Lý thuyết Hóa học 8 - Hóa học mỗi ngày

pdf 49 trang thaodu 4712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lý thuyết Hóa học 8 - Hóa học mỗi ngày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfly_thuyet_hoa_hoc_8_hoa_hoc_moi_ngay.pdf

Nội dung text: Lý thuyết Hóa học 8 - Hóa học mỗi ngày

  1. HÓA HỌC MỖI NGÀY (Biên soạn) Website: www.hoahocmoingay.com Email: hoahocmoingay.com@gmail.com  LÝ THUYẾT HÓA HỌC 8 Họ và tên học sinh : Trường : Lớp : Năm học : 2019-2020 “HỌC HÓA BẰNG SỰ ĐAM MÊ” LƯU HÀNH NỘI BỘ 04/2020
  2. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 1 MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC 1. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng 2. Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta 3. Khi học tập môn Hóa học cần thực hiện các hoạt động sau: – Tự thu thập tìm kiếm kiến thức – Xử lý thông tin – Vận dụng – Ghi nhớ 4. Phương pháp học tập môn Hóa như thế nào là tốt ? – Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học. – Để học tốt môn Hóa học cần phải: + Biết làm thí nghiệm hóa học, biết quan sát hiện tượng thí nghiệm. + Có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo. + Ghi nhớ chọn lọc thông minh. + Phải đọc thêm sách, rèn luyện lòng ham thích đọc sách và cách đọc sách. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  3. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH CHƯƠNG 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ BAØI 2 CHẤT I. CHẤT CÓ Ở ĐÂU ? – Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất. – Vật thể tự nhiên bao gồm người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất đá – Vật thể nhân tạo bao gồm đồ dùng, quần áo, sách vở, ô tô, máy bay, II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT 1. Mỗi chất có những tính chất nhất nhất định. – Khi xét tính chất của chất có thể chia thành: + Tính chất vật lí: cho biết trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi, + Tính chất hóa học: cho biết khả năng biến đổi từ chất này sang chất khác. – Làm thế nào biết được tính chất của chất ? + Quan sát: màu, trạng thái, + Dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nón chảy, + Làm thí nghiệm: tính tan, tính dẫn điện, 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? – Giúp phân biệt được chất này với chất khác. – Biết cách sử dụng chất – Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. III. CHẤT TINH KHIẾT 1. Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Thí dụ: nước khoáng, nước mưa, nước sông, 2. Chất tinh khiết là chất không lẫn với chất khác. Thí dụ: nước cất, – Chất tinh khiết có tính chất nhất định. o o o o 3 Thí dụ: Chỉ có nước tinh khiết mới có: t nc = 0 C, t s= 100 C, D = 1 g/cm . Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  4. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp – Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí, có phương pháp thích hợp để tách một chất ra khỏi hỗn hợp. Thí dụ: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau, có thể tách riêng được một chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp chưng cất. – Các phương pháp thường dùng là: lọc, cô cạn, chưng cất, chiết, kết tinh. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  5. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 4 NGUYÊN TỬ 1. NGUYÊN TỬ LÀ GÌ ? Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ (vi mô) và trung hòa điện. – Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên một trăm loại nguyên tử. – Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. 2. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ – Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron. – Proton kí hiệu là p có điện tích như electron nhưng khác dấu, ghi bằng dấu dương (+). Notron không mang điện, kí hiệu là n. – Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số proton trong hạt nhân. – Trong một nguyên tử, số proton bằng số electron Số p = Số e – Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron cò khối lượng rất bé, không đáng kể. → khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử. 3. LỚP ELECTRON – Trong nguyên tử, các electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định. – Nguyên tử có thể liên kết được với nhau chính là nhờ electron. Nguyên tử Số p Số e Số lớp Số e trong hạt nhân trong nguyên tử electron lớp ngoài cùng Hiđro 1 1 1 1 Oxi 8 8 2 6 Natri 11 11 3 1 Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  6. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 5 NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC LÀ GÌ ? 1. Định nghĩa – Nguyên tố hóa học (NTHH) là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. → Số proton là số đặc trưng của một NTHH. – Các nguyên tử thuộc cùng một NTHH đều có tính chất hóa học như nhau. 2. Kí hiệu hóa học – Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa) gọi là kí hiệu hóa học. Thí dụ: cacbon (C), canxi (Ca), sắt (Fe), – Theo quy ước mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử nguyên tố đó. Thí dụ: 1H : 1 nguyên tử hidro 2Cl : 2 nguyên tử clo 3Fe : 3 nguyên tử sắt II. NGUYÊN TỬ KHỐI – Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đvC), kí hiệu quốc tế là u. 1 1 đvC = khối lượng một nguyên tử cacbon = 1,66.10-24 (g) 12 – Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Thí dụ: Nguyên tử khối của nguyên tố H, Na, Ca lần lượt bằng 1; 23; 40 – NTK chỉ là khối lượng tương đối (không phải khối lượng tuyệt đối). III. CÓ BAO NHIÊU NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ? – Đến nay đã có hơn 110 nguyên tố, trong đó 92 nguyên tố có trong tự nhiên và số còn lại là nguyên tố nhân tạo. – Các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ Trái Đất rất không đồng đều. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  7. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  8. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 6 ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ I. ĐƠN CHẤT 1. Đơn chất là gì ? – Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. – Đơn chất được chia thành 2 loại: đơn chất kim loại (Fe, Cu, Ag, ) và đơn chất phi kim (C, S, O2, O3, ). 2. Đặc điểm cấu tạo – Trong đơn chất kim loại, các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định. – Trong đơn chất phi kim, các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2. Thí dụ: O2, N2, Cl2, II. HỢP CHẤT 1. Hợp chất là gì ? – Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Thí dụ: H2O, CO2, H2SO4, – Hợp chất gồm 2 loại: hợp chất vô cơ (thí dụ trên) và hợp chất hữu cơ (thường chứa các nguyên tố C, H, O). 2. Đặc điểm cấu tạo – Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định. Thí dụ: H2O (tỉ lệ số nguyên tử H:O là 2:1 và thứ tự H–O–H) III. PHÂN TỬ 1. Định nghĩa Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Thí dụ: CO2, H2SO4, N2, 2. Phân tử khối Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  9. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH – Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon. – Cách tính phân tử khối của một chất: Thí dụ: PTK của CO2 bằng: 12 + 16.2 = 44 đvC PTK của H2SO4 bằng: 2.1 + 32.1 + 16.4 = 98 đvC IV. TRẠNG THÁI CỦA CHẤT – Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử. – Tùy điều kiện nhiệt độ và áp suất, một chất có thể ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí (hơi). + Trạng thái rắn, các hạt sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ. + Trạng thái lỏng, các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau. + Trạng thái khí (hơi), các hạt rất xa nhau và chuyển động nhanh, về nhiều phía (hỗn độn). (a) (b) (c) Sơ đồ ba trạng thái của chất: rắn (a), lỏng (b), khí (c) Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  10. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 9 CÔNG THỨC HÓA HỌC I. CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA ĐƠN CHẤT – CTHH của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố. – Công thức chung của đơn chất là Ax (với A là kí hiệu NTHH, x là chỉ số nguyên tử) + Với kim loại x = 1 (không ghi) như Cu, Fe, Na, + Với phi kim có thể x = 1 (P, C, S, ) hoặc x = 2 hay 3 (O2, Cl2, N2, O3, ). II. CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT – Gồm kí hiệu hóa học của các nguyên tố tạo ra hợp chất kèm theo các chỉ số nguyên tử. – Công thức chung của hợp chất: AxBy; AxByCz (với A, B, C là kí hiệu NTHH; x, y, z là các chỉ số nguyên tử) Thí dụ: + CTHH của khí cacbonic là CO2 + CTHH của rượu etylic là C2H6O + CTHH của canxi cacbonat là CaCO3 III. Ý NGHĨA CỦA CTHH Theo CTHH của một chất ta có thể biết được những ý nghĩa sau: + Nguyên tố nào tạo ra chất; + Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất; + Phân tử khối của chất. Thí dụ 1: Từ công thức hóa học của khí O2 biết được: + Khí oxi do nguyên tố oxi tạo ra; + Có 2 nguyên tử oxi trong 1 phân tử; + Phân tử khối bằng: 2 x16 = 32 (đvC). Thí dụ 2: Từ CTHH của BaCO3 ta biết được: + Canxi cacbonat do 3 nguyên tố là Ba, C và O tạo nên; + Có 1 nguyên tử Ba, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O trong phân tử; + Phân tử khối bằng: 137 + 12 + 3x16 = 197 (đvC). MỘT SỐ CHÚ Ý: Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  11. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH – Viết N2 để chỉ 1 phân tử nitơ khác với 2 N là chỉ 2 nguyên tử nitơ. – Công thức hóa học CO2 cho biết trong 1 phân tử khí cacbonic có 1 nguyên tử cacbon và 2 nguyên tử oxi. – 3H2O, 2H2 cho biết 3 phân tử nước và 2 phân tử khí hiđro. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  12. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 10 HÓA TRỊ I. HÓA TRỊ CỦA MỘT NGUYÊN TỐ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG CÁCH NÀO ? – Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị. – Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì thì nguyên tố đó có hóa trị bấy nhiêu. Thí dụ 1: HCl H2O NH3 Cl hóa trị I O hóa trị II N hóa trị III – Dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi để xác định hóa trị nguyên tố đó. Thí dụ 2: Na2O CaO CO2 Na hóa trị I Ca hóa trị II N hóa trị IV – Hóa trị của nhóm nguyên tử được xác định bằng H. Thí dụ 3: HNO3 H2SO4 H2O (HOH) H3PO4 Nhóm NO3 hóa trị I Nhóm SO4 hóa trị II Nhóm OH hóa trị I Nhóm PO4 hóa trị III II. QUY TẮC HÓA TRỊ 1. Quy tắc Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia”. Trong hợp chất AxBy, gọi a, b là hóa trị của A, B, ta có: a b ABx y a.x = b.y Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  13. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH Thí dụ: Công thức phân tử Quy tắc hóa trị III I III x 1 = I x 3 NH3 IV II IV x 1 = II x 2 CO2 II I II x 1 = I x 2 Ca(OH)2 2. Vận dụng 2.1 Cách xác định hóa trị của một nguyên tố Ví dụ 1: Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3, biết hóa trị của clo là I ? Hướng dẫn giải a I – Gọi hóa trị của Fe là a. Ta có CTHH: FeCl3 – Theo quy tắc hóa: a x 1 = I x 3 → a = III Ví dụ 2: Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau: KH, H2S, CH4, FeO, Ag2O, SiO2 Hướng dẫn giải Nhận xét: – Trong hợp chất thì H có hóa trị I và Oxi có hóa trị II – Vận dụng quy tắc hóa trị để tìm hóa trị của nguyên tố còn lại x I I y – KH → x .1 = I .1 → x = I – HS2 → I .2 = y .1 → y = II z I x II – CH4 → z . 1 = I .4 → z = IV – FeO → x .1 = II .1 → x = II y II z II – Ag2 O → 2 .y = 1 . II → y = I – Si O2 → 1 . z = 2 .II → z = IV 2.2. Cách lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị a b Bước 1: Công thức dạng chung ABx y Bước 2: Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b. x b b' Bước 3: Chuyển thành tỉ lệ: y a a' Lấy x = b hay b’ và y = a hay a’ (nếu a’, b’ là những số nguyên tối giản hơn so với a,b) Bước 4: Công thức hóa học của hợp chất Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  14. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH CHÚ Ý: Nếu cần lập nhanh công thức hóa học thì áp dụng các cách sau: + Nếu hóa trị bằng nhau thì số nguyên tử bằng nhau và bằng 1 + Có thể dùng quy tắc chéo để lập nhanh 1 CTHH: Trong CTHH, hoá trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia. + Quy tắc hóa trị là cơ sở để kiểm tra công thức hóa học đã viết đúng hay sai. Ví dụ 1: Lập công thức của hợp chất tạo bởi cacbon hóa trị IV, oxi hóa trị II. IV II Bước 1: CTHH dạng chung: COx y Bước 2: Theo quy tắc hóa trị: x.IV = y.II. x II 1 x 1;y 2 Bước 3: Chuyển thành tỉ lệ: y IV 2 Bước 4: CTHH của hợp chất: CO2 Hoặc nhẩm nhanh: + Số cacbon II; số oxi là IV + Có công thức C2O4 + Rút gọn: CO2 Ví dụ 2: Lập công thức của hợp chất tạo bởi nitơ hóa trị II, oxi hóa trị II thì: II II + CTHH dạng: NOx y + Theo quy tắc hóa trị: x.II = y.II x II 1 + Lập tỉ lệ: = = y II 1  Suy ra CTHH của hợp chất: NO Hoặc nhẩm nhanh: Nitơ và oxi có hóa trị bằng nhau → chỉ số mỗi nguyên tố là 1:1  Suy ra CTHH của hợp chất: NO Ví dụ 3: Lập công thức của hợp chất tạo bởi nhôm hóa trị III, oxi hóa trị II thì: III II + CTHH dạng: Alx Oy + Theo quy tắc hóa trị: x.III = y.II Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  15. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH x II = + Lập tỉ lệ: y III  Suy ra CTHH của hợp chất: Al2O3 III II Có thể dùng quy tắc chéo: Từ Alx Oy → CTHH của hợp chất: Al2O3 Ví dụ 4: Lập công thức của hợp chất tạo bởi nhôm hóa trị III, nhóm SO4 hóa trị II thì: III II + CTHH dạng: Alx (SO4 )y + Theo quy tắc hóa trị: x.III = y.II x II 2 + Lập tỉ lệ: = y III 3  Suy ra CTHH của hợp chất: Al2(SO4)3 III II Có thể dùng quy tắc chéo: Từ Alx (SO4 )y → CTHH của hợp chất: Al2(SO4)3 Bảng hóa trị của một số nguyên tố và nhóm nguyên tố thường gặp Hóa trị Kim loại Phi kim Nhóm nguyên tử I Na, K, Ag, Hg, Cu, H, Cl, F, Br, NO3, OH, HSO4, I II Ba, Ca, Mg, Cu, Cr, Hg, Zn, Fe, Sn, O, N, C SO4, CO3, SO3 Pb, Mn III Al, Cr, Fe N, P PO4 IV Mn, Pb, Sn C, Si, N, S V N, P VI S CHÚ Ý: một nguyên tố có thể có nhiều hóa trị. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  16. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC BAØI 12 SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT I. HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi (trạng thái, hình dạng, kích thước ) mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Ví dụ: – Nước đá (rắn) tan thành nước lỏng, nước lỏng hóa hơi (cũng là nước H2O). – Nhôm nóng chảy – Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. II. HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác, nghĩa là có sự tạo ra chất mới. Ví dụ: sắt bị oxi hóa thành oxit sắt, đốt than, nung đá vôi Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  17. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 13 PHẢN ỨNG HÓA HỌC 1. ĐỊNH NGHĨA – Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. – Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử được bảo toàn, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác”. + Chất phản ứng (hay chất tham gia) là chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng. + Sản phẩm (hay chất tạo thành) là chất mới sinh ra. + Phương trình chữ của phản ứng hóa học được ghi theo như sau: Tên chất phản ứng  tên các sản phẩm Thí dụ 1: Nhôm + axit clohiđric  nhôm clorua + khí hiđro Đọc là: nhôm tác dụng với axit clohiđric tạo ra nhôm clorua và khí hiđro Thí dụ 2: Canxi cacbonat  canxi oxit + khí cacbonic Đọc là: canxi cacbonat phân hủy thành canxi oxit và khí cacbonic. 2. ĐIỀU KIỆN XẢY RA PHẢN ỨNG HÓA HỌC – Các chất phản ứng được tiếp xúc nhau. Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng càng dễ xảy ra. – Tùy theo loại phản ứng cụ thể cần đun nóng tới một nhiệt độ nào đó – Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác, CHÚ Ý: Chất xúc tác là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc. 3. DẤU HIỆU CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA Có một trong những dấu hiệu sau: – Sự thay đổi màu sắc – Có chất khí thoát ra (sủi bọt) – Xuất hiện chất kết tủa – Có sự tỏa nhiệt (thu nhiệt) hoặc phát sáng. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  18. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 15 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Định luật bảo toàn khối lượng – Phát biểu: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng – Giải thích: Trong một phản ứng hóa học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi. Vì vậy, tổng khối lượng các chất được bảo toàn. 2. Áp dụng – Xét một phản ứng có 2 chất tham gia (A, B) và 2 sản phẩm (C, D): A + B  C + D Theo ĐL BTKL: mA + mB = mC + mD Trong đó: mA, mB, mC, mD là khối lượng của mỗi chất. 3. Ví dụ minh họa Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 gam hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng Mg cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2 trong không khí. a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra b) Tính khối lượng O2 đã phản ứng. Hướng dẫn giải Phương trình phản ứng xảy ra: to Mg + O2  MgO a) Theo ĐL BTKL: m + m = m Mg O2 MgO b) → m = m – m = 15 – 9 = 6 (g) O2 MgO Mg Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  19. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC I - PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 1. Định nghĩa Sự biểu diễn phản ứng hóa học bằng các công thức hóa học được gọi là phương trình hóa học. Thí dụ: Phương trình hóa học của hiđro phản ứng với oxi: to H2 + O2  H2O 2. Các bước lập phương trình hóa học Gồm 3 bước: Ví dụ 1: Hãy lập PTHH khi đốt cháy sắt trong bình chứa khí oxi, tạo thành oxit sắt từ (Fe3O4) – Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Fe + O2 > Fe3O4 – Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: 3Fe + 2O2 > Fe3O4 – Bước 3: Viết phương trình hóa học: to 3Fe + 2O2  Fe3O4 CHÚ Ý: + Khi đề cho phương trình bằng tên gọi thì phải thay bằng công thức hóa học. + Nếu sản phẩm là chất khí thì đặt sau công thức chất đó dấu ( ). + Nếu sản phẩm là chất không tan thì đặt sau công thức chất đó dấu ( ). + Nếu phản ứng có xúc tác hoặc đun nóng thì ghi (xt) hoặc (to) trên mũi tên. + Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học. Ví dụ 2: Hãy lập PTHH của phản ứng sau: Natri cacbonat + Canxi hiđroxit  Canxi cacbonat + Natri hiđroxit – Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  20. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH Na2CO3 + Ca(OH)2 > CaCO3 + NaOH – Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: Na2CO3 + Ca(OH)2 > CaCO3 + 2NaOH – Bước 3: Viết phương trình hóa học: Na2CO3 + Ca(OH)2  CaCO3↓ + 2NaOH II. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Phương trình hóa học cho biết: – Chất tham gia và sản phẩm của phản ứng. – Tỷ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. to Ví dụ: 4Al + 3O2  2Al2O3 i) Biết tỷ lệ chung các chất: Số nguyên tử Al : Số phân tử O2 : Số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2 Hiểu là: cứ 4 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử Al2O3. ii) Quan trọng là tỷ lệ từng cặp chất: + Cứ 4 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử O2. + Cứ 4 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 2 phân tử Al2O3. (Hay: Cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al2O3) + Cứ 3 phân tử O2 phản ứng tạo ra 2 phân tử Al2O3. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  21. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC MOL I. MOL LÀ GÌ ? Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. (Số 6.1023 được gọi là số Avogađro và được kí hiệu N) Thí dụ: – 1 mol nguyên tử Cu chứa N nguyên tử Cu – 1 mol phân tử O2 chứa N phân tử O2 – 1 mol phân tử H2O chứa N phân tử H2O II. KHỐI LƯỢNG MOL LÀ GÌ ? – Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. – Khối lượng mol của nguyên tử hay phân tử có cùng trị số với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó. Thí dụ: – Khối lượng mol nguyên tử hiđro: MH = 1g/mol – Khối lượng mol nguyên tử oxi: MO = 16g/mol – Khối lượng mol phân tử hiđro: M = 2g/mol H2 – Khối lượng mol phân tử oxi: M = 32g/mol O2 – Khối lượng mol phân tử nước: M = 18g/mol HO2 III. THỂ TÍCH MOL CỦA CHẤT KHÍ LÀ GÌ ? – Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó. – Một mol của bất kì chất khí nào trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau. → Ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 0oC và áp suất 1atm) thì thể tích của 1 mol chất khí bất kì đều chiếm 22,4 lit. → Ở điều kiện bình thường (20oC và áp suất 1atm) thì thể tích của 1 mol chất khí bất kì đều chiếm 22,4 lit. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  22. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH CHÚ Ý: Trường hợp chất khí không phải là điều kiện tiêu chuẩn tính số mol chất khí dựa theo công thức: pV pV = nRT → n = RT Trong đó: – p là áp suất (atm) (nếu đề cho mmHg nên chuyển ra atm) – V là thể tích khí (lit) – n là số mol khí – R = 0,082 là hằng số khí – T là nhiệt độ tuyệt đối Kelvin. ToK = toC + 273 VÍ DỤ MINH HỌA o Tính số mol của 5,6 lit O2 ở 25 C và 1,5 atm ? pV 1,5.5,6 n = 0,344(mol ) O2 RT 0,082.(273 25) Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  23. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT I. CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT Công thức liên hệ giữa mol và khối lượng của một chất: m = n*M m n = M m M = n Trong đó: – n số mol nguyên tử hoặc phân tử (mol ) – m là khối lượng chất (g) – M là khối lượng mol chất (g/mol). II. CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ THỂ TÍCH CHẤT KHÍ Xét chất khí ở đktc: V V = n x 22,4 → n = 22,4 Trong đó: – V là thể tích khí (đktc) – n là số mol nguyên tử hoặc phân tử (mol ) III. CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ SỐ NGUYÊN TỬ (PHÂN TỬ) Số nguyên tử/phân tử = n x 6.1023 Soá nguyeân töû/phaân töû n = 6.1023 BÀI TẬP MINH HỌA Bài 1: Hãy tính: a) Số mol của 28g Fe b) Thể tích khí (đktc) của 0,175 mol CO2 Hướng dẫn giải m 28 n 0.5mol a) M 56 Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  24. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH V(l) n (mol) V n.22,4 0,175.22,4 3,92lit b) 22,4 Bài 2: Tính khối lượng của: 23 a/ 6.10 phân tử CO2 b/ 8,96 lit O2(đktc) Hướng dẫn giải 6.1023 a/ n = = 1 (mol) → mCO = 1(12.1 + 2.16) = 44 (g) CO2 6.1023 2 8,96 b/ n = = 0,4 (mol) → mO = 0,4.32 = 12,8 (g) O2 22,4 2 Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  25. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ 1. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ? Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần , ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B (MB) MA dA/B = MB Trong đó: – dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B. – Nếu dA/B > 1: khí A nặng hơn khí B. – Nếu dA/B < 1: khí A nhẹ hơn khí B. M O2 32 Thí dụ: dO /H = 16 → Khí oxi nặng hơn khí hiđro 16 lần. 2 2 M 2 H2 2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ? – So sánh khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của không khí (29 g): M d = A M = d .29 A/kk29 A A/kk dA/kk là tỉ khối của khí A đối với không khí. – Cách tính khối lượng mol không khí: Trong 1 mol không khí gồm có 0,8 mol khí nitơ (N2) và 0,2 mol khí oxi (O2). → Khối lượng “mol không khí”: Mkk = 28.0,8 + 32.0,2 ≈ 29 (g/mol) Thí dụ: Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? M CO2 44 dCO /kk = = 1,52 2 29 29 → Khí CO2 nặng hơn không khí 1,52 lần. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  26. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC 1. Biết công thức hóa học của hợp chất, xác định thành phần phần trăm (%) khối lượng các nguyên tố trong hợp chất – Bước 1: Tính khối lượng mol M của hợp chất. – Bước 2: Tính số mol nguyên tử của từng nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. – Bước 3: Tính khối lượng của từng nguyên tố. – Bước 4: Tính phần trăm khối lượng của từng nguyên tố ( TIỂU CHIA TỔNG) CHÚ Ý: Bước 3 và bước 4 có thể kết hợp trong cùng 1 phép tính cho nhanh Thí dụ: Tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CaCO3 (đá vôi) Các bước giải: – Bước 1: Tính khối lượng mol (M) của hợp chất CaCO3: M = 40 + 12 + 3.16 = 100 (g) CaCO3 – Bước 2: Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất CaCO3: nCa = 1 (mol) ; nC = 1 (mol) và nO = 3 (mol) –Bước 3–4: Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố: m 1.40 % = Ca .100% = .100% = 40 % Ca M 100 CaCO3 m 1.12 % = C .100% = .100% = 12 % C M 100 CaCO3 m 3.16 % = O .100% = .100% = 48 % O M 100 CaCO3 HOẶC %O = 100% – (%Ca + %C) = 100% - (40% + 12%) = 48 % CHÚ Ý: TIỂU CHIA TỔNG ??? 2. Biết thành phần % các nguyên tố, hãy xác định CTHH của hợp chất – Bước 1: Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. – Bước 2: Tính số mol nguyên tử của từng nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  27. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH – Bước 3: Lập CTHH của hợp chất. Thí dụ: Xác định CTHH của hợp chất có M = 160 g/mol, và thành phần các nguyên tố là 40%Cu; 20%S và 40%O. Các bước giải: – Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất: 160.40 160.20 m 64 (g ) ; m = 32 (g ) Cu 100 S 100 mO = 160 – (64 + 32) = 64 (g) – Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất: 64 32 64 n = 1 (mol) ; n = 1 (mol) ; n = 4 (mol) Cu 64 S 32 O 16 Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O – Bước 3: CTHH của hợp chất là CuSO4 Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  28. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 1. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm ? Thí dụ 1: Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic: to CaCO3  CaO + CO2 Hãy tính khối lượng vôi sống CaO thu được khi nung 50g CaCO3 Các bước tiến hành: – Bước 1: Phương trình hóa học: to CaCO3  CaO + CO2 – Bước 2: Tính số mol CaCO3 tham gia phản ứng: m 50 n =CaCO3 = =0,5(mol) CaCO3 M 100 CaCO3 – Bước 3: Tìm số mol CaO thu được: Theo phương trình hóa học: 1 mol CaCO3 tham gia phản ứng , sẽ thu được 1 mol CaO Vậy: 0,5 mol CaCO3 0,5 mol CaO – Bước 4: Tìm khối lượng CaO thu được: mCaO = n x M CaO = 0,5 . 56 = 28 (g) Thí dụ 2: Tìm khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế được 42g CaO. Các bước tiến hành: – Bước 1: Phương trình hóa học xảy ra: to CaCO3  CaO + CO2 – Bước 2: Tính số mol của CaO mCaO 42 nCaO = = =0,75(mol) MCaO 56 – Bước 3: Theo phương trình hóa học: 1 mol CaCO3 phân hủy, sẽ thu được 1 mol CaO Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  29. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH Vậy: 0,75 mol CaCO3 0,75 mol CaO – Bước 4: Tìm khối lượng CaCO3 thu được: m = n x M = 0,75 . 100 = 75 (g) CaCO3 CaCO 3 2. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm ? Thí dụ 1: Cacbon cháy trong oxi sinh ra khí cacbonic: to C C + O2  CO2 Tìm thể tích khí cacbonic CO2 (đktc) sinh ra, khi cacbon cháy trong 4g khí oxi. Các bước tiến hành: to – Bước 1: Phương trình hóa học: C + O2  CO2 – Bước 2: Tìm số mol của khí O2 tham gia phản ứng: m O2 4 nO = = = 0,125 (mol) 2 M 32 O2 – Bước 3: Theo phương trình hóa học: 1 mol O2 tham gia pư, sẽ sinh ra 1 mol CO2 Vậy: 0,125 mol O2 0,125 mol CO2 – Bước 4: Tìm thể tích CO2 (đktc) thu được: V = 22,4.n = 22,4 . 0,125 = 2,8 (lit) CO2 Thí dụ 2: Hãy tìm thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 24g cacbon. Các bước tiến hành: to C – Bước 1: Phương trình hóa học: C + O2  CO2 – Bước 2: Tìm số mol của cacbon tham gia pư: mC 24 nC = = = 2 (mol) MC 12 – Bước 3: Theo phương trình hóa học: 1 mol C tham gia pư cần dùng 1 mol O2 Vậy: 2 mol C 2 mol O2 – Bước 4: Tìm thể tích O2 cần dùng: V = 22,4.n = 22,4 . 2 = 44,8 (lit) O2 I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  30. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH Bước 1: Viết phương trình hóa học (nhớ cân bằng). Bước 2: Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất. Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc tạo thành Bước 4: Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng hoặc thể tích. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  31. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH CHƯƠNG 4: OXI – KHÔNG KHÍ TÍNH CHẤT CỦA OXI I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ – Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí 32 ( 1,1). 29 – Oxi hóa lỏng ở –183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tác dụng với phi kim to C + O2  CO2 (cacbon đioxit) to S + O2  SO2 (lưu huỳnh đioxit) to 4P + 5O2  2P2O5 (điphotpho pentaoxit) 2. Tác dụng với kim loại (trừ Au, Ag, Pt) to Cu + O2  CuO (đồng (II) oxit ) to 3Fe + 2O2  Fe3O4 (oxit sắt từ) Chú ý: Fe3O4 là hỗn hợp FeO và Fe2O3 3. Tác dụng với hợp chất to CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O to C2H6O + 3O2  2CO2 + 3H2O III. KẾT LUẬN – Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. – Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  32. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP- ỨNG DỤNG CỦA OXI I. SỰ OXI HÓA Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa to C Ví dụ: C + O2  CO2 to C 3Fe + 2O2  Fe3O4 to C C2H6O + 3O2  2CO2 + 3H2O II. PHẢN ỨNG HÓA HỢP Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. to C Ví dụ: 4P + 5O2  2P2O5 to C 3Fe + 2O2  Fe3O4 4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3 III. ỨNG DỤNG CỦA OXI Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi là: – Sự hô hấp của người và động vật. – Sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp-ứng dụng của oxi Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  33. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH OXIT I. ĐỊNH NGHĨA Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: CuO, Fe3O4, CO2, SO2, Na2O, II. CÔNG THỨC n II Công thức tổng quát oxit: MOx y (n là hóa trị của nguyên tố M; x, y là số nguyên tử nguyên tố M và oxy) Quy tắc hóa trị: II.y = n.x III. PHÂN LOẠI a) Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. Thí dụ: Oxit axit Axit tương ứng Tên axit CO2 H2CO3 axit cacbonic SO2 H2SO3 axit sunfurơ SO3 H2SO4 axit sunfuric N2O5 HNO3 axit nitric N2O3 HNO2 axit nitrơ P2O5 H3PO4 axit photphoric P2O3 H3PO3 axit photphorơ b) Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. Thí dụ: Oxit bazơ Bazơ tương ứng Tên bazơ Na2O NaOH natri hiđroxit CaO Ca(OH)2 canxi hiđroxit CuO Cu(OH)2 đồng (II) hiđroxit FeO Fe(OH)2 sắt (II) hiđroxit Fe2O3 Fe(OH)3 sắt (III) hiđroxit BaO Ba(OH)2 bari hiđroxit Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  34. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH CHÚ Ý: + Oxit Mn2O7 là oxit axit có axit tương ứng là HMnO4 (axit pemanganic) + CO, NO, . là oxit trung tính. + ZnO, Al2O3, PbO, Cr2O3, là oxit lưỡng tính ( vừa là oxit bazơ, vừa là oxit axit) IV. TÊN GỌI OXIT TÊN OXIT = TÊN NGUYÊN TỐ + OXIT Thí dụ: BaO : bari oxit Na2O : natri oxit + Nếu kim loại có nhiều hóa trị thì: TÊN OXIT = TÊN KIM LOẠI (kèm theo hóa trị) + OXIT Thí dụ: Cu2O : đồng (I) oxit ; CuO : đồng (II) oxit FeO : sắt (II) oxit ; Fe2O3 : sắt (III) oxit CHÚ Ý: Fe3O4 là oxit sắt từ, là hỗn hợp FeO và Fe2O3 + Nếu phi kim có nhiều hóa trị thì: TÊN OXIT = TÊN PHI KIM + OXIT (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) CHÚ Ý: Tiền tố chỉ số nguyên tử: mono là 1; đi là 2; tri là 3; tetra là 4; penta là 5, ) Thí dụ: P2O5 : điphotpho pentaoxit CO : cacbon monooxit (hoặc cacbon oxit) CO2 : cacbon đioxit (hoặc khí cacbonic) SO3 : lưu huỳnh trioxit SO2 : lưu huỳnh đioxit (hoặc khí sunfurơ) P2O3 : điphotpho trioxit Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  35. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY I. ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM – Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3. to C 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 Kali pemanganat Kali manganat mangan (IV) oxi o MnO2 , t C 2KClO3  2KCl + 3O2 Kali clorat Kali clorua – Hai cách thu khí oxi: + Oxi đẩy không khí ra khỏi lọ (a): do oxi nặng hơn không khí + Oxi đẩy nước ra khỏi ống nghiệm (b): do oxi không tan trong nước II. SẢN XUẤT KHÍ OXI TRONG CÔNG NGHIỆP 1. Sản xuất khí oxi từ không khí (phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng) Trước hết hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí o o lỏng bay hơi. Đầu tiên thu được khí N2 (ở –196 C), sau đó là khí O2 (ở –183 C). 2. Sản xuất khí oxi từ nước ( phương pháp điện phân) ñieän phaân Điện phân nước: 2H2O  2H2 + O2 III. PHẢN ỨNG PHÂN HỦY Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. o MnO2 , t C Thí dụ: 2KClO3  2KCl + 3O2 to C 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 to C CaCO3  CaO + CO2 Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  36. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY I. THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ – Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác ( khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm, ) CHÚ Ý: Khối lượng mol trung bình của không khí là 29 (g/mol) – Mỗi người phải góp phần giữ cho không khí trong lành. II. SỰ CHÁY VÀ SỰ OXI HÓA CHẬM 1. Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. – Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi: + Giống nhau : đều có sự oxi hóa. + Khác nhau : sự cháy trong oxi xảy ra nhanh hơn và tạo nhiệt độ cao hơn trong không khí. 2. Sự oxi hóa chậm – Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. – Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy. 3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy a) Các điều kiện phát sinh sự cháy là (cùng cả hai điều kiện): + Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. + Phải có đủ khí oxi cho sự cháy. b) Các biện pháp để dập tắt sự cháy (một hoặc cả hai điều kiện): + Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy; + Cách li chất cháy với khí oxi. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  37. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH CHƯƠNG 5: HIĐRO – NƯỚC TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO VÀ ỨNG DỤNG I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, rất ít tan trong nước. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tác dụng với O2 to 2H2 + O2  2H2O CHÚ Ý: + Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu trộn khí H2 với khí O2 theo tỉ lệ 2:1. + Đốt H2 với O2 thì không có tiếng nổ mạnh. 2. Tác dụng với đồng (II) oxit to CuO + H2  Cu + H2O↑ Màu đen màu đỏ CHÚ Ý: + Ở nhiệt độ thường phản ứng không xảy ra + Hiện tượng: bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp Cu kim loại màu đỏ gạch và những giọt nước tạo thành + H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. H2 có tính khử (khử oxi). 3. Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, khí H2 không những kết hợp với đơn chất oxi mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí H2 có tính khử. Các phản ứng đều tỏa nhiệt. IV. ỨNG DỤNG – Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, động cơ ô tô, dùng trong đèn xì oxi-hiđro để hàn cắt kim loại. – Làm nguyên liệu trong sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ. – Dùng làm chất khử để điều chế kim loại từ oxit của chúng. – Dùng bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  38. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 32 PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ I. SỰ KHỬ. SỰ OXI HÓA 1. Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất to Ví dụ: CuO + H2  Cu + H2O (1) Trong phản ứng (1) đã xảy ra sự khử CuO thành Cu 2. Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất. Trong phản ứng (1) đã xảy ra quá trình kết hợp của nguyên tử oxi trong CuO với H2. Ta nói xảy ra sự oxi hóa H2 tạo thành H2O. CHÚ Ý: oxi ở đây có thể là đơn chất O2 hoặc nguyên tử oxi trong hợp chất (như CuO). II. CHẤT KHỬ VÀ CHẤT OXI HÓA 1. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. 2. Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác. CHÚ Ý: Trong phản ứng với O2 thì bản thân O2 cũng là chất oxi hóa. to Ví dụ 1: Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2 + CO chiếm oxi CO là chất khử + Fe2O3 nhường oxi Fe2O3 là chất oxi hóa. to Ví dụ 2: CO2 + Mg  MgO + C + Mg chiếm oxi Mg là chất khử + CO2 nhường oxi CO2 là chất oxi hóa III. PHẢN ỨNG OXI HÓA–KHỬ Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  39. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 33 ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ I. ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO 1. Trong phòng thí nghiệm – Cho kim loại Zn, Fe, Al, tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng, Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 – Thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hoặc đẩy nước. – Nhận biết khí H2 bằng que đóm đang cháy. 2. Trong công nghiệp a) Từ khí tự nhiên,, khí dầu mỏ b) Bằng lò khí than c) Điện phân nước ñieän phaân 2H2O  2H2 + O2 II. PHẢN ỨNG THẾ Là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất. Ví dụ: Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  40. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 36 NƯỚC I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NƯỚC Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố H và O. Chúng đã hóa hợp với nhau: – Theo tỉ lệ thể tích là hai phần khí H2 và một phần khí O2. – Theo tỉ lệ khối lượng là 1 phần hiđro và 8 phần oxi ( hoặc 2 phần hiđro và 16 phần oxi). Suy ra, “ ứng với 2 nguyên tử hiđro có 1 nguyên tử oxi”. – Bằng thực nghiệm, người ta cũng tìm ra công thức hóa học của nước là H2O. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ – Là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 oC, hóa rắn ở 0 oC thành nước đá và tuyết. – Khối lượng riêng ở 4 oC là 1 g/ml (hay 1 kg/lit). – Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí. III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tác dụng với kim loại Ở nhiệt độ thường, nước tác dụng với các kim loại: Na, K, Ca, Ba, tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí H2 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2 2. Tác dụng với oxit bazơ Ở nhiệt độ thường, nước tác dụng với các oxit bazơ: Na2O, K2O, CaO, BaO, tạo thành dung dịch bazơ. Na2O + H2O  2NaOH CaO + H2O  Ca(OH)2 CHÚ Ý: Các dung dịch bazơ làm đổi màu quì tìm thành xanh. 3. Tác dụng với oxit axit dung dịch axit P2O5 + 3H2O  2H3PO4 (axit photphoric) N2O5 + H2O  2HNO3 (axit nitric) Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  41. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH SO3 + H2O  H2SO4 (axit sunfuric) CHÚ Ý: Các dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ. IV. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT. CHỐNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC. 1. Vai trò của nước – Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. – Nước tham gia nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật – Nước cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải. 2. Chống ô nhiễm nguồn nước – Lượng nước ngọt là rất nhỏ so với lượng nước trên Trái Đất. – Nhiều nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm nặng do các chất thải sinh hoạt và chất thải công, nông nghiệp. – Phải sử dụng tiết kiệm nước. – Mỗi người cần góp phần giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm: + Không vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh rạch, sông. + Phải xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  42. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 37 AXIT – BAZƠ – MUỐI I. AXIT 1. Khái niệm Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. Ví dụ: HCl; HNO3, H2SO4; H3PO4; 2. Công thức hóa học CTHH của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit. 3. Phân loại Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia thành 2 loại: + Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, + Axit có oxi: HNO3, H2SO4, H2SO3, H3PO4, 4. Tên gọi a) Axit không có oxi: TÊN AXIT = AXIT + TÊN PHI KIM + HIĐRIC Ví dụ: HCl : Axit clohiđric H2S: Axit sunfuhiđric Gốc axit tương ứng: –Cl (clorua) =S: (sunfua) b) Axit có oxi + Axit có nhiều nguyên tử oxi: TÊN AXIT = AXIT + TÊN CỦA PHI KIM + IC Ví dụ: HNO3: axit nitric H2SO4: axit sunfuric H3PO4: axit photphoric Gốc axit: –NO3 (nitrat) =SO4(sunfat)  PO4 (photphat) + Axit ít nguyên tử oxi: TÊN AXIT = AXIT + TÊN CỦA PHI KIM + Ơ Ví dụ: H2SO3: axit sunfurơ HNO2: axit nitrơ Gốc axit: =SO3 (sunfit) –NO2 (nitrit) Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  43. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH 5. Axit mạnh và axit yếu Dựa vào tính chất hóa học, axit được phân ra thành 2 loại: a) Axit mạnh: HCl, HNO3, HBr, H2SO4, b) Axit yếu: H2S, H2CO3, H2SO3,H3PO4 II. BAZƠ 1. Khái niệm Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH) Ví dụ: NaOH, Cu(OH)2, Al(OH)3, 2. Công thức hóa học M: kim loaïi M(OH)n n: hoùa trò kim loaïi 3. Tên gọi TÊN BAZƠ = TÊN KIM LOẠI + HIĐROXIT (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) Ví dụ: NaOH : Natri hiđroxit Cu(OH)2 : Đồng(II) hiđroxit Fe(OH)2: Sắt(II) hiđroxit Fe(OH)3 : Sắt(III) hiđroxit 4. Phân loại Dựa vào tính tan của bazơ ta chia thành 2 loại: a) Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm Ví dụ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 b) Bazơ không tan trong nước Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3 III. MUỐI 1. Khái niệm Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit Ví dụ: NaCl, CuSO4, Al2(SO4)3, NH4Cl, 2. Công thức hóa học CTHH của muối bao gồm 2 thành phần: kim loại và gốc axit Ví dụ: NaCl, CuSO4, Al2(SO4)3 Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  44. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH 3. Tên gọi TÊN MUỐI = TÊN KIM LOẠI + TÊN GỐC AXIT (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) Ví dụ: Na2SO4: Natri sunfat Na2SO3: Natri sunfit CuCl2: Đồng (II) clorua Fe(NO3)3: Sắt(III) nitrat KHCO3: Kali hiđrocacbonat NH4Cl: Amoni clorua 4. Phân loại Theo thành phần muối, ta chia thành 2 loại: a) Muối trung hòa: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ: Na2SO4, Na2CO3, CaCl2 b) Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaHSO4, NaHCO3, Na2HPO4, Ca(H2PO4)2 CHÚ Ý: Na2HPO3 là muối trung hòa dù trong gốc axit HPO3 còn nguyên tử H nhưng không có khả năng thay thế nguyên tử kim loại. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  45. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BẢNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA OXIT AXIT VỚI AXIT TƯƠNG ỨNG CTHH CTHH axit Gốc STT Tên oxit Tên axit Tên gốc axit của oxit tương ứng axit = SO3 Sunfit 1 SO2 Lưu huỳnh oxit H2SO3 Axit sunfurơ –HSO3 Hidrosunfit = SO4 Sunfat 2 SO3 Lưu huỳnh trioxit H2SO4 Axit sunfuric –HSO4 Hidrosunfat 3 N2O5 Đinitơ pentaoxit HNO3 Axit nitric –NO3 Nitrat 4 N2O3 Đinitơ trioxit HNO2 Axit nitrơ –NO2 Nitrit  PO4 Photphat Điphotpho 5 P2O5 H3PO4 Axit photphoric = HPO Hiđrophotphat pentaoxit 4 –H2PO4 Đihidrophotphat = HPO3 Photphit 6 P2O3 Điphotpho trioxit H3PO3 Axit photphorơ –H2PO4 Hidrophotphit = CO3 Cacbonat 7 CO2 Cacbon đioxit H2CO3 Axit cacbonic –HCO3 Hidrocacbonat 8 SiO2 Silic đioxit H2SiO3 Axit silicic = SiO3 Silicat 9 Mn2O7 Mangan (VII) oxit HMnO4 Axit pemanganic –MnO4 Pemanganat H2CrO4 Axit cromic = CrO4 Cromat 10 CrO3 Crom (VI) oxit H2Cr2O7 Axit đicromic = Cr2O7 Đicromat MỘT SỐ OXIT BAZƠ VÀ BAZƠ TƯƠNG ỨNG CTHH bazơ TT CTHH Tên oxit Tên gọi bazơ tương ứng 1 Na2O Natri oxit NaOH Natri hidroxit 2 K2O Kali oxit KOH Kali hidroxit 3 BaO Bari oxit Ba(OH)2 Bari hidroxit 4 FeO Sắt (II) oxit Fe(OH)2 Sắt (II) hidroxit 5 Fe2O3 Sắt (III) oxit Fe(OH)3 Sắt (III) hidroxit 6 MgO Magie oxit Mg(OH)2 Magie hidroxit 7 CuO Đồng (II) oxit Cu(OH)2 Đồng (II) hidroxit Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  46. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH BAØI 40 DUNG DỊCH I. DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH – Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. – Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. – Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và dung môi. mdd m dm m ct mdd lµ khèi l­îng cña dung dÞch Trong đó : mdm lµ khèi l­îng cña dung m«i mct lµ khèi l­îng cña chÊt tan Ví dụ 1: Đường tan trong nước tạo thành nước đường Chất tan là đường; dung môi là nước; nước đường là dung dịch. Ví dụ 2: Dầu ăn tan trong xăng Chất tan là dầu ăn; dung môi là xăng II. DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA Ở một nhiệt độ xác định: – Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. – Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HÒA TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẢY RA NHANH HƠN ? 1. Khuấy dung dịch 2. Đun nóng dung dịch 3. Nghiền nhỏ chất rắn Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  47. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 41 ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC I. CHẤT TAN VÀ CHẤT KHÔNG TAN 1. Nhận xét – Có chất không tan và có chất tan trong nước. – Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước. 2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối – Axit: hầu hết axit tan trừ axit silixic (H2SiO3). – Bazơ: Phần lớn không tan trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2, còn Ca(OH)2 ít tan. – Muối: + Những muối natri, kali đều tan. + Những muối nitrat đều tan. + Phần lớn muối clorua, sunfat tan được. Nhưng phần lớn muối cacbonat không tan. (Xem BẢNG TÍNH TAN của axit, bazơ, muối) II. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC 1. Định nghĩa Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. o Ví dụ: Ở 25 C độ tan của đường là 204 (g), của NaCl là 36 (g), của AgNO3 là 222 (g), 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan a) Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ – Trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo. – Rất ít trường hợp khi tăng nhiệt độ thì độ tan lại giảm. b) Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất – Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất. Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  48. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
  49. HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH BAØI 42 NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH I. NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM CỦA DUNG DỊCH Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan trong 100 gam dung dịch. m .C% m = dd m ct 100% C% =ct .100% m m .100% dd m = ct dd C% C% lµ nång ®é % cña dung dÞch Trong đó : mdd lµ khèi l­îng cña dung dÞch mct lµ khèi l­îng cña chÊt tan II. NỒNG ĐỘ MOL CỦA DUNG DỊCH Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch. n = CM.V n CM V n V C M CM lµ nång ®é mol cña dung dÞch Trong đó : n lµ sè mol cña chÊt tan V lµ thÓ tÝch cña dung dÞch (lit) CHÚ Ý : Bài toán về dung dịch thường dùng đại lượng khối lượng riêng m = d.V m d = V m V = d d: laø khoái löôïng rieâng moät chaát hay moät dung dòch(g/ml hoaëc kg/l) Trong ñoù: m laø khoái löôïng moät chaát hoaëc dung dòch (gam hoaëc kg) V laø theå tích moät chaát hoaëc moät dung dòch(ml hoaëc lit) Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com