Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 41: Kiểm tra văn (Đề 1) - Năm học 2019-2020

docx 4 trang thaodu 4370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 41: Kiểm tra văn (Đề 1) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_41_kiem_tra_van_de_1_nam_hoc_2019.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 41: Kiểm tra văn (Đề 1) - Năm học 2019-2020

  1. Tuần: 11 Ngày soạn :28/10/2019 Ngày dạy : (theo lịch nhà trường) Tiết 41: KIỂM TRA VĂN (ĐỀ 1) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Kiểm tra và củng cố những kiến thức nội dung của các văn bản đã học. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng làm bài kiểm tra văn - Luyện kĩ năng viết đoạn văn cho HS. 3. Thái độ: - GD ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực cho học sinh 4.Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ, văn học B. CHUẨN BỊ GV: Đề, đáp án, biểu điểm. HS: Học bài như đã dặn. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/ Ổn định tổ chức: II/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. III/ Bài mới: Hoạt động 1: Phát đề Hoạt đông 2: Gv hướng dẫn học sinh làm bài - Yêu cầu: + Đọc kĩ đề , xác định đúng yêu cầu của đề + Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, khoa học Hoạt động 3: Học sinh làm bài Gv quan sát học sinh làm bài, xử lí các trường hợp vi phạm ( nếu có) Hoạt động 4: Thu bài * Củng cố Gv nhận xét thái độ làm bài của học sinh trong 45’ kiểm tra, uốn nắn kịp thời những hành vi không nghiêm túc khi làm bài (nếu có) D.Dặn dò - Xem lại đề bài , ôn lại kiến thức về văn bản - Chuẩn bị bài “ Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm ”.
  2. A. MA TRẬN ĐỀ Cấp độ NHẬN BIẾT THÔNG VẬN VẬN DỤNG TỔNG Chủ đề HIỂU DỤNG CAO THẤP 1.Tôi đi học - Nhớ được nội -Xác định được dung chính đã học nghệ thuật chủ (ghi nhớ). yếu Số câu:1 Số câu:1 Số câu:2 Số điểm: 0.5 Số điểm: 0.5 Số điểm: 1 Tỉ lệ:5 % Tỉ lệ:5 % Tỉ lệ: 10% 2.Trong lòng - Nhớ được thể loại mẹ của tác phẩm. - Nhớ được nội dung chính đã học. Số câu:2 Số câu:2 Số điểm: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10 % Tỉ lệ: 10% 3. Tức nước - Nhớ được sự việc Trình bày vỡ bờ chính nhân vật trong được cảm văn bản. nhận về nhân vật, tác phẩm. Số câu:1 Số câu:1 Số câu:2 Số điểm: 0.5 Số điểm: 2 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 5 % Tỉ lệ:20 % Tỉ lệ: 25% 4. Lão Hạc - Nhớ tên tác giả của văn bản. -Nhận biết được tính cách nhân vật. - Nhớ được giá trị nội dung của truyện(ghi nhớ) Số câu:3 Số câu:3 Số điểm: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% 5.Đánh nhau -Nhận biết được -rút ra được đặc với cối xay nguyên nhân đánh điểm nhân vật. gió cối xay gió Số câu:1 Số câu:1 Số câu:2 Số điểm: 0,5 Số điểm: 0,5 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 10% 6. Chiếc lá -Nhớ được tác giả - Hiểu được ý cuối cùng của truyện. nghĩa của chi tiết truyện Số câu:1 Số câu:1 Số câu:2 Số điểm: 0.5 Số điểm: 2 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 20 Tỉ lệ: 25% Tổng Số câu:9 Số câu:3 Số câu:1 Số câu:13 Số điểm: 5 Số điểm: 3 Số điểm: 2 Số điểm: 10 Tỉ lệ 50% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 100%
  3. B. ĐỀ: I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1. Nội dung chính của Tôi đi học là? A. Tâm trạng, cảm xúc về những kỉ niệm của cậu bé trong buổi tựu trường đầu tiên. B. Kỉ niệm của cậu bé và mẹ khi đến trường. C. Kỉ niệm của cậu bé và thầy cô, bạn bè trong buổi tựu trường đầu tiên. D. Kỉ niệm của cậu bé về bài học đầu tiên. Câu 2. Nét nghệ thuật nào sau đây là chủ yếu trong truyện ngắn Tôi đi học? A. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn B. Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, độc đáo C. Giàu cảm xúc, giàu chất thơ D. Khắc họa nhân vật. Câu 3. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng viết theo thể loại nào? A. Truyện thơ B. Hồi ký C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 4. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ? A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của bà cô bé Hồng. C. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của bé Hồng. D. Đoạn trích chủ yếu trình bày tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ. Câu 5. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hình ảnh chị Dậu được khắc hoạ rõ nét nhất ở sự việc nào? A. Chị Dậu tất bật chạy tiền nộp sưu. B. Chị Dậu van xin cai lệ và người nhà lí trưởng. C. Chị Dậu đương đầu với cai lệ và người nhà lí trưởng. D. Chị Dậu chăm sóc chồng. Câu 6. Tác giả của truyện ngắn Lão Hạc là? A. Ngô Tất Tố B. Thanh Tịnh C. Nguyên Hồng D. Nam Cao Câu 7. Trong truyện ngắn Lão Hạc, nhân vật lão Hạc hiện lên là một người như thế nào? A. Là nột người nông dân nghèo khổ, tầm thường. B. Là một người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. C. Là một người nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất lương thiện, cao quý. D. Là một người nông dân có tấm lòng cao thượng. Câu 8. Nguyên nhân nào Đôn ki-hô-tê thất bại khi đánh nhau với cối xay gió? A. Vì đầu óc lão quá mê muội, không còn tình táo. B. Vì những chiếc cối xay gió bị phù phép. C. Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù. D. Vì lão không có vũ khí sắc bén. Câu 9. Đôn-ki-hô-tê có những phẩm chất nào sau đây? A. Mê muội, điên rồ B. Mê muội, điên rồ, nhưng rất dũng cảm, có ước mơ cao cả C. Mê muội nhưng dũng cảm D. Điên rồ nhưng ước mơ cao cả Câu 10. Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn của nhà văn nào? A. Ai-ma-tốp B. O.Hen-ry C. An-đéc-xen D. Xéc-van-tec II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. ( 1 điểm)Nêu nội dung truyện Lão Hạc của Nam Cao. Câu 2. (2 điểm)Trong truyện Chiếc lá cuối cùng, vì sao Giôn-xi hồi sinh khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng trên tường? Câu 3. (2 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
  4. C. ĐÁP ÁN: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5ĐIỂM) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 A C B D C D C A B B II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM) Câu 1. (1 điểm) Nội dung truyện Lão Hạc: Truyện thể hiện chân thực cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý của họ. Câu 2. (2 điểm) Giôn-xi quyết định hồi sinh vì: nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn gan góc chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, vẫn bám lấy cuộc sống, trái hẳn với sự yếu đuối của Giôn-xi Câu 3. (2 điểm) HS trình bày được: - Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh của chị Dậu - Vẻ đẹp tâm hồn của chị: đảm đang, nhân hậu, yêu thương chồng con (dẫn chứng .) - Sức sống, tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của chị (từ van xin, dùng lí lẽ đến đánh lại 2 tên tay sai ) - Cảm nhận chung