Đề kiểm tra Hóa học 8 theo từng chương (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3321
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hóa học 8 theo từng chương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoa_hoc_8_theo_tung_chuong_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Hóa học 8 theo từng chương (Có đáp án)

  1. Đề kiểm tra Hóa học 8 Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 8 Chương 1 (Đề 2) Câu 1: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố hóa học là 40; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số nơtron trong nguyên tử trên. Câu 2: Tính hóa trị của nguyên tố Mn, S, Fe, Cu, N trong mỗi công thức hóa học sau: CuCl, Fe2(SO4)3, Cu(NO3)2, NO2, FeCl2, N2O3, MnSO4, SO3, H2S. (Chỉ tính từng bước cho một công thức, còn các công thức sau chỉ ghi kết quả). Câu 3: Nêu ý nghĩa của các công thức hóa học sau: a) Fe2(SO4)3 b) O3 c) CuSO4 Câu 4: Lập công thức hóa học, tính phân tử khối của những hợp chất tạo bởi (công thức đầu gji đủ các bước, các công thức sau chỉ ghi kết quả): a) Nguyên tố sắt(III) với nguyên tố Cl (I); nhóm SO4 (II); nhóm NO 3 (I); nhóm PO4 (III); nhóm OH (I). b) Nguyên tố S (II) với nguyên tố H; nguyên tố S (IV) với nguyên tố O; nguyên tố S (VI) với nguyên tố O. c) Biết: - Hợp chất giữa nguyên tố X với nhóm SO4 là X2(SO4)3. - Hợp chất giữa nguyên tố Y với nguyên tố H là H3Y. Hãy xác định công thức hóa học giữa X và Y (không tính phân tử khối). Đáp án và hướng dẫn giải Câu 1: Gọi p, n, e lần lượt là số proton, nơtron và electron. Theo đề bài, ta có: p + n + e = 40 (1) Vì p = e nên (1) → 2p + n = 40 (*) Mà: 2p – n = 12 ( ) Từ (*) và ( ) → n = 14 Câu 2: Hóa trị của mỗi nguyên tố trong mỗi công thức là: CuCl (Cu hóa trị I); Fe2(SO4)3 (Fe hóa trị III); Cu(NO3)2 (Cu hóa trị II); NO2 (N hóa ttrị IV); FeCl2 (Fe hóa trị II); N2O3 (N hóa trị III); MnSO4 (Mn hóa trị II); SO3 (S hóa trị VI); H2S (S hóa trị II). Câu 3: Công thức Fe2(SO4)3 cho biết: Hợp chất trên gồm 3 nguyên tố: Fe, S và O tạo nên. Có 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử S và 12 nguyên tử O trong phân tử. Phân tử khối bằng: 56.2 + 3.32 + 16.12 = 400 (đvC). Công thức O3 cho biết: Khí ozon do nguyên tố oxi tạo nên Có 3 nguyên tử oxi trong một phân tử Phân tử khối bằng: 16.3 = 48 (đvC) Học sinh tự làm. Câu 4: – Fe(III) và Cl(I). Công thức chung có dạng: Theo quy tắc hóa trị, ta có: III.x = I.y → x/y= I/III Công thưucs hóa học là: FeCl3 – Fe2(SO4)3, Fe(NO3)3, FePO4, Fe(OH)3.
  2. H2S, SO2, SO3. Trong X2(SO4)3, nguyên tử X có hóa trị III. Trong H3Y, nguyên tử Y có hóa trị III. Vậy công thức hóa học giữa X và Y là XY. Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 8 Chương 1 (Đề 1) Câu 1: a) Lập công thức hóa học của các hợp chất hai nguyên tố sau: Ca và O, Al và Cl. b) Tính khối lượng mol của các chất sau: H2O, Al2O3, Mg3(PO4)2, Ca(OH)2. Câu 2: Xác định số prôton trong hạt nhân nguyên tử, số electron ở lớp vỏ nguyên tử, số lớp electron và số lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử photpho. Câu 3: Một kim loại M tạo muối sunfat có dang M 2(SO4)3. Hãy xác định công thức muói nitrat của kim loại M. Đáp án và hướng dẫn giải Câu 1: Gọi công thức tổng quát của Ca và O có dạng CaxOy Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: II x x = II x y → x/y= 2/2= 1/1 → x = y = 1 Vậy công thức hóa học là CaO. Tương tự câu a) → Công thức hóa học là: AlCl3 Câu 2: Số proton là : 15 Số electron là: 15 Số lớp electron là: 3 Số electron lớp ngoài cùng là: 5 Câu 3: Từ công thức M2(SO4)3 → M có hóa trị III. Mà gốc NO3̄ có hóa trị I → công thức muối nitrat của kim loại M là M(NO3)2. Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 8 Chương 1 (Đề 3) Câu 1: Biết số proton trong hạt nhân của oxi là 8, kali là 19, clo là 17, silic là 14, canxi 20, nhôm là 13, lưu huỳnh là 16. Phân tử nào sau đây có số electron nhiều nhất? A. SiO2 B. Al2O3 C. CaCl2 D. KCl Câu 2: Biết 1đvC = 1,66.10-24 gam. Nguyên tử (Z) nặng 5,312.10-23 gam. Xác định tên và kí hiệu của nguyên tố (Z). Câu 3: Hãy biểu diễn các ý sau: a) Bốn nguyên tử nhôm b) Mười phân tử clo c) Bảy nguyên tử oxi d) Chín phân tử muối ăn (NaCl) Câu 4: Tính hóa trị của các nguyên tố gạch chân trong các công thức hóa học sau: AlCl 3, CuSO4, N2O5, NO2, Fe(OH)3, SO2, Fe(NO3)2. Câu 5: Một hợp chất (X) có tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố là: mMg : mC : mO = 2 : 1 : 4, biết MX = 84 đvC. Xác định hóa trị của Mg trong hợp chất (X) vừa lập. Đáp án và hướng dẫn giải
  3. Câu 1: chọn C Số electron của CaCl2 là: 20 + 17 x 2 = 54 electron. Câu 2: NTK(Z) = 5,312.10-23/1,66.10-24 = 32 (đvC): lưu huỳnh (S). Câu 3: a) 4Al b) 10Cl2 c) 7O d) 9NaCl Câu 4: Gọi hóa trị của Al trong AlCl3 là x Ta có: x.1 = I.3 → x = 3. Tương tự hóa trị của các nguyên tố gạch chân trong hợp chất lần lượt là: Cu(II), N(V), N(IV), Fe(III), S(IV), Fe(II). Câu 5: Lập tỉ lệ: x : y : z = 2/24:1/12:4/16= 1/3 ∶ 1/3 ∶1 = 1: 1: 3. Công thức nguyên (X): (MgCO3)n Mà MX = (24 + 12 + 48)n = 84 → n = 1 → CTHH: MgCO3 Áp dụng quy tắc hóa trị → Mg có trị II. Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 8 Chương 1 (Đề 4) Câu 1 : Biết 1/4 nguyển tử (X) nặng bằng 1/2 nguyên tử silic. Hãy tìm tên và kí hiệu của nguyên tố (X). Câu 2 : Một hợp chất (X) có chứa 94,118% lưu huỳnh và còn lại là hidro. Xác định tỉ lệ số nguyên tử S và H trong phân tử hợp chất (X). Câu 3 : Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố sau : O ( Z=8) , N ( Z=14 ) , K ( Z=19 ) , P ( Z=15 ). Câu 4 : Hãy tính phân tử khối của các hợp chất sau : Al2O3 ; Al2(SO4)3 ; Fe(NO3)3 ; Na3PO4 ; Ca(H2PO4)2 ; Ba3(PO4)2 ; ZnSO4 ; AgCl ; NaBr. Câu 5 : Electron trong nguyên tử hidro chuyển động xung quanh hạt nhân bên trong một khối cầu có bán kính lớn hơn bán kính hạt nhân là 10000 lần. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6cm thì bán kính khối cầu tức là bán kính nguyên tử sẽ là bao nhiêu mét? Đáp án và hướng dẫn giải Câu 1 : Theo đề bài ta có : 1/4 MX= 1/2 MSi MX = 4/2 MSi = 4/2 . 28 = 56 : Sắt (Fe) Câu 2 : Theo đề : %S = 94,118% → %H = 100% - 94,118% = 5,882% Công thức tổng quát có dạng : HxSy Lập tỉ lệ : x : y = 5,82/1 : 94,118/32 = 2 : 1 Câu 3 : O ( Z = 8 ) : 2 6 N ( Z = 14 ) : 2 8 4 K (Z = 19 ) : 2 8 8 1 P ( Z = 15 ) : 2 8 5 Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố đực gạch chân. Câu 4 : “Phân tử khối bằng tổng khối lượng của các nguyên tửu trong phân tử” Al2O3 (M = 27.2 + 16.3 = 102 đvC ) Al2(SO4)3 (M = 342 đvC ) Fe(NO3)3 ( M = 242 đvC ) Na3PO4 (M = 164 đvC ) Ca(H2PO4)2 ( M = 234 đvC ) Ba3(PO4)2 (M = 601 đvC ) ZnSO4 ( M = 161 đvC ) AgCl (M = 143,5 đvC ) NaBr ( M = 103 đvC ) Câu 5 : Bán kính của hạt nhân bằng 6/2 = 3 (cm). Bán kính của nguyên tử là : 3 x 10000 = 30000 (cm) = 300 (m).