Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh THCS môn Lịch sử - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh THCS môn Lịch sử - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ky_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_thcs_mon_lich_su_nam_hoc_2021.docx
Nội dung text: Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh THCS môn Lịch sử - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Lịch sử ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 19/4/2022 Câu 1. (3.0 điểm) Từ thực tiễn lịch sử Cu-ba (1945 – 2000), em hãy làm rõ nhận định: Cu-ba – hòn đảo anh hùng. Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? Câu 2. (3.0 điểm) Trình bày những tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (từ đầu những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000). Trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước? Câu 3. (3.0 điểm) Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào? Sự phân hóa đó đã tác động gì đến cách mạng Việt Nam? Câu 4. (3.5 điểm) Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam theo các tiêu chí sau: đối tượng cách mạng, mục tiêu đấu tranh, lực lượng và phương pháp đấu tranh. Vì sao trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương có chủ trương đấu tranh khác với giai đoạn 1930 – 1931? Câu 5. (3.5 điểm) Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra từ năm 1946. Vì sao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Việt Nam phải thực hiện phương châm đánh lâu dài? Câu 6. (4.0 điểm) Trình bày và nhận xét về chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (trong Hội nghị cuối năm 1974 – đầu năm 1975). Giải thích ngắn gọn vì sao ngay sau khi Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam được kí kết, Đảng Lao động Việt Nam chưa phát động cuộc Tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước? HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. * Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: LỊCH SỬ HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm có 05 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý cơ bản, nếu học sinh trình bày sáng tạo theo cách khác và đảm bảo nội dung cơ bản, thì vẫn cho điểm tối đa. - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi. - Điểm của toàn bài không làm tròn. II. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VÀ BIỂU ĐIỂM. NỘI DUNG Điểm Từ thực tiễn lịch sử Cu-ba (1945 – 2000), em hãy làm rõ nhận định: Cu- ba – hòn đảo anh hùng. 3.0 Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? a. Thực tiễn lịch sử Cu-ba (1945 – 2000), cho thấy: Cu-ba – hòn đảo anh hùng. 2.25 Bởi vì: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, được Mĩ giúp, chế độ độc tài Ba-ti-xta được thiết 0.25 lập (1952) và thi hành nhiều chính sách phản động -> nhân dân Cu-ba không cam chịu và bền bỉ đấu tranh giành chính quyền. - Dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cát-xtơ-rô, cuộc kháng chiến của nhân dân Cu-ba 0.25 từng bước giành thắng lợi. - Đầu năm 1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, chấm 0.5 dứt ách thống trị của chính quyền tay sai. Cu-ba trở thành “lá cờ đầu” trong phong Câu 1 trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh. (3.0 - Sau khi cách mạng thắng lợi, Cu-ba tiến hành nhiều cải cách dân chủ, tiến bộ: cải 0.5 điểm) cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, phát triển giáo dục Nhờ thế đất nước Cu-ba ngày càng phát triển. - Bên cạnh đó, quân và dân Cu-ba tiến hành công cuộc bảo vệ đất nước Sau thắng 0.25 lợi ở Hi-rôn, Cu-ba tuyên bố tiến lên chủ nghĩa hội. - Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, nhân dân Cu-ba đã giành được nhiều thành tựu to 0.25 lớn trong xây dựng CNXH: xây dựng được nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao - Sau khi Liên Xô tan rã, Cu-ba đã trải qua một thời kì khó khăn về kinh tế nhưng 0.25 với ý chí của toàn dân, cùng những cải cách và sự điều chỉnh của chính phủ, nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực b. Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba được xây dựng dựa trên những cơ sở 0.75 nào? - Mối quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô – đặt nền 0.25 móng cho tình hữu nghị Việt Nam và Cu-ba - Có chung kẻ thù là đế quốc Mĩ 0.25 - Cùng chung mục tiêu và lí tưởng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa 0.25
- Trình bày những tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (từ đầu 3.0 những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000). Trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước? a. Những tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại. 2.0 - Tác động tích cực: + Cách mạng khoa học - kĩ thuật cho phép con người thực hiện bước nhảy vọt chưa 0.5 từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới + Làm thay đổi cơ cấu dân cư lao động, với xu hướng tỉ lệ lao động trong ngành nông 0.5 nghiệp, công nghiệp giảm dần, tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ ngày càng tăng + Đưa loài người chuyển dịch sang nền văn minh mới “văn minh thông tin” và làm 0.25 cho nền kinh tế thế giới quốc tế hóa cao - Hậu quả tiêu cực: Câu 2 + Chế tạo các loại vũ khí phương tiện quân sự hiện đại có sức tàn phá hủy diệt khủng 0.25 (3.0 khiếp sự sống điểm) + Tình trạng ô nhiễm môi trường, tai nạn, dịch bệnh 0.25 + Những đe dọa về đạo đức xã hội, an ninh đối với con người 0.25 b. Trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay, thế hệ 1.0 trẻ Việt Nam cần phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước? Thí sinh nêu ý kiến cá nhân có tính thuyết phục và phù hợp về một hoặc một số định hướng cụ thể, thiết thực mà thế hệ trẻ Việt Nam cần làm để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Thí sinh có thể trình bày, lập luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các nội dung sau: + Học tập, rèn luyện để nâng cao hiểu biết khoa học nói chung, KHKT nói riêng 0.5 + Tham gia hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa học 0.5 Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế 3.0 nào? Sự phân hóa đó đã tác động gì đến cách mạng Việt Nam? a. Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào? 2.0 - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc: 0.25 bên cạnh những giai cấp cũ, nay xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau. + Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hoá thành 3 bộ phận Đại địa chủ chiếm 0.25 nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nông dân nên không có tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng có một số bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu Câu 3 nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện (3.0 + Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột 0.25 điểm) nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. + Giai cấp tư sản: ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít, dưới tác động 0.5 của cuộc khai thác, phân hoá làm hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc áp bức bóc lột nhân dân nên không có tinh thần cách mạng. Bộ phận tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định. + Giai cấp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị 0.25 Pháp chèn ép, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng. Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ
- + Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp và phát triển 0.5 nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. Đây là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. b. Sự phân hóa đó đã tác động gì đến cách mạng Việt Nam? 1.0 - Sự phân hóa đó đã khoét sâu các mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam Trong đó, mâu 0.5 thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. - Những lực lượng xã hội mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản) là cơ sở xã hội tiếp thu 0.5 những tư tưởng cách mạng từ bên ngoài dội vào Việt Nam. Thúc đẩy sự chuyển biến mới của phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất gắn liền với sự phát triển với hai khuynh hướng: tư sản và vô sản. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam theo các tiêu chí sau: đối tượng cách mạng, mục tiêu đấu tranh, lực lượng và phương pháp đấu tranh. 3.5 Vì sao trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương có chủ trương đấu tranh khác với giai đoạn 1930 – 1931? a. Bảng so sánh. 2.0 Nội dung Phong trào cách mạng Cuộc vận động dân chủ 1930 - 1931 1936 - 1939 Đối tượng Thực dân Pháp, tay sai Lực lượng phản động thuộc địa và cách mạng (0.25) tay sai (0.25) Chống phát xít, chống chiến tranh. Mục tiêu Độc lập dân tộc, ruộng Đòi các quyền tự do, dân sinh, dân đấu tranh đất cho dân cày (0.25) chủ, cơm áo và hòa bình (0.25) Chủ yếu là công nhân và Đông đảo các tầng lớp nhân dân Lực lượng nông dân (0.25) (0.25) Kết hợp đấu tranh hợp pháp, nửa Phương pháp Bí mật, bất hợp pháp hợp pháp, công khai, nửa công khai đấu tranh (0.25) Câu 4 với bí mật, bất hợp pháp (0.25) (3.5 b. Vì sao trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương có chủ trương 1.5 điểm) đấu tranh khác với giai đoạn 1930 – 1931? Trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương có chủ trương đấu tranh khác với giai đoạn 1930 – 1931 là do hoàn cảnh lịch sử có sự thay đổi đã đặt ra những 0.25 yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với cách mạng Việt Nam, nên Đảng phải điều chỉnh chủ trương đấu tranh phù hợp. - Hoàn cảnh lịch sử thế giới: + Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước nguy cơ chiến tranh bùng nổ. Trước tình hình đó, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng về xác định kẻ thù chủ trương thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi 0.5 + 6/1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp thi hành nhiều chính sách tiến bộ - Tình hình trong nước: + Nhờ những chính sách tiến bộ của Chính phủ Pháp nên một số tù chính trị ở Việt Nam được trả tự do, và nhân dân được hưởng một số chính sách về tự do, dân 0.25 chủ + Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh dưới sự 0.25 lãnh đạo của Đảng
- + Các cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương được phục hồi, trở lại lãnh đạo, tập 0.25 hợp lực lượng đấu tranh Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương. Vì sao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, 3.5 quân dân Việt Nam phải thực hiện phương châm đánh lâu dài? a. Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng 2.5 Cộng sản Đông Dương - Những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng được thể hiện qua các văn kiện + Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946). 0.5 + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946). + Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947). - Tính chất, mục đích, nội dung, phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân 0.5 là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. + Kháng chiến toàn dân: toàn dân tham gia 0.25 + Kháng chiến toàn diện: không chỉ diễn ra trên mặt trận quân sự mà cả trên mặt trận 0.25 chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. + Kháng chiến trường kì: đánh lâu dài 0.25 + Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: dựa vào sức mình là 0.25 Câu 5 chính nhưng vẫn tranh thủ sự ủng hộ nhân dân ưu chuộng hòa bình, nhân dân tiến bộ (3.5 thế giới điểm) - Chính nhờ có đường lối kháng chiến đúng đắn, nên Đảng Cộng sản Đông Dương đã tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, chính 0.5 nghĩa, tiến bộ nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc b. Vì sao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Việt Nam phải 1.0 thực hiện phương châm đánh lâu dài? - Thứ nhất, do so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch về kinh tế và quân sự không 0.25 cho phép Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh nhanh chóng mà cần phải đánh lâu dài. - Thứ hai, cần có thời gian vừa kháng chiến vừa kiến quốc và vận động quốc tế nhằm 0.25 từng bước thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, tiến lên chớp lấy thời cơ giành chiến thắng quyết định và giải pháp ngoại giao để kết thúc chiến tranh. - Thứ ba, ta đánh lâu dài nhằm chống lại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của 0.25 thực dân Pháp. Ta đánh lâu dài để buộc chúng phải đánh theo cách của ta, không phát huy được lối đánh sở trường của chúng, hãm địch vào thế trận do ta chọn. - Thứ tư, kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc “lấy ít địch nhiều, lấy yếu 0.25 thắng mạnh” Trình bày và nhận xét về chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (trong Hội nghị cuối năm 1974 – đầu năm 1975). 4.0 Giải thích ngắn gọn vì sao ngay sau khi Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam được kí kết, Đảng Lao động Việt Nam chưa phát động cuộc Tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước? a. Trình bày và nhận xét chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam Câu 6 2.5 của Đảng Lao động Việt Nam (4.0 - Trình bày: điểm) + Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, trên cơ sở so sánh lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam thay đổi mau lẹ, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp phân tích 0.5 tình hình, đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong vòng 2 năm 1975 và 1976.
- + Hội nghị còn nhấn mạnh: cả năm 1975 là thời cơ, “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc 0.5 cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975” + Bộ Chính trị cũng nêu rõ ta cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh, thắng nhanh để 0.5 đỡ thiệt hại về người và của giảm sự tàn phá của chiến tranh. - Nhận xét: + Thể hiện được sự lãnh đạo đúng đắn; sáng tạo . 0.5 + Thể hiện sự linh hoạt . 0.25 + Thể hiện tính nhân văn . 0,25 (Lưu ý: Nếu học sinh chỉ nêu từ khóa thì chỉ được ½ số điểm) b. Giải thích ngắn gọn vì sao ngay sau khi Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam được kí kết, Đảng Lao động Việt Nam chưa phát động cuộc Tổng tiến công 1.5 và nổi dậy để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước? - Ngay sau khi Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam được kí kết, Đảng Lao động Việt Nam chưa phát động cuộc Tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước bởi vì điều kiện tiến hành (thời cơ) giải phóng hoàn 0.5 toàn miền Nam chưa chín muồi, so sánh tương quan lực lượng chưa hoàn toàn có lợi cho ta + Về phía ta: miền Bắc đang tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh do hậu quả nặng nề của chiến tranh phá hoại do đế quốc Mĩ gây ra ; miền Nam nghiêm chỉnh 0.5 thi hành hiệp định Pa-ri, nhấn mạnh đấu tranh hòa bình nên bị mất đất, mất dân + Về phía địch: Mĩ rút nhưng vẫn để lại ở miền Nam hơn 2 vạn cố vấn quân sự, tiếp tục viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn ; chính quyền Sài Gòn dựa 0.5 vào Mĩ tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” gây nhiều khó khăn cho ta. Hết