ có một cuộc sống đủ đầy. Bài tập 2: Em có nhận xét gì về hành vị của các bạn dưới đây? a) Cả tuần vừa rồi k đều nhịn ăn sá g để dành tiền K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích. b) Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng. Bạn hỏi xin thêm nhưng mẹ từ chối. c) Tháng nào Q cũng đặt ra mục tàu tiết kiệm một khoản tiền nhất định. d) B có thói quen ghi ta giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ. Bài tập 3: Xử lý tình huống a) M muốn mua một quả bóng đá giá 100 000 đồng nhưng chỉ có 40 000 đồng. M hỏi vay Q 60 000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q chơi cùng. Nếu là Q em sẽ xử lý thế nào? Vì sao? b) N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200 000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm, N lúng túng vì muốn dùng tiên để mua quà tặng bà ngoại và trị vện tranh cho em gái. Theo em, N nên xử sự thế nào? Bài tập 4: Mẹ cho em 150 000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm? c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện:
  8. Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao Bài tập 1: nhiệm vụ học tập: a) Ý kiến này không đúng. Quản lí chỉ tiêu luôn là GV hướng dẫn học sinh bài toán với mỗi người ngay từ khi có nhu cầu chi làm bài tập trong bài tập tiêu nên cần có kĩ năng tài chính để đưa ra những trong sách giáo khoa thông quyết định đúng đắn, phù hợp khi cần chi tiêu tiền. qua hệ thống bài tập SGK. b) Ý kiến này không đúng. Trong thực tế, mỗi chúng Bài tập 1: - GV tổ chức cho ta sẽ có lúc cần có tiền để chi cho những việc cần HS thảo luận nhóm, phân thiết. Vì thế, mỗi người cần có một số tiền nhất định công mỗi nhóm thảo luận dự phòng trong người. Trong thực tế, nhiều bạn còn một ý kiến nêu trong SGK, thiểu kĩ năng trong việc quản lý tiền, khi có tiền thì sau đó mới đại diện nhóm không biết giữ gìn cẩn thận hoặc khi chi tiêu thì lên trình bày trước lớp, các không hợp li. Vì thế, chúng ta cần phải rèn luyện kĩ nhóm khác lắng nghe và năng tài chính. . đưa ra ý kiến tranh luận, bổ c) Tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường sung. chỉ tiêu quá nhiều tiên mà còn rất cận với người chỉ - Sau khi HS thảo luận, GV tiêu ít vì người chỉ tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập nêu ý khiển nhận xét và thấp, không có nhiều tiền. Trong trường hợp này, chốt lại: càng cần phải biết tiết kiệm tiền, biết cân nhắc nên Bài tập 2: - GV tổ chức cho mua thứ gì thật là cần thiết. HS thảo luận nhóm đối các d) Ý kiến này cho thấy ý nghĩa của việc quản lý tiền. trường hợp ở bài tập 2 trong Một người biết quản lí tiên sẽ chỉ tiêu hợp lí, không SGK. Sau đó, GV mời đại lãng phí, biết tiết kiệm thì sẽ luôn có điều kiện để cải diện bốn nhóm phát biểu ý thiện chất lượng cuộc sống, sẽ có một cuộc sống đủ kiến và mời các ý kiến nhận đầy. xét khác trong lớp. Bài tập 2: - Sau đó, GV nhận xét và a) Mục đích nhịn ăn sáng của bạn K là để tiết kiệm kết luận: tiền mua truyện nhưng việc làm đó chưa hợp lí vì Bài tập 3: - GV tổ chức cho phải lựa chọn giữa ăn sáng và mua truyện thi ăn sáng HS thảo luận nhóm, phân cần thiết hơn, nếu ngày nào cũng nhịn ăn sáng sẽ ảnh công mỗi nhóm thảo luận hưởng đến sức khoẻ, không thể học tốt được. Cần một tinh huống (nếu có thể, nhấn mạnh nguyên tắc chỉ tiết kiệm đối với khoản chi chọn một trong số các tình không thật cần thiết. huống để HS sắm vai), sau b) Đây là một biểu hiện của việc chỉ tiêu không có kế đó mời các nhóm lên trình hoạch. Mới chỉ một tuần H đã dùng hết tiền chi tiêu bày, các bạn nhỏ khác nhận cho cả tháng thì những ngày còn lại sẽ rất khó khăn xét, bổ sung ý kiến, GV với bạn, chẳng hạn sẽ không có tiền ăn sáng, không nhận xét và đưa ra kết luận. có tiền mua nước, lỡ hỏng xe dọc đường không có Bài tập 4: - GV tổ chức cho tiền để sửa, Vì thế, cần phải lập ra một kế hoạch chi HS thảo luận nhóm đối các tiêu chia ra định mức, mỗi tuần được chi bao nhiêu, trường hợp ở bài tập 2 trong cách để thực hiện đúng định mức đó theo nguyên tắc SGK. Sau đó, GV mời đại chỉ mua những thứ thật cần thiết và không vượt quá diện bốn nhóm phát biểu ý định mức. Trong trường hợp gặp vấn đề cần kíp phải kiến và mời các ý kiến nhận chi tiêu vượt định mức thì ngay sau đó phải có kế xét khác trong lớp. hoạch tiết kiệm để bù lại phần đã chi vượt mức. Bước 2: Thực hiện nhiệm c) Đây là một thói quen tốt trong quản lý tiền. Việc vụ học tập chủ động đặt ra mục tiêu tiết kiệm sẽ giúp em có động lực và có kế hoạch thực hiện mục tiêu này.
  9. - HS làm việc cá nhân với d) Đây là một thói quen tốt vì ghi ra giấy những thứ bài tập 1 cần mua giúp em tránh mua tuỳ hứng, không đúng - HS làm việc theo nhóm mục đích dẫn đến sai kế hoạch, lãng phí trong chi bàn, thảo luận, thống nhất tiêu. Ngoài ra, thói quen này giúp em đỡ tốn thời gian cử đại diện và nội dung câu khi đi chợ và luôn mua được đủ những thứ mình cần. trả lời bài 2,4,5. Bài tập 3: - Học sinh hình thành kĩ a) Q không nên cho vay vì: năng khai thác thông tin trả + Nhu cầu vay tiền mua bóng để chơi không thật cần lời, làm việc nhóm. thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả + Khả năng chi trả của M là rất khó vì còn phụ thuộc Các thành viên trong nhóm vào việc mẹ cho tiền (cho khỉ nào và cho bao nhiêu). trao đổi, thống nhất nội b) N không đồng ý vì nhu cầu ăn kem không thật cần dung, đại diện nhóm trình thiết. Mặt khác, N đã có ý định sử dụng khoản tiền bày kết quả . đó cho những việc làm rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, Bước 4: Đánh giá kết quả cũng có thể đưa ra gợi ý nếu không mua kem vì tốn thực hiện nhiệm vụ: nhiều tiền thì có thể mua một chút gì đó để mời các - GV đưa ra các tiêu chí để bạn cho thêm phần vui vẻ, ví dụ như bỏng ngô, bim đánh giá HS: bim + Kết quả làm việc của học Bài tập 4: sinh. + Tổng các khoản chi có vượt quá mức 150 000 đồng + Thái độ, ý thức hợp tác không? nghiêm túc trong khi làm + Nội dung buổi sinh nhật có ý nghĩa, thiết thực, vui việc. vẻ, tình cảm không? - Các nhóm khác nhận xét. +Khả năng khai thác các nguồn lực khác sẵn có như Gv sửa chữa, đánh giá, chốt thế nào? kiến thức. Hoạt động 4. Vận dụng a. Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b. Nội dung: 1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch kinh doanh tại hội chợ do lớp tổ chức nhằm gây quỹ từ thiện the gọi ý sau: - Chọn mặt hàng sẽ bán tại hội chợ + Liệt kê những thử sẵn có ở nhà là em và các bạn không cần dùng nữa như: sách, truyện, tạp chí, túi, ví, mũ ôn, có the mang đi bản. + Lập danh sách một vài mặt hàn có thể mua để bán tại hội chợ (chủ ý chọn mặt hàng nhiều người thích, chi t tiền, khảo giá để mua được rẻ, ). - Phân công các thành viên trong nhóm chuẩn bị mua hàng, thu gom sản phẩm cần bán, hỗ trợ nhau để bán hàng. - Chuẩn bị gian hàng để bán hàng tiện lợi. - Đánh giá kết quả kinh doanh và rút ra bai học để lần sau kinh doanh hiệu quả hơn. 2. Em hãy lập kế hoạch thực hiện mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền trong một thời gian nhất định theo gợi ý dưới đây và chia sẻ với bố mẹ và các bạn: - Xác định khoản tiền muốn tiết kiệu 1(ví dụ: 100 000 đồng hay 200 000 đồng ) - Mục đích tiết kiệm; Em muốn có khoản tiền đó để làm gì?
  10. - Thời gian thực hiện (tuỳ theo khoản tiền dự định tiết kiệm để xác định thời gian thực hiện có thể là 1 tháng, 3 tháng ). - Cách thực hiện: Dự kiến sẽ có được khoản trên đó bằng những cách nào? - Xây dựng kế hoạch thực hiện. c. Sản phẩm: Phần dự án và hoạt động của học sinh. 1. Lập kế hoạch kinh doanh - HS tham gia buổi hội chợ trong khuôn khổ lớp học, hoặc có thể kết hợp với nhà trường tổ chức buổi hội chợ cho cả khối lớp 7, coi như một hoạt động ngoại khoá. Nếu trong khuôn khổ một lớp thì mỗi nhóm là một đơn vị kinh doanh. Nếu trong khuôn khổ cả khối lớp 7 thì mỗi lớp là một đơn vị kinh doanh. GV cần có bước hướng dẫn HS chuẩn bị tham gia hội chợ, yêu cầu các nhóm lên kế hoạch kinh doanh tại hội chợ do lớp tổ chức để kiếm tiền đóng góp cho quỹ từ thiện theo gợi ý sau: + Chọn mặt hàng sẽ bán tại hội chợ • Liệt kê những món đồ ở nhà mà em và các bạn không cần dùng nữa như sách, truyền, tạp chí, túi, ví, mũ/nón có thể mang đi bán. • Lập danh sách một vài mặt hàng có thể mua để bản tại hội chợ (chú ý mua mặt hàng nhiều người thích, chí ít tiền, khảo giá để mua được rẻ, ) + Phân công các thành viên trong nhóm chuẩn bị mua hàng, thu gom sản phẩm cần bản, hỗ trợ nhau để bán hàng. + Chuẩn bị gian hàng để bán hàng tiện lợi. - Nếu trong khuôn khổ lớp, dành riêng một tiết để tổ chức buổi chợ HS kê bàn thành các gian hàng tương ứng với số nhóm tham gia. Tuỳ theo điều kiện có thể giao dịch bằng tiền thật hoặc thẻ tiền do GV cung cấp. - Các nhóm tham gia mua bản, quan sát hoạt động của các gian hàng khác, đưa ra nhận xét về chủng loại hàng hoá, cách thức bày biện, phương thức, thái độ bản hàng, - Kết thúc buổi hội chợ (trong khoảng 30 phút), các nhóm báo cáo kết quả khinh doanh , nêu nhận xét về các nhóm khác, và rút ra bài học để lần sau tham gia kinh doanh hiệu quả hơn. - GV tổng kết, nhận xét đánh giả. 2. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền trong một thời gian nhất định và chia sẻ với bố mẹ và các bạn - HS xác định: + Khoản tiền muốn tiết kiệm là bao nhiêu? + Em muốn có khoản tiền đó để làm gì? + Thời gian thực hiện trong bao lâu? + Dự kiến sẽ có khoản tiền đó bằng cách nào? + Viết ra kế hoạch để thực hiện. - Yêu cầu về hình thức bản kế hoạch và thời gian nộp bản kế hoạch. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chia lớp thành 4 nhóm hướng dẫn học sinh thông qua hệ thống câu hỏi vận dụng trong SGK Nhóm 1+ 2: Thực hiện yêu cầu 1 phần vận dụng. Nhóm 3 + 4: Thực hiện yêu cầu 2 phần vận dụng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
  11. GV: - Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc nhóm. + Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Yc hs nhận xét câu trả lời. - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.