Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường TH và THCS Bình Thanh (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 3110
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường TH và THCS Bình Thanh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường TH và THCS Bình Thanh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT CAO PHONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS BÌNH THANH Năm học: 2018 - 2019 Môn: Lịch sử lớp 9 Bảng ma trận đề Mức độ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao câu Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Chương I C5 1 : Việt Nam (1,0đ) trong những năm 1919 - 1930 2. Chương C1 1 II: Việt (0,5đ) Nam trong những năm 1930 - 1939 3. Chương C3 1 III: Cuộc (0,5đ) vận đông tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945 4. Chương C2 C4 2 IV: Việt (0,5đ) (0,5đ) Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến 5. Chương C7 C6 C8 2 VI : Việt (1,0) ( 3,0) ý b Nam từ C8 (1,0) năm 1954 ý a đến năm (2,0) 1975 Tổng điểm 1,5 1,5 3 3 1 7 câu/ 10điểm
  2. PHÒNG GD&ĐT CAO PHONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS BÌNH THANH Năm học: 2018 - 2019 Môn: Lịch sử lớp 9 (Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề ) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 Điểm) Em hãy viết đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau vào giấy thi. Câu 1 (0,5 điểm) : Hình thức đấu tranh thời kì 1936-1939 là hình thức nào? A. Kết hợp công khai và bí mật hợp pháp và bất hợp pháp. B. Khởi nghĩ vũ trang. C. Chính trị kết hợp với vũ trang. D. Khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa. Câu 2 (0,5 điểm): Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 có lợi thực tế cho ta? A. Pháp công nhận Việt nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do . B. Pháp cộng nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp. C. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15000 quân Pháp vào miền bắc thay quân Tưởng . D. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ Câu 3 (0,5 điểm): Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Nạn đói, nạn dốt. B. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh. C. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến. D. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ. Câu 4 (0,5 điểm): Tính chất, mục đích, nội dung, phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân của ta là: A. Kháng chiến toàn diện B. Kháng chiến dự vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài. C. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia Câu 5 (1,0 điểm): Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B Cột A thời gian Cột B Sự kiên lịch sử a. 1919 1.Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son b.1924 2. Cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu c. 11-1925 3. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) d. 8-1925 4. Phong trào “ chấn hưng nôi hoá, bại trừ ngoại hoá” a-> ; b-> ; c-> ; d->
  3. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 Điểm) Câu 6: (3,0 điểm) Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau? Câu 7: (1,0) Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954)? Câu 8: (3,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)? Theo em, từ nguyên nhân thắng lợi đó, bài học kinh nghiệm gì được rút ra cho cách mạng Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời đại?
  4. PHÒNG GD&ĐT CAO PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS BÌNH THANH Năm học: 2018 - 2019 Môn: Lịch sử lớp 9 GỢI Ý ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm 1 A 0,5 2 D 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 a -> 4 b -> 3 5 1,0 c -> 2 d -> 1 Điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược: ‘‘Chiến tranh cục bộ” và ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh”: * Giống nhau: - Đều là chiến tranh thực dân xâm lược kiểu mới, nhằm xâm lược và 1 thống trị miền Nam, phá hoại miền Bắc; - Đều do Mĩ làm ‘‘cố vấn” chỉ huy. * Khác nhau: - Lực lượng chính: 6 + Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ” là quân Mĩ và quân đồng minh; 0,5 + Chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” là quân đội Sài Gòn. - Vai trò của Mĩ: + Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ”: Mĩ trực tiếp chiến đấu; 0,5 + Chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh”: Mĩ phối hợp chiến đấu - Phạm vi, mức độ chiến tranh: Chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” 1,0 mở rộng hơn (toàn Đông Dương), ác liệt hơn so với Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ”. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ: - Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông 7 Dương. 1,0 - Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng , ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. - Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế
  5. * Ý a: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử: 1,0 Nguyên nhân thắng lợi : - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt. 8 - Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền. - Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ. Ý nghĩa lịch sử : Đối với Việt Nam: - Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả 0,5 nước, thống nhất đất nước. - Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đối với thế giới: - Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc. - Là một sự kiện có “tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại 0,5 sâu sắc”. * Ý b: Bài học kinh nghiệm: (Nội dung liên hệ có hướng mở để tạo cơ hội cho học sinh thể hiện quan điểm, nhận thức của cá nhân; những gợi ý đưa ra có tính chất định hướng, giáo viên chấm chủ động, linh hoạt khi đánh giá, cho điểm). - Tăng cường mối quan hệ khăng khít giữ Đảng với nhân dân. 1,0 - Phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong mọi lĩnh vực (phát triển kinh tế-văn hóa đất nước; giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn trật tự an ninh xã hội ) - Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế Bình Thanh, ngày 25 tháng 4 năm 2019 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Người ra đề Bùi Thị Liên DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG