Hướng dẫn chấm Đề thi thử tuyển sinh 10 lần thứ nhất môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Ninh Bình
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm Đề thi thử tuyển sinh 10 lần thứ nhất môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_cham_de_thi_thu_tuyen_sinh_10_lan_thu_nhat_mon_ngu.pdf
Nội dung text: Hướng dẫn chấm Đề thi thử tuyển sinh 10 lần thứ nhất môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Ninh Bình
- HDC ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10 LẦN THỨ I SỞ GD&ĐT NINH BÌNH Năm học 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) PHẦN CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM I Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là những gợi ý cơ bản: 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự 0,5 (0,5 điểm) 2 Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng phép lặp từ 1,0 (1,0 điểm) ngữ (từ “con” và từ “cha”). * Nếu không chỉ ra cụ thể: (từ “con” và từ “cha”), cho 0,5 điểm 3 Bài học rút ra: (1,5 điểm) - Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc (đặc biệt đối với trẻ 0,5 thơ) để tránh mắc sai lầm đáng tiếc xảy ra. - Luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng nguyện vọng, sở thích, trí 0,5 tưởng tượng sáng tạo của mọi người. - Cần biết trân trọng và không quá nặng nề về giá trị vật chất 0,5 trong những món quà khi được trao tặng. II 1 a. Hình thức (2,0 điểm) - Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy 0,25 nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành; dung lượng: 200 chữ; - Nhập vai nhân vật người cha (thể hiện ở cách xưng hô trong 0,25 đoạn văn). b. Nội dung Đây là câu hỏi mở, học sinh tự do viết lời xin lỗi theo diễn đạt của bản thân, cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Nêu lý do lời xin lỗi; 0,5 - Lồng ghép một số triết lý đúc rút; 0,25 - Diễn tả được cảm xúc, thái độ chân thành của cha đối với con 0,75 gái. (Lời xin lỗi cần cô đọng, biểu cảm. Nếu học sinh viết lan man, kể lể lại sự việc, cho 0,75/2,0 điểm) 2 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự (5,0 điểm) - Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự gồm ba phần Mở bài, Thân bài, 0,25 Kết bài (Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề). - Đảm bảo nhập vai nhân vật: Bé Thu (kể chuyện bằng ngôi thứ 0,25 nhất số ít: tôi) 1
- b. Triển khai vấn đề Thí sinh vận dụng tốt các thao tác yêu cầu của viết văn tự sự. Trong bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu nhân vật, tác phẩm. 0,5 * Giải quyết vấn đề - Khái quát ngắn gọn về nội dung tác phẩm, tình huống dẫn dắt đến vị trí đoạn truyện cần nhập vai (diễn đạt trong một đoạn văn 0,25 ngắn khoảng 10 dòng): + Câu chuyện kể về cuộc đời của những nhân vật trong thời kháng chiến chống Mỹ (ông Sáu, bé Thu ); 0,25 + Tình huống gặp gỡ (ông Sáu được tổ chức tạo điều kiện cho về thăm nhà trong 3 ngày, lần đầu tiên cha – con gặp mặt); 0,25 + Trạng thái tâm lý và lý do bé Thu không thừa nhận ba. - Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong ngày chia tay của ba với gia đình, quê hương: + Tình huống: ngày ba lên đường trở lại đơn vị (diễn tả cảnh ba 0,25 chia tay bà con, gia đình trong bịn rịn, luyến lưu ) qua con mắt của bé Thu. + Hành động chất chứa tâm trạng của bé Thu: Đứng ở góc nhà/tựa 0,5 cửa/nhìn mọi người/ánh mắt dễ thương dường như không chớp/cất tiếng kêu xé ruột/ôm chặt cổ ba/hôn ba cùng khắp (hôn má, hôn cổ, hôn lên cả vết thẹo dài )/ trò chuyện với ba 0,5 + Tâm trạng: Day dứt, ăn năn, nuối tiếc, hạnh phúc, xúc động - Khi kể cần đan xen những câu văn diễn tả cảm xúc, suy nghĩ 0,5 của cá nhân thông qua lời tự bạch chân thành ứng với từng cảnh huống. Lồng ghép những cảm nhận về giá trị của tình phụ tử - Bình luận, mở rộng: + Hòa bình được đánh đổi bằng máu, nước mắt; con người phải 0,25 hy sinh hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc chung của dân tộc; + Từ tính chất nghiệt ngã của chiến tranh con người cần biết trân 0,25 trọng, gìn giữ nền hòa bình của dân tộc. + Trong khó khăn, thử thách, tình cảm, giá trị sống trở nên 0,5 thiêng liêng, đáng ngưỡng mộ → Lời cảnh báo tới con người khi sống trong hòa bình mà chưa biết trân trọng giá trị sống. * Kết thúc vấn đề: Khái quát và nâng cao vấn đề. 0,5 * Lưu ý: - Giám khảo linh hoạt vận dụng Hướng dẫn chấm và biểu điểm. Thưởng điểm cho bài làm có tính sáng tạo khi bài chưa đạt số điểm tối đa; - Câu 2- phần II: Đối với những bài làm không xác định được yêu cầu đề bài (viết lan man, kể lại chi tiết diễn biến tâm trạng của bé Thu trong 3 ngày nghỉ phép của ba) thì cho điểm tối đa 2,0/5,0 điểm./. 2