Hướng dẫn chấm thi Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề dự bị - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An

doc 4 trang thaodu 3750
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm thi Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề dự bị - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_cham_thi_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_gi.doc

Nội dung text: Hướng dẫn chấm thi Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề dự bị - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN NGÀY THI: 17/4/2019 ĐỀ DỰ BỊ THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề) (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3,0 điểm) a) (1,0 đ) - Ý nghĩa của sự hợp tác: + Hợp tác tạo nên sức mạnh tinh thần, thể chất, trí tuệ, (0,25đ). + Hợp tác đem lại chất lượng, hiệu quả cao hơn cho công việc chung (0,25đ). - Hợp tác là một phẩm chất quan trọng, một yêu cầu đối với người công dân trong xã hội hiện đại vì: + Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia phải hội nhập quốc tế. Nền kinh tế tự động hóa đòi hỏi sự hợp tác của người lao động (0,25đ). + Hợp tác giúp mỗi người bổ sung cho nhau, khắc phục hạn chế, vượt qua khó khăn (0,25đ). (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn đạt điểm) b) (2,0 đ) * Xây dựng được kế hoạch hoạt động bao gồm đủ các ý sau: - Tên hoạt động: Làm báo tường chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, (0,25đ). - Nội dung: tri ân thầy cô giáo, (0,25đ), biện pháp hoạt động: mỗi lớp làm được một sản phẩm là một tờ báo tường với đầy đủ nội dung, hình thức phù hợp, (0,25đ). - Thời gian: một tuần trước 20/11, (0,25đ), địa điểm tiến hành: tại phòng học của lớp, (0,25đ). - Người phụ trách: giáo viên chủ nhiệm, (0,25đ), người tham gia: tập thể lớp, (0,25đ). - Rút kinh nghiệm: thời gian, (0,25đ). (Học sinh lập kế hoạch khác nếu đúng vẫn đạt điểm) Câu 2: (4,0 điểm) a) (1,0 đ) Bố mẹ An xử sự như vậy là không đúng (0,25đ). Vì: - Giao xe máy cho An - chưa đủ tuổi tham gia giao thông là sai (0,25đ). - An mới 13 tuổi, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật nên bố mẹ phải đến và giải quyết vụ việc thay em (0,25đ). - Bố mẹ An phải tìm hiểu vụ việc và phân tích cho em hiểu việc làm của em là đúng hay sai và chọn cách xử sự sao cho đúng (0,25đ). b) (2,0 đ) Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: Trang 1/4
  2. - Gia đình là nơi mỗi con người sinh ra và lớn lên (0,5đ). - Gia đình là trường học, là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi con người (0,5đ). - Gia đình là nơi nuôi dưỡng mỗi người lớn lên và hình thành nhân cách con người (0,5đ). - Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc của mỗi con người (0,5đ). c) (1,0 đ) Hai câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ: - Chị ngã, em nâng (0,5đ). - Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (0,5đ). (Học sinh trình bày câu khác nếu đúng vẫn đạt điểm) Câu 3: (3,0 điểm) a) (1,0 điểm) - Nhận xét thái độ của A: A xử sự như vậy là sai (0,25đ). Khi thấy người khác bị nạn thì phải biết giúp đỡ. Hơn nữa, đây là các bạn cùng trường nên phải thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người (0,25đ). Đây còn là trách nhiệm của công dân, nếu thấy người khác đang nguy hiểm đến tính mạng, mình có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì sẽ bị vi phạm pháp luật (0,25đ). - Nếu là A, em sẽ lại gần xem tình trạng hai bạn thế nào và tìm cách giúp đỡ (0,25đ). b) (2,0 điểm) - Về lối sống vô cảm: + Lối sống vô cảm là thái độ thờ ơ không cảm xúc với các sự vật, hiện tượng, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác (0,25đ). + HS khẳng định: đây là cách sống tiêu cực, đáng phê phán, đi ngược truyền thống đạo đức, mặt trái của lối sống hiện đại (0,25đ). Hậu quả: + Với cá nhân: kết quả học tập giảm sút; ảnh hưởng đạo đức (0,25đ). + Với gia đình: không có sự quan tâm giữa các thành viên với nhau; không hạnh phúc (0,25đ). + Với xã hội: Làm mất niềm tin giữa con người và con người; mai một truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc, xã hội kém phát triển, kém văn minh (0,25đ). - Cách khắc phục: + Cá nhân: Xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người; có tinh thần tương thân,tương ái; tham gia các hoạt động tập thể, xã hội mang tính chất nhân đạo; đồng tình, cổ vũ tinh thần đoàn kết, vị tha; lên án và phê phán lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm (0,25đ). + Gia đình: Biết quan tâm, chăm sóc,yêu thương, gần gũi, chia sẻ lẫn nhau (0,25đ). + Xã hội: Biết tuyên truyền, giới thiệu những tấm gương điển hình người tốt, việc tốt trên hệ thống truyền thông; tổ chức các chương trình nhằm kết nối cộng đồng ; lên án thói thờ ơ; xử phạt các hành vi vô cảm gây hậu quả xấu cho mọi người (0,25đ). (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn đạt điểm) Câu 4: (3,0 điểm) a) (1,0 đ) - Theo em ý nghĩ của H là sai. Vì em không rõ túi mà các anh nhờ mang giúp là túi gì (0,25đ). (Nếu học sinh trả lời khác và giải thích hợp lí vẫn đạt điểm). Trang 2/4
  3. - Nếu là H em sẽ: + Từ chối khéo các anh thanh niên (0,25đ). + Thành thật xin lỗi mẹ về việc em đã trót dùng tiền học phí để đánh điện tử và hứa sẽ không tái phạm (0,25đ). + Báo cho mẹ biết về hành động dụ dỗ của các anh thanh niên để mẹ có những biện pháp thích hợp vừa bảo vệ được bản thân mình vừa biết được ý đồ của các anh gần nhà. (0,25đ). b) (1,0 đ) - Học sinh trung học cơ sở cần tham gia phòng chống tệ nạn xã hội (0,25đ). Vì: - Tệ nạn xã hội rất nguy hiểm, không loại trừ bất cứ một ai nếu không biết cách phòng chống (0,25đ). - Pháp luật nước ta đã có nhưng quy định về phòng chống tệ nạn xã hội nên trách nhiệm của công dân là phải tuân theo pháp luật, trong đó có học sinh Trung học cơ sở (0,25đ). - Tham gia vào các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội là để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần làm cho xã hội ngày càng lành mạnh hơn, tốt đẹp hơn (0,25đ). c) (1,0 đ) - Theo em: + M sẽ bị người đàn ông lợi dụng (0,25đ). + M sẽ bị ép buộc làm những điều vi phạm đến nhân cách, vi phạm pháp luật (0,25đ). + Tính mạng M bị đe dọa, M có thể bị bắt cóc tống tiền hoặc bán lên biên giới (0,25đ). - Nếu là M, em sẽ kiên quyết từ chối và báo cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo giúp đỡ, nhờ các chú công an can thiệp vì người đàn ông có hành vi dụ dỗ trẻ em (0,25đ). Câu 5: (4,0 điểm) a) (2,0 điểm) - Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc (0,25đ), giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó (0,25đ) vì sự phát triển chung của các bên (0,25đ). - Một ví dụ về sự hợp tác của nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: (0,25đ) Hưởng ứng “ Giờ trái đất”. Lễ mít tinh Quốc gia hưởng ứng Ngày môi trường thế giới: ngày 5 tháng 6 hằng năm. (Học sinh có thể cho ví dụ khác nhưng ví dụ phải mang tính chất phổ biến) - Lí do sự hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc hiện nay trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu: Hiện nay, trên thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại (0,25đ) (bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế ) (0,25đ, chỉ cần nêu được hai ý là cho điểm); để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế (0,25đ), chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. (0,25đ) b) (2,0 điểm) - Lao động: Chủ động dám nghĩ dám làm, tìm ra cách mới, cách làm mới, năng suất hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp (0,25đ). - Học tập: Phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì nhẫn nại để phát hiện ra cái mới, không thỏa mãn với những điều đã biết, linh hoạt xử lý các tình huống (0,25đ). - Sinh hoạt hằng ngày: Lạc quan tin tưởng, có ý chí phấn đấu vươn lên vượt qua khó khăn, gian khổ, kiên trì nhẫn nại (0,25đ). (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn có điểm) * Có ý kiến cho rằng: Con người chỉ cần năng động không cần sáng tạo. - Đó là ý kiến sai (0,25đ). Trang 3/4
  4. - Vì năng động là cần cù, siêng năng làm việc nhưng trong quá trình làm việc cũng cần có sự sáng tạo thì mới đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, sức người (0,25đ). - Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có năng động và sáng tạo. Hai mặt này không thể tách rời nhau mà có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau (0,25đ). - Học sinh lấy hai ví dụ thực tế chứng minh mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo. Ví dụ chứng minh năng động mà không có sáng tạo thì sẽ không phát triển và đạt hiệu quả: Một học sinh tham gia tất cả các phong trào của đội vào nhiều năm liền, nhưng bạn ấy không đầu tư chuyên sâu vào một phong trào nào nên bạn ấy không đạt kết quả cao. (Học sinh cho ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm. Mỗi ví dụ đúng đạt 0,25đ) Câu 6: (3,0 điểm) a) (1,25 đ) * Tảo hôn: là kết hôn trước tuổi pháp luật quy định (0,25đ). * Không tán thành (0,25đ). Vì: Đối với bản thân: kết hôn sớm sẽ dẫn đến sinh con sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con, cản trở sự phát triển tiến bộ của bản thân (0,25đ). Đối với gia đình: gia đình dễ sinh ra bất hòa, cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con, giáo dục con cái (0,25đ). Đối với cộng đồng: tảo hôn là vi phạm pháp luật, trở thành gánh nặng cho xã hội, gia tăng dân số (0,25đ). b) (1,75 đ) - Nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời sẽ đầy khó khăn, vất vả (0,25đ). - Nếu em không làm tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, em trở thành người bất hiếu (0,25đ), sẽ bị mọi người lên án, phê phán, lương tâm sẽ bị cắn rứt (0,25đ). (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn có điểm) c) (1,0 đ) - Theo em, cả bố mẹ Bình và Bình đều có lỗi (0,25đ), do bạn bè xấu và do môi trường xã hội (0,25đ). - Bố mẹ Bình không thực hiện tốt nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, thiếu sự quan tâm, chăm sóc quản lí giáo dục con, mà chỉ biết thỏa mãn những đòi hỏi của con. (0,25đ). - Bình: không thực tốt nghĩa vụ làm con, không lo học tập mà chỉ đua đòi ăn chơi, bị bạn bè lôi kéo, dụ dỗ . (0,25đ). HẾT Trang 4/4