Kỳ thi thử học sinh giỏi cấp thị xã Lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 4270
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi thử học sinh giỏi cấp thị xã Lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxky_thi_thu_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_lop_9_mon_sinh_hoc_nam_h.docx

Nội dung text: Kỳ thi thử học sinh giỏi cấp thị xã Lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. KỲ THI THỬ HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ LỚP 9 ĐỀ THI CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2020 – 2021 (Đề thi có 1 trang, gồm 5 câu) Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: a) Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Giải thích. b) Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa. c) Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy. Câu 2: Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập. Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định : a) Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1? b) Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1? Câu 3: Ở quả cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Thực hiện phép lai giữa 2 giống cà chua, thu được tất cả các cây F1 đều có quả màu đỏ. a) Biện luận và lập sơ đồ của phép lai trên? b) Làm thế nào để xác minh các cây F1 thu được nói trên là thuần chủng hay không thuần chủng? Giải thích và minh họa bằng sơ đồ lai? Câu 4: Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác: - Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài - Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài. Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên? Câu 5: Một tế bào sinh dưỡng của ngô (2n = 20 nhiễm sắc thể), nguyên phân liên tiếp 6 đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên các nhiễm sắc thể tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn và tạo được tổng số bao nhiêu tế bào con ? HẾT - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm./ Họ và tên: Số báo danh:
  2. KỲ THI THỬ HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ LỚP 9 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn thi: SINH HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (5,0 điểm) Nội dung Điểm a) - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các gen, trên cơ sở đó tổ hợp lại các tính trạng của bố và mẹ. 0,5 - Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản hữu tính. 0,5 - Giải thích : Trong quá trình giảm phân đã xảy ra sự nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do của các NST, của các cặp gen tương ứng từ đó tạo nên các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc của các alen. Các 1,0 loại giao tử này khi được tổ hợp lại trong thụ tinh đã tạo nên nhiều loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST, nguồn gốc các alen dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng hay tạo nên các kiểu hình mới ở các thế hệ con. b) - Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của 1 cơ thể nào đó là 0,25 TC hay không TC. - VD: ở đậu Hà Lan; A: hạt vàng; a: hạt xanh; B: hạt trơn; b: hạt nhăn. - Cho đậu vàng trơn lai với đậu xanh nhăn (lặn) mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang 0,25 lai T/chủng. - Ngược lại nếu con lai xuất hiện từ 2 kiểu hình trở lên chứng tỏ cây mang lai không T/chủng. 0,25 Sơ đồ minh hoạ: * Nếu cây vàng trơn T/C: AABB - P: AABB x aabb 0,25 GP: AB ab F1: AaBb ( 100% vàng trơn ) * Nếu cây vàng trơn không T/C: AABb, AaBB, AaBb - P: AABb x aabb GP: AB, Ab ab F1: AaBb và A abb( vàng trơn và vàng nhăn ) - P: AaBB x aabb 0,75 GP: AB, aB ab F1: AaBb và aaBb( vàng trơn và xanh trơn ) - P: AaBb x aabb GP: AB,Ab aB,ab ab F1: AaBb, A abb, aaBb, aabb (vàng trơn, vàng nhăn, xanh trơn, xanh nhăn ) c) - Nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau vì: + Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 0,25 + Tạo điều kiện cho NST kép tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào. 0,25 + Tạo ra hình dạng đặc trưng của bộ NST trong tế bào của mỗi loài. 0,25 - Nếu thoi phân bào bị phá hủy ở kì trước thì: + Tại kì giữa các nhiễm sắc thể không không đính lên thoi phân bào được. 0,25 + Tại kì sau các NST không di chuyển về 2 cực của tế bào nên NST không phân li bình thường dẫn 0,25 đến sự hình thành thể đa bội. Câu 2: ( 3,0 điểm) Nội dung Điểm a) Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 : - Kiểu gen của P : AaBbDd ( Cao, muộn, dài ) x AABbdd ( cao, muộn, tròn ) 1,0 - Số kiểu gen ở F1 : 12 0,5 - Tỉ lệ kiểu gen ở F1 : (1 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 1) = 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 0,5 b) Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 : - Số loại kiểu hình ở F1 : 4 0,5 - Tỉ lệ kiểu hình ở F1 : (1) ( 3 : 1 ) (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1 0,5 Câu 3: (4,5 điểm)
  3. Nội dung Điểm a) *Quy ước gen: -A: quả đỏ -a: quả vàng Do F1 thu được có quả đỏ (có 1 KG A) ⇒ ít nhất giống P mang lai tạo 1 giao tử A tức là có KG AA (đỏ). Vì đề bài không xác định KG của P còn lại có thể là AA (đỏ), Aa (đỏ) và aa (vàng) 1,0 *Sơ đồ lai: 1. P: AA (đỏ) x AA (đỏ) GP: A A 0,5 F1: AA (100% đỏ) 2. P: AA (đỏ) x Aa (đỏ) 0,5 GP: A A,a F1: AA : Aa (100% đỏ) 3. P: AA (đỏ) x aa (vàng) 0,5 GP: A a F1: Aa (100% đỏ) b) F1 thu được có thể là AA (thuần chủng) và Aa(không thuần chủng). Để xác định F1 ta dùng 1,0 phương pháp phân tích lai bằng cách dùng F1 lai với cây mang tình trạng lặn quả vàng *Sơ đồ lai: 1. P: AA (đỏ) x aa (vàng) GP: A a 0,5 F1: Aa (100% đỏ) ⇒ nếu kết quả là đồng tính P có KG AA 2. P: Aa (đỏ) x aa (vàng) FP: A, a a 0,5 F1: Aa : aa (50% đỏ : 50% vàng) ⇒ Nếu kết quả là phân ly theo tỉ lệ 1:1 ⇒ P có KG Aa Câu 4: (5,0 điểm) Nội dung Điểm Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của định luật phân ly độc lập. 0,5 * Xét phép lai 1: - Biện luận: Thế hệ lai có 6,25% thấp, dài, chiếm tỉ lệ 1/16  thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp bằng 4x4  Mỗi bên cho 4 loại giao tử  F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen  thế lệ lai có sự phân tính về 1,0 kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16. Mà đề bài cho biết thấp, dài bằng 1/16  Thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn. Qui ước: A- Cao B- Tròn 0,5 a – Thấp b – Dài  kiểu gen của F1 và cá thể 1: AaBb (Cao, tròn) - Sơ đồ lai: AaBb x AaBb 0,5 * Xét phép lai 2: - Biện luận: Thế hệ lai có 12,5% thấp, dài chiếm tỉ lệ 1/8  F 2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4x2. Vì F 1 cho 4 loại giao tử  cá thể hai cho 2 loại giao tử  Cá thể 2 phải dị hợp tử một cặp gen. 1,0 F xuất hiện thấp dài aabb  F và cá thể 2 đều cho được giao tử ab. 2 1 0,5 Vậy kiểu gen của cá thể hai là: Aabb hoặc aaBb. - Sơ đồ lai: AaBb x Aabb 1,0 AaBb x aaBb Câu 5: (2,5 điểm) Nội dung Điểm Gọi x là số đợt nguyên phân, ta có: 0,5 - Số tế bào con tạo thành = 2x = 26 = 64 tế bào. 1,0 - Số NST cần cung cấp = (2x - 1).20 = 1260 NST đơn. 1,0