Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo Hòn Đất (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 8560
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo Hòn Đất (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo Hòn Đất (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA KÌ II- MÔN LỊCH SỬ 8 (Thời gian: 45 phút) Chủ đề Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao Chủ đề 2: Phong Biết được phong trào Giải thích được trào kháng Pháp trong những năm Cần Vương bùng nổ vì sao cuộc khởi cuối thế kỷ XIX( trong hoàn cảnh nào.( nghĩa Hương Từ sau năm 1885)(3t) Câu 1) Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất. ( Câu 1) Số câu: Số câu: 2/3 Số câu : 1/3 Số câu: 1 Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm: 3 Tỷ lệ %: Tỷ lệ %: 20 Tỷ lệ :10%: Tỷ lệ %: 30% Chủ đề 3: Xã hội Trình bày được đầu Việt Nam trong thế kỷ XX, xã hội những năm cuối thế kỷ XIX- đầu Việt Nam có những thế kỷ XX(2t) giai cấp, tầng lớp nào? Thái độ của họ đối với cách mạng. (Câu3) Số câu: Số câu: 1 Số câu:1 Số điểm: Số điểm: 3 Số điểm: 3 Tỷ lệ %: Tỷ lệ : 30% Tỷ lệ : 30% Chủ đề 4: Phong Lí giải được vì So sánh con trào yêu nước sao Nguyễn Tất đường cứu chống Pháp trong Thành lại ra đi nước của những năm đầu tìm đường cứu Nguyễn Tất thế kỷ XX đến nước . Thành với các năm 1918(2t) (Câu 4). nhà yêu nước trước đó (Câu 4) Số câu Số câu: 1/2 Số câu: 1/2 Số câu: 1 Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 2 Số điểm: 4 Tỷ lệ %: Tỷ lệ: 20 % Tỷ lệ: 20 % Tỷ lệ: 40% T.Số câu: T.Số câu: 1,5 T.Số câu:1 T.Số câu:0,5 3 T.Số điểm: T.Số điểm: 5 T.Số điểm:3 T.Số điểm:2 10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT HÒN ĐẤT KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2015 – 2016 Môn : LỊCH SỬ 8 Thời gian (45 phút không kể thời gian giao đề) Họ và tên Trường THCS Lớp 8/ ĐỀ BÀI Câu 1(3đ): Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Câu 2(3đ): Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp nào? Thái độ của họ đối với cách mạng ra sao? Câu 3(4đ): Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu Giám khảo coi thi không giải thích gì thêm.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8 THI HỌC KÌ II Năm học 2015-2016 CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1(3đ) * Hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương: - Pháp căn bản hoàn thành cuộc chiến tranhh xâm lược Việt 0.5 Nam và thiết lập bộ máy thống trị ở Nam Kì và Bắc Kì - Một số quan lại sĩ phu yêu nước và nhân dân phản đối việc 0.5 kí hiệp ước và chống lại sự đô hộ của Pháp - Kinh thành Huế thất thủ, nội bộ triều đình chia làm 2 phái: 0.5 phái chủ hòa và phái chủ chiến (do Tôn Thất thuyết) đứng đầu. Sau đó vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục kháng Pháp. Tôn Thất thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi quan lại sĩ phu và nhân dân chống Pháp. - Nhân dân ta hưởng ứng chiếu Cần vương đứng lên chống 0.5 Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ trong thời gian này. * Cuộc khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất vì: - Có mô lớn nhất (địa bàn và phạm vi hoạt động ) 0.5 - Trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ (khâu xây dựng lực lượng, khí giới ) 0.5 Câu 2(3đ) * Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp: - Có các giai cấp và tầng lớp: Địa chủ phong kiến, nông dân, 0.5 công nhân, tư sản, tiểu tư sản. - Thái độ của họ đối với cách mạng: + Địa chủ PK: Làm tay sai cho Pháp, một bộ phận địa chủ 0.5 vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước + Nông dân sẵn sàng tham gia cách mạng 0.5 + Công nhân: Kiên quyết đấu tranh 0.5 + Tư sản: Do dự không mạnh dạn 0.5 + Tiểu tư sản: Hăng hái cách mạng 0.5 Câu 3(4đ) * Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước là vì: - Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và 0.75 phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại. - Nguyễn Tất Thành tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không nhất trí với con 0.5 đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn - Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, mong muốn nước 0.75 nhà được độc lập, nhân dân bớt đói khổ nên Người quyết định đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.
  4. * Điểm mới trong hướng đi của Nguyễn Tất Thành so với các nhà yêu nước trước đó: + Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông(Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông 1 gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh là bạo động. + Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật 1 và nền văn minh phát triển để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ " Tự do-Bình đẳng- Bác ái". Từ đó Người hòa mình vào thực tiễn và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Lưu ý trong khi chấm + Nội dung. - Không nhất thiết HS trả lời theo trình tự đáp án. Nếu HS nêu được ý khác mà nội dung phù hợp với đề thi vẫn có thể cho điểm tùy theo mức độ chính xác. - Nếu sai về bản chất sự kiện hoặc có sai quan điểm giai cấp tùy theo mức độ mà trừ điểm. + Trình bày. - Yêu cầu HS trình bày sach sẽ chữ viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sau khi giám khảo chấm xong tùy theo mức độ trình bày của học sinh có thể trừ từ 0.25 điểm đến 0.5 điểm. + Điểm của bài thi. - Là tổng điểm của các câu trong bài thi sau khi trừ điểm trình bày(nếu có) phần điểm lẻ được tính từ 0.25 điểm, Bài thi thang điểm là 10 điểm.