Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thành Nhất

doc 5 trang thaodu 7120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thành Nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_9_kiem_tra_1_tiet_nam_h.doc

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thành Nhất

  1. Tuần 9 - Tiết 9 KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GDCD 8 Ngày soạn: Trước 01 tuần Ngày KT: /10/2019 I/ MỤC ĐÍCH KIỂM TRA - Nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh, cách vận dụng kiến thức đã học vào thực tế hoặc tình huống. - Thông qua quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm rút ra kinh nghiệm trong dạy và học. - Đánh giá, cho điểm qua bài làm của học sinh. II/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học: + Hiểu được rõ hơn về tình bạn. + Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. 2. Kĩ năng: HS biết phân tích, đánh giá, vận dụng kiến thức đã học để làm bài. + Biết vận dụng kiến thức bài pháp luật và kỉ luật để giải quyết tình huống. 3. Thái độ: - HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài. - Phát huy tính tư duy, độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh. 4. Năng lực cần phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực tự nhận thức. - Năng lực tự học, tự làm bài. - Năng lực ngôn ngữ. III/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN ứng phó với căng thẳng IV/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Phương pháp trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận V/ HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN KIỂM TRA - Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. - Đề kiểm tra in sẵn( giáo viên chuẩn bị) - Đáp án, biểu điểm( trang sau) 1. Giáo viên chuẩn bị : Đề kiểm tra 2. Học sinh chuẩn bị: Xem, học bài và rà soát lại nội dung các bài đã học. VI. MA TRẬN ĐỀ.( Chuyển xuống dưới) VII.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: GV kiểm tra tư cách, tài liệu, sách vở của học sinh. Nêu quy chế. 3. Phát đề kiểm tra.( đề in sẵn ) 4. Nhắc nhở học sinh làm bài. 5. Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. 6. Dặn dò: chuẩn bị tiết sau- bài 9 Hướng dẫn về nhà: - GV nhận xét ý thức thái độ làm bài kiểm tra của học sinh
  2. - Những tồn tại cần rút kinh nghiệm - Chuẩn bị trước bài 9 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ/ chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng đề Cấp độ Cấp độ TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Tôn trọng Phân lẽ phải biệt được tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải Số câu 1 c 1 câu Số điểm 0,5đ 0,5 đ Tỉ lệ 5% 0,5% 2. Liêm Biết khiết được khái niệm liêm khiết. Nhận biết được người có lối sống liêm khiết Số câu 2 c 2 câu Số điểm 1 đ 1 đ Tỉ lệ 10% 10% 3. Xây dựng Hiểu rõ tình bạn hơn về trong sáng tình bạn lành mạnh. thông qua câu ca dao tục ngữ Số câu 1 c 1 câu Số điểm 2đ 2đ Tỉ lệ 20% 20%
  3. Tổng số câu 4 câu 4 câu ½ câu ½ câu 9 câu Điểm 2điểm 5 điểm 1,5điểm 1,5điểm 10 đ % 20% 50% 15% 15% 100 % PHÒNG GD & ĐT. TP. BUÔN MA THUỘT KIỂM TRA 1 TIẾT – Tuần 9 – Tiết 9 TRƯỜNG THCS THÀNH NHẤT MÔN: GD CÔNG DÂN 8 Thời gian: 45 phút Họ và Tên: Lớp: 8 . ĐỀ CHÍNH THỨC I/ Phần Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất dưới mỗi câu sau: Chọn ý đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Hành vi tôn trọng lẽ phải là: A. Thích việc gì làm việc đó. B. Không dám đưa ra ý kiến của mình. c. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí. D. Không làm mất lòng ai, gió chiều nào theo chiều ấy. Câu 2: Hành vi thể hiện tính liêm khiết là: A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt mục đích. B. Việc gì có lợi cho mình thì làm. C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì. D. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình. Câu 3: Câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải là: A. Nói phải củ cải cũng nghe. B. Ăn có mời làm có khiến. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. D. Áo rách cốt cách người thương. Câu 4: Hoạt động chính trị - xã hội thuộc hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng là: A. Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội. B. Tham gia hiến máu nhân đạo. c. Chống chiến tranh, giữ gìn hoà bình. D. Tham gia phong trào Trần Quốc Toản. Câu 6: Hành vi không tôn trọng người khác là:
  4. A. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh. B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện. C. Bình phẩm mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. D. Lắng nghe ý kiến mọi người. Câu 7: Hành vi không tôn trọng lẽ phải là: A. Phê phán việc làm sai. B. Không dám nói sự thật. C. Chấp nhận sự thiệt thòi về mình để bảo vệ chân lí. D. Chấp hành nội quy nơi mình ở. Câu 8: Câu tục ngữ không nói về tình bạn là: A. Học thầy không tày học bạn. B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn. C. Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn. D. Không thầy đố mày làm nên. Câu 1 : (0,5đ)Trường hợp nào sau đây hợp với lẽ phải? a. Chiếm đoạt tài sản. b. Kiên quyết bảo vệ cái đúng. c. Buôn bán hàng giả. d. Gió chiều nào che chiều ấy. Câu 2: (0,5đ) Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, a. hám danh, hám lợi. b. không hám danh, hám lợi. c. không quan tâm người khác. d. bất cần. Câu 3: (0,5đ) Người sống liêm khiết thường có đức tính nào sau đây? a. Tự trọng. b. Bất cần. c. Kiêu ngạo. c. Vụ lợi. Câu 4: (0,5đ) Tôn trọng người khác cũng chính là: a. tôn trọng chính mình. b. không tôn trọng bản thân mình. b. nhường nhịn người khác. d. tự hạ thấp mình. Câu 5: (0,5đ) Người biết giữ chữ tín là người biết coi trọng a. công việc. b. người khác. c. lời hứa. d. niềm tin. Câu 6: (0,5đ) Người không giữ chữ tín thường có thái độ, hành vi nào? a. Thực hiện đúng cam kết hợp đồng. b. Luôn đúng hẹn. c. Buôn bán uy tín. d. Hứa trước, quên sau. II/Phần Tự Luận: (7đ) Câu 1:(2 điểm) Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Câu 2: (2điểm) Em hãy viết ít nhất 04 câu ca dao, tục ngữ nói về tình bạn? Câu 3: (3điểm) Trong giờ ra chơi, bạn Hùng(8C) có xích mích với bạn Tùng (9D). Giờ ra về, Hùng đã bị Tùng và Thành- bạn cùng lớp với Tùng hành hung, gây thương tích phải đi cấp cứu bệnh viện. - Theo em: Tùng và Thành đã vi phạm kỉ luật hay pháp luật? Tại sao? - Theo em: Tùng và thành sẽ bị xử lí như thế nào?
  5. Bài làm => ĐÁP ÁN Câu ĐÁP ÁN ĐIỂM I/ TRẮC Câu 1: b, câu 2: b, câu 3: a, câu 4:a, câu 5: c, câu 6: d 3 điểm NGHIỆM (3Đ) Mỗi câu đúng 0,5đ II/ TỰ LUẬN 7điểm CÂU 1 Chúng ta cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác vì: 2 điểm điều đó giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước, giữu gìn bản sắc dân tộc, góp phần đấy nhanh tốc độ phát triển đất nước Câu 2 Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ 2 điểm Mỗi câu đúng - “ Thêm bạn bớt thù” 0,5đ - “Đã là bạn suốt đời là bạn Đừng như sông lúc cạn lúc đầy” - “ Bạn bè là nghĩa tương thân Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau Bạn bè là nghĩa trước sau Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai” - “ Giàu vì bạn, sang vì vợ” Câu 3 - Tùng và Thành vi phạm cả pháp luật và kỉ luật 1,5đ Vì : + VPPL: Xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác. + VPKL: thực hiện không đúng nội quy, quy định về nội quy nhà trường, thiếu đạo đức và kỉ luật trong trường học. - Tùng và Thành sẽ bị xét xử nghiêm minh của pháp luật. 1,5đ Cả hai bạn đều bị hội đồng kỉ luật nhà trường xem xét để đưa ra hình thức kỉ luật đích đáng.