Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 MA TRẬN ĐỀ Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra chung toàn tỉnh III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực cao số nội dung I. Đọc hiểu - Phương châm hội - Nội dung - Ý kiến cá Tiêu chí ngữ thoại, nghĩa của từ, chính của nhân về vấn liệu: Đoạn biện pháp tu từ đoạn trích. đề liên quan văn bản đến bài học. - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết một bài II. Làm văn văn tự sự hoàn chỉnh. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100%
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !” Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, Tr 144, NXB Giáo dục - 2015) Câu 1 (1.0 điểm): Chỉ ra và gọi tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong ba câu cuối của đoạn thơ. Câu 2 (1.0 điểm): Từ “nhà” trong câu thơ “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Trong trường hợp này, từ “nhà” có nghĩa là gì? Câu 3 (1.0 điểm): Trong đoạn thơ, lời dặn dò của người bà với người cháu đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu 4 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 5 (1.0 điểm): Hiện nay, con người đang sống trong “thế giới mạng” nên việc thông tin liên lạc với nhau rất dễ dàng. Vậy, theo em, có nên viết thư tay cho người thân nữa hay không? Vì sao? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tuổi học trò có biết bao kỉ niệm về mái trường, thầy cô, bạn bè, Em hãy kể lại một kỉ niệm đẹp, có ý nghĩa sâu sắc về tình bạn. Hết Họ và tên học sinh: .Số báo danh: .
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Câu 1: 1.0 Đọc- - Chỉ ra biện pháp tu từ: “Một ngọn lửa”. Gọi tên: Điệp ngữ. 0.5 hiểu - Chỉ ra biện pháp tu từ: “ ngọn lửa”. Gọi tên: Ẩn dụ. 0.5 (5.0đ) Câu 2: 1.0 - Nghĩa chuyển. 0.5 - “nhà” trong câu thơ có nghĩa là gia đình. 0.5 * Học sinh có thể trả lời: làng xóm, quê hương vẫn được chấp nhận. Câu 3: 1.0 - Phương châm về chất. 0.5 - Người bà nói không đúng sự thật về tình hình gia đình. Vì: giặc 0.5 đốt làng, mất hết nhà cửa, dân làng đói khổ Câu 4: 1.0 Học sinh có thể viết thành đoạn văn hoặc dùng các dấu hiệu để trình bày theo các gợi ý sau: - Đoạn thơ là dòng hồi tưởng của người cháu về một thời chiến tranh 0.5 gian khổ; về sự lo lắng, yêu thương của người bà. - Đoạn thơ còn là những suy ngẫm về vẻ đẹp tâm hồn của người bà: 0.5 Qua bao mưa nắng, sớm chiều, bà luôn là người giữ và truyền ngọn lửa của sự sống niềm tin cho cháu con và các thế hệ nối tiếp. Câu 5: 1.0 Học sinh thể hiện và lý giải được quan điểm cá nhân của mình, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một số gợi ý: Mức 1. * Nên viết thư tay. Vì: - Viết thư tay là một nét văn hóa đẹp cần được gìn giữ. - Có điều kiện trao đổi, thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc chân 1.0 thành, đảm bảo an toàn thông tin. - Người nhận thích đọc thư tay, cất giữ làm kỷ niệm.
- - * Không viết thư tay. Vì: - Mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tình cảm, công việc. - Điện thoại trực tiếp thuận lợi hơn, nhanh hơn. - Người nhận không thích đọc thư tay. - (Học sinh chỉ cần nêu được 02 ý hợp lý) * Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, nội dung thông tin mà có thể viết hoặc không viết thư tay. Mức 2: Cho là nên viết hay không viết thư tay nhưng lý giải thiên 0.5 về người viết hoặc người nhận hoặc còn chung chung, ít thuyết phục. Mức 3: - Có nêu được quan điểm nhưng không chính xác, không liên quan 0 đến vấn đề. - Không trả lời. II. Kể lại một kỉ niệm đẹp, có ý nghĩa sâu sắc về tình bạn. 5.0 Làm 1. Yêu cầu chung: văn a) Yêu cầu về kĩ năng: (5.0 đ) - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm; nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, thể hiện được vẻ đẹp của tình bạn, có ý nghĩa sâu sắc. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 0.25 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: 0.25 Kể lại một kỉ niệm đẹp, có ý nghĩa sâu sắc về tình bạn. c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh, tình huống tạo nên kỉ niệm 0.5 sâu sắc về tình bạn. - Thân bài: + Kể lại được sự việc, sự kiện tạo nên dấu ấn sâu sắc, tạo thành kỉ 3.0 niệm đẹp về tình bạn. + Kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, phù hợp để thể hiện sâu sắc nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Kết bài: Nêu được những suy cảm của bản thân về giá trị của 0.5 những kỉ niệm đẹp, về tình bạn trong cuộc sống. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ 0.25 sâu sắc về nội dung kể. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0.25 đặt câu.