Hướng dẫn ôn tập cuối học kì II môn Hoá học 8 - Năm học 2021-2022

docx 3 trang Hoài Anh 27/05/2022 4080
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập cuối học kì II môn Hoá học 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_8_nam_hoc_2021_2.docx

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập cuối học kì II môn Hoá học 8 - Năm học 2021-2022

  1. UBND QUẬN HẢI CHÂU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN HOÁ HỌC 8 LÝ THƯỜNG KIỆT Năm học 2021- 2022 A. LÝ THUYẾT : Giới hạn từ tiết 37(tuần 19) đến hết tiết 60(tuần 30) I. CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ 1. Trình bày tính chất, ứng dụng của oxi. 2. Khái niệm sự oxi hóa. 3. Định nghĩa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. 4. Oxit (định nghĩa, công thức hóa học, cách gọi tên, phân loại). 5. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ( nguyên liệu, phương pháp, cách thu khí ). II. CHƯƠNG 5: HIDRO – NƯỚC 1. Nêu tính chất, ứng dụng của hidro và nước. 2. Nêu khái niệm phản ứng thế. 3. Axit – Bazơ - Muối (định nghĩa, công thức hóa học, phân loại, tên gọi ). B. BÀI TẬP: * Làm lại tất cả các bài tập SGK hóa 8 từ tiết 37 đến hết tiết 60. * Một số dạng bài tập tham khảo I – Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Khí hiđro phản ứng được với tất cả các chất nào trong dãy các chất sau ? A. CuO, HgO, H2O. B. CuO, HgO, O2. C. CuO, HgO, H2SO4 D. CuO, HgO, HCl. Câu 2: Dãy các chất hoàn toàn tác dụng được với nước là A. MgO, CuO, CaO, SO2 , K B. CuO, PbO, Cu, Na, SO3 C. CaO, SO3 , P2O5 , Na2O , Na D. CuO, CaO, SO2 , Al, Al2O3 Câu 3 : Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxit? A. CaO, NaOH, CO2, Na2SO4. B. Fe2O3, O3, CaCO3, CO2. C. CO2, SO2, Na2SO4, Fe2O3. D. CaO, CO2, Fe2O3, SO2. Câu 4: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào là phản ứng phân huỷ: to to A. 4Al + 3O2  2Al2O3 B. 2H2 + O2  2H2O to C. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 D. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
  2. II – Bài tập tự luận: Dạng 1: Hoàn thành các phương trình hóa học, xác định loại phản ứng. Bài 1 : Hoàn thành các PTHH và cho biết mỗi phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào? Vì sao? (1) Fe + → Fe3O4 (2) Fe + → FeCl3 (3) + → Na2O (4) SO2 + → SO3 (5) Al + → Al2 (SO4)3 + H2 (6) K + → KOH + H2 (7) N2O5 + H2O → (8) KMnO4 → + . +O2 (9) KClO3 → + (10) H2 + → Cu + (11) CO + → Fe + Bài 2: Viết phương trình hóa học biểu diễn sự biến hoá sau và xác định loại phản ứng hóa học ? (1) (2) (3) a. KMnO4  O2  ZnO  Zn (1) (2) (3) (4) (5) b. H2  H2O  H2SO4  H2  Cu  CuO (1) (2) (3) (4) c. S  SO2  SO3  H2SO4  Al2(SO4)3 Bài 3: Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau và cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? a. Sắt (III) oxit + hiđro sắt + nước b. Lưu huỳnh trioxit + nước axit sunfuric c. Nhôm + sắt (III)oxit sắt + nhôm oxit d. Canxi oxit + nước canxi hiđroxit e. Kali + nước kali hiđroxit + khí hiđro f. Kẽm + axit sunfuric (loãng) kẽm sunfat + khí hiđro Dạng 2: Nhận biết các chất, phân loại, gọi tên và viết CTHH của các chất. Bài 1: Hãy phân biệt các chất sau: a. 4 bình đựng riêng biệt các khí sau: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic b. 3 lọ mất nhãn đựng dung dịch NaHO, H2SO4, Na2SO4 c. Có 3 gói bột mất nhãn chứa các chất sau: Na2O, SO3, MgO
  3. Bài 2: Gọi tên, phân loại các chất sau: Ca(OH) 2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, HNO3, H2SO4, HCl, H3PO4, NaCl, FeO, CuO, K2SO4, Na3PO4, AgNO3, CaSO4, MgO, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NaH2PO4 Bài 3: Hãy viết công thức hóa học của những chất có tên gọi sau Axit sunfuric; Axit sunfurơ; sắt (II) hiđroxit ; kali hiđrocacbonat; magie clorua; nhôm sunfat; natri oxit; kali hidroxit, điphotpho pentaoxit, canxi đihiđrophot. Dạng 3: Bài toán tính theo PTHH. Bài 1 : Khi cho khí hidro đi qua bột sắt (III) oxit nung nóng, người ta thu được sắt a. Nếu sau phản ứng người ta thu được 42 gam sắt thì khối lượng sắt (III) oxit đã tham gia phản ứng là bao nhiêu? b. Khối lượng hơi nước tạo thành trong phản ứng trên là bao nhiêu gam? Bài 2 : Cho 28ml khí Hidro cháy trong 20ml khí Oxi 1. Tính khối lượng nước tạo thành ở thề lỏng 2. Tính thể tích của nước tạo thành nói trên (Các khí đo ở dktc và khối lượng riêng của nước là 1g/ml) Bài 3 : Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hiđro để khử 20 gam sắt (III)oxít có chứa 20% tạp chất. a. Tính khối lượng sắt tạo thành? b. Tính thể tích H2 thu được (đktc) cần dùng. Bài 4 :Hoà tan 28,2 gam K2O vào 40 gam nước. Xác định khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng? Bài 5: Hòa tan 13,5 gam nhôm (Al) trong dung dịch axit clohiđric thu được nhôm clorua và giải phóng khí hiđro a. Tính thể tích khí hiđro tạo thành ở điều kiện tiêu chuẩn. b. Dẫn toàn bộ khí sinh ra đi qua bình đựng 64,8 gam sắt (II) oxit. Tính khối lượng kim loại sắt sinh ra sau phản ứng. - Chúc các em có một mùa thi đạt kết quả tốt! -