Hướng dẫn tìm hiểu bài và làm bài trước ki đến trường sau đợt dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Lớp 9 (Tiếp theo) - Lần 3)

docx 12 trang thaodu 6500
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn tìm hiểu bài và làm bài trước ki đến trường sau đợt dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Lớp 9 (Tiếp theo) - Lần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_tim_hieu_bai_va_lam_bai_truoc_ki_den_truong_sau_do.docx

Nội dung text: Hướng dẫn tìm hiểu bài và làm bài trước ki đến trường sau đợt dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Lớp 9 (Tiếp theo) - Lần 3)

  1. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI VÀ LÀM BÀI TRƯỚC KI ĐẾN TRƯỜNG SAU ĐỢT DỊCH COVID - 19 MÔN GDCD KHỐI 9 ( TIẾP THEO- LẦN 3) Bài 14 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN Phần 1: Câu hỏi/Bài tập A. Bài tập trắc nghiệm Bài tập 1: Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động? a) Quyền được thuê mướn lao động; b) Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề; c) Quyền sở hữu tài sản; d) Quyền được thành lập công ti, doanh nghiệp; đ) Quyền sử dụng đất; e) Quyền tự do kinh doanh Bài tập 2: Em hãy xác định ai là người có hành vi vi phạm Luật Lao động trong các trường hợp dưới đây (người lao động hay người sử dụng lao động): Người sử Người Hành vi vi phạm dụng lao động lao động a) Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp b) Đi xuất khẩu lao động chưa hết thời hạn đã bỏ việc, trốn ở lại nước ngoài c) Không trả công cho người thử việc d) Kéo dài thời gian thử việc đ) Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc e) Tự ý bỏ việc không báo trước f) Nghỉ việc dài ngày không có lí do g) Không trả đủ tiền công theo thoả thuận h) Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết trong hợp đồng lao động i) Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng Bài tập 3: Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học:
  2. - (1) là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và cá giá trị tinh thần cho xã hội. 1. a. Lao động b. Nghệ thuật c. Tôn giáo d. Pháp luật - (2) là sự thỏa thuận giữa những người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 2. a. Thuê mướn nhân công b. Thỏa ước lao động tập thể c. Hợp đồng lao động d. Giao ước lao động - Cấm nhận trẻ em chưa đủ (3) Cấm sử dụng người lao động dưới (4) tuổi làm những công việc nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại 3. a. 14 b. 15 c. 16 d. 17 4. a. 17 b. 18 c. 19 d. 20 - Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là (5) . a. lao động b. công chức c. công nhân d. việc làm Bài tập 4: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người trong xã hội đều có việc làm là trách x nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội. 2. Lao động không phải là quyền mà là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước x 3. Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình x 4. Mọi hoạt động tạo ra việc làm, thu hút lao động đều được Nhà nước khuyến khích x 5. Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình x Bài tập 5: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai
  3. 1. Lao động là hoạt động quan trọng nhất trong việc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển x của xã hội 2. Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì x 3. Nhà nước chỉ tạo điều kiện cho cá nhân trong nước phát triển sản xuất kinh dianh để x giải quyết việc làm cho người lao động 4. Lao động lao động trí óc bao giờ cũng được coi trọng hơn lao động chân tay x 5. Kết quả của lao động có thể là sản phẩm có giá trị vật chất hoặc có giá trị tinh thần x B. Bài tập tự luận Bài tập 1: Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Em hãy cho biết suy nghĩ của mình về việc làm của ông An. b) Bản cam kết giữa chị Ba và Giám đốc Công ti trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không? c) Chị Ba có thể tự ý thôi việc được không? Như vậy có phải là vi phạm hợp đồng lao động không? Bài tập 2: Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? Vì sao? a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì; b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình; c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình; d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất; đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình; e) Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động. Bài tập 3: Hà, 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách sau đây ? a) Xin vào biên chế, làm việc trong cơ quan nhà nước; b) Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; c) Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công; d) Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê lao động.
  4. Bài tập 4: Cô giáo mới tốt nghiệp trường sư phạm và về giảng dạy trường trung học cơ sở. Buổi đầu vào lớp, làm quen với học sinh: - Các em hãy cho biết cha mẹ các em làm nghề gì ? Đề tài thật hấp dẫn, em nào cũng hào hứng. - Thưa cô, bố mẹ đều là công nhân nhà máy điện ạ ! - Thưa cô, bố em là kỹ sư nông nghiệp, mẹ em là giáo viên ạ ! Đến lượt em Mai, cũng như các bạn, em nói rất hồn nhiên: - Thưa cô, bố mẹ em đều là công nhân vệ sinh ạ ! Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười. Hà ngơ ngác nhìn các bạn rồi như hiểu ra, mặt Mai đỏ bứng, mắt rơm rớm. Cô giáo nhìn cả lớp với ánh mắt nghiêm nghị rồi đến bên, đặt tay lên vai Mai, âu yếm: - Cảm ơn bố mẹ em, những người lao động đã giúp cho thành phố của chúng ta luôn sạch và đẹp. Không co nghề nào là tầm thường, chi có những kẻ lười biếng, vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ. Em có nhận xét gì về thái độ của các bạn đã cười chế nhạo và sự ứng xử của cô giáo trong tình huống trên ? Phần 2: Gợi ý làm bài A. Bài tập trắc nghiệm Bài tập 1: Các đáp án đúng: a, b, d, e. Bài tập 2: Các hành vi vi phạm Luật Lao động của người lao động: b, đ, e, f Các hành vi vi phạm Luật Lao động của người sử dụng lao động: a, c, d, g, h, i Bài tập 3: Các đáp án đúng: 1a, 2c, 3b, 4b, 5d. Bài tập 4: Câu đúng: 1; 4; 5. Câu sai: 2; 3. Bài tập 5:
  5. Câu đúng: 1; 5. Câu sai: 2; 3; 4. B. Bài tập tự luận Bài tập 1: Trả lời câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Việc làm của ông an là rất tốt. Bởi vì việc tạo ra việc làm cho người lao động của các cá nhân luôn luôn được Nhà nước khuyến khích và động viên. Việc ông An tập hợp thanh niên, mở lớp dạy nghề và hướng dẫn các thanh niên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã giúp ích rất nhiều cho thanh niên trong làng. Đó không phải là sự bóc lột, lợi dụng sức lao động của người khác để trục lợi. b) Bản cam kết giữa chị Ba và Giám đốc Công ti trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long là hợp đồng lao động. Bởi vì hai bên đã ký cam kết thỏa thận về tiền công, thời gian lao động và các điều kiện lao động khác. c) Chị Ba không thể tự ý thôi việc mà khôngb áo trước cho Giám đốc công ti Như vậy là vi phạm hợp đồng lao động. Bài tập 2: 1. Các ý kiến đúng: - Trường hợp b. Bởi vì việc giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình thể hiện trách nhiệm của con cái nhằm đỡ đần bố mẹ và tạo ra không khí đoàn kết, yêu thương trong gia đình. - Trường hợp đ. Bởi vì nhiều việc nhỏ cộng gộp lại thành việc lớn và tham gia lao động với những việc làm vừa sức sẽ có nhiều ích lợi cho trẻ em như phát triển trí tuệ, quý trọng công sức lao động, sống giản dị và tiết kiệm. 2. Các ý kiến sai: - Trường hợp a. Bởi vì trẻ em ngoài quyền học tập, vui chơi giải trí có thể làm một số việc để góp phần phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như siêng năng, kiên trì, giản dị, làm việc có kế hoạch, - Trường hợp c. Bởi vì Quyền của trẻ em quy định trẻ em không bị bắt buộc phải lao động để kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình mà đuýocj tạo điều kiện để học tập, vui chơi nhằm phát triêrn thể chất và trí tuệ.
  6. Trường hợp d. Bởi vì muốn làm ra nhiều tiền thì trước hết phải học để có kiến thức. không có kiến thức thì sẽ làm ăn thua lỗ. Hơn nữa, học tập giúp chúng ta kiếm được nhiều tiền một cách chân chính, không vi phạm pháp luật và biết giúp đỡ người xung quanh. Trường hợp e. Bởi vì việc giúp trẻ em tham gia lao động với những công việc vừa sức cũng là góp phần giúp chăm sóc, nuôi dạy con cái một cách tốt hơn. Bài tập 3: Hà, 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ là việc làm rất đáng hoan nghênh. Hà có thể tham gia lao động bằng cách nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công. Bởi vì đây là công việc phù hợp với lứa tuổi của Hà. Còn các công việc khác, hà chưa thể tham gia vì chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Bài tập 4: Hành vi cười chế nhạo của các bạn trong lớp khi biết về nghề nghiệp của bố mẹ Mai thật đáng trách. Nó thể hiện sự không tôn trọng người khác và thiếu hiểu biết quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Cô giáo dã có ứng xử rất đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nào thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xâu hổ. Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau . Bài 15 VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN Phần 1: Câu hỏi/Bài tập A. Bài tập trắc nghiệm Bài tập 1: Lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau: 1. Cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí là gì? a. Tội phạm b. Bị cáo
  7. c. Bản án d. Vi phạm pháp luật 2. Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật nào? a. Luật dân sự b. Luật hình sự c. Luật đất đai d. Luật hành chính 3. Hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam được quy định trong bộ luật nào? â. Luật dân sự b. Luật đất đai c. Luật hình sự d. Luật hành chính 4. Biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội là a. cưỡng chế b. chế tài c. hình phạt d. phạt tù 5. Hành vi đi xe gắn máy, chạy quá tốc độ quy định và vượt đèn đỏ đã vi phạm pháp luật loại gì? a. Hình sự b. Hành chính c. Dân sự d. Kỷ luật Bài tập 2: Em hãy xác định các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì (hành chính, hình sự, dân sự) hay vi phạm kỉ luật. Vi phạm pháp Vi phạm pháp Vi phạm pháp Vi phạm kỉ Hành vi luật luật hành chính luật hình sự luật dân sự a. Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà b. Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã trong hợp đồng mua bán hàng hoá c. Trộm cắp tài sản của công dân d. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đ. Giở tài liệu xem trong giờ kiểm tra e. Vi phạm nội quy an toàn lao động trong xí nghiệp g. Đi xe máy 70 phân phối không có giấy phép lái xe
  8. Bài tập 3: Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: - (1) là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 1 a. Phạm tội b. Phạm pháp c. Vi phạm pháp luật d. Phạm nhân - Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến (2) mà không phải là (3) 2. a. tính mạng của công dân b. chỗ ở của công dân c. nội quy của cơ quan d. các quy tắc quản lý của Nhà nước 3. a. bị cáo. b. phạm pháp c. phạm nhân d. tội phạm - (4) là khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó. 4. a. Năng lực nhận thức b. Năng lực pháp luật c. Năng lực trách nhiệm pháp lý d. Năng lực dân sự - Theo quy định của pháp luật dân sự, người chưa thanh niên là người (5) 5. a. chưa đủ mười sáu tuổi b. chưa đủ mười bảy tuổi c. chưa đủ mười tám tuổi d. chưa đủ mười chín tuổi Bài tập 4: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm pháp lý với bất cứ loại vi phạm pháp x luật nào. 2. Người chưa đủ sáu tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự x 3. Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự x 4. Đấu tranh với các hành vi, việc làm vi phạm hiến pháp và pháp luật cũng là trách nhiệm x của công dân 5. Người mắc bệnh tâm thàn không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình x Bài tập 5: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng:
  9. Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm x trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 2. Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết x giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. 3. Tất cả mọi người đủ 16 tuổi trở lên khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều x phải chịu trách nhiệm hình sự 4. Mọi cá nhân đều có năng lực trách nhiệm pháp lý X 5. Trong các loại vi phạm pháp luật thì vi phạm pháp luật hình sự là nghiêm trọng nhất x B. Bài tập tự luận Bài tập 1: Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Em hãy nhận xét các hành vi trên và cho biết người thực hiện từng hành vi mắc lỗi gì? b) Những hành vi đó đã gây hậu quả gì? c) Theo em, người thực hiện hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm gì đối với hậu quả gây ra? Bài tập 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? Vì sao? a) Một người lái xe uống rượu, không làm chủ được tay lái đã đâm vào xe máy của người đi đường; b) Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm. Bài tập 3: Do muốn có tiền tiêu xài, Nam - học sinh lớp 9 (14 tuổi), đã nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Trên đường đi đưa hàng Nam đã bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý. Các chú công an đã giữ Nam lại. Theo em, trong các ý kiến sau đây, ý kiến nào là đúng? Vì sao? a) Nam sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, vì vận chuyển ma tuý là phạm tội ; b) Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự vì ít tuổi ;
  10. c) Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì bị lừa, khi nhận chuyển gói hàng không biết có ma tuý ở trong. Bài tập 4: 4. Tú (14 tuổi - học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may va vào ông Ba - người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và ông Ba bị thương nặng. Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc và trách nhiệm của Tú trong sự việc này. Phần 2: Gợi ý làm bài A. Bài tập trắc nghiệm Bài tập 1: Các đáp án đúng: 1a, 2b, 3c, 4d, 5b Bài tập 2: - Vi phạm pháp luật hành chính: d, g - Vi phạm pháp luật hình sự: c - Vi phạm pháp luật dân sự: a, b - Vi phạm kỷ luật: đ, e Bài tập 3: Các đáp án đúng: 1c, 2d, 3d, 4c, 5a. Bài tập 4: Câu đúng: 2; 4; 5. Câu sai: 1; 3. Bài tập 5: Câu đúng: 1; 2; 5. Câu sai: 3; 4. B. Bài tập tự luận Bài tập 1: Trả lời câu hỏi trong phần gợi ý của bài học
  11. a) Tất cả các hành vi trên đều trái pháp luật, có lỗi, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và đều gây ra những hậu quả xấu. Lỗi cụ thể của từng hành vi: - Ông Ân không tuân thủ quy định của nhà nước về xây dựng nhà ở và bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ môi trường. - Lê vi phạm những quy định về thực hiện trật tự giao thông. - A xâm hại đến tài sản thuộc lợi ích công cộng. - N xâm hại đến tài sản công dân bằng cách cướp giật. - Bà Tư vi phạm những quy định về quan hệ tài sản khi xân hại đến quyền siwr hữu tài sản của công dân. - Anh Sa vi phạm những quy định về an toàn lao động. b) Những hành vi trên đã gây ra hậu quả là lợi ích công cộng, tài sản của nhà nước và công dân bị xâm hại, ảnh hưởng đến tính mạng của công dân và trật tự an toàn xã hội. c) Những người thực hiện hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hậu quả gây ra tùy theo loại vi phạm, tính chất và mức độ thiệt hại do mình gây ra. Bài tập 2: Trường hợp b không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình. Bởi vì người vi phạm chưa đủ tuổi, không có năng lực trách nhiệm pháp lý. Bài tập 3: Ý kiến a là đúng. Bởi vì theo quy định của Luật Hình sự, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhữung chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ở trường hợp này, Nam đã đủ 14 tuổi, tuy không cố ý nhưng vận chuyển ma tuý là tội phạm đặt biệt nghiêm trọng nên Nam phải chịu trách nhiệm hình sự. Bài tập 4: Hành vi của Tú là vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm những quy định về thực hiện trật tự an toàn giao thông. Đây không phải là lỗi cố ý nên Tú chỉ vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật dân sự. Trách nhiệm của Tú là phải chịu xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại do mình gây ra đối với ông Ba.