Đề cương ôn tập HKI môn Lịch sử+Địa lí Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc (Có đáp án)

docx 5 trang Đình Phong 05/07/2023 3002
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập HKI môn Lịch sử+Địa lí Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hki_mon_lich_sudia_li_lop_6_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập HKI môn Lịch sử+Địa lí Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS TAM QUAN BẮC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI Họ và tên : Năm học : 2022 -2023 Lớp : Môn: Lịch sử địa lí 6 *PHÂN MÔN LỊCH SỬ A. PHẦN TRẮC NGHIỆM I- Hãy khoanh tròn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Theo em âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của A. Mặt trời quanh Trái đất. B.Trái đất quanh Mặt trời. C.Mặt trăng quanh Trái đất. D.Mặt Trăng quanh Mặt trời. Câu 2. Người tối cổ đã biết A. mài đá để tạo thành công cụ sắc bén hơn. B.chế tạo cung tên, làm đồ gốm, dệt vải, C.dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú. D.ghè đẽo công cụ, tạo ra lửa. Câu 3: Đứng đầu giai cấp thống trị ở Ai Cập cổ đại là A. vua (pha-ra-ông). B. đông đảo quý tộc, quan lại. B. chủ ruộng đất. D. tầng lớp tăng lữ. Câu 4.Một trong những công trình bằng đá cổ nhất của Ấn Độ còn lại đến ngày nay là A. Kim Tự tháp. B. Vạn Lí Trường thành. C. vườn treo Ba-bi-lon. D. đại bảo tháp San-chi. Câu5.Văn hóa Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng nhất ở A. Trung Quốc. B. các nước Ả Rập C. Đông Nam Á. D. Việt Nam. Câu 6.Chủ nhân của chữ số 0 là của. A. người Ai Cập. B. người Lưỡng Hà. C. người Ấn Độ. D. người tinh khôn. Câu 7. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn nào A. Phật giáo và Hồi giáo B. Ấn Độ giáo và Nho giáo C. Nho giáo và Đạo giáo D. Ấn Độ giáo và Phật giáo Câu 8: Ai là người đặt nền móng cho nền sử học ở Trung Quốc? A. Hàn Phi Tử. B. Ban Cố. C. Phạm Diệp. D. Tư Mã Thiên. Câu 9: Loại chữ viết được khắc trên mai rùa, xương thú của người Trung Quốc cổ đại được gọi là gì? A. Kim văn. B. Trúc thư. C. Giáp cốt văn. D. Thạch cổ văn. Câu 10: Công trình phòng ngự nổi tiếng được tiếp tục xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là. A. Vạn Lý Trường Thành B. Ngọ Môn C. Tử Cấm Thành . D. Lũy Trường Dục Câu 11. Người Hy Lạp, La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào? A. Hệ chữ cái La-tinh B. Chữ hình nêm C. Chữ tượng hình D. Hệ thống chữ số Câu 12: Ai là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng I-li-at và Ô-đi-xê? A. Pi-ta-go. B. Ta-lét. C. Hô-me. D. Ác-si-mét. Câu 13: Một trong những thương cảng sầm uất nhất ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu công nguyên là A. Óc Eo. B. Pi-rê. C. Am-xtét-đam. D. Mác-xây. Câu 14.Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, vì: khu vực này A. tiếp giáp với Ấn Độ. B. là trung tâm của thế giới. C. tiếp giáp với Trung Quốc. D. là “ngã tư đường” của thế giới. Câu15.Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia Đông Nam Á là A. gia vị. B. nho. C. chà là. D. dầu ô liu. Câu 16. Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào? A. Thiên niên kỉ II TCN. B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII. C. Thế kỉ VII TCN . D. Thế kỉ X TCN
  2. B. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1.Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên ( các dòng sông , đất đai màu mở) đối với sự hình thành văn minh Ai Cập Lưỡng Hà?(TH) -Điều kiện tự nhiên nổi bật của Ai Cập và Lưỡng Hà nằm ở lưu vực các con sông lớn (sông Nin, Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ) +Do đất đai màu mỡ ,dễ canh tác .kinh tế nông nghiệp phát triển sớm nền văn minh hình thành sớm khi chưa có đồ sắt. +Do nhu cầu hợp tác làm thủy lợi , chinh phục các dòng sông cư dân đã sớm liên kết thành các công xã, tạo điều kiện cho nhà nước ra đời. Câu2. Điều kiện tự nhiên nào của vùng Lưu vực sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ Cổ Đại(TH) +Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông +Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a +Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn +Ở sông Ấn chịu khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc + Ở lưu vực sông Hằng đất đai màu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc. Câu3.Giới thiệu được những đặc điểm tự nhiên củaTrung Quốc Cổ đại?(TH) *Thuận lợi: - Sông Hoàng Hà và Trường Giang cung cấp nước dồi dào cho đời sống sinh hoạt và sản xuất -Cung cấp nguồn thủy sản phong phú - Nông nghiệp phát triển do có các đồng bằng rộng lớn của sông Hoàng Hà và Trường Giang bồi đắp. - Thượng nguồn là các vùng đất cao nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi phát triển. -Giao thông đường thủy Khó khăn: Tuy nhiên, lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân, đồng thời đặt ra nhu cầu phải tiến hành trị thủy (đào – đắp kênh/ mương; xây các công trình thủy lợi ). Câu 4.Giới thiệu tác động của điều kiện tự nhiên ( hải cảng và biển đảo ) đối với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã?(TH) *Hy Lạp cổ đại: -Địa điểm :trên các bán đảo Ban Căng + Nơi đây có rất ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi, khô và cứng, nhưng lại có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho buôn bán đường biển. +Nhiều khoáng sản nên thủ công nghiệp, luyện kim rất phát triển. *La Mã cổ đại: -Địa điểm : trên các bán đảo I-ta-li-a. + Đường bờ biển phía nam có nhiều vịnh, hải cảng. + Ở thời kì đế quốc, đất đai được mở rộng, có nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển. +Có nhiều khoáng sản nên nghề luyện kim phát triển. Câu 5: Đọc đoạn thông tin sau: Nhà Hán (206 TCN-220) tiếp tục củng cố bộ máy cai trị và mở rộng lãnh thổ Sau thời nhà Hán, lịch sử Trung Quốc tiếp tục trải qua các thời kì Tam quốc (220-280), nhà Tấn (280-420), Nam – Bắc triều (420- 581). Đến năm 581, nhà Tuỳ mới thống nhất lại Trung Quốc. Em hãy xây dựng đường thời gian từ đế chế Hán đến thời nhà Tuỳ.(VD)
  3. Câu 6:Nhận xét tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp và La Mã. (VD) - Thứ nhất, tác động tới sự hình thành nhà nước: Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi (đất đai khô cứng, bị chia cắt) nên các quốc gia Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn và diện tích mỗi quốc gia khá nhỏ. - Thứ hai, tác động tới đời sống kinh tế: Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh. Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển. - Thứ ba, tác động tới sự phát triển của văn hóa: vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa. (0.25đ) Câu 7: Liên hệ được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã có ảnh hưởng đến hiện nay.(VDC) - Về chữ viết: Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra chữ cái La-tinh, trở thành chữ viết của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. - Về khoa học: Người Hy Lạp đã khái quát thành những định lý, định đề đặt nền móng cho sự ra đời của các khoa học sau này (các nhà bác học như Pitago, Ta-lét, Ác-si-mét, ). - Về lịch: Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch chính xác hơn, gọi là dương lịch. - Toán học: Bảng chữ số La Mã. Câu 8:Phân tích tác động của quá trình giao lưu về kiến trúc và điêu khắc đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X (VDC) -Kiến trúc và điêu khắc: Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ : A. PHẦN TRẮC NGHIỆM I- Hãy khoanh tròn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến: A. 23027’ B. 00 C. 600 D. 900 Câu 2:Để thể hiện nhà máy, điểm dân cư trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu: A. điểm. B. đường. C. diện tích. D. khoanh vùng. Câu 3: Trái Đất có dạng hình A. tròn B. cầu C. bầu dục D. lục giác Câu 4: Bán kính của Trái Đất là: A. 6378 km. B. 40 076 km. C. 510 triệu km2. D. 149,6 triệu km. Câu 5: Trong quá trình tự quay, trục của Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc: A. 660 32’. B. 230 27’. C. 660 33’. D. 660 34’. Câu 6: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời là A. 12 giờ. B. 24 giờ. C. 6 tháng. D. 365 ngày 6 giờ. Câu 7. Trái Đất được cấu tạo ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm A. vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất và man-ti. B. vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất. C. nhân Trái Đất, man-ti và vỏ Trái Đất. D. man-ti, nhân Trái Đất và vỏ Trái Đất. Câu 8: Cấu tạo bên trong của Trái Đất, lớp nào có vai trò quan trọng đối với sinh vật và đời sống con người. A. vỏ Trái Đất. B. man-ti. C. nhân Trái Đất . D. dung nham. Câu 9. Những hiện tượng sau, hiện tượng nào là núi lửa? A. là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất. B. là hiện tượng mài mòn đá núi. C. các lớp đất đá bị đứt gãy. D. Vật chất nóng chảy nằm sâu trong lòng đất. Câu 10: Động đất là: A. những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất. B. làm sập nhà cửa và tài sản của con người. C. Sự phu trào dung nham lên bề mặt Trái Đất. D. Sự di chuyển của các địa mảng. Câu 11: Trong các loại khoáng sản sau, loại nào thuộc khoáng sản kim loại. A. Than đá. B. Thạch anh. C. Sắt. D. Muối. Câu 12: Trong các loại khoáng sản sau, loại nào thuộc khoáng sản phi kim loại. A. Than đá. B. Thạch anh, muối
  4. C. Sắt. D. Dầu mỏ Câu 13:Một số dấu hiệu trước khi động đất xảy ra? A. Mực nước giếng thay đổi, động vật hoảng loạn tìm nơi trú ẩn. B. Đất nứt nẻ, khô hạn. C. Mưa to, gió lớn. D. Sấm sét xảy ra. Câu 14:Khi một mảng đại dương và một mảng lục địa xô vào nhau sẽ hình thành: A. Dãy núi cao. B. Dãy núi cao và vực sâu. C. Vực sâu. D. Thung lũng. Câu 15: Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất gồm: A. Gió Tây ôn đới, gió mậu dịch. B. Gió Tây ôn đới và gió đông cực C. Gió Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông cực. D. Gió Tín phong, gió Tây ôn đới. Câu 16: Sự phân bố các đai khí áp ở bán cầu bắc và bán cầu Nam theo thứ tự từ xích đạo đến 2 cực là: A. áp thấp Xích đạo, áp cao cận chí tuyến, áp thấp ôn đới, áp cao cực. B. áp thấp Xích đạo, áp thấp ôn đới, áp cao cực C.áp thấp Xích đạo, áp cao cận chí tuyến, áp cao cực. D. áp thấp Xích đạo, áp cao cận chí tuyến, áp thấp ôn đới B. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1:Nêu được nguyên nhân của hiện tượng động đất và núi lửa.(TH) *Núi lửa:Do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phuntrào lên bể mặt đất. *Động đất.:Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và ngoại sinh:(Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, kết quả)(TH) Quá trình nội sinh Quá trình ngoại sinh Khái Là các quá trình xảy ra trong lòng đất Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt niệm Trái Đất Nguyên Nguồn năng lượng sinh ra trong lòng Nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ mặt nhân Trái Đất: năng lượng phân hủy các chất trời. Các nhân tố: gió, dòng chảy, sóng, nhiệt phóng xạ, năng lượng dịch chuyển các độ, mảng kiến tạo, Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo Biểu hiện ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình (tác nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng mới. động) chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất, Kết quả Tạo ra các dạng địa hình lớn. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ. Câu 3:Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.núi ,đồi ,cao nguyên , đồng bằng (VD) NÚI CAO NGUYÊN ĐỒI ĐỒNG BẰNG Khái niệm Là dạng địa hình Là vùng đất Là dạng địa hình nhô Là dạng địa hình thấp có nhô cao rõ rệt so tương đối bằng cao bề mặt khá bằng phẳng với mặt bằng xung phẳng hoặc gợn hoặc hơi gợn sóng quanh sóng. Độ cao từ 500 m trở lên so trên 500 m so không quá 200 m. Dưới 200m so với mực với mực nước biền với mực nước nước biển biền Đặc điểm Núi thường có đỉnh vùng đất tương Đồi có đỉnh tròn, có bề mặt khá bằng phẳng hình thái nhọn, sườn dốc. đối băng phẳng sườn thoải hoặc hơi gợn sóng, có thể hoặc gợn sóng. rộng đến hàng triệu km2. có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách. Câu 4:Quan sát lược đồ các địa mảng của lớp võ trái đất(VD)
  5. -Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, các địa mảng mảng xô vào nhau(VD) -Các địa mảng lớn của trái đất bao gồm: ( 7 địa mảng lớn) +Mảng Âu – Á.+Mảng Thái Bình Dương,+Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-Ìi-a,+Mảng Phi+ Mảng Bắc Mỹ + Máng Nam Mỹ,+ Mảng Nam Cực -Việt Nam nằm ở mảng Âu – Á -Các địa mảng xô vào nhau: + Mảng Phi với mảng Âu-Á; + Mảng Âu – Á với mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a; + Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a với mảng Thái Bình Dương; + Mảng Bắc Mỹ với mảng Thái Bình Dương; + Mảng Nam Mỹ với mảng Nam Cực Câu5 :Viết ngắn gọn thông tin về thảm họa một trận động đất hoặc núi lửa gây ra trên thế giới mà em biết?(VDC) -Ngày 14/8/2021, một trận động đất có độ lớn 7,2 độ đã làm rung chuyển phía Tây Haiti, làm ít nhất 304 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương và mất tích. -Hoặc ngày 11/3/2011 một trong những trận động đất lớn nhất trong lịch sử nhân loại đã xảy ra tại miền Đông Bắc Nhật Bản. Thảm họa này đã xóa sổ nhiều thị trấn, cướp đi sinh mạng của khoảng 20.000 người. Câu 6: Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em hãy cho biết vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống.(TH) - Oxy là chất giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng, - Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống muôn loài, - Khi carbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống, Câu 7:Hãy nêu một số giải pháp cụ thể để phòng tránh bão ở địa phương em. (VDC) -Chặt tán cây to xung quanh nhà. -Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước uống, . -Theo dõi bản tin dự báo thời tiết -Gia cố nhà cửa. Câu 8: Dựa vào hình sau: xD 1000m A x x E ▲ C B x 800m 600m 400m a) Một bạn muốn leo lên đỉnh núi C, theo em nên đi theo sườn núi từ A -> C hay sườn núi B –> C để khỏi mất sức lực và đến điểm C nhanh hơn? Vì sao? (Biết rằng quảng đường từ A -> C gấp gần 2 lần quảng đường từ B đến C) b) Xác định độ cao của các đỉnh A, B, D, E