Lý thuyết và bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 7

doc 4 trang thaodu 5060
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết và bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docly_thuyet_va_bai_tap_on_tap_mon_vat_ly_lop_7.doc

Nội dung text: Lý thuyết và bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 7

  1. ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 7 Bài 1:Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng không? Tại sao? Bài 2:Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao? Bài 3: Một quả cầu bằng nhôm rất nhẹ nhiễm điện dương treo ở đầu sợi chỉ tơ đặt giữa 2 tấm kim loại song song nhiễm điện trái dấu. a, Thoạt tiên, quả cầu nhôm chuyển động về phía nào? b, Giả sử nó chạm vào một tấm kim loại nhiễm điện, sau đó nó chuyển động về phía nào? Tại sao? Bài 4: Lấy thanh thủy tinh cọ xát vào mảnh lụa, miếng lụa tích điện âm.Sau đó lấy thanh thủy tinh đẩy vật B , hút vật C và hút vật D . a, Thanh thủy tinh nhiễm điện gì ? b, Các Vật B, C, D nhiễm điện gì ? c, Giữa các vật B và C ; C và D; B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy ?
  2. ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ 7 HKI I/ TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Số dao động trong một giây gọi là: A. Vận tốc của âm. B. Tần số của âm. C. Biên độ của âm.D. Độ cao của âm. Câu 2: Đơn vị của tần số là: A. m/s B. Hz (héc) C. dB (đê xi ben) D. s (giây) Câu 3: Vật phản xạ tốt là những vật có bề mặt: A. Phẳng và sáng. B. Nhẵn và cứng. C. Gồ ghề và mềm .D. Mấp mô và cứng. Câu 4: Âm phát ra càng to khi: A. Nguồn âm có kích thước càng lớn. B. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. C. Nguồn âm dao động càng nhanh. D. Nguồn âm có khối lượng càng lớn. Câu 5: Em đi xa dần khán đài có dàn nhạc đang biểu diễn tiếng nhạc mà em nghe được: A. Càng kéo dài. B. Có vận tốc càng giảm. C. Càng nhỏ. D. Có tần số càng giảm. II/ TỰ LUẬN: Câu 1. Một tàu ngầm phát ra siêu âm truyền trong nước và thu được âm phản xạ sau 1 giây. Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s. Xác định độ sâu đáy biển? Câu 2. Hãy tính độ sâu của đáy biển tại một nơi mà thời gian kể từ lúc tàu phát ra sóng siêu âm đến khi nhận sóng siêu âm phản xạ ngược trở lại là 1,6 giây. Biết vận tốc truyền âm trong nước biển là 1500m/s Câu 3. Một người đứng trong một hang động lớn, hét lên một tiếng thật to và nghe được tiếng vang cách tiếng hét trực tiếp của mình một khoảng thời gian là 1/5 giây. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/giây. Hãy tính: a) Quãng đường đi của tiếng vang đó? b) Khoảng cách từ người đó đến vách hang động?
  3. Phần trắc nghiệm:Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất 1. Chọn cấu phát biểu sai: Vật dẫn điện là A. vật không cho dòng điện đi qua B. vật cho dòng điện đi qua C. vật cho điện tích chạy qua D. vật cho các êlectrôn đi qua 2. Chọn cấu phát biểu đúng: Vật cách điện là A. vật không cho dòng điện đi qua B. vật cho dòng điện đi qua C. vật cho điện tích chạy qua D. vật cho các êlectrôn đi qua 3. Chọn câu phát biểu đúng: Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là: A. Chì, vônfram, kẽm B. Thiếc, vàng, nhôm C. Đồng, nhôm, sắt D. Đồng, vônfram, thép 4. Chọn câu phát biểu đúng: Ba kim loại thường dùng để làm vật cách điện là: A. Sứ, thuỷ tinh, nhựa B. sơn, gỗ, cao su C. không khí, nilông D. sứ, nhôm, nhựa 5. Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích âm, hạt nào mang điện tích dương? A. Hạt êlectrôn và hạt nhân B. Hạt nhân mang điện tích âm, êlectrôn mang điện tích âm. C. Hạt nhân mang điện tích dương, êlectrôn không mang điện tích âm. D. Hạt nhân mang điện tích dương, êlectrôn mang điện tích âm. 6. Trong nguyên tử: Hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là: A. hạt nhân B. hạt nhân và êlectrôn C. êlectrôn D. không có loại hạt nào 7.Trong kim loại, êlectrôn tự do là các êlectrôn . A.quay xung quanh hạt nhân B. chuyển động từ vị trí này đến vị trí khác C. chuyển động có hướng D. thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại
  4. 8. Các êlectrôn tự do trong dây dẫn bị cực dương của pin , cực âm của pin A. đẩy – hút B. hút – đẩy C. đẩy – đẩy D. hút – hút 9. Dòng điện trong kim loại là: A. dòng điện tích chuyển dời có hướng B.dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng C. dòng các êlectrôn tự do D. dòng các êlectrôn chuyển dời từ cực dương sang cực âm.