Hướng dẫn chấm thi Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề chính thức - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An

doc 4 trang thaodu 3970
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm thi Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề chính thức - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_cham_thi_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_gi.doc

Nội dung text: Hướng dẫn chấm thi Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề chính thức - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN NGÀY THI: 17/4/2019 ĐỀ CHÍNH THỨC THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề) (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3,0 điểm) a) (0,25 đ) Nhận xét: Hành vi của An là vi phạm pháp luật. b) (1,0 đ) Các hành vi vi phạm của An: - Chưa đủ tuổi để sử dụng xe mô tô (xe máy có phân khối lớn) và chưa có giấy phép lái xe (0,25 đ). - Đi xe không đúng quy định: phóng nhanh, vượt ẩu (0,25 đ). - Đi sai phần đường quy định (0,25 đ). - Vượt đèn đỏ (0,25 đ). c) (1,25 đ) Trách nhiệm của An: - Xin lỗi bác Ba và cùng bác tới bệnh viện. Báo cho bố mẹ biết (để chăm sóc, bồi thường sức khỏe cho bác Ba) (0,25 đ). - Phải chịu chấp hành quyết định xử phạt của Cảnh sát giao thông (0,25 đ). * Trách nhiệm của bố mẹ An: - Phải chịu xử phạt hành chính về hành vi đã giao xe cho con mình khi con chưa đủ tuổi trước cơ quan pháp luật (0,25 đ). - Có trách nhiệm giáo dục An thực hiện đúng quy định của pháp luật khi tham gia giao thông (0,25 đ). - Chăm sóc, bồi thường sức khỏe cho bác Ba (0,25 đ). d) (0,5 đ) Pháp luật phải có những quy định về trật tự an toàn giao thông là nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông trên đường. Vì vậy, tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều phải tuân theo để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Câu 2: (4,0 điểm) Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” vào năm 1999. (0,25 đ) * Cảm nhận của bản thân về cuộc gặp gỡ trên: (2,25 đ) - Rất tự hào về dân tộc Việt Nam (0,5 đ.) - Đây là sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng (0,5 đ). - Khẳng định và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế (0,5 đ). - Qua sự kiện này, hình ảnh đất nước bình yên, con người thân thiện, thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa giàu bản sắc của Việt Nam được quảng bá nhiều hơn với bạn bè thế giới (0,75 đ). * Liên hệ trách nhiệm của bản thân: - Biết trau dồi kiến thức văn hóa , kỹ năng sống, để xứng đáng là công dân của đất nước có thủ đô là “Thành phố vì hòa bình” (0,5 đ). - Đấu tranh, tố giác các hành vi xâm hại đến nền hòa bình của đất nước, nhân loại (0,5 đ) - Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam đối với mọi người và bạn bè trên toàn thế giới (0,5 đ). Câu 3: (3,0 điểm) Trang 1/4
  2. a) (1,0 đ) Tệ nạn xã hội: Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệnh chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt đời sống xã hội (0,25 đ). - Tác hại: + Làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình (0,25 đ). + Gây rối loạn trật tự xã hội, làm suy thoái giống nòi dân tộc (0,25 đ). + Là một trong những nguyên nhân dẫn tới căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS (0,25 đ). b) (1,0 đ) Tình huống: - Không đồng ý với ý kiến của bạn Hoa (0,25 đ). Vì: Không phải tất cả những người bị nhiễm HIV đều có lối sống buông thả, tham gia các tệ nạn xã hội mà có thể do nhiều nguyên nhân như: Bác sĩ bị lây nhiễm từ bệnh nhân, chiến sĩ công an bị lây nhiễm từ tội phạm (0,25 đ) - HIV/AIDS không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường (0,25 đ). - Mỗi người chúng ta cần có những hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng tránh cho bản thân và gia đình, không được phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS và gia đình họ (0,25 đ). c) (1,0 đ) Những nguyên nhân nào dẫn đến HIV/AIDS: - Những người nhiễm HIV/AIDS thường là những người kém hiểu biết, sống buông thả, đua đòi, đời sống không lành mạnh, có cuộc sống gia đình không hạnh phúc (0,25 đ) - Ở những nước có nền kinh tế kém phát triển, đời sống dân trí thấp (0,25 đ). - Bản thân không tự làm chủ được mình (0,25 đ). - Có trường hợp do nhiệm vụ công tác (0,25 đ). (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn có điểm) Câu 4: (3,0 điểm) a) (0,75 đ) Đối với ông bà, cha mẹ con cháu có nghĩa vụ: yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà (0,25 đ); có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu (0,25 đ). Nghiêm cấm con cháu không có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà (0,25 đ). b) (1,25 đ) - Có nhiều học sinh quan niệm ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở thì chỉ cần học tốt là hoàn thành nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. - Đây là quan niệm sai (0,25 đ). - Con cháu không chỉ hoàn thành tốt việc học (0,25 đ) mà còn có nghĩa vụ chia sẻ công việc nhà với ông bà, cha mẹ (những việc làm phù hợp) (0,25 đ); quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ (0,25 đ). Nếu thực hiện tốt thì gia đình mới thật sự hạnh phúc, gắn bó mật thiết với nhau (0,25 đ). (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn đạt điểm) c) (1,0 đ) Ca dao, tục ngữ: . Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (0,5 đ) . Ngó lên nuộc lạt mái nhà Trang 2/4
  3. Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. (0,5 đ) (Học sinh nêu câu ca dao, tục ngữ khác nếu đúng vẫn đạt điểm) Câu 5: (4,0 điểm) a) (2,0 đ) - Nhận xét về suy nghĩ của H: + Đây là suy nghĩ không đúng, em không đồng tình với suy nghĩ đó (0,25 đ). + Sáng tạo không thể chỉ biểu hiện ở những việc lớn, những phát minh lớn (0,25đ), mà từ những việc nhỏ hàng ngày cũng có thể sáng tạo được (0,25 đ). + Học sinh có thể thể hiện tính năng động sáng tạo trong học tập, trong lao động và những công việc cụ thể của bản thân (0,25 đ) như tìm ra cách học tốt nhất cho mình, vận dụng bài học vào thực tế (0,25 đ). - Nếu em là H, em sẽ đăng kí tham gia cuộc thi này (0,25 đ). Nếu một mình em không có ý tưởng, em sẽ bàn bạc cùng các bạn để chọn đề tài tham gia (0,25 đ). Thông qua cuộc thi, em có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình, nâng cao hiểu biết, vận dụng kiến thức của mình vào cuộc sống (0,25 đ). (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn đạt điểm) b) (2,0 đ) - Nêu được khó khăn gặp phải: học yếu môn học nào đó, (0,25 đ). - Thời gian thực hiện: 2 tháng, (0,25 đ). - Biện pháp thực hiện: sự cố gắng của bản thân, học thầy, học bạn, học qua sách vở, Internet, sách tham khảo, (0,5 đ). - Những thuận lợi đã có: bố mẹ tạo điều kiện học tập, sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè, (0,25 đ). - Những khó khăn có thể gặp phải: chưa có sự cố gắng, bị bạn bè xấu lôi kéo, (0,25 đ). - Người hỗ trợ, giúp đỡ: bạn bè, thầy cô, bố mẹ, (0,25 đ). - Rút kinh nghiệm: (0,25 đ). (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn đạt điểm) Câu 6: (3,0 điểm) a) (2,0 đ) - Hành vi vi phạm kỷ luật của T như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong lớp, những hành vi đó do Ban giám hiệu nhà trường (0,25 đ), giáo viên chủ nhiệm (0,25 đ) và các tổ chức đoàn, đội xử lý (0,25 đ); căn cứ vào nội quy của nhà trường (0,25 đ). - Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật (0,25 đ); căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của T (0,25 đ), nội quy của trường Trung học cơ sở (0,25 đ); cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhà trường, cơ quan công an) sẽ áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp (0,25 đ). b) (1,0 đ) Trang 3/4
  4. - Câu ca dao trên là biểu hiện trái với chủ đề đạo đức dân chủ và kỉ luật (0,25 đ). (Nếu học sinh trình bày: trái với chủ đề kỉ luật vẫn đạt điểm). - Ý nghĩa: + Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được đóng góp vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo để dân chủ được thực hiện có hiệu quả (0,25 đ). + Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động của mọi người (0,25 đ), tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội (0,25 đ). HẾT Trang 4/4