Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 131+132: Kiểm tra học kỳ II

docx 5 trang thaodu 4450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 131+132: Kiểm tra học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_131132_kiem_tra_hoc_ky_ii.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 131+132: Kiểm tra học kỳ II

  1. Tiết 131+132 Ngày soạn: Ngày dạy: KIỂM TRA HỌC KÌ II A. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hoá lại các kiến thức đã học về tiếng Việt, văn học, tập làm văn. 2. Kỹ năng : -Rèn kĩ năng phân tích các kiến thức đã học vào làm các bài tập trắc nghiệm, đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản tập làm văn. 3.Thái độ : -Lòng yêu mến văn học, tự giác tích cực học tập và ý thức vươn lên trong học tập. 4.Định hướng phát triển năng lực: -Năng lực tự học ,tự giải quyết vấn đề - Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ - Năng lực sáng tạo B. Chuẩn bị: *Giáo viên: Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự luận MA TRẬN ĐỀ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ TỔNG SỐ CÁC CHỦ Vận dụng Vận Nhận biết Thông hiểu ĐỀ thấp dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Từ Số Câu 3 1 vựng câu Số 0, 25 0,25 điểm Ngữ Số Câu Câu 6 pháp câu 1,2,7 4,5,8 Số 0,75 0,75 1,5 điểm Biện Số Câu 1 pháp câu 6 tu từ Số 0,25 0,25 điểm Đọc Số Câu Câu 1 Câu 2 4 hiểu câu 3,4 văn Số 0,5 1 1,5 3,0 bản điểm Tạo Số Câu 1 lập câu 1
  2. văn Số bản điểm 5,0 5,0 tự sự Tổng Số 4 1 4 1 2 1 8 5 câu Số 1 0,5 1 1 1,5 5,0 2,0 8,0 điểm Phần 15 % 20 % 15% 50 % 20% 80% trăm Đề kiểm tra PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm. Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì? “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng) A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp. B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu. C. Dùng để biểu thị sự liệt kê. D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh. Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông C. Uống nước nhớ nguồn. D. Người ta là hoa đất. Câu 3. Trong những từ sau, từ ghép là: A.ríu rít B.rung rinh C.ríu ran D.râu ria Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì? A. Câu bị động. C. Câu rút gọn. B. Câu chủ động. D. Câu đặc biệt. Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu? A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt. C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi. B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui. Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh) A. Điệp ngữ. C. Liệt kê. B. Nhân hoá. D. Ẩn dụ. Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!” A. Xác định thời gian. B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. C. Gọi đáp. D. Tường thuật. Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian? A. Ở đâu. B. Chỗ nào. C. Nơi đâu. D. Khi nào.
  3. PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.” Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2:Trong đoạn trích trên , theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lí học , việc đọc sách văn học có tác dụng gì với con người? Câu 3: Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay? Câu 4: Hãy kể tên một tác phẩm văn học mà em thích? Viết 5 đến 7 câu văn chia sẻ về tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em? PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm) Dân gian có câu: “Lời nói gói vàng”, đồng thời lại có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua 2 câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Đáp án và biểu điểm I.Trắc nghiệm( 2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C D A D C B D Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Câu 1: PTBĐ: nghị luận ( 0,5 điểm) Câu 2:Việc đọc sách có tác dụng sau: + Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. + Đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ + Đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. Đúng cả ba ý cho 1điểm.Đúng 1ý cho 0,25điểm, đúng 2 ý cho 0,75 điểm Câu3: 0,5 điểm Có thể trình bày theo một số ý sau: =>Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay: -Giới trẻ hiện nay thờ ơ với việc đọc sách. Chưa có thói quen đọc sách, không dành thời gian để đọc sách. -Giớí trẻ không mặn mà với các loại sách văn học .
  4. -Một số ít đọc theo phong trào ,chưa xác định được mục đích của việc đọc sách -Giới trẻ ngày nay hờ hững với văn hóa đọc vì điện thoại vì mạng intơnet.Nói cách khác văn hóa đọc của giới trẻ. Câu 4:1 điểm -Tên tác phẩm, tác giả : 0,5 điểm -Vì sao có thể nêu các ý sau:0,5 điểm. Nêu được 2 ý trở lên cho 0,5 điểm +Tác dụng về cung cấp tri thức, hiểu biết. +Bồi dưỡng tâm hồn, rèn giũa nhân cách đạo đức. +Rèn luyện ngôn ngữ, thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ. +Năng cao kĩ năng sống PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm) * Yêu cầu: 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Dẫn dắt vấn đề. - Nêu vấn đề cần giải thích: Giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống củacon người. - Trích dẫn 2 câu tục ngữ. 2. Thân bài: (4 điểm) Học sinh vận dụng những hiểu biết trong cuộc sống để giảng giải ý nghĩa của 2 câu tục ngữ theo trình tự lập luận: a. Thế nào là “Lời nói gói vàng”? “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, có ý nghĩa là thế nào? (1,0 điểm) b. Tại sao ông cha ta lại đề cao giá trị và ý nghĩa của lời nói? (Hay nói cách khác: tại sao ông cha ta lại nói “Lời nói gói vàng”? “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?) (2,5 điểm) - Lời nói chính là vỏ âm thanh của ý thức và tình cảm con người. Nó chính là phương tiện để tư duy, là công cụ giao tiếp. Nên nó có ý nghĩa hết sức quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. (0,75 điểm) - Mối quan hệ tình cảm của con người có gắn bó khăng khít, tốt đẹp bền vững hay không phụ thuộc vào lời nói. Vì thế khi nói ta phải suy nghĩ thận trọng, thấu đáo vì một lời nói ra quý giá như vàng. (0,75 điểm) - Lời nói thể hiện suy nghĩ tình cảm của con người. Lời nói phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của con người. (0,5 điểm) - Biết ăn nói còn làm cho người khác kính nể. Lời nói là bí quyết của sự thành công. Lời nói chân thành tạo nên sự tin cậy, cảm thông sự chia sẻ lẫn nhau, tạo nên mối quan hệ và một xã hội tốt đẹp. (0,5 điểm) c. Chúng ta phải làm gì để lời nói thực sự có giá trị và ý nghĩa. (0,5 điểm) - Thận trọng không coi thường lời ăn tiếng nói. (0,25 điểm) - Tuỳ từng đối tượng giao tiếp mà lựa chọn lời nói cho phù hợp. (0,25 điểm) 3. Kết bài: 0,5 điểm - Ý nghĩa của vấn đề đối với mọi người. - Bài học cho bản thân * Cách cho điểm:
  5. - Hiểu rõ yêu cầu đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp suy nghĩ sâu sắc về vấn đề giải thích, lập luận chắc chắn, bố cục rõ ràng. (4,0 điểm- 5,0 điểm) - Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có suy nghĩ tương đối về vấn đề giải thích, lập luận tương đối chắc chắn, diễn đạt đôi chỗ chưa lưu loát, còn mắc lỗi nhỏ về dùng từ. (2,0 điểm- 3,0 điểm) - Chưa hiểu hết yêu cầu của đề bài, vấn đề giải thích chưa sáng rõ, trình bày chưa khoa học, sai lỗi dùng từ, sai câu. (0,5 điểm- 1,0 điểm) - Không hiểu đề bài, trình bày lạc đề không cho điểm. * Lưu ý chung: - Phần hướng dẫn chấm chỉ là những ý khái quát, khi làm bài học sinh có thể trình bày theo các ý như hướng dẫn hoặc có cách trình bày khác, nếu đủ cách ý cơ bản vẫn cho điểm tối đa. - Trong quá trình chấm bài cần quan tâm đến kỹ năng trình bày, diễn đạt, tính sáng tạo của học sinh. * Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học để kiểm tra. C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động khởi động: -Tiết học này đi kiểm tra học kì II Hoạt động thực hành: -GV: Phát bài kiểm tra cho học sinh. -Học sinh: Làm bài kiểm tra. Hoạt động bổ sung: -Về nhà xem lai các kiến thức đã học để đối chiếu lại bài đã làm xem chỗ nào được hay chưa được,.