Ôn kiểm tra giữa kỳ 1 Vật lý 10 (Bài 1 đến bài 10 sách Kết nối tri thức)

pdf 10 trang hoaithuk2 24/12/2022 4452
Bạn đang xem tài liệu "Ôn kiểm tra giữa kỳ 1 Vật lý 10 (Bài 1 đến bài 10 sách Kết nối tri thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon_kiem_tra_giua_ky_1_vat_ly_10_bai_1_den_bai_10_sach_ket_no.pdf

Nội dung text: Ôn kiểm tra giữa kỳ 1 Vật lý 10 (Bài 1 đến bài 10 sách Kết nối tri thức)

  1. ÔN KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 LÝ 10 ( bài 1 đến bài 10 sách KẾT NỐI TRI THỨC ) Câu 1. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật rơi tự do phụ thuộc độ cao h là 2h A. v = 2gh. B. v= g h . C. v 2 g h . D. v . g Câu 2. Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều? 22 22 22 A. v vt0 2a s . B. v vt0 2 a s . C. v vt0 2 a s . D. v vt0 2a s . Câu 3. Một xe đang chạy với vận tốc 10m/s thì tăng tốc. Sau 2 giây xe đạt vận tốc 15 m/s. Gia tốc của xe là A. 2,5 m/s2. B. 2 m/s2. C. 1,5 m/s2. D. 1 m/s2. Câu 4. Hệ qui chiếu gồm A. một mốc thời gian và một đồng hồ. B. một vật làm mốc, một hệ tọa độ. C. vật làm mốc, một chiều dương. D. vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ. Câu 5. Phép đo của một đại lượng vật lý A. là phép so sánh nó với một đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị. B. là những công cụ đo các đại lượng vật lý như thước, cân. C. là những sai xót gặp phải khi đo một đại lượng vật lý D. là sai số gặp phải khi dụng cụ đo một đại lương vật lý. Câu 6. Một xe đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây đạt còn lại 54 km/h. Quãng đường của xe đi được cho đến lúc dừng lại là A. 400 m. B. 200 m. C. 300 m. D. 100 m. Câu 7. Một vật được xem là chất điểm khi vật có A. kích thước rất nhỏ so với các vật khác. B. kích thước rất nhỏ so với chiều dài đường đi của vật. C. khối lượng rất nhỏ. D. kích thước rất nhỏ so với chiều dài của vật. Câu 8. Công thức cộng vận tốc         A. v1,3 v1,2 v2,3 B. v2,3 v2,3 v1,3 C. v1,2 v1,3 v3,2 D. v2,3 (v2,1 v3,2 ). Câu 9. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu tại nơi có gia tốc trọng trường g. Gọi t là thời gian từ lúc vật được thả đến khi chạm đất. Vận tốc của vật khi chạm đất là g g A. v = g t . B. v = . C. v = . D. v = gt . t t Câu 10. Gia tốc rơi tự do của vật ở gần mặt đất thay đổi theo A. hình dạng của vật. B. khối lượng của vật. C. hình dạng và khối lượng của vật. D. vĩ độ trên mặt đất. Câu 11. Phương trình nào là phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều? 1 2 s A. s = vt. B. xxat . C. v . D. x = x0 + vt. 0 2 t Câu 12. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h xuống mặt đất. Thời gian rơi tự do của vật sẽ tăng gấp đôi khi A. tăng khối lượng của vật lên bốn lần. B. giảm khối lượng của vật đi một nửa. C. giảm độ cao thả vật đi một nửa. D. tăng độ cao thả vật lên bốn lần. Câu 13. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng cùng chiều dòng nước với vận tốc 6,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5 km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông là A. 8,0 km/h. B. 6,7 km/h. C. 6,3 km/h. D. 5,0 km/h. 1 ÔN GIỮA KỲ I NĂM 2022-2023
  2. Câu 14. Chọn phát biểu đúng ? A. Sai số tỉ đối càng lớn thì phép đo càng chính xác. B. Sai số tỉ đối của phép đo là tích số giữa sai số tuyệt đối với giá trị trung bình của đại lượng cần đo. C. Sai số tỉ đối của một tích hay thương, thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số. D. Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu, thì bằng tổng hay hiệu các sai số tuyệt đối của các số hạng. Câu 15. Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình chuyển động: x t 1 0t 8 2 (x tính bằng m, t tính bằng s) . Chất điểm có gia tốc A. - 1 m/s2. B. 10 m/s2. C. 8 m/s2. D. - 2 m/s2. Câu 16. Một học sinh tiến hành đo gia tốc rơi tự do tại phòng thí nghiệm theo hướng dẫn của SGKVL 10 CB. Phép đo gia tốc rơi tự do của học sinh này cho giá trị trung bình sau nhiều lần đo là g = 9,7166667 m/s2 với sai số tuyệt đối trung bình tương ứng là g 0,0681212 m/s2. Kết quả của phép đo được biểu diễn bằng A. g = 9,7 + 0,1 (m/s2). B. g = 9,72 0,07 (m/s2). C. g = 9,717 + 0,068 (m/s2). D. g = 9,72 0,068 (m/s2). Câu 17. Sức cản của không khí A. làm cho vật nặng rơi nhanh, vật nhẹ rơi chậm. B. làm cho vật rơi chậm dần. C. làm cho các vật rơi nhanh, chậm khác nhau. D. không ảnh hưởng gì đến sự rơi của các vật Câu 18. Một xe đang chạy với vận tốc 5m/s thì tăng tốc. Sau 4 giây xe đạt vận tốc 10 m/s. Gia tốc của xe là bao nhiêu? A. 1,25 m/s2. B. 2,25 m/s2. C. 1,15 m/s2. D. 1 m/s2. Câu 19. Một vật chuyển động có phương trình vận tốc v = (5 + 2t) (m/s). Sau 10 giây vật đi được quãng đường là A. 150 m. B. 250 m. C. 50 m. D. 100 m. Câu 20. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, sau 5 s thì dừ ng lại hăn.̉ Quãng đường đoàn tàu chạy được sau 3 s kể từ lúc hãm phanh là A. 21 m. B. 16 m. C. 25 m. D. 34 m. Câu 21. Dụng cụ không tham gia thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do mà các em đã được làm là A.cổng quang điện. B. thước đo độ dài. C. viên sắt hình trụ. D. nam châm vĩnh cửu. Câu 22. Một vật đứng yên hay chuyển động là do vật được quan sát A. trong các hệ quy chiếu khác nhau. B. bởi những người quan sát khác nhau. C. không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động. D. ở các thời điểm khác nhau. Câu 23. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x = 5 – 20t ( x đo bằng km và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2 giờ chuyển động là A. 40 km. B. 35 km. C. -35 km. D. -40 km. 2 ÔN GIỮA KỲ I NĂM 2022-2023
  3. Câu 24. Phương trình chuyển động của một vật có dạng x = 4t2 - 3t + 7 (x tính bằng m; t tính bằng s). Nhận xét nào sau đây là sai ? A. Gia tốc của vật là 4 m/s2. B. Gia tốc của vật là 8 m/s2. C. Vận tốc ban đầu v0 = -3 m/s. D. Tọa độ ban đầu x0 = 7 m. Câu 25. Vào lúc 7giờ sáng tại hai thành phố Cà Mau và Bạc Liêu hai xe cùng khởi hành và chuyển động thẳng đều ngược chiều đến gặp nhau. Vận tốc của xe đi từ Cà Mau là 54km/h, của xe đi từ Bạc Liêu là 36km/h. Chọn chiều dương từ Cà Mau đến Bạc Liêu, gốc tại Cà Mau. Biết Cà Mau cách Bạc Liêu 50km. Hai xe gặp nhau vào lúc A. 7 giờ 33 phút. B. 7 giờ 23 phút. C. 7 giờ 43 phút. D. 7 giờ 53 phút. Câu 26. Một chiếc xà lan chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 3 giờ. A, B cách nhau 36 km. Nước chảy với vận tốc 4 km/h. Vận tốc tương đối của xà lan đối với nước bằng bao nhiêu ? A. 32 km/h. B. 8 km/h. C. 12 km/h. D. 16 km/h. Câu 27. Chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pa-ri (Cộng hoà Pháp) khởi hành vào lúc 16 giờ ở Hà Nội ngày hôm trước, đến Pa-ri lúc 6 giờ sáng hôm sau theo giờ Pa-ri. Biết giờ Pa-ri chậm hơn giờ Hà Nội 6 giờ, thời gian máy bay bay từ Hà Nội tới Pa-ri là A. 20 giờ. B. 18 giờ. C. 17 giờ. D. 14 giờ. Câu 28. Chuyển động thẳng đều có A. gia tốc bằng không. B. quãng đường đi được là hàm bậc hai theo thời gian C. vận tốc thay đổi theo thời gian. D. phương trình chuyển động là hàm bậc hai theo thời gian. Câu 29. Vật nào được xem là rơi tự do? A. Viên đạn đang bay trên không trung. B. Phi công đang nhảy dù (đã bật dù). C. Quả táo rơi từ trên cây xuống. D. Máy bay đang bay gặp tai nạn và rơi xuống. Câu 30. Chuyển động thẳng chậm dần đều có A. a 0. D. vận tốc giảm theo thời gian. Câu 31. Chuyển động rơi tự do là A. một chuyển động thẳng nhanh dần. B. một chuyển động thẳng đều. C. một chuyển động thẳng nhanh dần đều. D. một chuyển động thẳng chậm dần đều. Câu 32. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng luôn đi qua gốc tọa độ. B. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng song song với trục Ot. C. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường cong. D. Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một đường thẳng. Câu 33. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động A. có qũy đạo là đường thẳng và vận tốc tăng dần đều theo thời gian. B. có qũy đạo là đường thẳng và vận tốc tăng dần theo thời gian. C. có vận tốc tăng dần theo thời gian. D. có gia tốc tăng dần đều theo thời gian. 3 ÔN GIỮA KỲ I NĂM 2022-2023
  4. Câu 34. Một người đi xe đạp trên nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ 30 km/h, trên nửa đoạn đường thứ hai với tốc độ 20 km/h. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là A. 22 km/h. B. 24 km/h. C. 25 km/h. D. 28 km/h. Câu 35. Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Thời gian vật rơi trong 10 m cuối cùng là A. 0,17 s B. 0,19 s C. 0,21 s D. 0,15 s Câu 36. Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900 km theo chiều gió mất 2,5 h. Biết khi không có gió máy bay bay với vận tốc 300 km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu? A. 360 km/h B. 60 km/h. C. 420 km/h D. 180 km/h Câu 37. Lúc 9giờ, một xe khởi hành từ A đi về B chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h. Nửa giờ sau, một xe đi từ B về A với vận tốc 54 km/h. Cho AB=153 km. Thời điểm hai xe gặp nhau là A. 11giờ B. 10giờ 45phút C. 10giờ 30phút D. 10giờ Câu 38. Theo công thức cộng vận tốc thì vận tốc tuyệt đối là A. vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên. B. vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động. C. vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên. D. vận tốc của vật đối với một hệ quy chiếu bất kì. Câu 39. Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện? A. Bọc kỹ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện. B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện. C. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện. D. Bảo trì hệ thống điện và các đồ dùng điện. Câu 40. Biển báo nào sau đây cảnh báo điện giật? A. B. C. D. Câu 41. Phép đo nào sau là phép đo gián tiếp? A. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. B. Đo hiệu điện thế bằng volt kế. C. Đo gia tốc rơi tự do thông qua công thức: s = ½ gt². D. Đo lượng mưa bằng vũ kế. Câu 42. Người đặt nền móng cho phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học là A. Issac Newton. B. Galileo Galilei. C. Aristotle. D. Ptolemy. Câu 43. Nguyên nhân chính nào dẫn đến sự ra đời của vật lý hiện đại? A. Do khủng hoảng của vật lý cổ điển cuối thế kỷ XIX. B. Do sự ra đời của cơ học lượng tử. D. Do sự xuất hiện của các nhà khoa học hiện đại. C. Do sự ra đời của lý thuyết tương đối. 4 ÔN GIỮA KỲ I NĂM 2022-2023
  5. Câu 44. Trong các đồ thị vận tốc – thời gian sau đây, đồ thị nào mô tả chuyển động của vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc ban đầu bằng 0? v v v v O t A. B. C. D. Câu 45. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau thời gian t, vận tốc xe tăng Δv. Sau thời gian t kế tiếp, vận tốc xe tăng thêm Δv′. So sánh Δv và Δv′: A. Δv = Δv′. B. Δv > Δv′. C. Δv < Δv′. D. Δv ≥ Δv′. Câu 46. Một vật chuyển động thẳng với phương trình x = 4t – t² (m; s). Chuyển động của vật là A. nhanh dần đều. B. thẳng đều. C. chậm dần đều. D. biến đổi đều. Câu 47. Đồ thị tọa độ – thời gian nào sau đây biểu diễn hai xe xuất phát tại các vị trí và thời điểm khác nhau? x 1 2 O t A. B. C. D. Câu 48. Một vận động viên marathon đang chạy đều với vận tốc 15 km/h. Khi còn cách đích 7,5 km thì có một con chim bay vượt qua người ấy đến đích với vận tốc 30 km/h. Khi con chim chạm vạch tới đích thì quay lại và gặp vận động viên thì quay lại bay về vạch đích và cứ tiếp tục cho đến lúc cả 2 đều cùng đến vạch đích. Vậy con chim đã bay được bao nhiêu km trong quá trình trên? A. 7,5 km. B. 30 km. C. 15 km. D. 25 km. Câu 49. Hai bến sông A và B cách nhau 36 km theo đường thẳng. Biết vận tốc của ca-nô khi nước không chảy là 20 km/h và vận tốc của dòng nước đối với bờ sông là 4 km/h. Thời gian canô chạy từ A đến B rồi trở ngay lại A bằng A. 3 giờ 30 phút. B. 3 giờ 45 phút. C. 2 giờ 45 phút. D. 4 giờ 15 phút. Câu 50. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 20 m/s và gia tốc có độ lớn 2 m/s². Chọn Ox có gốc tại vị trí lúc đầu của vật, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động. Phương trình chuyển động của vật là A. x = ‒20t + t² (m). B. x = 20t – t² (m). C. x = ‒20t – t² (m). D. x = 20t + t² (m). Câu 51. Một ô tô chuyển động chậm dần đều, trong 2 giây cuối ô tô đi được 2 m. Gia tốc của ô tô là A. – 1 m/s². B. – 2 m/s². C. – 0,5 m/s². D. – 0,25 m/s². 5 ÔN GIỮA KỲ I NĂM 2022-2023
  6. Câu 52. Một chất điểm chuyển động biến đổi đều với vận tốc ban đầu vₒ = 18 km/h và quãng đường nó đi được trong giây thứ 2 là 8 m. Quãng đường chất điểm chuyển động trong 10 s là A. s = 150 m. B. s = 100 m. C. s = 125 m. D. s = 75 m. Câu 53. Một ôtô chạy đều trên một con đường thẳng với tốc độ 25 m/s (vượt quá tốc độ) thì bị cảnh sát giao thông phát hiện. Chỉ sau 2 s khi ôtô đi qua một cảnh sát, anh cảnh sát này bắt đầu đuổi theo với gia tốc không đổi và bằng 6 m/s2. Thời điểm và vị trí anh cảnh sát đuổi kịp ôtô là A.sau 1 s kể từ lức anh cảnh sát xuất phát, cách vị trí xuất phát của anh cảnh sát 75 m. B. sau 10 s kể từ lúc anh cảnh sát xuất phát,cách vị trí xuất phát của anh cảnh sát 300 m. C. sau 12 s kể từ lúc anh cảnh sát xuất phát, cách vị trí xuất phát của anh cảnh sát 300 m. D. sau 3 s kể từ lúc anh cảnh sát xuất phát, cách vị trí xuất phát của anh cảnh sát 75 m. Câu 54. Sự rơi tự do là A. chuyển động khi không có lực tác dụng. B. chuyển động khi bỏ qua lực cản. C. một dạng chuyển động thẳng đều. D. chuyển động của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Câu 55. Đường đi của vật chuyển động thẳng biến đổi đều là: s = 3t + 2t2 (m;s). Vận tốc tức thời của vật tại t=2s là A. 11 m/s. B. 10 m/s. C. 5 m/s. D. 7 m/s. Câu 56. Một chất điểm chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox có đồ x(cm) thị tọa độ - thời gian như hình vẽ. Chọn kết luận sai? 20 A. Tốc độ trung bình của vật là 10 cm/s. B. Tọa độ ban đầu của vật là –10 cm. C. Vật đang chuyển động theo chiều dương. t(s) O D. Quãng đường vật đi được trong 3s là 20 cm. 3 -10 Câu 57. Một ô tô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B. Tốc độ của ô tô trong một phần ba đoạn đường đầu là 30 km/h, trong một phần ba đoạn đường tiếp theo tốc độ là 60 km/h. Tốc độ trung bình trong cả quá trình đi từ A đến B là 50 km/h. Tốc độ của ô tô trong một phần ba đoạn đường còn lại bằng A. 43 km/h. B. 100 km/h. C. 60 km/h. D. 47 km/h. Câu 58. Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ. Tốc độ trung bình trong suốt quá trình chuyển động xấp xỉ bằng A.3,9m/s. B. 8,0m/s C. 5,4 m/s. D. 0 m/s. Câu 59. Một ôtô đang chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 10m/s. Sau một khoảng thời gian vận tốc của ôtô là 20m/s. Tốc độ trung bình của ôtô trong khoảng thời gian đó là A.15m/s. B. 13,3m/s. C. 10m/s. D. 20m/s. 6 ÔN GIỮA KỲ I NĂM 2022-2023
  7. Câu 60. Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây, phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ? A. x = 15+40t (km, h . B. x = 80-30t (km, h . C. x = -60t (km, h . D. x = -60-20t (km, h. Câu 61. Đồ thị vận tốc – thời gian của v(m/s) một thang máy khi đi từ sàn tầng 1 lên sàn tầng 3 của trung tâm thương mại 2 Vincom Hùng Vương - Huế có dạng như hình vẽ. Giả sử chiều cao của các tầng là giống nhau. Chiều cao của trung tâm 1 thương mại Vincom Hùng Vương - Huế t(s) có quy mô 39 tầng nổi gần bằng O 1 2 3 4 A. 200m. B. 160m. C. 100m. D. 150m. Câu 62. Gọi A là giá trị trung bình, A'là sai số dụng cụ, A là sai số ngẫu nhiên, A là sai số tuyệt đối. Sai số tỉ đối của phép đo là A A A' A A. A .100%. B.  . 1 0 0 % . C.  A .100%. D.  . 1 0 0 % . A A A A A A Câu 63. Một học sinh đo gia tốc rơi tự do g bằng cách đo quãng đường rơi s và thời gian rơi t rồi dùng công 1 thức sgt 2. Áp dụng công thức về sai số để xác định sai số g ta có kết quả nào? 2 gst gst A. gst 2 . B. gst 2 . C. 2. D. 2. gst gst Câu 64. Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được các giá trị khác nhau: A1, A2, , An. Giá trị trung bình của A là A. Sai số tuyệt đối ứng với lần đo thứ n được tính bằng công thức: AA n AA n A. A . B. AAAnn . C. A . D. AAAnn . n 2 n 2 Câu 65. Dùng một đồng hồ đo thời gian để đo 5 lần thời gian rơi tự do của một vật kết quả cho trong bảng Lần đo 1 2 3 4 5 t(s) 0,398 0,399 0,408 0,410 0,406 Giá trị trung bình của phép đo là A. 0, 402 s B. 0,404 s C. 0,396 s D. 0,412 s Câu 66. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x 10t 5t 2 (x:m; t:s).Vận tốc tức thời của chất điểm lúc t= 2 s là A. 40 m/s. B. 20 m/s C. 30 m/s D.26 m/s. Câu 67. Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống đất. Vận tốc của nó khi chạm đất là (Cho g 10m s 2 ). A. v = 5m/s B. v = 8 m/s C. v = 10m/s D. v = 12 m/s 7 ÔN GIỮA KỲ I NĂM 2022-2023
  8. Câu 68. Một vật rơi tự do từ độ cao h, vận tốc lúc chạm đất là 30m/s. Hỏi độ cao khi buông vật là bao nhiêu ? Lấy g = 10m/s2. A.h = 20m B.h = 30m C. h = 40m D. h = 50m Câu 69. Trong các đồ thị dưới đây, đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng đều? x v v x x0 v0 v0 t t t O O O O t (I) (II) (III) (IV) Câu 70. Hai xe ôtô xuất phát cùng lúc từ hai bến A và B cách nhau 10 km ngược chiều.Xe ôtô thứ nhất chuyển động từ A với vận tốc 30 km/h đến B. Xe thứ hai chuyển động từ B về A với vận tốc 40 km/h.Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian là lúc hai xe xuất phát, chiều dương từ A đến B. Phương trình chuyển động của 2 xe là A. x1 = 30t ; x2 = 10 + 40t ( km ). B. x1 = 30t ; x2 = 10 - 40t ( km ). C. =10 – 30t ; x2 = 40t (km ). D. =10 + 30t ; x2 = 40t (km ). Câu 71. Dựa vào đồ thị vận tốc - thời gian của hình bên . Hãy xác định gia tốc của chuyển động : - trên đoạn OA - trên đoạn AB v(m/s ) - trên đoạn BC A B 10 C O 5 10 20 t(s) Câu 72. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều A. vận tốc luôn dương. B. gia tốc luôn luôn âm C. a luôn luôn trái dấu với v. D. a luôn luôn cùng dấu với v. Câu 73. Thả một hòn đá rơi từ độ cao h xuống đất,thời gian rơi là 1 s. Nếu thả hòn đá từ độ cao 9h,thì thời gian rơi là A. 3 s B.2 s C. 1 s D.4 s Câu 74. Một xuồng máy chạy xuôi dòng từ A đến B mất 2 h. A cách B 18 km. Nước chảy với tốc độ 3km/h. Vận tốc của xuồng máy đối với nước là A. 6 km/h B. 9 km/h C. 12 km/h D. 4 km/h. 8 ÔN GIỮA KỲ I NĂM 2022-2023
  9. Câu 75. Lúc 8h một ôtô đi qua A trên một đường thẳng với vận tốc 10 m/s, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó tại một điểm B cách A 560m, một xe thứ hai khởi hành đi ngược chiều với xe thứ nhất chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau là A. lúc 8 giờ 30 s, Nơi gặp nhau cách A 240 m. B. lúc 8 giờ 40 s, Nơi gặp nhau cách A 240 m. C. lúc 8 giờ 40 s, Nơi gặp nhau cách A 120 m. D. lúc 8 giờ 30 s, Nơi gặp nhau cách A 120 m. Câu 76. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều quãng đường đi được trong giây thứ 3 là là 8 m và quãng đường đi được trong giây thứ 6 là 2 m. Vận tốc đầu và gia tốc của vật là vmsams 10/,1/ 2 A. 0 vmsams 16/,3/ 2 B. 0 vmsams 14/,4/ 2 C. 0 vmsams 13/,2/ 2 D. 0 Câu 77. Hai vật được thả rơi tự do tại nơi có g = 10m/s2. Biết rằng độ cao kể từ đó vật thứ nhất được thả rơi 4 lần độ cao vật thứ hai so với mặt đất. Vậy tỉ số vận tốc của vật thứ nhất với vận tốc của vật thứ hai v1/v2 ngay khi chạm đất sẽ là A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 78. Chọn câu sai. Hai vật có khối lượng (m2 > m1 ) được thả rơi tự do ở cùng một nơi, cùng một lúc và cùng độ cao thì A. vật m2 rơi nhanh hơn vật m1. B. vận tốc của hai vật khi chạm đất là như nhau. C. rơi cùng một gia tốc g. D. hai vật chạm đất cùng một lúc. Câu 79. Dùng thước thẳng có giới hạn đo là 20 cm và độ chia nhỏ nhất là 0,4 cm để đo chiều dài chiếc bút máy. Nếu chiếc bút có độ dài cỡ 15 cm thì phép đo này có sai số tuyệt đối và sai số tỷ đối là A. l = 0,2 cm; 1%. B. l = 0,4 cm; 2,66%. C. l = 0,2 cm; 1,33%. D. l = 0,4 cm; 2%. Câu 80. Một con kiến bò dọc theo miệng chén có dạng là đường tròn bán kính R. Khi đi được nửa đường tròn, đường đi và độ dời của con kiến trong chuyển động trên là? A. πR và πR. B. 2R và πR. C. πR và 2R. D. πR và 0. Câu 82. Hành động nào không tuân thủ quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Bố trí dây điện gọn gàng. B. Dùng tay không có đồ bảo hộ để làm những thí nghiệm với nhiệt độ cao. C. Trước khi cắm hoặc rút phích cắm của thiết bị điện, phải tắt công tắc nguồn. D. Trước khi làm thí nghiệm với bình thủy tinh, cần kiểm tra bình có bị nứt vỡ hay không. Câu 83. Một vật nhỏ chuyển động thẳng nhanh dần đều. Vật qua A với vận tốc vA = 2 m/s, vật qua B với vận tốc vB = 12 m/s. Vật qua trung điểm M của đoạn AB với vận tốc bằng A. 8,6 m/s B. 4,3 m/s. C. 9,6 m/s. D. 5,9 m/s. Câu 84. Theo quy ước, số 12,10 có bao nhiêu số chữ số có nghĩa là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4 9 ÔN GIỮA KỲ I NĂM 2022-2023
  10. Câu 85. Loại sai số do chính đặc điểm và dụng cụ gây ra gọi là A.sai số hệ thống. B. sai số ngẫu nhiên. C. sai số tỉ đối. D.sai số tuyệt đối. Câu 86 . Loại sai số không có nguyên nhân rõ ràng gọi là A.sai số gián tiếp. B. sai số ngẫu nhiên. C. sai số dụng cụ. D. sai số tỉ đối. Câu 87. Sai số do dụng cụ đo thông thường được lấy bằng A. một phần tư hoặc một nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. B. một hoặc hai lần độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. C. một phần tư hoặc một phần tám độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. D. một nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. Câu 87. Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc A-ri-xtốt mắc sai lầm khi xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau? A.Khoa học chưa phát triển. B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình. C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông. D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình. Câu 89. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất vào giữa thế kỉ XIX ? A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. C. Nghiên cứu về thuyết tương đối. Câu 90.Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai vào cuối thế kỉ XIX ? A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. C. Nghiên cứu về thuyết tương đối. Câu 91. Ai được mệnh danh là “cha đẻ” của phương pháp thực nghiệm A.Niu-tơn. B. Ga-li-lê. C. Anh-xtanh. D.Giêm Oát. Câu 92. Thành tựu nghiên cứu máy hơi nước do Giêm Oát sáng chế năm 1765 dựa trên những kết quả nghiên cứu về A. điện học. B. nhiệt học. C. quang học. D. thuyết tương đối. Câu 93. Cơ học là một ngành của vật lí, nghiên cứu về A. chuyển động của các loài động vật trong môi trường tự nhiên. B. sự truyền của ánh sáng trong các môi trường khác nhau. C. chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian dưới tác dụng của các lực. D. chuyển động của các vật trong môi trường tự nhiên. Câu 94. Quang học là một ngành của vật lí, nghiên cứu về A. các dụng cụ quang học như gương cầu, gương phẳng, thấu kính, B. các tính chất và hoạt động của ánh sáng C. năng lượng của ánh sáng và cách sử dụng năng lượng ánh sáng vào đời sống. D. sự truyền ánh sáng trong môi trường tự nhiên. HẾT MẤY EM GIẢI XONG, LIÊN HỆ ZALO CÁ HÂN THẦY ĐỂ THẦY GỞI CLIP BÀI GIẢI ( hạn chót giải xong là thứ năm: ngày 5 – 11-2022) 10 ÔN GIỮA KỲ I NĂM 2022-2023