Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6

docx 3 trang Hoài Anh 16/05/2022 6501
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_1_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau (mỗi câu 0.25 điểm) Phần Địa lý Câu 1: Trái Đất có dạng hình gì ? A. Tròn. B. Elip. C. Cầu. D. Vuông. Câu 2: Kí hiệu nào sau đây thuộc kí hiệu diện tích? A. Vùng trồng lúa. B. Sân bay. C. Ranh giới quốc gia. D. Nhà máy điện. Câu 3: Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1: 5 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Thái Bình là 3,5 cm. vậy trên thực tế thành phố TB cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét? A. 174 km B. 175 km C. 178 km D. 190 km Câu 4: Ý nào sau đây không đúng theo quy ước cách xác định phương hướng trên bản đồ? A. đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc. B. đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng tây. C. đầu phía dưới kinh tuyến chỉ hướng nam. D. đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông. Câu 5: Vào các ngày nào trong năm cả hai bán cầu nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt lượng như nhau: A. Ngày 22/6 và 22/12. B. Ngày 23/9 và 22/6 C.Ngày 21/3 và 23/9 D. Ngày 21/3 và 22/12 Câu 6: Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết A. mức độ thu nhỏ kích thước trên bản đồ so với ngoài thực địa. B. độ lớn của các đối tượng địa lí được vẽ trên bản đồ. C. phương hướng và khoảng cách thực của các hiện tượng. D. vị trí và độ thu nhỏ của các hiện tượng địa lí trên bản đồ. Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây làm cho mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm luôn phiên. A. Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục. B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời 365 ngày 6h. C. Trái đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo. D. Ánh sáng Mặt trời chiếu vào một nửa của Trái Đất. Câu 8: Dựa vào tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 6, em hãy cho biết khi khu vực giờ gốc (GMT) là 12h ngày 30/9/2021 thì lúc đó ở Việt Nam là mấy giờ?
  2. A. 5 giờ B. 7 giờ C. 12 giờ D. 19 giờ Phần Lịch sử Câu 9: Truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh được xếp vào loại tư liệu lịch sử nào? A. Tư liệu chữ viết. B. Tư liệu hiện vật. C. Tư liệu truyền miệng. D. Tư liệu gốc. Câu 10: Đâu là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử? A. Tư liệu truyền miệng. B. Tư liệu gốc. C. Tư liệu hiện vật. D. Tư liệu chữ viết. Câu 11: Xã hội nguyên thủy trải qua mấy giai đoạn? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Đứng đầu bộ lạc là: A. Tộc trưởng B. Lạc tướng C. Lạc hầu D. Tù trưởng II. Tự luận (7 điểm) Phần Địa lý
  3. Câu 13: Ghi các hướng còn lại trên hình 1 (0,5 điểm) Câu 14: Viết toạ độ địa lí của các điểm A, B, C, D. (1 điểm) Câu 15: (1,5đ) a. Tỉ lệ bản đồ là gì? b. Một bản đồ có tỉ lệ: 1: 200 000, cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? c. Một đoạn đường dài 150 km, thì trên bản đồ sẽ là bao nhiêu cm? Nếu bản đồ có tỉ lệ 1: 1 000 000. Câu 16: (1,5đ) Tục ngữ ta có câu: “Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.” Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên? Câu tục ngữ trên có đúng hoàn toàn không? Phần Lịch sử Câu 17: (1.5 điểm) a. Em hãy cho biết cách tính thời gian theo dương lịch và âm lịch, công lịch? b. Dựa vào công lịch, em hãy tính xem các sự kiện dưới đây xảy ra cách năm hiện tại (2021) khoảng bao nhiêu năm? - Khoảng thế kỉ VII TCN (trước công nguyên), nhà nước Văn Lang ra đời. - Năm 208 TCN, Thục Phán lập ra nước Âu Lạc. - Năm 1890 – năm sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 18: Em hãy cho biết những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam ? (1 điểm) HẾT