Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 36: Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2018-2019

doc 8 trang thaodu 3390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 36: Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_36_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_nam_hoc.doc

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 36: Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2018-2019

  1. Tuần: 36 Ngày soạn: 20/4/2019 Tiết PPCT: 36 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: Lịch sử 6 THỜI GIAN: 45 phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập, bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X . Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá trong việc học tập bộ môn lịch sử, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của mình. 2. Thái độ: - Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử 3. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA. Kết hợp trắc nghiệm (30%) với tự luận (70%).
  2. MA TRẬN ĐỀ CHẴN Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cấp độ TN TL TN TL TL TL TN TL (Nội dung, chương ) THỜI KÌ BẮC Tên hiệu của Chính sách Hiểu được Tác dụng Phân tích Tính thời gian THUỘC VÀ Triệu Quang cai trị của các nguyên của việc suy được sau trong lịch sử CUỘC ĐẤU Phục, câu nói của nhà Hán, nhân dẫn đến tôn 1 người 1000 năm TRANH GIÀNH Bà Triệu, tên nguyên nhân chiến thắng lên làm vua, bị đô hộ ĐỘC LẬP nước ta năm chính quyền của Triệu lí do Triệu nhưng nhân 679,nơi đóng đô đô hộ độc Quang Phục Quang Phục dân ta vẫn của Hai Bà Trưng quyền về sắt, trước đạo chọn Dạ giữ được Thời gian Lí Bí quân Lương Trạch làm phong tục lên ngôi hoàng hùng mạnh căn cứ tập quán, đế, tên hiệu của không bị Mai Thúc Loan, “đồng hóa” Số câu: câu Số câu: 6 Số câu:2 Số câu:1 Số câu: 2 Số câu:1 Số câu:1 (TN: ; TL: ) Số điểm: 15 Sốđiểm: 0,5 Số điểm: 2 Sốđiểm: 0,5 Số điểm: 2 Số điểm: 0,25 TSĐ: đ = % BƯỚC NGOẶT Trình bày Lí do Ngô LỊCH SỬ Ở được diễn Quyền chọn ĐẦU THẾ KỈ X biến, kết quả, sông Bạch ý nghĩa của Đằng để quyết chiến thắng chiến với quân Bạch Đằng Nam Hán năm 938 Số câu: câu Số câu:1 Số câu: Số câu:1 (TN: ; TL: ) Số điểm: 3 Số điểm: Số điểm: 0,25 TSĐ: đ = % Tổng số câu: 15 TS câu:6 TS câu:1 TS câu: 2 TS câu:1 TS câu: 2 TS câu:1 TS câu:2 TN: 12; TL: 3 TSĐ:1,5 = 15% TSĐ:3 = 30% TSĐ:0.5 =5% TSĐ:2 = 20% TSĐ:0,5 = 5% TSĐ:2= 20% TSĐ:0,5 = 5% TSĐ:10 = 100%
  3. IV. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN (ĐỀ CHẴN) Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có đáp án đúng nhất Câu 1: (0,25đ) Năm 179 TCN Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, cách thời điểm hiện tại (2019) bao nhiêu năm? A. 2196. B. 2197. C. 2198. D. 2199. Câu 2:(0,25đ) Dạ Trạch Vương là ai? A. Lí Bí. B. Triệu Quang Phục. C. Phùng Hưng. D. Triệu Túc. Câu 3:(0,25đ) Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nhân dân ta là A. đàn áp khủng bố nhân dân ta. B. thuế khóa nặng nề. C. cống nạp sản vật quý. D. đồng hóa nhân dân ta. Câu 4:(0,25đ) Câu nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người" là câu nói của ai? A. Bà Trưng Trắc. B. Bà Triệu. C. Bà Trưng Nhị. D. Bà Lê Chân. Câu 5:(0,25đ) Năm 679 nhà Đường đổi tên nước ta là gì? A. Giao châu. B. Vạn Xuân. C. Âu lạc. D. An Nam đô hộ phủ. Câu 6:(0,25đ) Nguyên nhân chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt là vì A. sắt là kim loại quý. B. họ dùng sắt để chế tạo vũ khí. C. sợ dân ta chế tạo vũ khí chống lại họ. D. họ muốn chiếm nhiều sắt của ta. Câu 7: (0,25đ) Hai Bà Trưng đóng đô ở đâu? A. Hát Môn. B. Long Biên. C. Mê Linh. D. Cổ Loa. Câu 8:(0,25đ) Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến vì A. địa hình hiểm trở. B. nhân dân đông đúc. C. địa hình bằng phẳng. D. có nhiều sĩ phu yêu nước. Câu 9:(0,25đ) Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào? A. Năm 542. B. Năm 544. C. Năm 545. D Năm 546. Câu 10:(0,25đ) Việc nhân dân dân suy tôn Trưng Trắc lên làm vua có ý nghĩa gì ? A. Nước ta đã độc lập, có chủ. B. Đánh tan quân xâm lược Hán. C. Cho nhà Hán khiếp sợ. D. Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Câu 11:(0,25đ) “Vua đen” là biệt hiệu nhân dân đặt cho A. Mai Thúc Loan. B. Triệu Quang Phục. C. Phùng Hưng. D. Khúc Thừa Dụ. Câu 12:(0,25đ) Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng để quyết chiến với Hoằng Tháo vì sông này có A. chế độ thủy triều thuận lợi để làm bãi cọc. B. nguồn lợi thủy sản phong phú. C. hai bên bờ rậm rạp, dễ mai phục. D. A, B đúng. E. A,C đúng. Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Trình bày diễn biễn, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Câu 2: (2 điểm) Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này đối với nền văn hóa dân tộc? Câu 3: (2 điểm) Vì sao Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương?
  4. V. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án đề chẵn Điểm Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi 1 2 3 4 5 6 câu C B D B D C 0,25đ 7 8 9 10 11 12 C A B A A E Phần II. Tự luận (7 điểm) Diễn biến - Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo 0,5 chỉ huy kéo vào nước ta. - Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử lúc thuỷ triều đang lên. Quân Nam Hán đuổi theo và lọt vào trận địa bãi cọc. Lúc thuỷ triều 0,5 rút quân ta dũng mãnh tiêu diệt quân thù. Kết quả 1 - Quân Nam Hán thiệt hại quá nửa. Lưu Hoằng Tháo chết tại trận. (3đ) Vua Nam Hán rút quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng 1 lợi. Ý nghĩa Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta: - Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán - Khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta 1 - Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên của chúng ta vẫn giữ 1 được phong tục tập quán như: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy, xăm mình, giữ gìn được tiếng nói của tổ tiên, 2 - Ý nghĩa: Những phong tục, tập quán ấy như đã ăn sâu vào tiềm (2đ) thức của mỗi người con đất Việt. Chứng minh cho tình yêu đất 1 nước, quê hương; dù cho đất nước có rơi vào vòng nô lệ thì nhân dân ta vẫn một lòng giữ vững bản sắc tinh túy của dân tộc 3 - Được nhân dân đoàn kết ủng hộ 1 (2đ) - Biết vận dụng địa thế và biết phát triển lực lượng. 1 * Lưu ý: Phần tự luận giáo viên có thể cân nhắc, tùy theo cách trình bày của học sinh và nội dung kiến thức để cho điểm phù hợp. Những bài làm có ý hay, sáng tạo có thể cho điểm thưởng (từ 0,5 đến 1,0 điểm) để khuyến khích nhưng điểm toàn bài không được vượt số điểm quy định.
  5. MA TRẬN ĐỀ LẺ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cấp độ TN TL TN TL TL TL TN TL (Nội dung, chương ) THỜI KÌ BẮC Thời gian khởi Trình bày Chính sách Hiểu được từ Tác dụng Tính thời gian THUỘC VÀ nghĩa HBT, kiến được nền cai trị của năm của việc suy trong lịch sử CUỘC ĐẤU trúc Chăm-Pa, KT-VH của nhà Hán, 179TCN đến tôn 1 người TRANH GIÀNH Việc làm của Cham-pa từ nguyên nhân thế kỉ X là lên làm vua, ĐỘC LẬP Dương Đình thế kỷ II chính quyền thời kì Bắc lí do Triệu Nghệ sau khi đến thế kỷ đô hộ độc thuộc Quang Phục đánh thắng quân X quyền về sắt, chọn Dạ Nam Hán, Khởi Trạch làm nghĩa Bà Triệu, căn cứ Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, hiệu của Lý Bí khi lên ngôi. Số câu: câu Số câu: 6 Số câu:1 Số câu:2 Số câu:1 Số câu: 2 Số câu:1 (TN: ; TL: ) Số điểm: 15 Số điểm: 3 Sốđiểm: 0,5 Số điểm: 2 Sốđiểm: 0,5 Số điểm: 0,25 TSĐ: đ = % BƯỚC NGOẶT Phân tích Lí do Ngô LỊCH SỬ Ở được ý Quyền chọn ĐẦU THẾ KỈ X nghĩa lịch sông Bạch sử của Đằng để quyết chiến thắng chiến với quân Bạch Đằng Nam Hán năm 938 Số câu: câu Số câu:1 Số câu:1 (TN: ; TL: ) Số điểm: 2 Số điểm: 0,25 TSĐ: đ = % Tổng số câu: 15 TS câu:6 TS câu:1 TS câu: 2 TS câu:1 TS câu: 2 TS câu:1 TS câu:2 TN: 12; TL: 3 TSĐ:1,5 = 15% TSĐ:3 = 30% TSĐ:0.5 =5% TSĐ:2 = 20% TSĐ:0,5 = 5% TSĐ:2= 20% TSĐ:0,5 = 5% TSĐ:10 = 100%
  6. IV. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN (ĐỀ LẺ) Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có đáp án đúng nhất Câu 1:(0,25đ) Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào? A. Năm 40 TCN. B. Năm 40. C. Năm 41. D.Năm 42. Câu 2: (0,25đ) Biểu tượng của văn hoá Chăm là A. Tháp Bình Sơn. B. Ăng co. C. Thành cổ loa. D. khu thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). Câu 3:(0,25đ) Nguyên nhân chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt là vì A. sắt là kim loại quý. B. họ dùng sắt để chế tạo vũ khí. C. sợ dân ta chế tạo vũ khí chống lại họ. D. họ muốn chiếm nhiều sắt của ta. Câu 4: (0,25đ) Năm 179 TCN Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, cách thời điểm hiện tại (2019) bao nhiêu năm? A. 2196. B. 2197. C. 2198. D. 2199. Câu 5:(0,25đ) Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì? A. Tiếp tục xây dựng nền tự chủ. B. Cấp đất cho dân. C. Lên ngôi vua D. Xóa các loại thuế. Câu 6:(0,25đ) Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nhân dân ta là A. đàn áp khủng bố nhân dân ta. B. thuế khóa nặng nề. C. cống nạp sản vật quý. D. đồng hóa nhân dân ta. Câu 7: (0,25đ) Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra vào năm nào? A. 284. B. 428. C. 248. D. 842. Câu 8:(0,25đ) Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến vì A. Địa hình hiểm trở . B. Nhân dân đông đúc. C. Địa hình bằng phẳng. D. Có nhiều sĩ phu yêu nước. Câu 9:(0,25đ) Năm 937 Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì? A. Trừng trị Kiều Công Tiễn làm phản. B. Mở rộng bờ cõi. C. Chuẩn bị đánh quân xâm lược. D. Kêu gọi nhân dân hưởng ứng. Câu 10:(0,25đ) Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng để quyết chiến với Hoằng Tháo vì sông này có A. chế độ thủy triều thuận lợi để làm bãi cọc B. nguồn lợi thủy sản phong phú C. hai bên bờ rậm rạp, dễ mai phục D. A, B đúng E. A,C đúng Câu 11:(0,25đ) Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là A. Lý Phật Tử. B. Lý Nam Đế. C. Lý Thánh Tông. D. Lý Bắc đế. Câu 12:(0,25đ) Việc nhân dân dân suy tôn Trưng Trắc lên làm vua có ý nghĩa gì ? A. Nước ta đã độc lập, có chủ B. Đánh tan quân xâm lược Hán C. Cho nhà Hán khiếp sợ D. Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân ta Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Trình bày những hiểu biết của em về nền kinh tế, văn hoá của Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X Câu 2: (2 điểm) Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử của nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc? Câu 3: (2 điểm) Chứng minh chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.
  7. V. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án đề lẻ Điểm Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi 1 2 3 4 5 6 câu B D C C A D 0,25đ 7 8 9 10 11 12 C A A E B A Phần II. Tự luận (7 điểm) * Kinh tế: Kinh tế chính là nghề nông trồng lúa nước, biết sử 0.5 dụng công cụ sắt, dùng trâu bò kéo cày, làm ruộng bậc thang, trồng lúa hai vụ mỗi năm. - Trồng cây ăn quả ( cam dừa, mít) và các loại cây khác( bông, 0.5 gai ). - Biết khai thác lâm thổ sản , làm đồ gốm, đánh cá 0.5 - Người Chăm buôn bán với nhân dân các quận của Giao Châu, 0.5 1 Trung Quốc, Ấn Độ.(0,25đ) (3đ) *Văn hóa:có nền văn hóa phát triển rực rỡ và phong phú: Chữ 0.5 viết: chữ Phạn (Ấn Độ), theo đạo Balamon và đạo phật, hỏa táng người chết, ăn trầu cau, ở nhà sàn, nghệ thuật đặc sắc: tháp, đền, tượng - Công trình kiến trúc:- Tháp Mĩ Sơn( Duy Xuyên), tháp Bằng 0.5 An(Điện Bàn), tháp Chiên Đàn(Phú Ninh) Cụm tháp Chàm (Phan Rang). - Năm 179 TCN An Dương Vương để mất nước vào tay Triệu Đà 0,5 - Năm 938 (Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán đưa nước ta vào thời kì 0,5 2 phong kiến độc lập - Sử cũ gọi thời gian từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc vì 1 (2đ) thời kì này dân ta mất nước, phải chịu ách đô hộ hà khắc của các triều đại phong kiến Trung Quốc, hay nói cách khác là thuộc địa của chế độ phong kiến phương Bắc * Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ 3 đại của dân tộc ta: (2đ) - Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán 1 - Khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta 1 * Lưu ý: Phần tự luận giáo viên có thể cân nhắc, tùy theo cách trình bày của học sinh và nội dung kiến thức để cho điểm phù hợp. Những bài làm có ý hay, sáng tạo có thể cho điểm thưởng (từ 0,5 đến 1,0 điểm) để khuyến khích nhưng điểm toàn bài không được vượt số điểm quy định. VI. KIỂM TRA LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
  8. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: LỊCH SỬ 6 - Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 (mục 2) - Bài 28 : Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (câu hỏi 2 SGK trang 52) - Bài 19 : Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (mục 2) - Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (tt) - Bài 21 : Khởi nghĩa Lý Bí , nước Vạn Xuân (542-602) (mục 2) - Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí , nước Vạn Xuân (542-602) (mục 4) - Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX (mục 2) Bài 24: Nước Cham-Pa (mục 2) - Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938