Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 9

doc 150 trang thaodu 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docngan_hang_cau_hoi_ngu_van_9.doc

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 9

  1. NGÂN HÀNG CÂU HỎI VĂN 9 TUẦN 1: Tên chủ đề: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) 1. Câu hỏi 1: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Nội dung văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” nói về vấn đề gì? A. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và lối sống giản dị của Bác B. Lối sống giản dị, thanh đạm và phong cách làm việc của Bác C. Phong cách sống và phong cách làm việc của Bác D. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và cách làm việc của Bác 2. Đáp án: C Tên chủ đề: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) 1. Câu hỏi 2: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 1 phút + Nội dung câu hỏi: Ai là tác giả của văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” ? A. Phạm Đình Hổ B. Nguyễn Dữ C. Lê Anh Trà D. Nguyễn Du 2. Đáp án: C Tên chủ đề: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Việc tác giả liên tưởng Bác với các vị hiền triết xưa như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi có ý nghĩa gì? A. Khẳng định Bác cũng là một nhà hiền triết. B. Khẳng định Bác giản dị, thanh đạm như các nhà nho xưa C. Khẳng định Bác kết hợp truyền thống và hiện đại
  2. D. Khẳng định nét đẹp của lối sống dân tộc, rất Việt Nam của Bác 2. Đáp án: D Tên chủ đề: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản nhật dụng B. Văn thuyết minh C. Văn nghị luận D. Văn tự sự 2. Đáp án: A Tên chủ đề: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” được viết bằng phương thức gì? A. Thuyết minh B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự 2. Đáp án: A Tên chủ đề: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) 1. Câu hỏi 6: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? 2. Đáp án: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện chủ yếu qua đời sống sinh hoạt vô cùng giản dị: - Nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc đơn sơ
  3. mộc mạc. - Trang phục bình dị ( bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, dép lốp ) - Ăn uống hết sức đạm bạc với những món ăn dân dã quen thuộc của nhân dân ( cá kho, rau luộc, cà muối, dưa ghém ) Tên chủ đề: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) 1. Câu hỏi 7: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” ? 2. Đáp án: Ý nghĩa của văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt lõi văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra những vấn đề của thời kì hội nhập : Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Tên chủ đề: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) 1. Câu hỏi 8: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Em hãy cho biết đại ý của văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” ? 2. Đáp án: Ca ngợi vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh Tên chủ đề: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) 1. Câu hỏi 9: + Mức độ: Vận dụng thấp + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Em học tập được gì về lối sống của Bác qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” ? 2. Đáp án: Qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” em học tập được rất nhiều điều về lối sống của Bác. Bác đi nhiều, học nhiều, biết
  4. nhiều nhưng Bác vẫn giữ cốt cách dân tộc. Nhà ở bình thường, đồ đạc mộc mạc đơn sơ; trang phục giản dị; ăn uống đạm bạc. Một lối sống giản dị và thanh đạm, một cách di dưỡng tinh thần. Tên chủ đề: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) 1. Câu hỏi 10: + Mức độ: Vận dụng cao + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? 2. Đáp án: Nếp sống giản dị và thanh đạm của chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn rất mực thanh cao. Giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực, từ cách bài trí cho đến ăn ơ, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản ung dung. Cuộc sống đó có vẻ gần với cuộc sống một nhà hiền triết, một vị trích tiên, tuy nhiên lại không hẳn như vậy. bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng vĩ đại đã hoà nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn, một nhà văn hoá lớn. Khao khát cống hiến cho tổ quốc, nhân dân bao nhiêu thì Người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu. Vẻ đẹp của các yếu tố ngoại cảnh, từ ngôi nhà vườn cây, ao cá cho đến cách trang phục ăn uống, nói năng đã thể hiện rất rõ vẻ đẹp tâm hồn Người, rất mạn mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ. Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 1. Câu hỏi 1: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Phương châm : Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. 2. Đáp án: về chất
  5. Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 1. Câu hỏi 2: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Phương châm : Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. 2. Đáp án: về chất Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Câu “ Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà” mắc lỗi vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức 2. Đáp án: A Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: Cho 2 ví dụ vi phạm phương châm về lượng và vi phạm phương châm về chất trong hội thoại? 2. Đáp án: HS tự tìm VD có thể tham khảo 2 VD sau: * Ví dụ vi phạm phương châm về lượng: - Gà là loại gia cầm nuôi ở nhà rất phổ biến ở nước ta - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? * Ví dụ vi phạm phương châm về chất: - Con vịt muối đẻ ra trứng vịt muối - Nước là do nước trên nguồn sinh ra
  6. Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Vận dụng + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau: a, Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà b, Én là một loài chim có hai cánh 2. Đáp án: Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi a, Câu này thừa thông tin. Lẽ ra nói “ Trâu là một loài gia súc” hoặc “ Trâu là một loài thú nuôi ở nhà”. Bởi vì “ gia súc” đã có nghĩa là “ thú nuôi ở nhà”. b, Câu này cũng thừa thông tin vì không có loài chim nào có 1 hay 3,4 cánh. Chỉ cần nói “ Én là một loài chim”. Tên chủ đề: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Câu hỏi 1: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Trong văn bản “ Hạ Long – Đá và nước”, tác giả thuyết minh về đối tượng nào? A. Con người và phong cảnh Hạ Long B. Nước trên vịnh Hạ Long C. Đá và nước trên vịnh Hạ Long D. Đêm trăng trên vịnh Hạ Long 2. Đáp án: C Tên chủ đề: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Câu hỏi 2: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn. Ta chỉ nên vận dụng một biện pháp nghệ thuật. A. Đúng
  7. B. Sai 2. Đáp án: B Tên chủ đề: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu hoặc giải thích là văn bản thuyết minh. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 2. Đáp án: A Tên chủ đề: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Các phương pháp thuyết minh thường gặp là những phương pháp nào ? 2. Đáp án: Các phương pháp thuyết minh thường gặp là : - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích - Phương pháp nêu ví dụ - Phương pháp liệt kê - Phương pháp dùng số liệu - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân loại, phân tích Tên chủ đề: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Vận dung + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
  8. + Nội dung câu hỏi: Văn bản “ Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh” có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào 2. Đáp án: Nét đặc biệt: Tác giả đã biến bài thuyết minh thành kể chuyện ( một vụ xử án) có đối thoại, có tự thuật và sử dụng biện pháp nhân hoá loài vật. TUẦN 2: Tên chủ đề: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 1. Câu hỏi 1: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Thuyết minh C. Nghị luận D. Biểu cảm 2. Đáp án: C Tên chủ đề: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 1. Câu hỏi 2: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Tính đến ngày 08/ 08/1986 có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh? A. Hơn 30.000 B. Hơn 40.000 C. Hơn 50.000 D. Hơn 60.000 2. Đáp án: C Tên chủ đề: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
  9. 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Theo tác giả văn bản, tính đến thời điểm tháng 8 năm 1986, bình quân mỗi người trên trái đất ngồi trên một thùng chứa bao nhiêu thuốc nổ A. 1 tấn B. 2 tấn C. 3 tấn D. 4 tấn 2. Đáp án: D Tên chủ đề: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Điển tích thanh gươm Đa- mô- clét có ý nghĩa gì A. Chỉ mối nguy cơ lớn đe dạo trực tiếp cuộc sống con người B. Chỉ sự vận dụng điển tích thần thoại Hy Lạp C. Chỉ sự tự chuốc vạ vào thân D. Chỉ nguồn sức mạnh của thần thánh 2. Đáp án: A Tên chủ đề: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Tác giả của văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” là ai? A. Đe- ni- ơn Đi- phô B. Gác- xi- a Mác –két C. Ta- go D. Guy đơ Mô- pa- xăng 2. Đáp án: B
  10. Tên chủ đề: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 1. Câu hỏi 6: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 3phút + Nội dung câu hỏi: Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà văn Mác - két 2. Đáp án: Nhà văn G. Mác – két sinh năm 1928. ông là nhầ văn Cô-lôm- bi- a , tác giả của nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Tác phẩm nổi tiếng nhất là tiểu thuyết “ Trăm năm cô đơn” ( 1967). Mác –két được nhận giải thưởng Nôben văn học năm 1982 Tên chủ đề: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 1. Câu hỏi 7: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Hãy trình bày hệ thống luận điểm và luận cứ trong văn bản? 2. Đáp án: * Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất và những phí tổn khủng khiếp từ các trương trình hạt nhân - Sức mạnh huỷ diệt của vũ khí hạt nhân - Số tiền cung ứng cho vũ khí hạt nhân lớn hơn rất nhiều so với những khoản tiền cần có cho các trương trình nhân đạo: xoá đói nghèo, xoá mù chữ, phục vụ y tế, dân sinh * Nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là phải ngăn chặn nguy cơ đó, đồng thời đấu tranh cho một thế giới hoà bình - Xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân - Đề ra các biện pháp phòng tình huống xấu nhất - Lên án nhữg kẻ đã vì tham vọng chính trị mà đã sản xuất ra laọi vũ khí giết người hàng loạt, đe doạ sự sống của con người. Tên chủ đề: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 1. Câu hỏi 8: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Hãy nêu lên một số ví dụ về sự tốn kém của chạy đua vũ trang mà tác giả đã nêu trong bài? 2. Đáp án: - Chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và gàn
  11. 7000 tên lửa vượt đại châu đủ để giải quyết các vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới - Giá của 10 tàu sân bay Ni- mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm, bảo vệ 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em - 149 tên lửa MX cung cấp đủ ca- lo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng; 27 tên lửa MX đủ trả tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm - Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ tiền xoá mù chữ cho toàn thế giới Tên chủ đề: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 1. Câu hỏi 9: + Mức độ: Vận dụng thấp + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” ? 2. Đáp án: Tên văn bản thể hiện mục đích cơ bản của tác giả. Mặc dù phần trình bày về những hiểm hoạ hạt nhân chiếm đến 3/ 4 dung lượng bài viết nhưng đó chỉ là những cơ sở để tác giả khái quát luận điểm chính: Nhân loại cần phải nỗ lực đấu tranh cho một thế giới hoà bình Tên chủ đề: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 1. Câu hỏi 10: + Mức độ: Vận dụng cao + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân “ không những đi ngược lại lý trí con người mà còn đi ngược lại cả lý trí tự nhiên nữa” ? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác – két về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra? 2. Đáp án: Để trả lời câu hỏi này người viết cần nêu những suy nghĩ , cảm xúc của mình trước những vấn đề và giả thuyết mà nhà văn nêu ra. Bên cạnh đó cần thể hiện thái độ, quan điểm của mình về vấn đề đó.
  12. Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp) 1. Câu hỏi 1: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề ( phương châm ) 2. Đáp án: quan hệ Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp) 1. Câu hỏi 2: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ ( phương châm ) 2. Đáp án: cách thức Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp) 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác ( phương châm ) 2. Đáp án: lịch sự Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp) 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: Tìm 3 thành ngữ có liên quan đến phương châm cách thức trong
  13. Tiếng Việt? 2. Đáp án: Tìm 3 thành ngữ có liên quan đến phương châm cách thức trong Tiếng Việt: HS tự tìm có thể tham khảo 3 thành ngữ sau: a, Nói dây cà ra day muống b, Nói trang giang đại hải c, Nói con cà con kê Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp) 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Vận dụng + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: “ Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào? 2. Đáp án: Câu tục ngữ trên khuyên ta cần cân nhắc khi nói để tránh làm mất lòng hoặc tổn thương người nghe. Câu đó liên quan đến phương châm lịch sự trong hội thoại. Tên chủ đề: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Câu hỏi 1: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Cây chuối là loại cây sống trong điều kiện nào? A. Ưa đất mặn B. Ưa nước C. Ưa núi đá D. Ưa đất cát 2. Đáp án: B Tên chủ đề: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
  14. 1. Câu hỏi 2: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Người viết đã tập trung vào thuyết minh điều gì của cây chuối? A. Sự sinh sôi B. Quả chuối C. Lá chuối D. Thân chuối 2. Đáp án: B Tên chủ đề: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: “ Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp nhữn cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng”. Câu văn trên đã sư dụng yếu tố miêu tả. Điều đó đúng hay sai? A.Đúng B. Sai 2. Đáp án: A Tên chủ đề: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Trong văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả không? Nếu có thì tác dụng của yếu tố miêu tả là gì? 2. Đáp án: Để thuyết minh cho cụ thể sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng
  15. Tên chủ đề: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Vận dụng + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau: - Thân cây chuối có hình dáng - Lá chuối tươi - Lá chuối khô - Nõn chuối - Bắp chuối - Quả chuối 2. Đáp án: - Thân cây chuối có hình tròn thẳng như cột đình, toả ra những tán lá xanh. - Lá chuối tươi xanh mướt to như những chiếc phản - Lá chuối khô màu vàng sậm dùng để gói bánh nếp, bánh gai - Quả chuối khi chín vỏ thường có chấm nâu hoặc đen như hình trên vỏ trứng chim cuốc gọi là chuối trứng cuốc. - Bắp chuối to trĩu xuống lộ ra màu đỏ - Nõn chuối trắng muốt, trông tinh khiết như một làn ánh sáng trắng TUẦN 3: Tên chủ đề: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1. Câu hỏi 1: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Văn bản “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” do tổ chức nào đưa ra? A. Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em B. Hội nghị phụ nữ thế giới C. Hội nghị nguyên thủ các nước G7 D. Hội nghị các nước ASEAN 2. Đáp án: A
  16. Tên chủ đề: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1. Câu hỏi 2: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Bản tuyên bố thể hiện thái độ của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em như thế nào? A. Quan tâm đến trẻ em. Mong có tương lai tốt đẹp cho trẻ em . Hiểu trách nhiệm và kêu gọi hành động vì trẻ em B. Kêu gọi quan tâm đến trẻ em trên toàn thế giới C. Trẻ em là tương lai của đất nước D. Không được ngược đãi trẻ em 2. Đáp án: A Tên chủ đề: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Vì sao phải đặt vấn đề quyền được sống còn, được bảo vệ và phát triển của trẻ? A. Vì trẻ em hôm nay sẽ là thế giới ngày mai B. Vì trẻ em trong trắng dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc C. Vì trẻ em ham hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng D. Vì tre em cần được chơi, cần được học tập và lao động 2. Đáp án: A Tên chủ đề: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi:
  17. Văn bản này được bố cục thành mấy phần? Nội dung của từng phần? 2. Đáp án: Ngoài hai ý mở đầu, bài viết được chia thành 3 phần rất rõ ràng: - Phần 1 ( sự thách thức): Thực trạng cuộc sống khốn khổ của rất nhiều trẻ em trên thế giới- những thách thức đặt ra với các nhà lãnh đạo chính trị - Phần 2 ( cơ hội ): Những điều kiện thuận lợi đối với việc bảo vệ và phát triển cuộc sống, đảm bảo tương lai cho trẻ em - Phần 3 ( nhiệm vụ): Những nhiệm vụ cụ thể cấp thiết cần thực hiện nhằm bảo vệ và cải thiện đời sống vì tương lai của trẻ em Tên chủ đề: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: Qua phần “ Cơ hội” em thấy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì? 2. Đáp án: Việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi: - Sự liên kết giữa các nước có thể tạo ra đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ và chăm lo cho trẻ em - Công ươcs về quyền của trẻ em ra đời đã tạo ra một cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em được thực sự tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới - Những cải thiện gần đây của bầu không khí chính trị quốc tế cũng tạo điều kiẹn dễ dàng cho việc thực hiện nhiệm vụ đó Tên chủ đề: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1. Câu hỏi 6: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: Ở phần “ Nhiệm vụ” bản tuyên bố đã nêu lên nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung này? 2. Đáp án: Ở trong phần “ Nhiệm vụ” bản tuyên bố đã nêu ra 8 nhiệm vụ hết
  18. sức cơ bản và cấp thiết. Chăm lo đến mọi mặt của đời sống trẻ em, từ những vấn đề trực tiếp như y tế, sức khoẻ học hành cho đến những vấn đề có tầm vóc vĩ mô như sự tăng trưởng kinh tế, kế hoạch hoá gia đình Sâu xa hơn nữa là cách thức giáo dục trẻ tự nhận thức được những giá trị của bản thân, từ đó có thể xây dựng cuộc sống đảm bảo tương lai cho mình. Tên chủ đề: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1. Câu hỏi 7: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Thực thế cuộc sống của trẻ em trên thế giới được phản ánh như thế nào trong phần “ Sự thách thức”? 2. Đáp án: Thực thế cuộc sống của trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ làm kìm hãm sự tăng trưởng. Các em phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bạo lực, chiến tranh, phân biệt chủng tộc Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu những thảm hoạ của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường bị xuống cấp. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật. Tên chủ đề: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1. Câu hỏi 8: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Ở phần sự thách thức, bản tuyên bố đã nêu lên cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao? 2. Đáp án: Trẻ em bị bóc lột, đầy doạ một cách tàn nhẫn, cuộc sống rất khốn khổ đặc biệt là ở các nước nghèo ( Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu những thảm hoạ của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường bị xuống cấp. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh
  19. tật.) Tên chủ đề: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1. Câu hỏi 9: + Mức độ: Vận dụng tháp + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: Phân tích tính hợp lý chặt chẽ của bố cục văn bản? 2. Đáp án: Tác giả bắt đầu từ những vấn đề thực tiễn, ai cũng nhận thấy: Đó là những khổ cực thiệt thòi mà trẻ em trên toàn thế giới đang gặp phải. Phần thứ 2 tác giả đã nêu ra những cơ hội những điều kiện thực tế để các nhà lãnh đạo có thể vận dụng trong các hoạt động nhằm cải thiện cuộc sống của trẻ em . phần cuối là hàng lạot các nhiệm vụ cấp thiết. Đây là cách trình bày theo quá trình từ thực tiễn đến tư duy, từ dễ đến khó từ quan điểm cá nhân đến quan điểm cộng đồng Tên chủ đề: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1. Câu hỏi 10: + Mức độ: Vận dụng cao + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này? 2. Đáp án: Nêu những nhận thức của bản thân: - Về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp) 1. Câu hỏi 1: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Cho đoạn đối thoại sau:
  20. Văn: Cậu có biết Nguyễn Đình Chiểu sinh năm nào không? Toán: Vào khoảng đầu thế kỉ XIX Câu trả lời của Toán vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. phương châm vể chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm lịch sự 2. Đáp án: A Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp) 1. Câu hỏi 2: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Cho đoạn đối thoại sau: Văn: Cậu có biết Nguyễn Đình Chiểu sinh năm nào không? Toán: Vào khoảng đầu thế kỉ XIX Toán trả lời như thế là nhằm tuân thủ phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. phương châm vể chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức 2. Đáp án: B Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp) 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Cho đoạn đối thoại sau: Văn: Cậu có biết Nguyễn Đình Chiểu sinh năm nào không? Toán: Vào khoảng đầu thế kỉ XIX Để không vi phạm phương châm hội thoại Toán phải trả lời Văn như thế nào? A. Chắc là không phải năm 1900 B. Có lẽ là đầu thế kỉ XIX C. Năm 1822 D. Vào năm 1821 hay 1822 gì đó
  21. 2. Đáp án: C Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp) 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: Trong giao tiếp có phải lúc nào cũng bắt buộc phải tuân thủ phương châm hội thoại hay không? Vì sao? 2. Đáp án: Trong giao tiếp, không phải nhất thiết lúc nào cũng phải tuân thủ tất cả các phương châm hội thoại. Bởi vì có thể ưu tiên cho một phương châm mà phải vi phạm một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó; hoặc cũng có thể vì lí do muốn nhấn mạnh, muốn lịch sự, tế nhị Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp) 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Vận dụng + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Cho 2 ví dụ về trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại và phân tích nguyên nhân? 2. Đáp án: Học sinh tự tìm VD có thể tham khảo 2 VD sau: * VD1: Người hàng xóm đến chơi mừng nhà mới của ông láng giềng. Nhìn lên mái nhà và nhìn quanh nhà, ông bảo: Nhà ta làm toàn bằng tre nứa laọi tốt, nó mà cháy thì nổ to như đạn pháo Người nói vi phạm phương châm lịch sự, như có ý rủa nhà mới này sẽ cháy. * VD2: A hỏi B: Nhà cô giáo dạt Văn ở chỗ nào? B đáp: Đâu như mạn bờ hồ Hoàn Kiếm B đã vi phạm phương châm về lượng ( câu trả lời không đúng yêu cầu của người hỏi)
  22. TUẦN 4: Tên chủ đề: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI 1. Câu hỏi 1: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Từ nào sau đây không phải là từ có thể dùng để xưng hô ngôi thứ nhất? A. Tôi B. Con C. Nó D. Em 2. Đáp án: C Tên chủ đề: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI 1. Câu hỏi 2 : + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Từ “ ta” trong Tiếng Việt vừa có thể chi ngôi thứ nhất số ít, vừa có thể chi ngôi thứ nhất số nhiều. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 2. Đáp án: A Tên chủ đề: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Người nói cần căn cứ vào đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 2. Đáp án: A Tên chủ đề: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: Khi xưng hô với người đối thoại, người nói cần căn cứ vào đâu
  23. để xưng hô cho thích hợp? 2. Đáp án: Khi xưng hô với người đối thoại, người nói cần căn cứ vào đối tượng và những đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. VD: Cần căn cứ vào tuổi tác vào địa vị xã hội, vào mối quan hệ thân mật hoặc xã giao Tên chủ đề: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Vận dụng + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Giải thích ý nghĩa của các từ “ ta” trong các câu thơ sau: a, Một mảnh tình riêng ta với ta ( Qua đèo ngang) b, Bác đến chơi đây ta với ta ( Bạn đến chơi nhà) c, Chúng ta giỡn với sớm vàng và đùa cùng trăng bạc ( Mây và sóng) 2. Đáp án: a, Ta chỉ số ít, một mình nhà thơ với nhà thơ b, Ta chỉ số nhiều, nhà thơ với bạn của mình c, Ta chỉ số nhiều vì ddi kèm với từ “ chúng”. Đây là những đám mây tự xưng. Tên chủ đề: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 1. Câu hỏi 1: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Nhân vật chính trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” là ai? A. Vũ Thị Thiết B. Linh Phi C. Trương Sinh D. Bé Đản 2. Đáp án: A Tên chủ đề: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 1. Câu hỏi 2: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: “ Chuyện người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ đâu?
  24. A. Thần thoại B. Truyền thuyết C. Cổ tích D. Ngụ ngôn 2. Đáp án: C Tên chủ đề: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Nét nổi bật trong tính cách của Trương Sinh là gì? A. Hiền lành B. Nóng nảy C. Đa nghi D. Hồ đồ 2. Đáp án: C Tên chủ đề: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Phẩm chất nào không phải của Vũ Nương? A. Thuỷ chung B. Hiếu thảo C. Đa tình D. Vị tha 2. Đáp án: C Tên chủ đề: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Nhận xét nào không đúng với toàn bộ tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” A. Viết bằng chữ Hán B. Nội dung khai thác dã sử, cổ tích, truyền thuyết. C. Nhân vật chính là những phụ nữ đức hạnh nhưng đau khổ D. Hầu hết nhân vật sự việc diễn ra ở nước ta
  25. 2. Đáp án: C Tên chủ đề: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 1. Câu hỏi 6: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ? 2. Đáp án: Nguyễn Dữ quê ỉư huyện Trương Tân, nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống ở thế kỉ XVI, thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng. Học rộng tài cao nhưng Nguyênx Dữ chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nuôi mẹ già và viết sách Tên chủ đề: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 1. Câu hỏi 7: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: Nguyên nhân cái chết oan khuất của Vũ Nương? 2. Đáp án: Nguyên nhân trực tiếp là do câu nói ngây thơ về cái bóng của bé Đản, tính ghen của Trương Sinh, chế độ phong kến trọng nam khinh nữ. Nhuyên nhân gián tiếp là cuộc chiến tranh phong kiến làm gia đình chia lìa. Tên chủ đề: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 1. Câu hỏi 8: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: Ý nghĩa của văn bản này là gì? 2. Đáp án: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tên chủ đề: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 1. Câu hỏi 9: + Mức độ: Vận dụng thấp + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: Nhận xét của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương? 2. Đáp án: - Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thuỷ chung với
  26. chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con - Bao dung vị tha,, nặng lòng với gia đình Tên chủ đề: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 1. Câu hỏi 10: + Mức độ: Vận dụng cao + Dự kiến thời gian trả lời: phút + Nội dung câu hỏi: Suy nghĩ của em về số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương 2. Đáp án: Có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng gặp nhiều bất hạnh Tên chủ đề: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 1. Câu hỏi 1 : + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 2. Đáp án: A Tên chủ đề: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 1. Câu hỏi 2: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Nhắc lại nguyên văn lưòi nói hay ý nghĩ là cách dẫn nào? A. Trực tiếp B. Gián tiếp 2. Đáp án: A Tên chủ đề: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp là cách dẫn trực tiếp. Điều đó đúng hay sai?
  27. A. Đúng B. Sai 2. Đáp án: B Tên chủ đề: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: “ Chợt đứa con nói rằng: - Cha Đản lại đến kia kìa” Đó là trường hợp dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dẫn lời nói hay ý nghĩ 2. Đáp án: Dẫn trực tiếp. Dẫn lời nói Tên chủ đề: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Vận dụng + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi: “ Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói - Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi”. Hãy chuyển lời nói trực tiếp của Trương Sinh thành lời dẫn gián tiếp 2. Đáp án: Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói rằng đó chính là vật mà vợ chàng đã mang đi. Tên chủ đề: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 1. Câu hỏi 1: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Từ “chân” trong câu thơ trên được dùng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 2. Đáp án: B
  28. Tên chủ đề: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 1. Câu hỏi 2 : + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Nó là một cây tiếu lâm của lớp Từ “ cây” trong câu trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển 2. Đáp án: B Tên chủ đề: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 1. Câu hỏi 3: + Mức độ: Nhận biết + Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút + Nội dung câu hỏi: Cơn sốt giá vàng vẫn chưa đến hồi hạ nhiệt Từ “ sốt” được dùng theo nghĩa chuyển. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 2. Đáp án: A Tên chủ đề: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 1. Câu hỏi 4: + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút + Nội dung câu hỏi: Một từ có thể có nhiều nghĩa hay không? Hãy cho VD về các nghĩa khác nhau của một từ? 2. Đáp án: Một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau. VD nghĩa khác nhau của từ ăn: - Đưa thức ăn vào cơ thể: ăn cơm - Hợp với nhau: ăn cánh, ăn ảnh - Làm tiêu hao mật đi: ăn mòn kim loại Tên chủ đề: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 1. Câu hỏi 5: + Mức độ: Vận dụng + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút + Nội dung câu hỏi:
  29. Xác định đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển của từ “ chân” trong các ví dụ sau: a, Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay b, Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời c, Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa d, Lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân 2. Đáp án: * Nghĩa gốc: a,c * Nghĩa chuyển: b,d TUẦN 5 Bài 5: Tiết 21: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ. Mã nhận diện: tự luận. Môn : ngữ văn – lớp 9- kì I. Chủ đề : tập làm văn Chuẩn kiến thức kĩ năng: cách thức tóm tắt văn bản tự sự. Mức độ tư duy: nhận biết ,thông hiểu ,vận dụng. CÂU HỎI. 1. Tóm tắt văn bản tự sự là gì? 2. khi tóm tắt văn bản tự sự cần chú ý điều gì? 3. So sánh cách diễn đạt của đoạn văn a và đoạn văn b,để rút ra yêu cầu về lời văn trong văn bản tóm tắt? a,Đầu tiên mụ đòi một cái máng lợn mới,rồi mụ lại đòi một cái nhà rộng và đẹp.Lần thứ ba mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân. Không dừng ở đó,mụ lại đòi làm nữ hoàng.Nhưng chỉ được vài tuần mụ lại đòi làm LongVương? b,lúc đầu nhu cầu của mụ còn hợp lí: máng lợn, ngôi nhà; nhưng long tham của mụ thật vô đáy: đòi làm nhất phẩm phu nhân,làm nữ hoàng,cuối cùng là làm Long Vương. (tóm tắt một số chi tiết trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng ). 4.Tìm các tình huống trong cuộc sống cần vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự? 5.Tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ? TRẢ LỜI: 1.Tóm tắt văn bản tự sự là: 2 phút. -là để ghi nhớ (nhất là tác phẩm dài và phức tạp) ,là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm đó. 2. những điều cần chú ý khi tóm tắt văn bản tự sự: 2 phút.
  30. - Đọc kĩ tác phẩm ,nắm vững chủ đề tác phẩm,nhân vật chính, các sự kiện,biến cố chính và cách sắp xếp của tác giả. 3.so sánh cách diễn đạt của 2 đoạn văn a và đoạn văn b sau đó rút ra yêu cầu về lời văn trong văn bản tóm tắt: (5 phút), - Cách 1: câu văn cần gọn nhưng lượng thông tin phải lớn,do đó cần nhập nhiều câu lại bằng cách mở rộng câu: thêm thành phần phụ, thêm nhiều thành phần đồng chức, từ ngữ có ý nghĩa khái quát. Ví dụ ở đoạn văn a có bốn câu được chuyển thành đoạn b có một câu ,với các từ ngữ khái quát: nhu cầu, hợp lí, long tham, vô đaý; và các thành phần đông chức: máng lợn, ngôi nhà, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng , Long Vương. - Cách 2: chuyển lời đối thoại trực tiếp thành lời kể gián tiếp. 4. Các tình huống trong cuộc sống cần vận dụng kĩ năng tóm tắt vb tự sự:5 phút -Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho cô giáo chủ nhiệm nghe về một hiện tượng vi phạm nội qui của lớp mình : sự việc gì, ai vi phạm, hâu quả. 5. Tóm tắt tác phẩm : Chuyện người con gái Nam Xương (10 phút) - Xưa có chàng TrươngSinh vừa mới cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan ,Trương Sinh trở về ,nghe lời con trai ,nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan,bèn gieo mình xuống sống Hoàng Giang tự vẫn.Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn,đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là người hay tới vói mẹ đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu được vợ mình bị oan.Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thủy cung. Khi Phan được trở về trần gian ,Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.Trương Sinh lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang.Vũ Nương trở về “ngồi trên chiếc kiêu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn .lúc hiện.”. BÀI 5: Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. 1.Mã nhận diện câu hỏi: -tự luận. 2.Môn học: ngữ văn - lớp 9 .học kì I. 3.Chủ đề: văn học Trung đại Việt Nam. 4.Chuẩn cần đánh giá: hs thấy được đây là tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ ,viết theo thể tùy bút .Nội dung phản ánh lối sống xa hoa,thói ăn chơi ngông cuồng của bọn vua chúa. 5.Mức độ tư duy: nhận biết ,thông hiểu,vận dụng. CÂU HỎI: 1.Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và bon quan lại được tác giả miêu tả như thế nào? 2.Thái độ của tác giả đối với chế độ phong kiến thời suy vong? 3.Nêu đặc điểm của thể tùy bút?
  31. 4. cảnh tượng trong phủ chúa Trịnh có người liên tưởng đến điềm gở trong phủ chúa đó là những điềm gì? 5.Đọc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ,em hiểu thêm về sự thật nào về đời sống vua chúa ,quan lại phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn? TRẢ LỜI: 1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và bọn quan lại: (5 phút) - chúa Trịnh kiêu ngạo,say mê Đặng thị Huệ,làm nhiều điều trái luân thường đạo lí -cho xây nhiều cung điện ,mỗi tháng ba ,bốn lần chúa ngự giá đi chơi ngắm cảnh. -những lần đi ăn chơi chúa huy động nhiều người ,bày ra nhiều trò lố lăng,tốn kém.chúa tìm cách thu lấy mọi thứ quý hiếm trong nhân gian. 2. Thái độ của tác giả đối với chế độ phong kiến thời suy vong(1 phút). phê phán ,báo trước sự diệt vong của chế độ. 3. Đặc điểm của thể tùy bút:(1 phút). tùy bút trong văn học cổ gần với văn bản tự sự ở sự ghi chép người thật việc thật chân thực giản dị. 4. Cảnh tượng trong phủ.chúa Trịnh có sự liên tưởng đến điềm gở:(2 phút) -Nơi đây không phải cuộc sống bình thường vì nó gợi sự chết chóc-một sự sống cận kề vói cái chết ,với ngày tận thế. 5. Đời sống của chúa Trịnh và bọn quan lại:(2 phút) Cách sống xa hoa và tham lam vô độ,chỉ lo ăn chơi ,không lo việc nước ,ăn chơi bằng quyền lực,thiếu văn hóa. TIẾT 23-24: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ. 1,Mã nhận diện câu hỏi: tự luận 2.Môn học: ngữ văn - lớp 9. học kì I. 3.Chủ đề: văn học Trung đại VN. 4.chuẩn cần đánh giá: người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh. 5. Mức độ tư duy : nhận biết, thông hiểu,vận dụng. CÂU HỎI. 1. Thể Chí có đặc điểm gì? Tại sao tác phẩm được gọi là Hoàng Lê nhất thống chí? 2. Nêu sự hiểu biết của em về Hoàng Lê nhất thống chí? 3. Nội dung của Hồi thứ 14 văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”? 4. phân tích hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ? 5.hình ảnh thất bại của quân Thanh và số phận bi đát của vua Lê Chiêu Thống được miêu tả như thế nào? 6.có ý kiến cho rằng hồi thứ 14 là hồi hào hùng nhất trong Hoàng Lê nhất thống chí.?
  32. 7.Có gì đặc biệt khi tác giả miêu tả hai cuộc tháo chạy ( một là của quân tướng nhà Thanh và một là của vua tôi Lê Chiêu Thống )? 8.Hồi thứ mười bốn của tác phẩm phản ánh giai đoạn lịch sử nào của chế độ phong kiến Việt Nam? 9.lối văn trần thuật của Hồi thứ 14 cho thấy phương thức biểu đạt nào của văn bản? Ngôi kể? 10.cách rời bỏ ngai vàng của vua Lê Chiêu Thống có gì đặc biệt?là bi hay hài kịch? TRẢ LỜI. 1. Đặc điểm của thể chí (2 phút): - là thể văn vừa có tính văn học vừa có tính lịch sử. - đây là cuốn sách ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê viết theo thể chí. 2.Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí : (2 phút) - viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi ,cuốn tiểu thuyết gồm 17 hồi.Đây là hồi thứ 14 viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh. 3.Nội dung của Hồi thứ 14: (2 phút) - chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung ,sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của lũ vua quan phản nước ,hại dân. 4.hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ:(3phut) - mạnh mẽ ,quyết đoán. - sáng suốt nhạy bén trước thời cuộc. - tinh thần quyết chiến thắng,có khả năng nhìn xa trông rộng. -tài dùng binh như thần. -oai phong lẫm liêt, là linh hồn của chiến công vĩ đại đập tan 20 vạn quân Thanh. 5. Hình ảnh thất bại của quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống: (5 phút) -Thoạt đầu quân Thanh tự mãn kiêu căng, nhưng khi bị đánh ,tướng thì tự thắt cổ chết ,sợ mất mật,ngựa không kịp đóng yên,người không kịp mặc áo giáp.quân thì ai nấy đều rụng rời sợ hãi,bỏ chạy tán loạn,giày xéo lên nhau mà chết - Vua Lê Chiêu Thống sợ sẽ bị bắt nên mấy ngày không ăn,chỉ lo thoát thân.cuối cùng biết là thoát vua tôi nhìn nhau than thở ,oán giận chảy nước mắt. 6. Hồi thứ 14 là hồi hào hùng nhất: (4 phút) -chiến thắng quân Thanh là 1 chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta. -với quan điểm lịch sử đúng đắn và tinh thần dân tộc sâu sắc ,tác giả đã tái hiện chân thức chiến công vĩ đại của quân Tây Sơn và hình ảnh người anh hùng dân tộc NG. Huệ. 7. Nét đặc biệt trong 2 cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và của vua tôi Lê Chiêu Thống: ( 10 phút)
  33. - Đoạn văn miêu tả về cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và của vua tôi Lê Chiêu Thống với nhịp điệu nhanh ,mạnh,hối hả ( ngựa không kịp đóng yên, .xô đẩy nhau ) .Giọng văn chứa đựng sự vui sướng ,hả hê của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước. - Đoạn nói về vua tôi Lê Chiêu Thống nhịp điệu chậm hơn,tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào,nước mắt tủi hổ của vua Lê Chiêu Thống .Âm hưởng có phần ngậm ngùi ,xót xa. 8.Giai đoạn lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam được phản ánh trong hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí: ( 5 phút). - Hồi 14 phản ánh một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ 18 .Lê Chiêu Thống lo sợ cho cái ngai vàng mọt ruỗng của mình đã cầu viện nhà Thanh.Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh lập nên triều đại Tây Sơn. 9. Phương thức biểu đạt- ngôi kể: 1 phút - Phương thức biểu đạt: tự sự - ngôi kể: số 3. 10.Cách rời bỏ ngai vàng của vua Lê Chiêu Thống đặc biệt:(5 phút) - gấp rút chạy,cướp thuyền đánh cá để chạy. - cùng chạy với quân Thanh đang tháo chạy về nước. -luôn mấy ngày không ăn ai nấy đều mệt lử. -> đó là hài kịch vì: nó trái với điều kiện bình thường: vua không còn là vua mà trở thành kẻ cướp đường . TUẦN 6 TIẾT 25: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG. 1. Mã nhận diện câu hỏi: tự luận 2. Môn học: Ngữ văn . lớp 9 . Học kì I. 3. Chủ đề: từ vựng tiếng Việt 4. chuẩn cần đánh giá: tạo từ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 5. Mức độ tư duy: nhận biết, thông hiểu,vận dụng. CÂU HỎI. 1.Từ mới được tạo như thế nào?, 2.tìm 5 từ mới được cấu tạo trong đời sống kinh tế,xã hội hiện nay? 3.tìm các từ ngữ được cấu tạo theo mô hình : x+ hóa.? 4.tìm các từ ngữ có nguồn gốc từ ngôn ngữ châu Âu hiện nay đang dùng phổ biến trong đời sống xã hội? 5.hiện nay trong tầng lớp thanh thiếu niên có nhiều cách dùng từ mới.ví dụ như để nói ai đó có tính keo kiệt ki bo thì dùng từ su zuki.Theo em ở đây có phải là cách phát triển từ vựng không?
  34. TRẢ LỜI. 1. Từ mới được tạo: ( 2 phút) : dựa vào đơn vị cấu tạo từ vốn có và vận dụng các phương thức cấu tạo từ như từ láy,từ ghép để tạo các từ mới. 2. . 5 từ mới được cấu tạo trong đời sống kinh tế :( 2 phút) -du lịch sinh thái,cổ đông,cổ phiếu, giao dịch chứng khoán, công ti trách nhiệm hữu hạn, điện thoại di động, truyền hình cáp 3.từ cấu tạo theo mô hình x+ hóa: (3 phút) -Quốc hữu hoá, hiện đại hóa ,tự động hóa, điện khí hoá, cổ phần hoa, xã hội hóa, 4. từ có nguồn gốc từ châu Âu ; ( 2 phút) - Ma-két-tinh, công-ten-nơ, com-pu-tơ, phô-tô-cop-pi, in(la-de) 5.dùng từ keo kiệt ki bo bằng từ :suzuki: ( 4 phút ) -Đây là hiện tượng chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm giữa 1 từ tiếng Việt với 1 bộ phận ( âm tiết-tiếng ) nước ngoài . đây không phải là sự phát triển từ vựng mà là cách nói nhất thời,mang dấu ấn của 1 nhóm xã hội . ___ - BÀI 6 .Tiết 27: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU. 1.Mã nhận diện câu hỏi: tự luận. 2.Môn học: ngữ văn - lớp 9- kì I. 3.Chủ đề: văn học trung đại Việt Nam. 4.Chuẩn cần đánh giá : thân thế sự nghiệp văn chương của Ng . Du. 5. Mức độ tư duy: nhận biết, thông hiểu ,vận dụng. CÂU HỎI. 1.Nguyên nhân cơ bản góp phần hình thành tài năng nghệ thuật Ng.Du? 2. tác phẩm Truyện Kiều của NG.DU gồm có mấy phần? nội dung các phần? 3. Truyện Kiều thuộc thể loại gì? 4. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều? 5.giải thích nhận định: ‘ thơ Ng. Du sinh sôi nảy nở,mãi mãi trong đời’ – Xuân Diệu. TRẢ LỜI: 1.Nguyên nhân cơ bản góp phần hình thành tài năng nghệ thuật Ng.Du:(5 phút) - Sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương nghệ thuật.
  35. - là người có tài năng thiên bẩm,có vốn văn hóa dồi dào,là người am hiểu sâu sắc văn hóa dân tộc và văn hóa Trung Quốc. - sống trong thời đại nhiều bão táp, Ng. Du trải nhiều “gió bụi” và trong những năm tháng ấy ông đã tích lũy được vốn sống phong phú ,thấu hiểu nỗi đau đớn bất hạnh của nhân dân,chia sẻ với họ bằng tấm lòng nhân đạo bao dung của mình. 2. Truyện Kiều :(1 ph) Truyện Kiều gồm có 3 phần: - Phần 1: gặp gỡ và đính ước. - Phần 2: gia biến và lưu lạc. - Phần 3: đoàn tụ. 3. Thể loại của truyện Kiều:( 3 ph) - thuộc thể loại truyện Nôm,một thể loại tự sự được viết bằng hình thức thơ lục bát .Truyện Kiều là kết tinh tiêu biểu của hai dòng truyện Nôm: truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. 4. Gía trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều:(10 phút) Gía trị nội dung: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. - Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về 1 xã hội bất công tàn bạo,là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người ,tiếng nói lên án tố cáo những thế lực xấu xa ,tiếng nói khẳng định đề cao tài năng,nhân phẩm và những khát vọng chân chính về quyền sống,tự do, công lí,tình yêu và hạnh phúc . Gía trị nghệ thuật: truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ ,thể loại. . - về ngôn ngữ: tiếng Việt văn học trở nên giàu và đẹp với khả năng miêu tả và biểu cảm vô cùng phong phú. - Về thể loại: thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện nhuần nhuyễn ,nghệ thuật kể chuyện, miêu tả thiên nhiên tả cảnh ngụ tình 5.Nhận định của Xuân Diệu về sức sống của thơ NG. DU:(4 phút) - Nói lên những vấn đề sâu sắc của cuộc sống ,ngợi ca vẻ đẹp của con người ,lên án bất công tàn bạo,là tiếng nói tri ân với nhiều thế hệ. -quyến rũ người đọc bởi trình độ nghệ thuật bậc thầy. -không những người Việt Nam yêu mến mà còn được nhân loại ngưỡng mộ. Bài 6 –Tiết 28: CHỊ EM THÚY KIỀU 1 Mã nhận diện: tự luận. 2.Môn học: Ngữ văn lớp 9- kì I. 3.chủ đề: văn học trung đại. 4.Chuẩn kiến thức kĩ năng: ngoại hình, tài năng ,tính cách và số phận của chị em Thúy Kiều 5.Mức độ tư duy: nhận biết, thông hiểu ,vận dụng. CÂU HỎI:
  36. 1.Nếu được chuyển 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều thành văn thì em sẽ viết như thế nào? 2. em thấy những phương thức biểu đạt nào xuất hiện ở 4 câu thơ trên? 3.Điểm khác nhau của NG. DU khi miêu tả Thúy Vân và Thúy Kiều là gì 4. cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích ? 5.khi giới thiệu Thúy Kiều NG. DU có tuân theo công thức : công .dung.ngôn.hạnh của lễ giáo phong kiến không?ý nghĩa nghệ thuật của đặc điểm này? TRẢ LỜI. 1. Chuyển 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều thành văn:(5 phút) -Thúy Kiều và Thúy Vân là 2 cô gái đẹp ,hai người con đầu của một gia đình.Thúy Kiều là chị,Thúy Vân là em.Cả hai chị em đều có vẻ đẹp duyên dáng thanh cao ,trong trắng ,trong trắng.Mỗi người trong họ có nét đẹp riêng nhưng đều toàn vẹn,không chê vào điểm nào. 2.Những phương thức biểu đạt ở 4 câu thơ trên: ( 2 phút) - hai dòng đầu : tự sự. - dòng thứ 3: miêu tả. - dòng thứ 4: biểu cảm. 3.Điểm khác nhau của NG. DU khi miêu tả Thúy Vân và Thúy Kiều : ( 10 phút) - miêu tả Thúy Vân, Ng.DU nhấn mạnh vào vẻ đẹp “trang trọng” .Với Thúy Kiều ,NG.DU nhấn mạnh vào thuộc tính “sắc sảo mặn mà” ; -Thúy Vân: tập trung miêu tả ngoại hình: gương mặt ,nét ngài,giọng nói,làn da.mái tóc. Là vẻ đẹp phúc hậu,quý phái –báo hiệu 1cuộc đời suôn sẻ,may mắn,yên ả. - Thúy Kiều: ngoại hình chỉ được tập trung vào đôi mắt.đây là nghệ thuật điểm nhãn nhằm làm nổi bật cái thần trong vẻ đẹp của Thúy Kiều: thanh thoát,trong sáng,giàu cảm xúc. Vẻ đẹp của Kiều rực rỡ ,khác thường,sự vượt trội ấy khiến tạo hóa cũng phải hờn giận,đố kị- báo hiệu cuộc đời cớ nhiều éo le ,trắc trở. 4. Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích: ( 2 phút) -trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của con người ,đặc biệt là người phụ nữ trong vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn . 5. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong truyện Kiều có tuân theo công thức của lễ giáo phong kiến –ý nghĩa: (10 phút) - vẻ đẹp của Thúy Vân có phần gần gũi với chuẩn mực: công,dung, ngôn .hạnh.Còn đối với Thúy Kiều ,ông không miêu tả vẻ đẹp của nàng theo chuẩn mực này mả có sự cách phá .NG.DU đã tô đậm vẻ đẹp của tài : thi-họa-cầm ,những tài năng dành cho người quân tử .Ca ngợi tài năng bên cạnh sắc đẹp của Kiều –một người con gái – điều đó cho thấy ,thông qua tác phẩm –NG.DU đã lên tiếng đòi quyền bình đẳng ,tự do cho người phụ nữ.
  37. Bài 6 Tiết 29: CẢNH NGÀY XUÂN 1.Mã nhận diện : tự luận. 2.Môn học: Ngữ văn – lớp 9- kì I. 3.chủ đề: văn học trung đại. 4.chuẩn kiến thức kĩ năng: cảnh đẹp ngày xuân và vẻ đẹp của con người ,lễ hội thanh minh. 5.Mức độ tư duy: nhận biết, thông hiểu,vận dụng. CÂU HỎI: 1.Đoạn thơ được kết cấu theo trình tự như thế nào? 2.Các từ láy trong 6 câu thơ kết có đặc điểm gì chung? 3.NG.DU đã dùng những màu sắc nào để miêu tả vẻ đẹp của cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh.em có nhận xét gì về mối quan hệ của các màu sắc ấy? 4.Nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người trong đoạn trích? 5.từ bức tranh Cảnh ngày xuân trong thơ NG.DU em cảm nhận được vẻ đẹp nào trng cuộc sống đang diễn ra ?em hình dung như thế nào về người trẻ tuổi như chị em Thúy Kiều? TRẢ LỜI: 1.Trình tự kết cấu của đoạn thơ:(5 phút) - đoạn thơ được kết cấu theo trình tự chuyến du xuân.ở mỗi thời điểm ,tác giả có một bút pháp riêng : tả và gợi,tả cận cảnh,tả cảnh kết hợp với tâm trạng của nhân vật.Đặc biệt là nghệ thuật sử dụng từ láy giàu tính chất tạo hình và tính các thể cao trong đoạn thơ. 2.Đặc điểm chung của các từ láy trong đoạn trích: (10phut) - Mang nét nghĩa giảm nhẹ: giảm nhẹ trong động tác ,chuyển động: tà tà ,thơ thẩn,nao nao.sự sắc nét trong bức tranh phong cảnh cùng được giảm nhẹ ,trở nên mơ hồ,thấp thoáng hơn : thanh thanh,nho nhỏ.Nét nghĩa này tao sự tương phản với cảnh lễ hội nhộn nhịp,tấp nập trước đó với các từ láy: nô nức,dập dìu, ngổn ngang Sự tương phản này đã khắc họa tinh tế bước đi của thời gian : ngày đã đi vào nhịp ngưng nghỉ. - Mang nét nghĩa biểu cảm: những từ láy: tà tà,nao nao, thanh thanh không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên mà nhuốm màu tâm trạng của con người. Nó tương hợp với tâm trạng “thơ thẩn” của chị em Thúy Kiều lúc này. Tất cả đều lắng xuống chơi vơi,một tâm trạng mơ hồ nhưng có thực –đang xâm chiếm ,bao trùm lòng người . 3.Những sắc màu mà NG.Du miêu tả vẻ đẹp ngày xuân trong tiết thanh minh(10 phút). -trong đoạn trích NG.DU dùng 2 câu thơ để chỉ màu sắc: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
  38. Hai gam màu chủ đạo: màu trắng của hoa lê và màu xanh của cỏ. Cách tả màu sắc rất tinh tế.Từ “non” bổ nghĩa cho từ “cỏ” ở phía trước lại bổ nghĩa cho từ “xanh” ở phía sau-gợi nên màu xanh mềm mại ,non tơ.Ba chữ “tận chân trời” kiến cho màu sắc ở đây có hình khối,mở rông không gian.vì thế cảnh ở đây đầy sức sống. - trên nền xanh ấy NG.DU điểm xuyết sắc trắng của vài bông hoa trên cành lê.sắc trắng ấy ,gợi nên vẻ đẹp trong trẻo tinh khiết. 4.Mối quan hệ giữa cảnh và người trong đoạn trích Cảnh ngày xuân : (10 phút) Cảnh và người trong đoạn trích rất tương hợp .cảnh trong treo r,đầy sức sống tương hợp với không khí nô nức ,trẻ trung đầy màu sắc,náo nhiệt.của lễ hội thanh minh.cảnh làm nền cho người . Người là biểu hiện đẹp đẽ,gợi cảm nhất của cảnh ngày xuân . sự thay đổi của cảnh khiến hoạt động và tâm trạng người cũng thay đổi. Đặc biệt là 6 câu thơ cuối rất khó phân tách đâu là tả cảnh đâu là tả tâm trạng con người. 5.Cảm nhận vẻ đẹp trong cuộc sống từ bức tranh Cảnh ngày xuân: (5 phút) - thiên nhiên tươi đẹp,con người thân thiện ,hạnh phúc. - hình dung về những người trẻ tuổi như chị em Kiều: Tốt đẹp,khát khao hạnh phúc, đáng được hưởng hạnh phúc trong một cuộc sống tốt đẹp. Bài 6 Tiết 30: THUẬT NGỮ. 1Mã nhận diện: tự luận. 2. Môn học: ngữ văn – lớp 9 –kì I. 3. chủ đề: thuật ngữ tiếng Việt 4. chuẩn kiến thức kĩ năng: đặc điểm của thuật ngữ của thuật ngữ trong các ngành khoa học kĩ thuật,công nghệ . 5. Mức độ tư duy: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. CÂU HỎI: 1.Trong các trường hợp sau trường hợp nào được dùng với tư cách là thuật ngữ: nước dùng,nước cứng,nước chấm,nước da,nước mềm,nước máy? 2. Tìm hiểu nghĩa của thuật ngữ hoa,lá trong sinh học.cho biết từ hoa,lá trong đoạn thơ sau có được dùng như 1 thuật ngữ không? Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. (Từ ấy-Tố Hữu)
  39. 3.Cách nói “ Cậu nói như thế là không ổn,cần tuân thủ theo các phương châm hội thoại,nhất là phương châm lịch sự” ,trong giao tiếp hằng ngày có thích hợp không? Tai sao?cần phải sửa lại như thế nào? 4.Hãy đặt câu vơi từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường? 5.Thuật ngữ có những đặc điểm gì? TRẢ LỜI: 1.Các trường hợp sử dụng thuật ngữ:( 3 phút) - Nước cứng: nước có chứa nhiều i-on Ca2+, Mg 2+. - Nước mềm: nước không chứa hoặc chứa ít Ca 2+, Mg 2+. 2. Thuật ngữ: hoa,lá trong sinh học:( 10 phút) - Hoa: cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín ,thường có màu sắc và hương thơm.có bộ phận chủ yếu là nhị (bộ phận đực) và nhụy (bộ phận cái) còn đài và tràng làm thành bao che ở bên ngoài. - Lá: bộ phận của cây thường mọc ở cành hoặc ở thân thường có hình bản dẹp,màu lục,có vai trò chủ yếu trong việc tạo chất hữu cơ nuôi cây. *trường hợp trong thơ Tố Hữu: từ hoa,lá không được dùng là một thuật ngữ ,mà đây là cách nói, so sánh sinh động khi Tố Hữu gặp lí tưởng cách mạng. 3.thuật ngữ chỉ dùng trong văn bản khoa học,không dùng trong đời thường (2 ph) - có thể sửa lại: cậu nói như thế là không ổn,cần lịch sự hơn. 4.đặt câu với từ : hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường:(4 phút) - Ba em nuôi cá ba sa bằng thức ăn hỗn hợp. - Mĩ sử dụng một đội quân hỗn hợp nhưng không thể khuât phục được ý chí kiên cường của dân tộc ta. 5. Đặc điểm của thuật ngữ: ( 10 phút) - tính chính xác: một ngành khoa học chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm khoa học chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ. - tính quốc tế: nhiều thuật ngữ trên thế giới có hình thức âm thanh và nội dung biểu thị tương đối giống nhau. - tính hệ thống: các thuật ngữ trong một ngành khoa học có cấu tạo và hiểu theo quan hệ hệ thống giữa các khái niệm trong ngành khoa học đó. - tính dân tộc: trong quá trình phổ biến các thuật ngữ,các nhà khoa học cố gắng làm cho vỏ âm thanh của thuật ngữ thích ứng với đặc điểm ngôn ngữ dân tộc.ví dụ: giáp xác –vỏ cứng,hải lưu-dòng biển. TUẦN 8: Tiết 36: Trau dồi vốn từ. Câu Mức độ Thời gian Câu hỏi Đáp án
  40. 1 Nhận biết 5 phút Muốn sử dụng tốt tiếng Cần rèn luyện để nắm việt cần phải làm gì? đầy đủ, chính xác nghĩa của từ, cách dùng từ, tìm thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ. 2 Thông hiểu 5 phút Chữa lỗi dùng từ trong a. Thay từ lẳng lặng = các câu sau? im lặng a.Cả lớp lẳng lặng nghe b. Thay từ thăm quan = cô giáo giảng bài. tham quan. b.Chúng tôi được đi thăm quan viện bảo tàng. c. Thay từ kỉ vật = kỉ c.Em luôn nhớ về những niệm kỉ vật của tuổi thơ. d.Anh ấy được truyền d.Thay từ truyền đạt= đề đạt lên làm giám đốc. bạt. 3 Thông hiểu 10 phút Muốn phát huy tốt khả Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, Mỗi năng của tiếng Việt, mỗi chúng ta phải làm gì? chúng ta phải không Tại sao? ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận dụng một cách nhuần nhuyễn tiếng Việt trong nói và viết, vì đó là cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có hiệu quả nhất, nó thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua lời ăn tiếng nói của mỗi người. 4 Thông hiểu 5 phút Tiếng Việt có khả năng Tiếng Việt có khả năng đáp ứng các nhu cầu của đáp ứng nhu cầu giao giao tiếp của chúng ta tiếp của chúng ta vì tiếng không ? Tại sao? Việt rất giàu, đẹp và luôn phát triển . 5 Vận dụng 15 phút Viết một đoạn văn ngắn HS viết được đoạn văn có sử dụng từ ngữ mới ngắn đúng với yêu cầu học được? của đề bài.
  41. Tiết 37,38: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Câu Mức độ Thời Câu hỏi Đáp án gian: 1 Nhận biết 1 phút Truyện lục Vân Tiên của Thế kỷ XIX. Nguyễn Đình Chiểu đựơc viết vào thế kỷ nào? 2 Nhận biết 5 phút Nêu nội dung chính của Đoạn trích Lục Vân truyện Lục Vân Tiên? Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả, đồng thời khắc hoạ phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga 3 Thông hiểu 5 phút Nhận xét về ngôn ngữ của Lời thơ mộc lạc, bình đoạn trích? dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói thường ngày, mang đậm sắc thái địa phương Nam Bộ. 4 Nhận biết Truyện Lục Tiên cứu Kiều Truyện thơ Nôm viết Nguyệt Nga viết theo thể theo thể thơ lục bát, loại nào? một thể thơ dân tộc. 5 Vận dụng 15 phút Cảm nhận của em khi học Hs bày tỏ được cảm xong đoạn trích? nhận của bản thân về đoạn trích. 6 Vận dụng 10 phút Cảm nhận của em về nhân Chính trực, hào hiệp; vật Lục Vân Tiên qua đoạn trọng nghĩa kinh tài; từ trích “ Lục Vân Tiên cứu tốn nhân hậu Kiều Nguyệt Nga”? 7 Nhận biết 5 phút Hình ảnh Lục Vân Tiên Hình ảnh tả đột hữu đánh cướp gợi cho em nhớ xông giữa vòng vây đến hình ảnh nhân vật nào của lũ cướp gợi nhớ trong truyện cổ Trung Hoa, đến hình ảnh Triệu tử trong truyện dân gian? Long, anh hùng thời Tam Quốc, anh hùng trong các truyện cổ tích như Thạch Sanh, các truyện cổ Trung Quốc như Võ Tòng, Lỗ Trí
  42. Thâm trong Thủy hử. 8 Nhận biết 5 phút Qua những lời giãi bài của Đó là một tieur thư Kiều Nguyệt Nga trong khuê các, e lệ, có học đoạn trích“ Lục Vân Tiên thức, cách nói năng nhẹ cứu Kiều Nguyệt Nga”, em nhành, mực thước. thấy cô gái có phẩm chất Tóm lại đó là một cô gì? gái đáng thương, đáng quý và đáng trọng. 9 Nhận biết 5 phút Hai nhân vật Lục Vân Tiên Hai nhân vật chủ yếu và Kiều Nguyệt Nga qua được miêu tả qua hành đoạn trích chủ yếu được động va ngôn ngữ. miêu tả qua đâu? Hành động thì mạnh mẽ, dũng cảm, lời nói thì cương trực, thẳng thắn. 10 Thông hiểu 5 phút Chủ đề của đoạn trích? Thể hiện ước mơ cứu khốn phò nguy của Nguễn Đình Chiểu. Đời nhiều bất công ngang trái, Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm ước mơ của mình nơi những con người nghĩa hiệp, có tấm lòng và có tài năng để bênh vực cho những nạn nhân yếu đuối, bất lực. Tiết 39: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Câu Mức độ Thời Câu hỏi Đáp án gian: 1 Nhận biết 5 phút Thế nào là miêu tả nội tâm Miêu tả nội tâm trong trong văn bản tự sự? văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ cảm xúc và diễn biến tam trạng của nhân vật 2 Nhận biết : 5 phút Người ta có thể miêu tả nội Người ta có thể miêu tả tâm bằng những cách nào? nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ cảm xúc, tình cảm
  43. của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật nét mặt , cử chỉ, trang phục của nhân vật. 3 Nhận biết: 10 phút Tìm một số đoạn văn miêu - Đáp án: Hs tìm đúng tả nội tâm trong văn bản tự một số đoạn văn miêu sự? tả nội tâm trong văn bản tự sự. 4 Thông hiểu 5 phút Nhận xét cách miêu tả nội Tả nét mặt, biểu hiện tâm nhân vật của tác giả: trên khuôn mặt -> Gián “ Mặt lão đột nhiên co tiếp bộc lộ nội tâm, rúm lại. Những nếp nhăn cảm xúc nhân vật. xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít” 5 Vận dụng 15 phút Viết một đoạn văn ghi lại HS viết đúng đoạn văn tâm trạng của em sau khi theo yêu cầu. VD: Tối để xảy ra một chuyện có lỗi ngủ trằn trọc, bao với bạn? nhiêu câu hỏi đặt ra trong đầu: - Mình đối sử với bạn như thế có đúng không? - Mình phải làm gì để chuộc lỗi với bạn? Tiết 40: Chương trình địa phương phần văn: Đêm về trên Pác Bó Câu Mức độ Thời Câu hỏi Đáp án gian: 1 Nhận biết 1 phút Bài thơ “ Đêm về trên Pác Lê Trí Thanh Bó của tác giả nào? 2 Nhận biết 2 phút Hoàn cảnh ra đời của bài Sáng tác vào năm 1996 thơ? tại xã Trí Viễn – Trùng Khánh - Cao Bằng trong một chuyến đi công tác tại Pác Bó –
  44. Cao Bằng. 3 Nhận biết 2 phút Chủ đề của bài thơ? Bài thơ ca ngợi tầm vóc lớn lao, vĩ đại tỏa ánh hào quang cỉa Bác và tình cảm biết ơn của tác giả với Bác Hồ kính yêu. 4 Thông hiểu 3 phút Tại sao không viết “ Công Ca ngợi công lao to đức Bác lồng lộng như biển lớn. tình yêu bao la sâu rộng mênh mông” mà lại nặng của bác Hồ với viết” Như biển rộng mênh Pác Bó. mông công đức bác lồng lộng”? 5 Vận dụng 15 phút Cảm nhận của em về tình HS nêu cảm nhận của cảm của người dân Pác Bó bản thân về về tình đối với Bác? cảm của người dân Pác Bó đối với Bác: Biết ơn, kính trọng, tự hào, ngưỡng mộ, vừa thấy gần gũi thân quen với Bác Hồ TUẦN 9 Tiết 41: Tổng kết về từ vựng( Từ đơn, từ phức từ nhiều nghĩa) Câu Mức độ Thời Câu hỏi Đáp án gian: 1 Nhận biết 3 Thế nào là từ đơn? Là từ có một tiếng phút 2 Nhận biết 3 phút Thế nào là thành ngữ Là một ngữ cố định biểu thị một ý nghĩa. 3 Thông 5 phút Phân biệt sự khác nhau giữa - Từ đồng âm là những hiểu hiện tượng nhiều nghĩa và hiện từ phát âm giống nhau tượng đồng âm. nhưng nghĩa khác nhau - Từ nhiều nghĩa: Là từ có cấu tạo giống nhau , có nhiền nghĩa, có nghĩa rộng, nghĩa hẹp 4 Nhận biết 5 phút Tìm các cặp trường từ vựng Các cặp trường từ trong đoạn văn sau: vựng: Áo đỏ em đi giữa phố đông. - chỉ màu sắc: đỏ, Cây xanh rồi cũng ánh theo xanh, hồng,
  45. hồng. - chỉ tính chất: lửa Em đi lửa cháy trong bao mắt cháy, tro Anh đứng thành tro em biết không? 5 Vận dụng 15 Viết một đoạn văn đề tài tự HS viết đoạn văn đúng phút chọn có sử dụng thành ngữ? yêu cầu của đề bài có sử dụng thành ngữ. Tiết 42: Tổng kết về từ vựng( Từ đồng âm trường từ vựng) Câu Mức độ Thời gian: Câu hỏi Đáp án 1 Nhận biết 1 phút Thế nào là từ đồng âm ? Là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. 2 Nhận biết 3 phút Tìm 5 cặp từ trái nghĩa? Tốt –xấu, giàu – nghèo, cao –thấp, béo –gầy, rộng – hẹp. 3 Thông 5 phút Phân biệt từ nhiều nghĩa - Phân biệt từ nhiều hiểu với từ đồng âm nghĩa với từ đồng âm. + Từ nhiều nghĩa: 1 hình thức ngữ âm nhưng có nhiều nghĩa. VD; chân bước, chân mây, chân kiềng. + Từ đồng âm: Giống nhau về âm, khác nhau về nghĩa. VD: Lồng chăn, ngựa lồng, lồng gà, đèn lồng 4 Nhận biết 1 phút Thế nào là trường từ vựng Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa 5 Vận dụng 15 phút Viết một đoạn văn có sử Hs viết đoạn văn đúng dụng từ trái nghĩa theo yêu cầu của đề bài có sử dụng cặp từ trái nghĩa. Tiết 43: Trả bài tập làm văn số 2 Tiết 44: Kiển tra truyện trung đại
  46. Tiết 45: Đồng chí( Chính Hữu) Câu Mức độ Thời gian: Câu hỏi Đáp án 1 Nhận biết 1 phút Tác giả của bài thơ: Chính Hữu Đồng chí” ? 2 Nhận biết 1 phút Hoàn cảnh ra đời của Bài thơ đươc sáng tác vào bài thơ đầu năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội tham gi chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc đánh bại cuộc chiến tranh quy mô lớn của giặc Pháp tại chiến khu. 3 Nhận biết: 2 phút Nêu chủ đề của bài : - Bµi th¬ ca ngîi søc m¹nh thơ? kú diÖu cña t×nh ®ång chÝ. 4 Thông 5 phút Em hiểu gì về nhan Đồng chí: là cùng chung một hiểu đề của bài thơ? chí hướng, một lí tưởng, Ngoài ra đây còn là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng. Vì thế đồng chí là mức độ cao nhất, sâu sắc nhất, là bản chất cách mạng của tình đồng đội 5 Vận dụng 15 phút Cảm nhận về hình Hs trình bày cảm nhận củ bản ảnh người lính trong thân về hình ảnh người lính kháng chiến chống trong kháng chiến chống Pháp? pháp: Đều là những người lính cách mạng có tinh thần lạc quan, yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước. TUẦN 10 Tiết 46: Đồng chí( Chính Hữu)- Tiếp theo Câu Mức độ Thời gian: Câu hỏi Đáp án 1 Nhận biết 2 phút Nêu xuất xứ của Bài thơ được in trong tập thơ bài thơ? đầu súng trăng treo. 2 Nhận biết 1 phút Nêu ý nghĩa cuẩ BT ngợi ca tình cảm đồng chí bài thơ? cao đẹp giữa những người chiến sĩ cách mạng trong cuộc
  47. kháng chiến chống Pháp gian khổ 3 Thông hiểu 5 phút Em cảm nhận gì về HS nêu cảm nhận của bản tình đồng chí, đồng thân về tình đồng chí, đồng đội trong chiến đội trong chiến tranh. trang 4 Nhận biết 5 phút Giá trị nghệ thuật Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ cuẩ bài thơ? giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. 5 Vận dụng 15 Viết một đoạn văn Hs viết đoạn văn theo đúng ngắn trình bày cảm yêu cầu cuẩ đề bài. nhận của bản thân về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Tiết 47,48: Bài thơ về tiểu đội xe không kính( Phạm Tiến Duật) Câu Mức độ Thời gian: Câu hỏi Đáp án 1 Nhận biết 1 phút Tác giả của Phạm Tiến Duật bài thơ? 2 Nhận biết 1 phút Bài thơ được Bài thơ in trong vầng trăng quầng in trong tập lửa thơ nào? 3 Thông hiểu 10 phút Ý nghĩa của Hiện thực khốc liệt cả chiến tranh; những chiếc Qua hinh ảnh độc đáo những chiếc xe không xe không kính, bài thơ khắc ọa vẻ kính? đẹp của người lnhs lái xe Trường Sơn trong thời chống Mĩ 4 Thông hiểu 3 phút Nêu chủ đề Bài thơ ghi lại những nét ngang của bài thơ? tàng, dũng cảm, lạc quan của người chiến sĩ lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại đánh Mĩ. 5 Thông hiểu 5 phút Nhận xét về Ngôn ngữ tự nhiên,sinh động, đúng ngôn ngữ bài với ngôn ngữ người lái xe ở chiến
  48. thơ trường.Các câu thơ được cấu trúc như lời nói thường, linh hoạt, tự nhiên, có giọng tự tin pha một chút ngang tàng, thể hiện tính cách của người lái xe. Ngôn ngữ, giọng điệu góp phần khắc họa hình ảnh những chiến si lái xe trẻ trung, hiên ngang, bất chấp nguy hiểm , khó khăn. 6 Thông hiểu 5 phút Nhận xét về Kết cấu bài thơ được xây dựng trên kết cấu của sự đối lập ở nhiều phương diện: bài thơ? Không và có, vật chất và tinh thần, sự tàn phá ác liệt của chiến tranh và hình ảnh người lính. Sự thiếu thốn điều kiện vật chất ngày càng tăng lại càng làm nổi bật sức mạnh tinh thần và củng cố ý chí chiến đấu của người lính lái xe. 7 Nhận biết 1 phút Cho biết xuất Bài thơ Tiểu đội xe không kính là xứ của bài tác phẩm thuộc chùm thơ được tặng thơ? giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 -1970 8 Nhận biết 1 phút Nêu ý nghĩa : Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái của bài thơ? xe Trường Sơn dũng cảm hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược 9 Vận dụng 15 phút Viết một đoạn HS viết một đoạn văn ngắn đúng với văn ngắn cho yêu cầu cuẩ đề bài biết trách nhiệm của chúng ta hôm nay khi được hưởng kết quả của sự hi sinh cao cả đó là gì? 10 Vận dụng 15 phút Cảm nhận của Hình ảnh những chiến sĩ lái xe em về hinh Trường Sơn: Hiên ngang, dũng cảm, ảnh những bất chấp khó khăn nguy hiểm , ý chí chiến sĩ lái xe chiến đáu giải phóng miền Nam Trương Sơn.
  49. Tiết 49: Tổng kết về từ vựng( Sự phát triển của từ vựng trau dồi vốn từ) Câu Mức độ Thời gian: Câu hỏi Đáp án 1 Nhận biết 5 phút Có những hình 1. Các hình thức phát triển thức phát triển - Phát triển nghĩa của từ : nghĩa của từ là VD : Chân Chân bóng những hình - Phát triển số lượng từ ngữ gồm : thức nào + Từ mượn tiếng nước ngoài + Cấu tạo thêm từ mới 2- Sự phát triển từ vựng là tất yếu, là quy luật chung cho mọi ngôn ngữ trên thế giới 2 Nhận biết 1 phút Thế nào là Thuật ngữ là từ biểu thị khái niệm thuật ngữ? khoa học, kĩ thuật , công nghệ và thương được dùng trong các văn bản, kĩ thuật, công nghệ 3 Thông 2 phút Vai trò của Thuật ngữ ngày càng phát triển hiểu thuật ngữ phong phú và có vai trò quan trọng trong đời sống trong đời sống con người hiện nay? 4 Nhận biết 1 phút Thế nào là từ Là từ mượn của tiếng Hán nhưng Hán Việt? được phát âm và dùng theo cách dùng từ của tiếng Việt. 5 Vận dụng 15 phút Viết một đoạn HS viết đoạn văn đúng với yêu cầu văn ngắn có sử của đề bài có sử dụng từ Hán Việt. dụng từ Hán Việt? Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự Câu Mức độ Thời gian: Câu hỏi Đáp án 1 Nhận biết 1 phút Thế nào là nghị Nghị luận là bày tỏ quan điểm, luận ? tư tưởng của người viết về một vấn đề nào đó 2 Nhận biết 1 phút Thế nào là văn Là văn bản trình bày một chuỗi bản tụ sự: sự việc này dẫn đến chuỗi sự việc khác nhằm thể hiện một ý nghĩa. 3 Nhận biết 3 phút Thế nào là nghị Trong văn bản tự sự để người
  50. luận trong văn đọc người nghe phải suy nghĩ bản tự sự? về một vấn đề nào đó, người viết người kể và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu ý kiến, nhận xét, cùng với những lí lẽ và dẫn chứng. 4 Thông hiểu 1 phút Tại sao trong Yếu tố nghị luận trong văn tự văn tự sự cần có sự làm cho câu chuyện thêm yếu tố nghị luận? phần triết lí. 5 Vận dụng 15 phút Viết một đoạn Hs viết đoạn văn chủ đề tự văn tự sự có sử chọn có sử dụng yếu tố nghị dụng yếu tố nghị luận? luận? TUẦN 11,12 A. Văn học Tên chủ đề: Đoàn thuyền đánh cá Câu + Mức độ: Nhận biết hỏi 1 + Dự kiến trả lời (2 phút + Nội dung câu hỏi Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cậnđược bắt nguồn từ cảm hứng nào ? A. Cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên và lao động. B.Cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên và đất nước. C. Cảm hứng về đất nước và người lao động. D. Cảm hứng về người lao động và những suy ngẫm về cuộc đời. Đáp A án Tên chủ đề: Đoàn thuyền đánh cá Câu + Mức độ: nhận biết hỏi + Dự kiến trả lời 1' phút 2 + Nội dung câu hỏi ? Nội dung các câu hát trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có ý nghĩa như thế nào ? A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên. B. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người. C. Biểu hiện niềm vui, sự phấn khởi của người lao động. D. Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả
  51. Đáp C án Tên chủ đề: Đoàn thuyền đánh cá Câu + Mức độ : Thông hiểu hỏi + Dự kiến trả lời (15 phút) 3 + Nội dung câu hỏi Chép khổ thơ cuối của bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và nêu cảm nhận của em về giá trị của khổ thơ đó? Đáp Câu hát căng buồm với gió khơi án Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. - Giá trị khổ thơ: âm hưởng khổ thơ mạnh, khoẻ, vần ơi cuối câu gợi lời hát vang xa lan toả trên sóng nước. - Con thuyền và mặt trời được nhân hoá, diễn tả nhịp sống khẩn trương - Hình ảnh mặt trời đội biển nhô lên, toả ánh sáng chan hoà, một màu bao trùm biển khơi. Biện pháp thậm xưng kết hợp với nghệ thuật hoán dụ trong việc diễn tả mắt cá huy hoàng đã vẽ lên cảnh được mùa cá và cuộc sống hạnh phúc ấm no của nhân dân vùng biển. Bằng lao động biển khơi, họ đã viết lên bài ca cuộc đời. -> Tầm vóc con người ngang tầm với sự kì vĩ của vũ trụ, con người hiện lên hùng tráng, toả sáng. Tên chủ đề: Đoàn thuyền đánh cá Câu + Mức độ: Vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (15') 4 + Nội dung câu hỏi ? Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồn cùng gió khơi Phân tích khổ thơ trên để làm nổi bật nghệ thuật xây dựng hình ảnh của nhà thơ ? Đáp - Hình ảnh so sánh mặt trời như hòn lửa. án - Điểm nhìn nghệ thuật được đặt ở vị trí trên con thuyền ra khơi. - Hính ảnh ẩn dụ, nhân hoá:Sóng cài then đêm sập cửa - Giàu liên tưởng, tưởng tượng: Câu hát căng buồn cùng gió khơi - Hình ảnh thơ trong khổ thơ khoẻ khoắn, đẹp lãng mạn thể hiện niểm vui, khí thế phấn khởi của người lao động làm chủ đoàn thuyền, làm chủ công việc của mình.
  52. Tên chủ đề: Đoàn thuyền đánh cá Câu + Mức độ: thông hiểu hỏi + Dự kiến trả lời : (5 ') 5 + Nội dung câu hỏi ? Nêu ý nghĩa của văn bản ? Đáp Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, ngợi ca án nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước, của những người lao động mói. Tên chủ đề: Bếp lửa Câu + Mức độ nhận biết hỏi + Dự kiến trả lời (2 phút) 6 + Nội dung câu hỏi ? Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ? A. Biểu cảm và tự sự B. Tự sự và thuyết minh C Biểu cảm và thuyết minh. D. Thuyết minh và miêu tả. Đáp A án Tên chủ đề: Bếp lửa Câu + Mức độ: vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (20') 7 + Nội dung câu hỏi ? Trình bày cảm nhận của em về hồi tưởng của người cháu với những kỉ niệm về người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ? Đáp * Hồi tưởng của người cháu án - Khi bốn tuổi + Ở cùng bà từ rất nhỏ, cùng bà nhóm lửa nên bốn tuổi đã quen mùi khói. + Nhớ những khó khăn đói khổ nhọc nhằn của gia đình và người thân - Thời gian tám năm ở cùng bà + Ở với bà vì cha mẹ bận công tác. Tiếng tu hú gợi không gian tuổi thơ mênh mông với những cánh đồng xa. Trong thời gian ấy có bà che chở, bà là điểm tựa vững chắc của người cháu bé nhỏ. + Bà kể chuyện ở Huế, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học cháu trưởng thành từ sự chăm sóc yeu thương vô bờ của bà. + chiến tranh mất mát không làm cho bà nản chí, bà vững lòng dặn cháu giấu chuyện buồn để cha yên tâm công tác. + Hình ảnh bà nhóm lửa, ngọn lửa của niềm tin - Bà và bếp lửa gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ và đi suốt cuộc đời, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, quê hương, đất nước. Tên chủ đề: Bếp lửa Câu + Mức độ thông hiểu
  53. hỏi + Dự kiến trả lời (4') 8 + Nội dung câu hỏi ? Nội dung bài thơ Bếp lửa ? Đáp - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. án - Hình ảnh người bà và những kie niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả. Hình ảnh ngọn lửavà tình cảm thấm thía của tác giả đối với bà. Tên chủ đề: Bếp lửa Câu + Mức độ: Thông hiểu hỏi + Dự kiến trả lời (5') 9 + Nội dung câu hỏi ? Nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa Đáp - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng mang ý án nghĩa ẩn dụ - Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu, cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả tự sự, nghị luận và biểu cảm. Tên chủ đề: Bếp lửa Câu + Mức độ Thông hiểu hỏi + Dự kiến trả lời (5') 10 + Nội dung câu hỏi Ý nghĩa văn bản Bếp lửa ? Đáp - Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm ấp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về án những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình. Tên chủ đề: Ánh trăng Câu + Mức độ nhận biết hỏi + Dự kiến trả lời (5 ') 11 + Nội dung câu hỏi ? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Duy và tác phẩm Ánh trăng ? Đáp - Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu án nước - Ánh trăng được sáng tác 1977 - Bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc ở các khổ 1, 2, 3 bằng lặng trôi nhưng khổ thơ thứ 4 đột ngột tạo nên bước ngoặt để nhà thư bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm. Vầng trăng hiện ra soi sáng không chỉ không gian hiện tại ma còn gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên. Tên chủ đề: Ánh trăng Câu + Mức độ Thông hiểu hỏi + Dự kiến trả lời (2 ') 12 + Nội dung câu hỏi ? Trình tự nào sau đây đúng với dòng diễn biến thời gian trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ? A. Về thành phố/ hồi nhỏ/ chiến tranh.
  54. B. Hồi nhỏ/chiến tranh/ về thành phố. c. Hồi nhỏ/ về thành phố/ chiến tranh. D. Chiến tranh/ Hồi nhỏ/ về thành phố Đáp B án Tên chủ đề: Ánh trăng Câu hỏi + Mức độ nhận biết 13 + Dự kiến trả lời (2') + Nội dung câu hỏi ? Trong bài thơ Ánh trăng(Nguyễn Duy) thời điểm nào là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm ? A. Thời điểm sống với đồng với sông. B. Thời điểm chiến tranh ở rừng. C. Thời điểm về thành phố với ánh điện cửa gương. D. Thời điểm về thành phố đèn điện tắt. Đáp án D Tên chủ đề: Ánh trăng Câu + Mức độ :Vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (15') 14 + Nội dung câu hỏi ? Hãy chứng minh bài thơ Ánh trăng(Nguyễn Duy) là một lời tự nhắc nhở thái độ sống"Uống nước nhớ nguồn" Đáp * Hình ảnh vầng trăng song hành gắn bó cuộc đời con người. án - Là người bạn ấu thơ rong ruổi khắp đồng/ sông/ bể cùng con người (không gian mở rộng nói thời gian lớn lên của con người). - Là tri âm cùng con người đi qua những gian lao thời chiến tranh ở rừng. - * Hình ảnh con người - Từ hồi về thành phố"ánh điện, cửa gương"- những ánh sáng lộng lẫy làm phôi phai ánh trăng bình dị hiền hậu. - Thành phố mất điện: bất ngờ nhận ra vầng trăng, bạn cũ. - Thức dậy hồi ức những kỉ niệm gắn bó với vầng trăng. - Phút đối diện với vầng trăng tình nghĩa làm lòng người giật mình tự trách, ý thức đạo lí uống nước nhớ nguồn. Tên chủ đề: Ánh trăng Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 15 + Nội dung câu hỏi Hãy phân tích hình ảnh vầng trăng trong bài thơ ánh trăng (Nguyễn Duy) và rút ra bài học về cách sống cho mình.
  55. Đáp * Hình ảnh vầng trăng mang nhiều tầng ý nghĩa. án - Vầng trăng quá khứ - Vầng trăng tình nghĩa -Vầng trăng đạo lí -Vầng trăng thức tỉnh * Bài học vè cách sống - Không được lãng quên quá khớ, không được vô tâm, bội bạc với kỉ niệm, những con người dã từng gắn bó. - Giữ gìn và phát huy đạo lí uống nước nhớ nguồn. Tên chủ đề: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 16 + Nội dung câu hỏi ? H·y nªu chñ ®Ò cña bµi th¬ ? Đáp Qua khóc h¸t ru , NK§ ®· thÓ hiÖn t×nh yªu th­¬ng con g¾n víi t×nh yªu ®Êt án n­íc , vµ tinh thÇn K/C cña bµ mÑ d©n téc Tµ ¤i. Tên chủ đề: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (5') 17 + Nội dung câu hỏi ? C¶ bµi th¬ cã 3 khóc h¸t ru, mçi khóc h¸t cã 2 khæ & ®Òu më ®Çu b»ng 2 c©u th¬ " Em Cu Tai ®õng rêi l­ng mÑ. " Em h·y ®Æt tªn cho tõng khóc h¸t Đáp * 3 khóc h¸t ru cña bµ mÑ án - §o¹n 1: Th­¬ng con , th­¬ng bé ®éi. - §o¹n 2: Th­¬ng con , th­¬ng d©n lµng. - §o¹n 3: Th­¬ng con , th­¬ng ®Êt n­íc. Tên chủ đề: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 18 + Nội dung câu hỏi ? HiÖn lªn qua tõng lêi ru lµ h/ ¶ bµ mÑ Tµ ¤i, bµ mÑ ®· tham gia nh÷ng c«ng viÖc nµo? §ã lµ h/ ¶ mét bµ mÑ VN ntn? Đáp * H×nh ¶nh bµ mÑ Tµ ¤i án - Gi· g¹o nu«i bé ®éi , nu«i con. - Võa ®Þu con võa tØa b¾p trªn ngän nói cao - Võa ®Þu con võa tham gia ®¸nh MÜ => H/ ¶ bµ mÑ VN: anh hïng, bÊt khuÊt, trung hËu ®¶m ®ang. Tên chủ đề: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Câu + Mức độ vận dụng
  56. +hỏi Dự kiến trả lời (10') 19 + Nội dung câu hỏi ? Tìm những câu thơ thể hiện ước mơ của bà mẹ. Đáp * ¦íc m¬ cña bµ mÑ án - Cã h¹t g¹o tr¾ng ngÇn Con lín vung chµy lón s©n - Cã h¹t b¾p lªn ®Òu Con lín ph¸t m­êi Ka - L­i - M¬ ®­îc thÊy B¸c Hå Mai sau kh«n lín lµm ng­êi tù do Tên chủ đề: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 20 + Nội dung câu hỏi ?Người mẹ ước mơ con được thÊy B¸c Hå , lµm ng­êi tù do thÓ hiÖn niÒm khao khat g× cña d©n téc VN khi ®ã Đáp ¦íc m¬ cã cuéc sèng Êm no, con kh«n lín tr­ëng thµnh, n­íc nhµ ®­îc ®éc án lËp thèng nhÊt. Tên chủ đề: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 21 + Nội dung câu hỏi Nghệ thuật đắc sắc của bải thơ ? Đáp - Lêi ru ngät ngµo, tr×u mÕn. án - C¶ bµi cã 3 khóc h¸t ru con, mìi khóc cã 2 khæ th¬, ®Òu më ®Çu b»ng 2 c©u th¬ - H/ ¶ Èn dô. Tiếng Việt Tên chủ đề: Tổng kết về từ vựng Câu + Mức độ nhận biết hỏi + Dự kiến trả lời (10') 22 + Nội dung câu hỏi ? H·y kÓ tªn 1 sè phÐp tu tõ ®· häc trong CT THCS Đáp - So s¸nh, Èn dô, ho¸n dô, nh©n ho¸, nãi qu¸, liÖt kª, điệp ngữ, chơi chữ. án Tên chủ đề: Tổng kết về từ vựng
  57. Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 23 + Nội dung câu hỏi ? T×m nh÷ng nÐt NT ®éc ®¸o ®­îc vËn dông trong nh÷ng c©u th¬ -Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây ? Dùng hoa để nói tới ai? Đáp a, Dïng phÐp tu tõ: Èn dô án - Tõ"hoa, c¸nh" chØ T kiÒu & cuéc ®êi cña nµng. - Tõ" c©y, l¸" ChØ gia ®×nhT/ KiÒu -> C¶ " hoa c¸nh" "c©y, l¸" ®Òu rÊt mong manh tr­íc b·o tè c/®êi Tên chủ đề: Tổng kết về từ vựng Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 24 + Nội dung câu hỏi ? So s¸nh tiÕng ®µn cña T/ KiÒu víi c¸c ©m thanh nµo cña tù nhiªn - Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Đáp Dïng phÐp so s¸nh án - So s¸nh tiÕng ®µn cña T/KiÒu víi tiÕng h¹c, tiÕng suèi giã tho¶ng, tiÕng trêi ®æ m­a Tên chủ đề: Tổng kết về từ vựng Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 25 + Nội dung câu hỏi Hs vËn dông nh÷ng kiÕn thøc vÒ tõ vùng ®· häc ®Ó ph©n tÝch nÐt NT ®éc ®¸o trong 1 sè c©u th¬ - Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa - Gươm mài đá đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn Đáp a, §iÖp tõ + tõ nhiÒu nghÜa án + §iÖp tï: cßn + Tõ nhiÒu nghÜa: say s­a ( Võa mª nhan s¾c c« b¸n r­îu võa mª r­îu ngon cña c«) b, Nãi qu¸ - dïng h/¶: " ®¸ nói còng mßn"; " N­íc s«ng còng ph¶i c¹n" ®Ó nhÊn m¹nh sù tr­ëng thµnh & khÝ thÕ cña nghÜa qu©n LS
  58. Tên chủ đề: Tổng kết về từ vựng Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 26 + Nội dung câu hỏi ? Gi¸ trÞ cña viÖc sö dông phÐp nh©n ho¸ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ? H/¶ Èn dô: MÆt trêi cña mÑ con n»m trên l­ng cã ý nghÜa g×? Đáp Nh©n ho¸- NhÊn m¹nh vÎ ®Ñp t©m hån cña ng­êi chiÕn sü c¸ch m¹ng trong án c¶nh tï ®Çy. - C©u Èn dô > §øa con lµ niÒm h¹nh phóc cña cuéc ®êi mÑ Tên chủ đề: Tổng kết từ vựng- Luyện tập tổng hợp Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 27 + Nội dung câu hỏi Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo ? Các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ Đáp - Tõ ®­îc dïng theo nghÜa gèc : miệng, chân, tay. án - Tõ ®­îc dïng theo nghÜa chuyÓn : + Vai : ho¸n dô + §Çu : Èn dô Tên chủ đề: Tổng kết từ vựng- Luyện tập tổng hợp Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (15') 28 + Nội dung câu hỏi ? Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái
  59. hay trong cách dùng ở bài thơ sau Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh cháy thành tro em biết không ? Đáp C¸i hay trong c¸ch dïng tõ trong bµi th¬ án - C¸c tõ ¸o (®á) , c©y ( xanh ) , ¸nh ( hång ) => thuéc tr­êng tõ vùng chØ mµu s¾c . - C¸c tõ : Löa , ch¸y , tro => thuéc tr­êng tõ vùng chØ löa vµ nh÷ng sù vËt hiÖn t­îng cã quan hÖ liªn t­ëng víi löa. Các từ thuộc 2 trường từ vựng này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác. - Nhờ nghệ thuật sử dụng trường từ vựng bài thơ xây dựng được hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc , qua đó thể hiện tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng. Tên chủ đề: Tổng kết từ vựng- Luyện tập tổng hợp Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 29 + Nội dung câu hỏi: So sánh hai dị bản của bài ca dao - Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon - Râu tôm nấu với ruột bù Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon ? §iÓm kh¸c biÖt gi÷a :' GËt ®Çu " vµ " GËt gï " ntn ? Dïng tõ nµo hay h¬n ®óng víi v¨n c¶nh néi dung bµi ca dao Đáp So s¸nh 2 dÞ b¶n án - Tõ : "GËt ®Çu " : Cói ®Çu xuèng råi ngÈng ®Çu lªn ngay th­êng ®Ó chµo hái hay tá sù ®ång ý - Tõ : " GËt gï " : GËt nhÑ & nhiÒu lÇn => biÓu thÞ th¸i ®é ®ång t×nh t¸n th­ëng . => Dïng tõ "GËt gï " thÓ hiÖn ®óng h¬n néi dung bµi ca dao: Tuy mãn ¨n ®¹m b¹c nh­ng ®«i vî chång nghÌo ¨n rÊt ngon miÖng v× hä biÕt chia sÎ nh÷ng niÒm vui ®¬n s¬ trong cuéc sèng Tên chủ đề: Tổng kết từ vựng- Luyện tập tổng hợp Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 30 + Nội dung câu hỏi Truyện cười sau đây phê phán điều gì ? Một ông sính chữ bất chợt lên cơn đau ruột thừa. Bà vợ hốt hoảng
  60. bảo con: Mau đi gọi bác sĩ ngay. Trong cơn đau quằn quại ông ta vẫn gượng dậy nói với theo - Đừng đưng gọi bác sĩ, gọi cho bố đốc tờ Đáp Phê phán thói sính dùng chữ nước ngoài của một số người án Tập làm văn Tên chủ đề: Tập làm thơ tám chữ Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 31 + Nội dung câu hỏi ? X/® vµ g¹ch ch©n d­íi nh÷ng dßng ch÷ cã chøc n¨ng gieo vÇn ë mçi ®o¹n Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn. Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau sau rừng Đáp * Gieo vÇn ch©n( ®o¹n a,b,c) án ( vần được gieo ở cuối mỗi câu thơ) - C¸c cÆp gieo vÇn: tan- ngµn; bõng- rõng -> vần cách( Vần được gieo cách một hoặc hai dòng thơ) Tên chủ đề: Tập làm thơ tám chữ Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 32 + Nội dung câu hỏi Nhận xét cách ngắt nhịp ? Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát Giưã đôi bờ dào dạt lúa ngô non Yêu biết mấy, những con đường ca hát Qua công trường mới dựng mái nhà son! Yêu biết mấy những bước đi dáng đứng Của đời ta chập chững bước đầu tiên Tập làm chủ, tập làm người xây dựng Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên! Đáp RÊt linh ho¹t án VD : 4/4 ; 3/3/2 ; 3/2/3 Tên chủ đề: Tập làm thơ tám chữ
  61. Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 33 + Nội dung câu hỏi Nhận xét số chữ trong khổ thơ trên Đáp Mỗi dòng(mỗi câu 8 chữ) án Tên chủ đề: Tập làm thơ tám chữ Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (10') 34 + Nội dung câu hỏi Đoạn thơ sau trong bài tựu trường của Huy Cận đã bị chép sai ở câu thơ thứ 3.Hãy chỉ ra chỗ sai đó, thử sửa lại cho đúng Giờ nao nức của một thời trẻ dại Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng cửa gương! Những chàng trai mười năm tuổi rộn rã, Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc Đáp - Câu thơ thứ 3 chép sai ở từ rộn rã. án - Sửa: thay từ vào trường. Tên chủ đề: Tập làm thơ tám chữ Câu + Mức độ vận dụng hỏi + Dự kiến trả lời (20') 35 + Nội dung câu hỏi Hãy làm một bài hoặc một đoạn thơ theo thể thơ 8 chữ, nôi dung, vần, nhịp tự chọn Đáp Bài thơ hoặc câu thơ có 8 chữ, vần, ngắt nhịp, kết cấu bài Nội án dung cảm xúc chân thành sâu sắc Tuần 13: Chủ đề 1: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Câu hỏi Câu 1: - Mức độ: Nhận biết
  62. - Thời gian: 5’ - Nội dung câu hỏi: Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là gì? Câu 2: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 5’ - Nội dung câu hỏi: Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? Câu 3: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 5’ - Nội dung câu hỏi: Xác định yếu tố nghị luận trong đoạn trích sau: “ Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào - Thế là sướng. Lão Hạc từ chối khéo, xin để khi khác. Nhưng ông giáo nói: - Việc gì còn phải chờ khi khác? Không bao giờ hoãn sự sung sướng lại” Câu 4: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: : Em hiểu như thế nào về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Câu 5: - Mức độ: Vận dụng - Thời gian: 20’ - Nội dung câu hỏi: Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Hùng là một người ban tốt. ( sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại nội tâm) Đáp án Câu 1: - Những biểu hiện suy nghĩ, đánh giá, bàn luận trong văn bản tự sự là những yếu tố nghị luận. Câu 2: - Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là hỗ trợ cho việc kể, làm cho tự sự thêm sâu sắc Câu 3: - Yếu tố nghị luận trong đoạn trích: “ Chẳng kiếp gì sung sướng thật ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào Thế là sướng ” Câu 4:
  63. - Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. + Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng) + Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng gọi là độc thoại nội tâm. Câu 5: HS viết thành một đoạn văn đảm bảo các nội dung sau đây: -Giới thiệu Buæi sinh ho¹t líp + Thêi gian: TiÕt 5 ngµy thø 7 +§Þa ®iÓm :t¹i phßng häc cña líp +Ng­êi ®iÒu khiÓn: líp tr­ëng +Kh«ng khÝ cña buæi sinh ho¹t: nghiªm tóc - Néi dung cña buæi sinh ho¹t: Tæng kÕt viÖc thùc hiÖn c¸c néi dung, kÕ ho¹ch trong tuÇn + Ph¸t biÓu vÒ vÊn ®Ò: Hùng lµ ng­êi b¹n tèt. ( lý do: líp tuyªn d­¬ng nh÷ng b¹n ®· biÕt gióp ®ì c¸c b¹n kh¸c nh­ng kh«ng cã b¹n Hùng ) -ThuyÕt phôc c¶ líp víi lý lÏ nh­ thÕ nµo?(®­a ra vÝ dô, lêi ph©n tÝch ) Chủ đề 2: Văn bản: Làng ( Kim Lân ). Câu hỏi Câu 1: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Giới thiệu một vài nét về tác giả Kim Lân và truyện ngắn
  64. Làng Câu 2: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 8’ - Nội dung câu hỏi: Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân. Câu 3: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Nêu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện. Câu 4: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Cho biết DiÔn biÕn t©m tr¹ng vµ hµnh ®éng cña «ng Hai khi nghe tin lµng theo giặc Câu 5: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng? Câu 6: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: T¹i sao «ng Hai l¹i khoe víi mäi ng­êi r»ng " T©y nã ®èt nhµ t«i råi, ®èt nh½n"? Câu 7: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: Đặc sắc của truyện ngắn Làng trước hết thể hiện ở các xây dựng tình huống độc đáo. Theo em ý kiến trên có chính xác không? Câu 8: - Mức độ: Vận dụng. - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Phân tích sự thay đổi tâm trạng của ông Hai khi tin làng được cải chính. Em có nhận xét gì về tình yêu làng của ông Hai? Câu 9: - Mức độ: Vận dụng. - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Vì sao tác giả Kim Lân lại chọn nhan đề là Làng cho
  65. truyện ngắn của mình? Câu 10: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Đọc truyện ngắn Làng của Kim Lân em thấy nhà văn thể hiện cách nhìn như thế nào về người nông dân và cuộc kháng chiến của dân tộc? Đáp án. Câu 1: - Tác giả: + Kim Lân ( 1920 – 2007) quê huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước cách mạng Tháng Tám 1945. + Đề tài sáng tác: Chủ yếu là về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông thôn. - Tác phẩm: Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Câu 2: Tóm tắt: Trong kháng chiến, ông Hai – người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. Ở nơi tản cư, nghe tin đồn làng mình theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Chỉ ki tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn. Câu 3: Nội dung: Qua tâm trạng đau sót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin làng mình theo giặc. Truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. Nghệ thuật: - Tạo tình huống gay cấn - Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói ( đối và độc thoại ) * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cõu 4: Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc - Ông quay phắt lại lắp bắp hỏi cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được 1 lúc lâu hỏi giọng lạc hẳn đi. - Vờ đứng dậy, lảng đi, cúi gằm mặt mà đi. - Nằm vật ra giường nước mắt cứ giàn ra -> Miêu tả xen biểu cảm: Tâm trạng sững sờ xấu hổ, uất ức.
  66. - Chao ôi! cực nhục chưa, cả làng Việt gian! rồi đây biết làm ăn ra sao ai người ta chứa Suốt cả cái nước VN này người ta ghê tởm, cái giống Việt gian bán nước. -> Hình ảnh cụ thể, độc thoại, biểu cảm, câu hỏi tu từ :Biểu hiện của lòng yêu nước cao độ, căm ghét tận cùng những kẻ bán nước. - Ông trằn trọc không ngủ được lặng đi, chân tay nhủn ra trống ngực đập thình thịch. - 3, 4 ngày không bước chân ra đến ngoài, quanh quẩn trong nhà, lúc nào cũng nơm nớp, chột dạ nín thít -> Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên với nỗi đau xót tủi hổ. - Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. -> Ngôn ngữ độc thoại: Sự lựa chọn dứt khoát.Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên t/c' làng quờ - Nước mắt ông lão giàn ra chảy ròng ròng trên má. -> Tự sự, từ ngữ diễn tả: Tình yêu sâu nặng với làng quê, son sắt thuỷ chung với đất nước. -Yêu quê hương, yêu nước đằm thắm, 1 tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi. Câu 5: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Làng là nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng. - Làng ở đây chính là cái làng chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu nhỏ. - Nhan đề làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thàn công nhất của nhà văn Kim Lân. Vì vậy , nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa. Câu 6: Lµ b»ng chøng cña viÖc gia đình «ng kh«ng nh÷ng kh«ng theo giÆc mµ cßn lµ gia đình kh¸ng chiÕn, lµng quª kháng chiến: c¸i nhµ kh«ng quÝ b»ng sù trong s¹ch
  67. Câu 7: : Có ý kiến cho rằng: Đặc sắc của truyện ngắn Làng trước hết thể hiện ở các xây dựng tình huống độc đáo - Đây là nhận định chính xác. Tác giả đặt ông Hai trước một tình huống gay cấn mà chính ông không thể lường được: Cái làng chợ Dầu ông hết mực yêu quí đã theo giặc. Thông qua tình huống này, nhà văn Kim Lân đã miêu tả sâu sắc hơn tình yêu làng và nhận thức mới về tình yêu quê hương đất nước của ông Hai. Câu 8: : Sự thay đổi tâm trạng của ông Hai khi tin làng được cải chính: - Mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con. - Lật đật đi sang nhà bác Thứ, lật đật bỏ đi nơi khác, múa cái tay lên mà khoe - Nhận xét: Tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu đất nước, yêu cách mạng, yêu cụ Hồ Câu 9: Tác giả Kim Lân chọn nhan đề là Làng cho truyện ngắn của mình vì: - Làng là một đơn vị hành chính, là một khái niệm về quê hương đất nước. Đặt tên làng, tác giả đã không nói riêng về một làng chợ Dầu của ông Hai, mà nói về bao nhiêu làng quê khác ở đất nước Việt Nam vào thời điểm ấy, đang hướng về cụ Hồ,hướng về kháng chiến - Đặt nhan đề là Làng Kim Lân còn ngầm giới thiệu về những người trong làng. Họ là những người đang ở lại làng đào hào đắp ụ họ là những người đi tản cư do hoàn cảnh Nhưng một lòng một dậ theo Đảng, theo cách mạng Câu 10: : Đọc truyện ngắn Làng của Kim Lân em thấy nhà văn thể hiện cách nhìn về người nông dân và cuộc kháng chiến của dân tộc: - Tin vào tấm lòng gắn bó thủy chung của nhân dân lao động đối với quê hương đất nước trong gian lao. - Tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Tuần 14: Chủ đề 1: Luyện nói tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm Câu hỏi Câu 1: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 5’ - Nội dung câu hỏi: Vai trò của miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
  68. Câu 2: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 5’ - Nội dung câu hỏi: Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? Câu 3: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 5’ - Nội dung câu hỏi: Em hiểu như thế nào về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Câu 4: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Tìm một đoạn văn trong các văn bản tự sự đã học trong đó có dụng các yếu tố như nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Và tìm hiểu về vai trò của các yếu tố đó trong việc biểu đạt nội dung, tư tưởng của đoạn văn. Câu 5: - Mức độ: Vận dụng - Thời gian: 20’ - Nội dung câu hỏi: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn. Đáp án Câu 1: - Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm sinh động. - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. Câu 2: - Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. Câu 3: - Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. + Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng) + Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng gọi là độc thoại nội tâm.
  69. Câu 4: Y/C HS - Tìm được đoạn văn tự sự đúng theo yêu cầu (Có thể sử dụng một hay nhiều yếu tố khác) - Hiểu và trình bày được vai trò và tác dụng của các yếu tố đó trong việc biểu đạt nội dung, tư tưởng của đoạn văn. Câu 5: HS viết thành một đoạn văn đảm bảo các nội dung sau đây: - Mở đoạn: Thông qua dẫn dắt để giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. - Thân đoạn: + Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện + Thái độ của mình trước khi để xảy ra sự việc có lỗi với bạn. + Diễn biến sự việc -> Thái độ của những người có liên quan. + Cách giải quyết của bản thân về sự việc đó như thế nào? + Kết thức sự việc và thái độ của mình và của bạn. - Kết đoạn: Bài học rút ra cho bản thân mình. Chủ đề 2: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long). Câu hỏi Câu 1: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Câu 2: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 8’ - Nội dung câu hỏi: Nêu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện. Câu 3: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Cho biết hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên. Câu 4: - Mức độ: Thông hiểu - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Em hiểu gì về vẻ đẹp của anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Câu 5: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 15’
  70. - Nội dung câu hỏi: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa? Câu 6: - Mức độ: Vận dụng - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Cảm nhận của em về anh thanh niên trong đoạn văn khi anh kể về quê quán, người bố Câu 7: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Trong tác phẩm anh thanh niên nói: “Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Em hiểu gì về niềm hạnh phúc của anh thanh niên? Nêu quan niệm của em về hạnh phúc. Câu 8: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Trong tác phẩm tác giả để nhân vật bác lái xe giới thiệu anh thanh niên là : “người cô độc nhất thế gian”. Mục đích của tác giả là gì? Em có đồng ý với bác lái xe khi gọi anh thanh niên là người cô độc nhất không? Nếu được sửa, em sẽ thay từ cco độc bằng từ gì? Vì sao? Câu 9: - Mức độ: Vận dụng. - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Cảm nhận của em về cô gái trong đoạn văn sau: “Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong long cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nũa, bó hoa của những háo hức v à mơ mộng.” Tác giả miêu tả tâm trạng cô gái như trên có dụng ý gì? Câu 10: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Việc nhà văn không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình trong tác phẩm gợi cho em những suy nghĩ gì? Đáp án. Câu 1: - Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. + Sở trường viết truyện ngắn và bút kí/ + Văn của ông nhẹ nhàng giàu chất thơ. -+Quan điểm sang tác: Lao động nghệ thuật là một con đường gian khổ đòi hỏi người cầm bút phải có tính sang tạo. - Tác phẩm: Viết 1970, sau chuyến đi Lào Cai của tác giả. Câu 2: