Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9

docx 51 trang Hoài Anh 17/05/2022 5364
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_trac_nghiem_ngu_van_9.docx

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9

  1. Câu 1: Tác giả của bài Phong cách Hồ Chí Minh là ai? A. Lê Anh Trà B. Phạm Văn Đồng C. Lê Duẩn D. Đặng Thai Mai Câu 2: Phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa? A. Vĩ đại và bình dị B. Truyền thống và hiện đại C. Dân tộc và nhân loại D. Cả ba đáp án trên Câu 3: Vì sao Hồ Chủ tịch lại có vốn văn hóa sâu rộng? A. Học tập để nói, viết thạo tiếng nước ngoài: Anh, Pháp, Hoa B. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học hỏi từ thực tiễn lao động C. Tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật của khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm D. Cả 3 đáp án trên Câu 4: Văn bản này thuộc thể loại nào? A. Tự sự B. Trữ tình C. Thuyết minh D. Nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận Câu 5: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được thể hiện như thế nào? A. Nơi ở và nơi làm việc mộc mạc, đơn sơ B. Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp C. Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối
  2. D. Cả 3 đáp án trên Câu 6: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, vì sao? A. Đây không phải lối sống kham khổ của người tự tìm vui trong cảnh nghèo B. Bản lĩnh của người chiến sĩ hòa với tâm hồn nhà thơ C. Vẻ đẹp tâm hồn Người mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn D. Cả 3 đáp án trên Câu 7: Trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, Người tiếp thu một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động, biết tiếp thu cái hay, cái đẹp phê phán hạn chế, tiêu cực, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống Đó là cách sống giản dị, đạm bạc nhưng rất của Hồ Chí Minh. A. Khác đời, hơn đời B. Đa dạng, phong phú C. Thanh cao D. Cầu kì, phức tạp Câu 9: Trong bài viết tác giả cho rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Theo em, cụm từ quan niệm thẩm mĩ là gì? A. Quan niệm về cái đẹp B. Quan niệm cuộc sống C. Quan niệm về đạo đức D. Quan niệm về nghề nghiệp Câu 10: Trong bài viết, để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh tác giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Kết hợp giữa kể và bình luận B. Sử dụng phép đối lập
  3. C. Sử dụng phép nói quá D. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt Câu 11: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Lãnh tụ B. Hiền triết C. Vua D. Danh nho Câu 12: Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh? Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là một lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm về thẩm mĩ cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác. A. Sử dụng phép nói giảm nói tránh B. Sử dụng phép nói quá C. Sử dụng phép đối lập D. Sử dụng phép tăng tiến Câu 13: Chương trình lớp 9, em được học mấy phương châm hội thoại? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 14: Phương châm về lượng là gì? A. Khi giao tiếp cần nói đúng sự thật B. Khi giao tiếp không được nói vòng vo, tối nghĩa C. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp D. Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng Câu 15: Thế nào là phương châm về chất?
  4. A. Khi giao tiếp không nên nói những diều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực B. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa C. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. D. Cả 3 đáp án trên Câu 16: Phương châm quan hệ là gì? A. Khi giao tiếp cần nói lịch sự, tế nhị B. Khi giao tiếp cần tôn trọng người khác C. Khi giao tiếp chú ý ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ D. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề Câu 17: Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào? A. Phương châm cách thức B. Phương châm quan hệ C. Phương châm về lượng D. Phương châm về chất Câu 18: Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò” liên quan tới phương châm hội thoại nào? A. Phương châm quan hệ B. Phương châm về chất C. Phương châm về lượng D. Phương châm cách thức Câu 19: Thành ngữ “nói đơm nói đặt” liên quan tới phương châm hội thoại? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm cách thức D. Phương châm quan hệ
  5. Câu 20: Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”? A. Phương châm quan hệ B. Phương châm lịch sự C. Phương châm cách thức D. Phương châm về lượng Câu 21: Câu “Cô ấy nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt” vi phạm phương châm nào? A. Phương châm lịch sự B. Phương châm quan hệ C. Phương châm cách thức D. Phương châm về lượng Câu 22: Phương châm quan hệ nào được thể hiện trong đoạn trích sau: - Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi: - Mất mấy con bò? A Phủ trả lời tự nhiên: - Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm. A. Phương châm quan hệ B. Phương châm cách thức C. Phương châm về chất D. Phương châm về lượng Câu 23: Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi: HỎI THĂM SƯ Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường , anh thân mật hỏi thăm: - A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi? Sư đáp:
  6. - Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi mấy con. - Thế sư ông già có chết không? - Ai già lại chẳng chết! - Thế sau này lấy đâu ra sư con? (Truyện cười dân gian Việt Nam) A. Phương châm về chất B. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu Câu 24: Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì? A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp B. Hiểu được nội dung mình định nói gì C. Biết im lặng khi cần thiết D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau Câu 25: Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Lan hỏi Bình: - Cậu có biết trường đại học Sư phạm Hà Nội ở đâu không? - Thì ở Hà Nội chứ ở đâu! A. phương châm về chất B. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 26: Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai
  7. Câu 27: Nhận định nào không phải nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại? A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp B. Người nói phải ưu tiên một phương châm hội thoại, hoặc một yêu cầu khác cao hơn C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói đó theo một hàm ý nào đó D. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp Câu 28: Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? 1. Nói có sách mách có chứng 2. Biết thưa thì thốt Không biết dựa cột mà nghe. A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 29: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm lịch sự Câu 30: Muốn cho văn bản thuyết minh hấp dẫn, sinh động, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật nào? A. Kể chuyện, tự thuật B. Đối thoại theo lối ẩn dụ C. Hình thức diễn vè, thơ ca D. Tất cả các đáp án trên
  8. Câu 31: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thích hợp trong văn thuyết minh nhằm tạo hứng thú cho người đọc, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 32: Cho đoạn văn sau: Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách sách Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được! Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới! Đoạn văn vừa trích sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Thuyết minh B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả Câu 33: Phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn trích trên? A. Phương pháp nêu ví dụ B. Phương pháp so sánh C. Phương pháp liệt kê D. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích Câu 34: Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng bóng bẩy? A. Khi thuyết minh sự các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng B. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng không dễ thấy của đối tượng
  9. C. Khi muốn cho văn bản sinh động và hấp dẫn D. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện Câu 35: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là văn bản viết theo phương thức nào? A. Tự sự B. Nghị luận C. thuyết minh D. Miêu tả Câu 36: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có nội dung gì? A. Nói về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống của nhân loại B. Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang cướp đi sự phát triển của nhân loại C. Biện pháp ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân D. Tất cả các đáp án trên Câu 37: Chi tiết nào nói về chiến tranh hạt nhân phi lí và tốn kém A. Dẫn ví dụ về y tế B. Dẫn ví dụ về tiếp tế thực phẩm C. Dẫn ví dụ về giáo dục D. Tất cả các đáp án trên Câu 38: Tại sao văn bản lại được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ? A. Vì chủ đích của người viết B. Không phải chỉ là mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh C. Nhan đề thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi D. Cả 3 phương án trên Câu 39: Văn bản hấp dẫn, thuyết phục bởi vấn đề cấp thiết với sức thuyết phục cao, lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi sự nhiệt tình của tác giả, đúng hay sai? A. Đúng
  10. B. Sai C. D. Câu 40: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác- két được coi là một văn bản nhật dụng vì? A. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ, trăn trở về đời sống của tác giả B. Vì lời văn bản giàu màu sắc biểu cảm C. Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì, hấp dẫn Câu 41: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình? A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất B. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại để ngăn chặn nguy cơ đó C. Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân Câu 42: Cách lập luận nào của tác giả Mác-két khiến người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân? A. Xác định thời gian cụ thể B. Đưa ra số liệu đầu đạn hạt nhân C. Đưa những tính toán lí thuyết D. Cả A, B, C đều đúng Câu 43: Các lĩnh vực như ý tế, thực phẩm, giáo dục được tác giả đưa ra trong bài viết nhằm mục đích gì? A. Làm nổi bật sự tốn kém, tính phi lí của cuộc chạy đua vũ trang B. Làm cho mọi người thấy chi cho những lĩnh vực này tốn kém C. Làm cho mọi người thấy đây là những vấn đề mà các nước nghèo không thể cải thiện được
  11. D. Thể hiện sự hiểu biết về các vấn đề thời sự nóng hổi Câu 44: Đặc sắc nhất về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn nói về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục là gì? A. Lập luận giải thích B. Lập luận chứng minh C. Kết hợp giải thích và chứng minh D. Không có các thao tác trên Câu 45: Vì sao tác giả không nêu luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình” lên trước luận điểm “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”? A. Vì tác giả muốn mọi người phải nhận thức được rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất mới đề ra chiến lược hành động tích cực B. Vì theo tác giả, cả hai luận điểm đều quan trọng, sắp xếp luận điểm thế nào cũng được C. Vì tác giả coi luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình quan trọng hơn D. Vì tác giả coi “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất” là luận điểm quan trọng hơn Câu 46: Ý nào không phải là lí do mà tác giả đề nghị mở một nhà băng lưu giữ trí nhớ”? A. Để nhân loại biết rằng sự sống tồn tại trên tất cả đau khổ và hạnh phúc B. Để nhân loại tương lai biết rõ những thủ phạm gây ra những nối lo sợ, khổ đau cho con người C. Để nhân loại tương lai lo sợ trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân D. Để nhân loại tương lai biết rằng những phát minh dã man nào xóa bỏ cuộc sống khỏi vũ trụ này. Câu 47: Nhận định chính xác nhất về nét đặc sắc nghệ thuật viết văn của Mắc két thể hiện trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình A. Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng B. Sử dụng phối hợp các phép lập luận khác nhau C. Có nhiều chứng cứ sinh động, cụ thể, giàu sức thuyết phục
  12. D. Kết hợp các nhận định trên Câu 48: Ngoài ra còn có các yếu tố nào, đặc sắc về mặt nghệ thuật nào giúp tăng thêm sức thuyết phục cho bài viết? A. Sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về vấn đề được đem ra bàn bạc B. Giọng văn truyền cảm, thể hiện lòng nhiệt tình của người viết C. Cách đặt vấn đề thông minh, sắc sảo D. Cả A, B, C đều đúng Câu 49: Để thuyết minh cho sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh sử dụng yếu tố miêu tả nhằm? A. Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng B. Bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động C. Đối tượng thuyết minh được sáng rõ hơn D. Cả 3 đáp án trên Câu 50: Cho đoạn văn sau: Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh 6/10/1942 quê ở thôn La Khê, xã Văn Khê, ngoại thị Hà Đông, tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội. Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công. Từ năm 1963, làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khóa III) Xuân Quỳnh làm thơ từ lúc còn là diễn viên. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Xuân Quỳnh đã bộc lộ một tâm hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi mới và sôi nổi khát vọng. A. Miêu tả B. Thuyết minh C. Tự sự D. Nghị luận Câu 51: Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố miêu tả không? A. Có B. Không Câu 52: Đoạn văn dưới đây là đoạn văn gì?
  13. Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân Mùa xuân dòng sống xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu canh hến của sông Gâm sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn mỗi độ thu về A. Tự sự B. Thuyết minh C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 53: Trong đoạn văn trên tác giả kết hợp phương thức biểu đạt gì? A. Miêu tả và tự sự B. Thuyết minh và miêu tả C. Tự sự và nghị luận D. Nghị luận và thuyết minh Câu 53: Cho đoạn văn sau: Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách sách Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được! Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới! Đoạn văn vừa trích sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Thuyết minh B. Nghị luận C. Tự sự
  14. D. Miêu tả Câu 54: Phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn trích? A. Phương pháp nêu ví dụ B. Phương pháp so sánh C. Phương pháp liệt kê D. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích Câu 55: Theo em, khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy? A. Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng B. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ nhận thấy của đối tượng C. Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn D. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện Câu 56: Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào? Từ lâu, dừa sáp nổi là đặc sản nổi tiếng của huyện Cầu Kè. Theo những người cao niên trong làng thì dừa sáp được trồng vào giữa thế kỉ XX do sư cả chùa Chợ đến Cam-pu-chia mua về. Nhìn bề ngoài thì cây dừa sáp cũng giống cây dừa ta. Sở di dừa được gắn với tên dừa sáp là vì cơm của nó vừa mềm, vừa xốp lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu đùng đục của sáp. Đặc biệt cơm dừa chiếm gần trọn cả gáo. Thời gian trước, người ta thưởng thức dừa bằng cách nạo cơm dừa rồi bỏ vào li đã có sẵn đá rồi sau đó cho sữa bò vào. Ngày nay, người ta bỏ cơm dừa vào máy xay sinh tố có chứa sữa đá ở trong đó. Vị lạnh của đá được xay nhuyễn làm cho vị thơm ngon của dừa trộn sữa toát ra hết rồi lan tỏa khắp miệng để lại sư vị tuyệt vời trên đầu lưỡi. Có lẽ nhờ hương vị tuyệt hảo của mỗi trái dừa sáp có giá cao gấp 10 lần dừa thường. A. Tự sự và nghị luận B. Tự sự và miêu tả C. Miêu tả và biểu cảm D. Thuyết minh và miêu tả Câu 57: Đọc đoạn văn sau và cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên để thuyết minh? Đi khắp Việt Nam nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Hầu như
  15. ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối. Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành từng rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lũ”. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên để thuyết minh về cây chuối? A. Liệt kê và so sánh B. Liệt kê và nhân hóa C. Nhân hóa và so sánh D. Nói quá và hoán dụ Câu 58: Đoạn văn sau đây được viết theo phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Đúng hay sai? Múa lân có từ lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía nam. Múa lân diễn ra vài những ngày lễ Tết chúc năm mới an khang, thịnh vượng. Các đoàn lân có khi đông tới trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng. Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp. Múa lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, leo cột Bên cạnh đó có ông Địa vui ngộn chạy quanh. Thông thường múa lân còn kèm theo cả biểu diễn võ thuật. A. Đúng B. Sai Câu 59: Văn bản này được chia làm mấy phần? A. 2 phần B. 3 phần C. 4 phần D. 5 phần Câu 60: Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố nêu lên thực tế của trẻ em trên thế giới ra sao? A. Bị trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài
  16. B. Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp C. Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng, bệnh tật D. Cả 3 đáp án trên Câu 61: Ở phần “nhiệm vụ” bản tuyên bố nêu nhiều điểm mà quốc gia, cộng đồng quốc tế phải nỗ lực phối hợp hành động? A. Tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho trẻ em tàn tật và có hoàn cảnh khó khăn B. Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu C. Để trẻ nhận thức được nguồn gốc, giá trị của bản thân trong môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn D. Cả 3 đáp án trên Câu 62: Ở phần cơ hội, em nhận thấy có điều gì thuận lợi trong sự bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh hiện nay? A. Sự liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia về công ước, quyền trẻ em B. Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế mở ra khả năng giải quyết vấn đề phát triển kinh tế C. Ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em D. Cả 3 đáp án trên Câu 63: Qua bản Tuyên bố, cho thấy tầm quan trọng, tính cấp bách của nhiệm vụ toàn cầu, vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 64: Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ? A. Là một văn bản biểu cảm B. Là một văn bản tự sự C. Là một văn bản thuyết minh D. Là một văn bản nhật dụng
  17. Câu 65: Việc nhắc lại nhiều lần từ “phải” và “được” trong đoạn văn trên có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh những việc người lớn cần làm cho trẻ em B. Nhấn mạnh những quyền lợi mà trẻ em được hưởng C. Nhấn mạnh những việc mà trẻ em cần làm D. Nhấn mạnh những điều trẻ em cần tránh Câu 66: Nhận định nói đúng về tình trạng trẻ em trên thế giới hiện nay? A. Trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, xâm lược, chiếm đóng, và thôn tính của nước ngoài B. Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp C. Có nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng, và bệnh tật D. Kết hợp cả ba nội dung trên Câu 67: Nhận định nói đúng nhất những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay được trình bày trong phần “cơ hội”? A. Khoa học, kĩ thuật ngày càng phát triển B. Nền kinh tế thế giới đã có sự tăng trưởng đáng kể C. Sự kết hợp giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng D. Cả ba ý kiến trên đều đúng Câu 68: Để thực hiện được nhiệm vụ, bản tuyên bố đề cách thức hoạt động như thế nào? A. Các nước phát triển sẽ chi viện tài chính cho các nước chưa phát triển để xóa đói giảm nghèo B. Tất cả các nước phải nỗ lực liên tục và có sự phối hợp với nhau trong hoạt động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế C. Tự bản thân mỗi quốc gia sẽ đề ra cách thức hoạt động của mình để bảo vệ và chăm sóc trẻ em D. Các nước phát triển cần cắt giảm bớt chi phí cho lĩnh vực quân sự, xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc Câu 69: Những nhiệm vụ được đặt ra trong bản tuyên bố này?
  18. A. Cụ thể và toàn diện B. Không có tính khả thi C. Chưa đầy đủ D. Không thực tế Câu 70: Những vấn đề bản tuyên bố đề ra trong bản tuyên bố trực tiếp liên quan đến bối cảnh thế giới vào thời điểm nào? A. Những năm cuối thế kỉ XIX B. Những năm đầu thế kỉ XX C. Những năm giữa thế kỉ XX D. Những năm cuối thế kỉ XX Câu 71: Thế nào là xưng hô trong hội thoại? A. Xưng hô trong hội thoại là sử dụng các đại từ, danh từ làm từ ngữ xưng hô B. Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm C. Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau. D. Cả 3 đáp án trên Câu 72: Người nói cần căn cứ vào điều gì để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp? A. Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp C. Dựa vào mục đích giao tiếp D. Cả 3 đáp án trên Câu 73: Trong câu “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” từ ngữ xưng hô thuộc từ loại gì? A. Danh từ B. Phó từ C. Động từ D. Tính từ
  19. Câu 74: Dòng nào dưới đây không phải từ ngữ xưng hô trong hội thoại A. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ B. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó C. Anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh D. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh Câu 75: Nhận định nào nói đúng nhất khi chung ta muốn lựa chọn từ ngữ xưng hô trong hội thoại? A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp B. Xem xét mối quan hệ giữa người nói với người nghe C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 76: Trong câu “Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. Từ “chúng tôi” trong câu trên được ai dùng? A. Các nhà lãnh đạo cấp cao thế giới B. Tất cả trẻ em trên thế giới C. Tất cả công dân trên thế giới D. Tất cả phụ nữ trên thế giới Câu 77: Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào? A. Nguyễn Du B. Nguyễn Dữ C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Khuyến Câu 78: Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm nào? A. Truyền kì mạn lục
  20. B. Truyện Kiều C. Chinh phụ ngâm khúc D. Vũ trung tùy bút Câu 79: Truyện truyền kì là gì? A. Những câu chuyện được kể giống như truyện truyền thuyết B. Những câu chuyện có yếu tố hoang đường, kì ảo C. Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc D. Câu chuyện liên quan tới các nhân vật do trí tưởng tượng tạo nên Câu 80: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả là người như thế nào? A. Tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp B. Giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào với chồng thất hòa C. Không ham của cải vật chất D. Cả 3 đáp án trên Câu 81: Vũ Nương dỗ dành con trong lúc chồng vắng nhà bằng cách nào? A. Mỗi tối chỉ vào bóng mình và nói đó là cha của đứa con B. Hát ru cho con ngủ C. Đưa con đi chơi ở khắp nơi D. Cả 3 đáp án trên Câu 82: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương? A. Do lời nói ngây thơ của bé Đản B. Do Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi C. Do Vũ Nương không thể tự minh oan cho mình D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 83: Trương Sinh là nhân vật như thế nào? A. Sinh ra trong gia đình hào phú, nhưng lại không có học, cư xử hồ đồ, thô bạo
  21. B. Tính tình đa nghi, ích kỉ, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức C. Nóng nảy, gia trưởng D. Tất cả các đáp án trên Câu 84: Câu nào nêu đúng nhất cách cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng? A. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. B. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết C. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót D. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Câu 85: Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương có những chi tiết nào hoang đường kì ảo? A. Vũ Nương sống dưới thủy cung, trong động thần rùa Linh Phi B. Phan Lang gặp được Vũ Nương dưới động Rùa C. Vũ Nương trở về dương thế (hiện lên giữa dòng rồi biến mất) D. Cả 3 đáp án trên Câu 86: Kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là kết thúc có hậu, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 87: Tác phẩm có giá trị tố cáo xã hội phong kiến bất công trọng nam khinh nữ, chiến tranh phi nghĩa ngăn cản hạnh phúc của con người. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 88: Câu văn “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” mang ý nghĩa gì? A. Nói lên sự thấm thoát của thời gian B. Miêu tả cảnh thiên nhiên trong nhiều thời điểm khác nhau C. Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải theo năm tháng
  22. D. Cho thấy Trương Sinh phải đi chinh chiến ở một nơi rất xa xôi Câu 89: Câu nào trong lời trăn trối của bà mẹ nói lên sự ghi nhận nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng? A. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về mà không gắng ăn miếng cơm cháo đặng cùng vui sum họp B. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con C. Chồng con nơi xa xôi chưa biết thế nào không về đền ơn được D. Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ. Câu 90: Từ “xanh” trong câu “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì? A. Mặt đất B. Mặt trăng C. Ông trời D. Thiên nhiên Câu 91: Nhận định nào nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn? A. Phản ánh chân thực cuộc sống đầy oan khuất và khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến B. Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến C. Tố cáo xã hội phụ quyền phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ D. Cả A, B, C đều đúng Câu 92: Cách dẫn trực tiếp là gì? A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp C. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình
  23. D. Cả 3 đáp án trên Câu 93: Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói, ý nghĩ của người, nhân vật, điều chỉnh cho phù hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 94: Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào? A. Gián tiếp B. Trực tiếp Câu 95: Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong tác phẩm văn xuôi? A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 96: Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí do ai sáng tác A. Ngô gia văn phái B. Ngô Thì Nhậm C. Nguyễn Thiếp D. Ngô Văn Sở Câu 97: Đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí thuộc hồi thứ bao nhiêu? A. Hồi thứ 12 B. Hồi thứ 14 C. Hồi thứ 16 D. Hồi thứ 17 Câu 98: Cuộc chiến của vua Quang Trung trước giặc nào của Trung Quốc? A. GiặcThanh
  24. B. Giặc Minh C. Giặc Ngô D. Giặc Hán Câu 99: Tác phẩm được viết bằng chữ Hán ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 100: Nguyễn Huệ lên ngôi và đốc xuất đại quân vào khoảng thời gian nào? A. Ngày 25 tháng Chạp B. Ngày 29 tháng Chạp C. Ngày 30 tháng Chạp D. Mồng 3 tháng Giêng Câu 101: Vua Quang Trung mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp nhằm mục đích gì? A. Cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ B. Để quân sĩ có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra trận C. Củng cố tinh thần quân sĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng D. Tất cả các đáp án trên Câu 102: Tên tướng giặc nào phải thắt cổ tự vẫn? A. Sầm Nghi Đống B. Tôn Sĩ Nghị C. Thoát Hoan D. Tô Định Câu 103: Thái độ của vua tôi Lê Chiêu Thống khi giặc Thanh bị tiêu giệt? A. Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung B. Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn
  25. C. Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn D. Cả 3 đáp án trên Câu 104: Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào? A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường D. Cả 3 đáp án trên Câu 105: Hình ảnh quân tướng nhà Thanh thua trận được miêu tả như thế nào? A. Chân thực, sinh động B. Quân tướng nhà Thanh thảm bại, hèn nhát C. Quân tướng nhà Thanh bỏ chạy bán sống, bán chết D. Cả 3 đáp án trên Câu 106: Ý nói đúng nhất nội dung của Hồi thứ mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí) là gì? A. Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh C. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống D. Cả A, B, C đều đúng Câu 107: Nhận định nói đúng nhất những biểu hiện trí tuệ sáng suốt và nhạy bén của Nguyễn Huệ? A. Phân tích tình hình thời cuộc B. Phân tích tương quan lực lượng giữa ta và địch C. Xét đoán người và dùng người D. Cả A, B, C đều đúng Câu 108: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của những đoạn văn tả cảnh vua Quang Trung ra trận?
  26. A. Ghi lại sự kiện lịch sử, diễn biến một cách gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc thời gian B. Miêu tả cụ thể những hành động của nhân vật chính trong từng trận đánh C. Nói lên tương quan đối lập giữa quân ta và quân địch D. Cả A, B, C đều đúng Câu 109: Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung- “kẻ thù” của họ? A. Vì họ tôn trọng lịch sử B. Vì ý thức dân tộc C. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh D. Cả A và B đều đúng Câu 110: Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì? A. Sự căm phẫn B. Sự bênh vực C. Lòng thương cảm D. Sự tiếc nuối Câu 111: Cách phát triển từ vựng mà em biết là gì? A. Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng B. Mượn từ của tiếng nước ngoài C. Tạo ra từ ngữ mới D. Cả 3 đáp án trên Câu 112: Trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non” từ xuân được sử dụng với nghĩa nào? A. Nghĩa gốc chỉ mùa xuân B. Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ C. Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn
  27. D. Cả 3 đáp án trên Câu 113: Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển? A. Buồn trông B. Chân mây C. Nội cỏ D. Rầu rầu Câu 114: Mô hình “thế giới+ X” trong đó X là các danh từ như ví, quần áo, điện thoại, laptop có phải là từ ngữ mới không? A. Có B. Không Câu 115: Từ “tài tử” là từ mượn tiếng nước nào? A. Hán B. Anh C. Đức D. Ấn Độ Câu 116: Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt? A. Tạo từ ngữ mới B. Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ D. Cả A và B đều đúng Câu 117: Thế nào là cách tạo từ mới? A. Chủ yếu là dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau B. Đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới C. Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa mới D. Kết hợp cả B và C
  28. Câu 118: Trong tiếng Việt, chúng ta sử dụng mượn ngôn ngữ của nước nào nhiều nhất? A. Tiếng Hán B. Tiếng Anh C. Tiếng Đức D. Tiếng Pháp Câu 119: Nguyễn Du có tên hiệu là gì? A. Thanh Hiên B. Tố Như C. Thanh Tâm D. Thanh Minh Câu 120: Quê hương của Nguyễn Du ở đâu? A. Thanh Miện, Hải Dương B. Nghi Xuân, Hà Tĩnh C. Can Lộc, Hà Tĩnh D. Thọ Xuân, Thanh Hóa Câu 121: Nguyễn Du được cử đi sứ ở Trung Quốc lần 1 vào khoảng thời gian nào? A. 1786- 1796 B. 1813- 1814 C. 1820- 1821 D. 1823- 1824 Câu 122: Tác phẩm truyện Kiều được mượn cốt truyện của truyện nào? A. Truyện Lục Vân Tiên B. Truyện Tống Trân- Cúc Hoa C. Kim Vân Kiều truyện D. Sở kính tân trang Câu 123: Truyện Kiều là tên gọi do ai đặt?
  29. A. Thanh Tâm tài nhân B. Nguyễn Du C. Người dân D. Không rõ Câu 124: Truyện Kiều gồm mấy phần? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 125: Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì? A. Đứt từng mảnh ruột B. Tiếng kêu mới C. Con đường dài màu xanh đứt đoạn D. Tiếng kêu mới tới đứt từng mảnh ruột Câu 126: Giá trị về mặt nội dung của Truyện Kiều là gì? A. Giá trị nhân đạo, hiện thực B. Bức tranh về xã hội bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người C. Đề cao tài năng, nhân phẩm của con người D. Cả 3 đáp án trên Câu 127: Đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là gì? A. Được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giới thiệu ở nhiều nơi trên thế giới B. Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ C. Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc D. Cách khắc họa tính cách con người độc đáo Câu 128: Đoạn trích được chia thành mấy phần, đó là những phần nào? A. 3 phần B. 4 phần C. 5 phần
  30. D. không thể chia được Câu 129: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm trong phần nào? A. Gia biến và lưu lạc B. Gặp gỡ và đính ước C. Đoàn tụ D. Phần đề từ Câu 130: Từ “tố nga” để nói về ai? A. Chỉ Thúy Kiều B. Chỉ Hoạn Thư C. Chỉ Thúy Vân D. Đáp án A và C Câu 131: Câu thơ “mai cốt cách, tuyết tinh thần” có nghĩa là gì? A. Tinh thần trong trắng, tinh khiết như mai, như tuyết B. Đẹp như cây mai cây tuyết C. Cốt cách thanh tao của mai, tinh thần trong trắng, tinh khôi của tuyết D. Cả 3 đáp án trên Câu 132: Tác giả sử dụng bút pháp nào khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều? A. Bút pháp phóng đại B. Bút pháp ước lệ tượng trưng C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình D. Bút pháp trần thuật Câu 133: Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến tự nhiên, tạo hóa phải thua, nhường dự báo trước cuộc đời của Thúy Vân sẽ thế nào? A. Sóng gió, gập ghềnh, trắc trở B. Cuộc đời êm ả, bình lặng, suôn sẻ sau này C. Cuộc đời gặp nhiều tai họa, sóng gió
  31. D. Cả 3 đáp án trên Câu 134: Thúy Kiều được miêu tả như thế nào? A. Là một trang tuyệt thế giai nhân, sắc sảo, mặn mà về trí tuệ và tâm hồn B. Là người có vẻ đẹp đoan trang, hiền dịu C. Là người có đôi mắt đẹp (làn thu thủy) gợi vẻ đẹp trong sáng, lanh lợi, sắc sảo hơn người. D. Cả A và C Câu 135: Trong bức chân dung tả Thúy Kiều tác giả đặc tả tài năng của Thúy Kiều như thế nào? A. Tài cầm, kì, thi, họa theo chuẩn mực vẻ đẹp thời phong kiến B. Tài năng của Thúy Kiều xếp thứ hai, sau nhan sắc C. Tài năng của Thúy Kiều nổi trội hơn hẳn là ở tài chơi đàn D. Cả 3 đáp án trên Câu 136: Đoạn trích chị em Thúy Kiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 137: Nguyễn Du ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 138: Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả không sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Liệt kê Câu 139: Các phép tu từ đã sử dụng nhằm thể hiện vẻ đẹp của Thúy Vân như thế nào?
  32. A. Phúc hậu B. Qúy phái C. Gợi sự hòa hợp, êm đềm D. Cả A và B đều đúng Câu 140: Những câu thơ sau cho thấy Thúy Kiều là con người như thế nào? Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương lầu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân A. Có vẻ đẹp hình dáng bên ngoài B. Có vẻ đẹp tâm hồn bên trong C. Có sự thông minh, sắc sảo D. Có tài cầm, kì, thi, họa Câu 141: Từ “ăn” trong câu “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” được hiểu theo nghĩa nào? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển Câu 142: Qua cung đàn Kiều sáng tác, em hiểu gì về nhân vật này? A. Là người tươi vui, lạc quan B. Là người có trái tim đa sầu, đa cảm C. Là người gắn bó với gia đình D. Là người có tình yêu thủy chung Câu 143: Chân dung của Thúy Vân và Thúy Kiều là những chân dung tính cách, số phận. Đúng hay sai?
  33. A. Đúng B. Sai Câu 144: Thuật ngữ là gì? A. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học B. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học, công nghệ, được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ C. Là những từ biểu thị khái niệm có trong cuộc sống, được sử dụng trong các văn bản khoa học công nghệ D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 145: Từ “số thập phân” là thuật ngữ khoa học của ngành nào? A. Toán học B. Văn học C. Lịch sử D. Vật lý Câu 146: Trong mỗi ngành khoa học công nghệ, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 147: Từ “ba- zơ” là thuật ngữ dùng trong ngành khoa học nào? A. Hóa học B. Toán học C. Kinh tế học D. Mĩ thuật Câu 148: Thuật ngữ thường có tính biểu cảm, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 149: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần nào của truyện Kiều?
  34. A. Gặp gỡ và đính ước B. Gia biến và lưu lạc C. Đoàn tụ D. Chưa xác định được Câu 150: Từ khóa xuân trong bài có nghĩa là gì? A. Khóa kín tuổi xuân, ý nói sự cấm cung, Kiều bị giam lỏng B. Ý nói khoảng không gian mùa xuân, theo kì C. Ý nói thời gian mùa xuân đang dần khép lại D. Cả 3 đáp án trên Câu 151: Văn bản có bố cục gồm mấy phần? A. 2 phần B. 3 phần C. 4 phần D. 5 phần Câu 152: Cụm từ chén nguyệt dưới đồng gợi Thúy Kiều nỗi nhớ về ai? A. Kim Trọng B. Từ Hải C. Thúc Sinh D. Thúy Vân Câu 153: Sáu câu thơ đầu trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nói về điều gì? A. Hoàn cảnh Thúy Kiều bị giam lỏng ở bốn bức tường, xung quanh bị bao phủ bởi núi non B. Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, không gian xung quanh quạnh vắng, cô đơn, trơ trọi C. Không gian, thời gian khép kín nhấn mạnh tình cảnh cô đơn, buồn bã của Thúy Kiều D. Cả B và C đều đúng
  35. Câu 154: Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích gì? A. Nhấn mạnh sự nhớ thương của Thúy Kiều đối với cha mẹ B. Nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên cạnh khi nàng không ở cạnh C. Nói tới việc Thúy Kiều khôn nguôi nhớ về Kim Trọng D. Nói tới nỗi nhớ thương của Thúy Kiều đối với các em Thúy Vân, Vương Quan Câu 155: Trong 8 câu thơ cuối, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng đặc trưng nhất? A. Điệp ngữ B. Tả cảnh ngụ tình C. Ước lệ tượng trưng D. Cả A và B Câu 156: Tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu thơ cuối bài là gì? A. Tâm trạng buồn bã, nỗi nhớ, nỗi cô đơn của Kiều như ngàn đợt sóng trùng điệp càng khiến nỗi buồn dài dằng dặc, mênh mông B. Nỗi nhớ tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên C. Dự cảm về thân phận bấp bênh, chìm nổi bấp bênh D. Cả 3 đáp án trên Câu 157: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong truyện Kiều, Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 158: Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ cho thấy cảnh cô đơn, buồn tủi, tấm lòng nhớ các em của Thúy Kiều, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 159: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng loại chữ nào? A. Chữ Hán
  36. B. Chữ Pháp C. Chữ Nôm D. Chữ quốc ngữ Câu 160: Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khiến em em liên tưởng đến nhân vật trong truyện cổ tích nào? A. Anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt B. Người em trong truyện Cây khế C. Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh D. Nhà vua trong truyện Tấm Cám Câu 161: Dòng nào nói đúng nhất vẻ đẹp của Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga? A. Có tính cách anh hùng B. Có tài năng C. Có tấm lòng vị nghĩa D. Cả A, B, C đều đúng Câu 162: Hai câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông- Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” sử dụng phép tu từ gì? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Nói quá Câu 163: Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được khắc họa giống với motip nào trong truyện cổ? A. Một chàng trai tài giỏi, cứu một gái thoát khỏi cảnh nguy hiểm, họ trả nghĩa nhau và thành vợ chồng B. Một anh nông dân nghèo nhờ chăm chỉ đã lấy được vẻ đẹp và trở nên giàu có C. Một ông vua hạnh phúc đến cho một người đau khổ D. Những con người ăn ở hiền lành, thật thà, phúc đức sẽ đền đáp xứng đáng
  37. Câu 164: Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. 1947 sau chiến dịch Việt Bắc- thu đông B. 1948 sau chiến dịch Việt Bắc- thu đông C. 1949 sau chiến dịch Việt Bắc – thu đông D. 1950 sau chiến dịch Việt Bắc- thu đông Câu 165: Bài thơ Đồng chí có bố cục gồm mấy phần? A. Gồm 3 phần B. Gồm 4 phần C. Gồm 5 phần D. Gồm 6 phần Câu 166: Cơ sở hình thành tình đồng chí? A. Từ những người chung nguồn gốc, xuất thân từ các miền quê B. Những người có chung lý tưởng, chí hướng C. Những người cùng sống trong cảnh nghèo khó D. Cả ba đáp án trên Câu 167: Câu thơ “Đồng chí!” là câu gì? A. Câu đặc biệt B. Câu rút gọn C. Câu đơn D. Câu ghép Câu 168: Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa và hoán dụ B. Nhân hóa và ẩn dụ C. Ẩn dụ và hoán dụ D. Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả Câu 169: Chính Hữu khai thác đề tài đó ở khía cạnh nào là chủ yếu?
  38. A. Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, cứu nước D. Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu Câu 170: Nội dung chính của các câu thơ sau là gì? Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá A. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta B. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên ta C. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước ta D. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính Câu 171: Nhận định nào đúng nhất nội dung chính của các câu thơ sau? Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính A. Nỗi nhớ và sự hồi tưởng của người lính về quê hương B. Nỗi nhớ của quê hương đối với những người ra lính C. Sự khó khăn vất vả của gia đình những người lính D. Cả A và B đều đúng Câu 172: Tình đồng chí được thể hiện rõ nhất trong 3 câu thơ trên là gì? A. Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau B. Sự hiểu biết sâu sắc về quê hương của nhau C. Sự hiểu biết sâu sắc vè gia đình, người thân của nhau D. Sự chia sẻ sâu sắc những khó khăn của cuộc sống chiến đấu Câu 173: Từ “mặc kệ” có nghĩa là gì? A. Biểu thị quan hệ trái ngược điều kiện và sự việc xảy ra
  39. B. Điều vừa được nói đến không có tác động gì làm thay đổi việc sắp xếp xảy ra C. Để cho tùy ý, không để ý đến, không có sự can thiệp nào. D. Một cách nói không rõ ra bằng lời, mà hiểu ngầm với nhau như vậy Câu 174: Những câu thơ sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào? Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo A. Tự sự và nghị luận B. Nghị luận và miêu tả C. Miêu tả và tự sự D. Thuyết minh và tự sự Câu 175: Hình ảnh đầu súng trăng treo có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng? A. Tả thực B. Biểu tượng C. Vừa tả thực, vừa biểu tượng D. Cả A, B, C đều sai Câu 176: Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 B. Trong kháng chiến chống Pháp C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau đại thắng mùa xuân 1975 Câu 177: Tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì? A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung B. Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến
  40. C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước D. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe Câu 178: Qua những dòng thơ ta thấy tác giả là người như thế nào? A. Có sự am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh B. Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn C. Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi và tinh nghịch D. Cả A, B, C đều đúng Câu 179: Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh D. Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh Câu 180: Có ý kiến cho rằng bài thơ giống bài Đồng chí, cũng khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường của đời sống chiến tranh. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 181: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu sau: Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái - Bụi phun tóc trắng như người già - Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời A. So sánh B. Liệt kê C. Nhân hóa D. Nói quá
  41. Câu 182: Hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn- Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật? A. So sánh B. Nhân hóa C. Liệt kê D. Nói quá Câu 183: Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ này? A. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm B. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội C. Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt D. Cả A, B, C đều đúng Câu 184: Giọng điệu bài thơ được thể hiện thế nào? A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả D. Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả Câu 185: Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, bài thơ khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp nguy hiểm với ý chí giải phóng miền Nam, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 186: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển nào? A. Sầm Sơn (Thanh Hóa) B. Hạ Long (Quảng Ninh) C. Đồ Sơn (Hải Phòng)
  42. D. Cửa Lò (Nghệ An) Câu 187: Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì nào? A. Kháng chiến chống Pháp B. Kháng chiến chống Mĩ C. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 D. Trước Cách mạng tháng Tám Câu 188: Tác giả lấy cảm hứng nào để viết tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá? A. Cảm hứng về lao động B. Cảm hứng về thiên nhiên C. Cảm hứng về chiến tranh D. Cả A và B đều đúng Câu 189: Bài thơ có bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 190: Nội dung 2 khổ thơ đầu là gì? A. Miêu tả cảnh hoàng hôn và sự phong phú của các loài cá biển B. Miêu tả cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người C. Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển D. Miêu tả cảnh lao động trên biển Câu 191: Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Đêm thở sao lùa nước Hạ Long A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Nhân hóa và Ẩn dụ D. Hoán dụ
  43. Câu 192: Nội dung các “câu hát” trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào? A. Biểu hiện của sức sống căn tràn của thiên nhiên B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động C. Thể hiện sự vô địch của con người D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả Câu 193: Câu thơ nào cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của người dân chài? A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Câu 194: Hãy tìm biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Liệt kê Câu 195: Phép tu từ đó có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh khung cảnh rộng lớn của biển cả B. Nhấn mạnh sự nhộn nhịp của cảnh đánh cá trên biển C. Làm cho con thuyền đánh cá trở nên kì vĩ, khổng lồ D. Thể hiện niềm vui say trong lao động của con người
  44. Câu 196: Hai câu thơ “Cá nhụ cá chim cùng cá đé- Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” sử dụng phép tu từ gì? A. So sánh B. Nói quá C. Nhân hóa D. Liệt kê Câu 197: Câu thơ “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” nên hiểu như thế nào? A. Đuôi cá quẫy vào bóng trăng màu vàng chóe B. Ánh trăng màu vàng chóe C. Nước biển màu vàng chóe D. Mạn thuyền màu vàng chóe Câu 198: Phép so sánh trong hai câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ- Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh sự rộng lớn của biển cả B. Nhấn mạnh tác dụng biển cả C. Nhấn mạnh vẻ đẹp của biển cả D. Cả A, B, C đều đúng Câu 199: Khổ thơ cuối nói về khoảng thời gian nào khi đoàn thuyền đánh cá trở về A. Bình minh B. Hoàng hôn C. Đêm tối D. Giữa trưa Câu 200: Nhận định nào nói đúng nhất giọng điệu của bài thơ? A. Khỏe khoắn B. Sôi nổi C. Bay bổng
  45. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 201: Ý nào nói đúng nhất vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ? A. Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng B. Giọng thơ khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới, bay bổng C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật D. Cách gieo vần có nhiều biến hóa linh hoạt Câu 202: Bài thơ Bếp lửa của ai sáng tác? A. Lưu Quang Vũ B. Bằng Việt C. Huy Cận D. Nguyễn Minh Châu Câu 203: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai? A. Người bà B. Người bố C. Người cháu D. Người mẹ Câu 204: Bài thơ là sự hồi tưởng về lại những kỉ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu của nhà thơ. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 205: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 206: Nội dung chính của bài thơ là gì?
  46. A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà C. Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con và cháu D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa. Câu 207: Hình ảnh bếp lửa trong những câu thơ đầu tiên có ý nghĩa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng và cảm xúc về bà của nhân vật trữ tình. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 208: Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, hình ảnh người bà gắn với hình ảnh nào? A. Người cháu B. Bếp lửa C. Tiếng chim tu hú D. Cuộc chiến tranh Câu 209: Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào? A. Kiên nhẫn, khéo léo B. Cần cù, chăm chỉ C. Vụng về, thô nhám D. Mảnh mai, yếu đuối Câu 210: Nội dung của ba khổ thơ “Lên bốn tuổi chứa niềm tin dai dẳng” nói về nội dung gì? A. Chủ yếu miêu tả hiện thực cuộc chiến tranh ác liệt, tàn khốc B. Là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của người cháu C. Chủ yếu là cảnh bà dạy cho người cháu học chữ D. Nói về những câu chuyện bà kể cho cháu nghe khi bà còn ở Huế Câu 211: Tuổi thơ người cháu bên bà được tái hiện như thế nào?
  47. A. Một tuổi thơ nhiều niềm vui sướng, hạnh phúc B. Một tuổi thơ trong chiến tranh biến động dữ dội C. Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà D. Cả A, B, C đều đúng Câu 212: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào? A. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp B. Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945 C. Nạn đói năm 1945 D. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Câu 213: Nhận định nói đúng nhất tiếng chim tu hú trong bài? A. Báo hiệu một mùa hè đã đến B. Gợi ra tình cảnh vắng vẻ của hai bà cháu C. Nói lên nỗi nhớ mong của hai bà cháu D. Cả B và C đều đúng Câu 214: Từ “nhóm” nào sau đâu được dùng theo nghĩa chuyển? A. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm B. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi C. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa D. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Câu 215: Ý nghĩa của ba câu thơ sau Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm A. Nói lên nỗi nhớ của tác giả về người bà
  48. B. Nói lên sự tần tảo, đức hi sinh của người bà C. Nói lên thói quen nhóm lửa lúc sáng sớm của người bà D. Cả A, B, C đều sai Câu 216: Nhận định nói đúng nhất ý nghĩa hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa nhóm lên đối với người cháu khi đã trưởng thành, khôn lớn và đi xa? A. Là một kỉ niệm làm ấm lòng người cháu khi giá rét B. Tạo thành niềm tin thiêng liêng và kì diệu C. Là chỗ dựa tinh thần vững chắc để vượt qua mọi khó khăn D. Cả A, B, C đều đúng Câu 217: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn nào? A. Thời kì kháng chiến chống Pháp B. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ C. Thời kì cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ D. Sau 1975 Câu 218: Ánh trăng là bài thơ được viết cùng thể loại với bài thơ nào sau đây? A. Cảnh khuya B. Đập đá ở Côn Lôn C. Lượm D. Đêm nay Bác kg ngủ Câu 3: Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ? A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc C. Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng giặc Mĩ D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của cha ông Câu 219: Bài thơ đề cập tới hai khoảng thời gian: “hồi nhỏ, hồi chiến tranh” và “hồi về thành phố”. Em có nhận xét gì, về những sự việc xảy ra trong hai khoảng thời gian đó?
  49. A. Giống nhau B. Trái ngược nhau Câu 220: Nội dung của khổ thơ sau là gì? Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ A. Nói về những kỉ niệm trong tuổi thơ B. Hình ảnh vầng trăng là người tri kỉ trong quá khứ C. Hình ảnh vầng trăng khi tác giả sống với đồng D. Hình ảnh vầng trăng gắn bó với người lính như người tri kỉ từ khi nhỏ, trong chiến đấu Câu 221: Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì? A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình B. Biết được giá trị của người nào đó C. Người có hiểu biết rộng D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình Câu 222: Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào? A. Nói B. Bảo C. Thấy D. Nghĩ Câu 223: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau? Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể
  50. như là sông là rừng A. Nhân hóa B. So sánh C. Nói quá D. Liệt kê Câu 224: Từ “vô tình” có những lớp nghĩa nào? A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm B. Không chủ ý, không cố ý C. Không có tội tình gì D. Cả A và B đều đúng Câu 225: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” đặc trưng cho điều gì? A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy B. Hình ảnh ánh trăng đẹp đẽ, vẹn nguyên tình nghĩa không phải mờ C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng Câu 226: Nhận định không phù hợp với ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng? A. Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát B. Biểu tượng trong quá khứ tình nghĩa C. Biểu tượng vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống D. Biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ Câu 227: Tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ là gì? A. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn trong đầy, bất diệt B. Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu hạn C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt
  51. Câu 228: Nhận định nói đúng nhất vấn đề về thái độ của con người mà bài thơ đặt ra? A. Thái độ đối với quá khứ B. Thái độ với con người đã khuất C. Thái độ đối với chính mình D. Cả A, B, C đều đúng Câu 229: Thái độ và bài học tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ? A. Thái độ đối với quá khứ B. Thái độ với những người đã khuất C. Thái độ với chính mình D. Cả 3 đáp án trên đều đúng (Xin quý thầy cô thông cảm không có đáp án cụ thể, thầy cô tự làm đáp án hoặc tra cứu trên mạng nhé!)