Kỳ thi học sinh giỏi lớp 7 cấp trường môn Lịch sử - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tân Hộ Cơ

doc 3 trang thaodu 4291
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi học sinh giỏi lớp 7 cấp trường môn Lịch sử - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tân Hộ Cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docky_thi_hoc_sinh_gioi_lop_7_cap_truong_mon_lich_su_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Kỳ thi học sinh giỏi lớp 7 cấp trường môn Lịch sử - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tân Hộ Cơ

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆTNAM TRƯỜNG THCS TÂN HỘ CƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 7 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: Lịch sử Ngày thi:18/04/2013 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 01 trang) Câu 1: (3 đ) Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ ? Câu 2: (3.5đ)Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên ? Câu 3:(3.5đ )Đường lối kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên của nhà Trần có gì khác với nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta ? Câu 4: (2.5 đ) Pháp luật thời Lê sơ có gì giống và khác pháp luật thời Lý-Trần? Câu 5: (3.5 đ)Hãy trình bày sự phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian nước ta vào các thế kỉ XVII-XVIII ?Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao? Câu 6: (4đ )Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ? Đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý nghĩa như thế nào ?
  2. Hướng dẫn chấm HSG –Năm học:2012-2013 Môn:lịch sử 7 Câu 1: (3đ)Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ : -Theo lệnh triều đình, nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống” để đánh giặc, tạm thời rút khỏi Thăng Long khi giặc kéo vào kinh thành Thăng Long trống vắng không một bóng người và lương thực.(1đ) -Trước thế giặc mạnh, tàn bạo,vua Trần hỏi ý kiến của Thái sư Trần Thủ Độ. Ông trả lời “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”(1đ) -Khi kẻ thù gặp khó khăn, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công vào kinh thành Thăng Long và truy kích quân địch tháo chạy.Kháng chiến kết thúc thắng lợi hoàn toàn. (1đ) Câu 2: (3.5đ) a.Nguyên nhân thắng lợi:-Tất cả các tầng lớp, nhân dân, các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước (0.5đ) -Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.Đặc biệt nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân (0.5đ) -Tinh thần hi sinh, quyết chiến thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.(0.5đ) -Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều trần đặc biệt là vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo,Trần Khánh Dư buộc chúng từ thế mạnh sang thế yếu.(0.5) b.Ý nghĩa lịch sử: -Đập tan âm mưu tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.(0.5) -Thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại kẻ thù xâm lược (0.5) -Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc,xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau (0.5) Câu 3:(3.5đ )* Đường lối kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên của nhà Trần có gì khác với nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược_: -Trong việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến, nhà Hồ chỉ trông cậy vào quân đội thường trực và các tuyến phòng thủ cố định, tiến hành phòng ngự một cách bị động, không phát huy cuộc chiến tranh toàn dân như nhà Trần trước đây.(1đ) -Không kế thừa và phát huy truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc cùng với nghệ thuật phong phú của nghệ thuật Việt Nam.(0.5) -Điều đó lí giải tại sao 3 lần kháng chiến của nhà Hồ lại bị thất bại, còn 3 lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của nhà Trần đi đến thắng lợi.(0.5) * Nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta: -Nhà Minh thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc đối với nhân dân ta ,đối với đất nước Đại Việt:(0.5) +Bắt dân ta bỏ phong tục tập quán lâu đời của người Việt(0.5) +Thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa = xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới.Tội ác và chính sách thâm độc.(0.5)
  3. Câu 4: (2.5 đ) Pháp luật thời Lê sơ có gì giống và khác pháp luật thời Lý- Trần: (0.25đ cho ý đúng) *Giống nhau:+Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan lại đại thần +Cấm việc giết mổ trâu bò *Khác nhau:+Thời Lý –Trần:.Bảo vệ quyền lợi tư hữu .Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ +Thời Lê sơ:.Bảo vệ quyền lợi của quốc gia khuyến khích phát triển kinh tế .Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc .Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ .Hạn chế phát triển nô tì .Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức. Câu 5: (3.5 đ)Hãy trình bày sự phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian nước ta vào các thế kỉ XVII-XVIII: -Biểu diễn múa trên dây ,múa đèn, các trò ảo thuật (0.5) -Điêu khắc gỗ trong các đình chùa (0.5) -Nghệ thuật sân khấu đa dạng:tuồng,chèo, hát ả đào, ở đâu cũng có gánh hát.(0.5) *Nghệ thuật dân gian thời kỳ này phát triển cao: -Do ca nhạc, múa hát ngày càng trở thành hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân sau những ngày lao động vất vả(0.75) -Đạo phật và đạo giáo phục hồi phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc (0.5) -Sự phát triển phong phú của dòng văn học chữ nôm, văn học dân gian phản ánh đời sống lao động cần nhưng cù lạc quan của nhân dân, lên án xã hội đương thời và ca ngợi tình yêu thương con người.(0.75) Câu 6: (4đ )Vua Quang Trung có những chính sách để phục hồi phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc:(0.5đ ý gạch đầu dòng đúng) -Xây dựng chính quyền mới đóng đô ở Phú Xuân -Ra “chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang,nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng -Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán -Ban bố “chiếu lập học”, các huyện xã được nhà nước khuyến khích mở trường học; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước * Đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý nghĩa: .Vừa mềm dẻo nhằm đặt quan hệ buôn bán thân thiện với nhà Thanh .Tạo điều kiện hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước .Vừa kiên quyết để bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Chính sách đó góp phần giữ vững cuộc sống yên bình cho nhân dân , tạo điều kiện để xây dựng, phát triển đất nước, đồng thời cũng thể hiện tài năng ngoại giao của vua Quang Trung. (gồm 03 trang)