Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Mỹ Thái (Có đáp án)

doc 8 trang thaodu 3640
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Mỹ Thái (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Mỹ Thái (Có đáp án)

  1. PHÒNG GDDT HUYỆN HÒN ĐẤT TRƯỜNG TRUNG HỌC CO SỞ MỸ THÁI KIỂM TRA HỌC KÌ I (Năm học 2018-2019) Môn: vật lí 6 Thời gian: 45 phút I. Mục đích của đề kiểm tra a. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 1 đến tiết thứ 17 theo PPCT Nội dung kiến thức: Chương I: Cơ học b. Mục đích: -Đối với học sinh: Là một căn cứ để kiểm tra kiến thức của bản thân, khả năng tiếp thu nội dung chương trình Vật lí đã học. -Đối với giáo viên: +Đánh giá phân xếp loại học lực của học sinh học kì I. +Kiểm tra được khả năng nắm bắt kiến thức chương trình bộ môn của học sinh để tìm phương pháp giáp dục thích hợp. II.Hình thức đề kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (40% TNKQ, 60% TL) III.Ma trận đề kiểm tra: 1. Bảng trọng số: Chọn h= 0,7 TS tiết Số tiết quy đổi Quy đổi câu Chi tiết câu Số điểm Tổng số Nội dung lý HB VD tiết BH VD BH VD thuyết TN TL TN TL BH VD 1. Đo độ dài - Đo thể tích, khối 4 4 2,8 1,2 3,0 2,0 2(1đ) 0,5(0,5đ) 0,5(1đ) 1,5 1 lượng 2. Lực, khối lượng riêng, 10 7 4,9 5,1 6,0 6,0 4(2đ) 1(1đ) 1(3đ) 3 3 trọng lượng riêng. 3. Máy cơ đơn 2 2 1,4 0,6 2,0 1,0 2(1đ) 1(0,5) 1 0,5 giản Cộng chung 16 13 9,1 6,9 11,0 9,0 8(4đ) 1,5(1,5đ) 2,5(4,5đ) 5,5 4,5
  2. Cấp độ kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Đo độ dài, đo Biết được độ chia nhỏ nhất Đọc được kết quả đo thể thể tích, khối của thước. tích của chất lỏng bằng lượng (4 tiết) bình chia độ. 1 1 Số câu hỏi 2 C 1 C 2 Số điểm 0,5 0,5 1 Tỉ lệ % 5% 5% 10% 2. Lực, trọng lực, Nêu được khái niệm về lực, - Hiểu được kết quả cảu Vận dụng được các lực đàn hồi, KLR, kết quả tác dụng của lực va lực tác dụng lên vật. Độ công thức m = DxV và TLR hai lực cân bằng. biến dạng của lò xo càng P d để tính các đại (10 tiết) nhỏ thì lực đàn hồi càng V nhỏ. lượng m, d khi biết hai Để xác định khối lượng trong các đại lượng có riêng của một chất, ta đo trong công thức. khối lượng và đo thể tích của một vật làm bằng chất đó, rồi dùng công thức m D để tính toán. V 2 1 2 1 1 Số câu hỏi 7 C 3, 4 C 9 C 5, 6 C 11 C10 Số điểm 1 1 1 1,5 3 7,5 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 15% 30% 75%
  3. Vận dụng kiến thức mặt 3. Các loại máy cơ Biết được ứng dụng mặt Hiểu được cách làm phẳng nghiêng giải thích đơn giản phẳng nghiêng vào trong giảm độ nghiêng của mặt hiện tượng trong đời các công việc hàng ngày phẳng nghiêng. ( 2 tiết) sống. 1 1 1 Số câu hỏi 3 C 7 C 8 C 12 Số điểm 0,5 0,5 0,5 1,5 Tỉ lệ % 5% 5% 5% 15% TS câu hỏi 6 4 2 12 TS điểm 3,5 3 3,5 10
  4. IV. Đề kiểm tra. Phần I: Trắc nghiệm (4,0đ). Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: (NB) Độ chia nhỏ nhất của thước là: A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. Độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. Câu 2: (TH) Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ. Thể tích của nước trong bình là: 40 ml A. 22 ml 30 ml B. 23 ml 20 ml C. 24 ml 10 ml D. 25 ml 0 ml Câu 3: (NB) Hai lực cân bằng là: A. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và chiều. B. Hai lực mạnh như nhau, không cùng phương nhưng cùng chiều, cùng đặt lên một vật. C. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng đặt lên một vật. D. Hai lực không mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. Câu 4 : (NB) Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau: A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 5: (TH) Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng? A. Quả bóng bị biến dạng. B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi. C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi. D. Không có sự biến đổi nào xảy ra. Câu 6 : (TH) Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một ḷò xo là đúng ? A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau : trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn. B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ. C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ. D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ. Câu 7: (NB) Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây? A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ. B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô. C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng. Câu 8: (TH) Trong 4 cách sau : 1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng 2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng 3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng 4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ?
  5. A. Các cách 1 và 3 B. Các cách 1 và 4 C. Các cách 2 và 3 D. Các cách 2 và 4 Phần II: Tự luận (6,0đ) Câu 9:(NB)(1,0đ) Lực là gì ? Nêu kết quả tác dụng của lực ? Câu 10: (VD)(3đ) Một thỏi Sắt có thể tích 10 dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 Kg/m3.Tính: a/ Khối lượng của thỏi sắt ? b/Trọng lượng riêng của sắt ? Câu 11: (TH)(1,5đ): Cho một bình chia độ, một cân Robecvan, một hòn đá cuội và một cốc nước. Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của sỏi với những dụng cụ đã nêu. Câu 12: (VD)(0,5đ). Tại sao ta lại sử dụng một tấm ván đặt nghiêng để đưa các thùng phuy nặng lên sàn xe ô tô? V.Đáp án và biểu điểm: Câu Nội dung Điểm 1 A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 0,5 2 C. 24 ml 0,5 3 C. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, 0,5 cùng đặt lên một vật. 4 D. Lực đẩy. 0,5 5 C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến 0,5 đổi. 6 B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ. 0,5 7 B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô. 0,5 8 B. Các cách 1 và 4 0,5 9 - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. 0,5 - Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của 0,5 vật hoặc làm cho vật bị biến dạng. 10 m = D x V = 7800 x 0,01 = 78 (kg) 2 3 d = D x 10 = 7800 x 10 = 78000(N/m ) 1 11 - Dùng cân đo khối lượng(m) của hòn đá 0,5 - Dùng bình chia độ đo thể tích(V) của hòn đá. 0,5 - Dùng công thức D= m/V để tính khối lượng riêng của hòn đá. 0,5 12 -Vì tấm ván đặt nghiêng chính là một mặt phẳng nghiêng sẽ giúp 0,5 ta kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.