Ma trận và Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTNT THCS và THPT Mường La (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 9602
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTNT THCS và THPT Mường La (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_7.doc

Nội dung text: Ma trận và Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTNT THCS và THPT Mường La (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC – ĐT SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MƯỜNG LA MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn: Ngữ văn Khối 7 Năm học 2019- 2020 Mức độ Thông hiểu Vận dụng cao Tổng Chủ đề 1. Đọc – hiểu Hiểu được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng đối với câu thơ. Số câu 4 4 Số điểm 6 6 Tỉ lệ % 30% 30% 2. Tạo lập văn - Hiểu được nội dung - Viết đoạn văn có nội bản. của đoạn thơ trên. dung hợp lý, các ý có sự lô gic Số câu 1/2 1/2 1 Số điểm 1 3 4 Tỉ lệ % 5% 15% 20% Hiểu được nghĩa của Viết được bài văn hoàn câu ca dao, viết được chỉnh, khai thác được phần mở bài phù hợp lời nhắn nhủ từ câu cao dao trên. Số câu 1/4 3/4 1 Số điểm 1 9 10 Tỉ lệ % 5% 45% 50% T. Số câu 6 T. Số điểm 8 12 20 Tỉ lệ % 40% 60% 100%
  2. SỞ GIÁO DỤC - ĐT SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDTNTTHCS & THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MƯỜNG LA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2019 - 2020 Thời gian 120 phút: ( không kể thời gian chép đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người người” (Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân) Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nội dung của đoạn thơ? Câu 3: (2.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? Câu 4: (2.0 điểm) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người. Câu 2: (10 điểm) Em hiểu như thế nào lời khuyên của nhân dân ta thể hiện trong câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
  3. SỞ GIÁO DỤC – ĐT SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDTNTTHCS & THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MƯỜNG LA ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHẤM Môn: Ngữ văn Khối : Lớp 7 Năm học 2019 – 2020 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. (0,5) Câu 2: Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu sắc của nhà thơ với quê hương yêu dấu. (1.0 ) Câu 3: - Các biện pháp tu từ: + Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần. (0,5) + So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi. (0,5) - Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết.(1,5) Câu 4:(2,0) - Trình bày thành một đoạn văn (từ 5-7 câu) - Học sinh xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. + Vai trò của quê hương. + Giáo dục tình yêu quê hương. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ - Yêu cầu chung: + Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. + Xác định đúng vấn đề nghị luận. - Yêu cầu cụ thể: Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Học sinh có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: + Tình yêu quê hương:
  4. + Là tình cảm tự nhiên mang giá trị, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. + Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội. (dẫn chứng). + Tình cảm đối với quê hương sẽ gợi nhắc đến tình yêu đất nước. Hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc. + Có thái độ phê phán trước những hành vi: không coi trọng quê hương, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu, phản bội lại quê hương; không có ý thức xây dựng quê hương. + Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương; có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương; Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người. - Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. - Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa tiếng Việt. Câu 2: - Yêu cầu: Viết bài văn có bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng. Biết liên kết chuyển ý, chuyển đoạn chặt chẽ,lô gic, biết giải thích các từ: Bầu, bí, thương, khác giống, một giàn, biết lấy dẫn chứng để lập luận. - Kiểu bài nghị luận giải thích. - Nội dung: Giải thích lời khuyên về tình thương yêu, đoàn kết. * Các ý chính cần có: Giải thích ý nghĩa hình ảnh bầu bí. Bầu và bí cùng có điều kiện sống nha nhau Bầu bí có những đặc điểm tương tự nhau. Vì sao bầu và bí phải thương nhau. Bầu và bí nương tựa vào nhau. Bầu gặp phải rủi ro thì bí cũng không tránh khỏi thiệt hại Qua hình ảnh bầu và bí nhân dân ta muốn khuyên nhủ điều gì? Bầu thương bí, người thương người. Bầu bí chung một giàn, người chung một làng xóm, quê hương, đất nước Người yêu thương đoàn kết cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Biểu điểm: Điểm 9- 10: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, bố cục chặt chẽ, biểu cảm, còn mắc một số sai sót nhỏ.
  5. Điểm 8: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm bố cục chặt chẽ, còn mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 7: Làm được 2/3 ý, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, bố cục chặt chẽ, còn mắc một vào sai sót về chính tả. Điểm 5- 6 Làm được 1/2 ý diễn đạt rõ ràng, lưu loát biểu cảm bố cục chặt chẽ, còn mắt một vài sai sót về chính tả. Điểm 3-4 Làm được 1/2 ý diễn đạt rõ ràng, lưu loát bố cục còn lộn xộn, còn mắc một vài sai sót về chính tả. Điểm 1-2 Học sinh viết chung chung về nội dung câu ca dao, không rõ đề. Điểm 0 không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.
  6. Câu 3: (12 điểm) Yêu cầu chung: Về hình thức: Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh. Về nội dung: Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí. Yêu cầu cụ thể: + Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh. + Thân bài: (10 điểm) Lúc bước ra sân: bao quát không gian Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh: Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn. Không gian mát mẻ, trong lành Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật. Lúc bước vào phòng Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng + Kết bài: (1 điểm) Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương. ( Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt theo sự cảm nhận của học sinh để cho điểm tối đa cho từng phần, trân trọng những bài viết sáng tạo, dùng từ gợi cảm, diễn đạt tốt )