Ôn tập Cuối năm các môn Lớp 4

docx 26 trang hangtran11 12/03/2022 8011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Cuối năm các môn Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_cuoi_nam_cac_mon_lop_4.docx

Nội dung text: Ôn tập Cuối năm các môn Lớp 4

  1. ÔN TẬP CUỐI NĂM ĐỀ 1 ( Thứ hai) Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng a. Trong số 7 912345, chữ số 1 có giá trị là: A. 1 B. 1000 C. 12345 D. 10000 3 b. Phân số 4 lớn hơn phân số nào trong các phân số sau? A. 7 B. 5 C. 9 D. 4 11 6 12 5 c. Chữ số điền vào dấu * trong số 21*34 để được số chia hết cho 9 là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 d. Trong các phân số: 5 ; 7 ; 9 ; 8 ; 5 ; 13 , phân số lớn hơn 1 là: 6 3 9 7 9 13 A. 5 ; 5 B. 7 ; 8 C. 9 ; 13 D. Tất cả các phân số đã cho 6 9 3 7 9 13 e. 3 của 45m là: 5 A. 27m B. 18m C. 25m D. 30m Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) 106m2 = dm2 b) 6tạ 8kg = kg c) 7dm2 9 cm2 = cm2 d) 2034kg = tấn kg Bài 3:Tính. a) 5 + 7 b) 9 - 3 c) 645 × 405 24144 : 48 6 12 16 8 4685 + 2347 57696 + 8145 793575 + 6425 514625 + 82398 987864 – 783251 628450 – 35813 80000 – 48765 65102 - 13859 Bài 4:Hai mảnh đất có tổng diện tích là 250m 2. Mảnh đất thứ nhất có diện tích bằng 2 diện 3 tích mảnh đất thứ hai. a) Tính diện tích của mỗi mảnh đất.
  2. b) Người ta lấy 3 diện tích của mảnh đất thứ hai để trồng hoa. Tính diện tích đất trồng hoa. 5 Bài 5: Viết phân số 17 thành tổng của 3 phân số có tử số là 1 và mẫu số khác nhau. 20 TIẾNG VIỆT Cho văn bản sau NHỮNG CHÚ CHÓ CON Ở CỬA HIỆU Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác? ” Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con”. Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?” Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy chỉ có một chú bị tụt lại phía sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?” Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua”. Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu”. Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu được không ạ?” - Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! - Người chủ cửa hàng khuyên. - Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu. Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó”. Đăn Clát Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Cậu bé khách hàng chú ý đến con chó nào? M1 A. Chú chó con lông trắng muốt. C. Chú chó con chậm chạp, hơi khập khiễng. B. Chú chó con bé xíu như cuộn len. D. Chú chó con như năm cuộn len. Câu 2: Vì sao cậu bé không muốn người bán hàng tặng con chó đó cho cậu? M2 A. Vì con chó đó bị tật ở chân. B. Vì cậu cho rằng con chó đó cũng có giá trị ngang bằng những con chó mạnh khỏe khác trong cửa hàng. C. Vì cậu không muốn mang ơn người bán hàng.
  3. D. Vì con chó đó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Câu 3: Tại sao cậu lại mua con chó bị tật ở chân? M3 A. Vì cậu thấy thương hại con chó đó. B. Vì con chó đó rẻ tiền nhất. C. Vì con chó đó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được. D. Vì con chó đó có hoàn cảnh giống như cậu, cậu đồng cảm và muốn chia sẻ cùng nó. Câu 4: Theo em, câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? M4 Câu 5: Em hãy đóng vai ông chủ cửa hàng, nói một câu cảm khi biết cậu bé là người khuyết tật. Viết câu cảm đó. M3 Câu 6: Câu: “Con chó này bị sao vậy bác?” là loại câu gì? M1 A. Câu kể. B. Câu cảm. C. Câu hỏi. D. Câu khiến. Câu 7: Trong câu: “Gương mặt cậu bé thoáng buồn” bộ phận nào là chủ ngữ? M2 A. Gương mặt cậu bé. B. Gương mặt. C. Cậu bé. D. Thoáng buồn. Câu 8: Nghĩa của từ ‘‘xúc động’’ trong câu ‘‘Nghe thế, Cậu bé tỏ ra xúc động’’ giống nghĩa của từ nào dưới đây? M1 A. Động viên.B. Cảm động. C. Tiếng động.D. Động lực. Câu 9: Trong câu: “Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra”. M2 Trạng ngữ là: Câu 10: Chọn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: M3 a) Các bạn nhỏ đang (vui nhộn, vui đùa) ngoài công viên. b) Bố em là người rất (vui tính, vui lòng). Đề bài: Tả một cây hoa mà em yêu thích.
  4. ĐỀ 2 ( THỨ BA) Phần I: Trắc nghiệm Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Câu 1:Trong các phân số sau phân số nào lớn hơn 1: A. 4 B. 8 C. 5 D. 3 7 5 5 4 Câu 2. Giá trị chữ số 4 trong số 240 853 là: A. 4 B. 40 C. 40853 D. 40 000 Câu 3. Trong các phân số 12 ; 2 ; 3 ; 41 phân số tối giản là: 6 6 6 6 A. 12 B. 2 C. 3 D. 41 6 6 6 6 Câu 4. Quãng đường AB dài 6 km. Trên bản đồ tỉ lệ 1: 100 000, quãng đường từ A đến B đo được bao nhiêu cm? A. 6 m B. 6 cm C. 6 dm D. 60 cm Câu 5. Hình thoi có diện tích là 30 dm2. Biết độ dài đường chéo thứ nhất là 6dm. Tính độ dài đường chéo thứ hai của hình bình thoi đó. A. 24 dm B. 5 dm C. 10 dm D. 5 dm2 Câu 6. Để 244a chia hết cho cả 3 và 5 thì giá trị của a là A.0 B.3 C. 5 D. 8 Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 8m2 5dm2 = cm2 2 tấn 5 tạ = kg 124 phút = giờ phút 7m 3cm = cm Phần II. Tự luận Bài 3: Tìm x 3 4 5 x + = 1 x : = 5 7 6 Bài 2. Tính a) 2 + 4 b) 5 - 3 7 6 5 2307 × 38 17304 : 56 Bài 3. Hai thửa ruộng thu hoạch được 45 tấn 7 tạ thóc. Số thóc thửa thứ nhất thu hoạch được ít hơn số thóc thửa thứ hai 5 tạ thóc. Hỏi mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
  5. Bài 4.Tính bằng cách thuận tiện nhất: 4 3 4 6 4 4 a) b, 9812 × 143 – 42 × 9812 – 9812 5 7 5 7 5 14 TIẾNG VIỆT TẤM LÒNG THẦM LẶNG Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: – Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ? – Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. – Chào chị! Bố tôi lên tiếng trước .– Chị có phải là mẹ của cháu Giêm–mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm – mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. –Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả.–Mẹ Giêm– mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng hai người cũng đồng ý cho Giêm – mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân của Giêm – mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm - mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm – mi may mắn trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm – mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “ Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”. ( Bích Thủy) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: (0.5đ M1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? a. Bị tật ở chân. b. Bị ốm nặng. c. Bị khiếm thị. Câu 2: (0.5đ M1). Ai là người muốn giúp đỡ chữa lành đôi chân cho cậu bé? M10,5 a. Người lái xe . b. Ông chủ. c. Mẹ Giêm – mi
  6. Câu 3: (0.5đ M2). Ông chủ đã làm gì cho cậu bé? a. Cho cậu một số tiền lớn để cậu có vốn làm ăn, buôn bán. b. Đến nhà chữa bệnh cho cậu. c. Cho người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi chữa bệnh. Câu 4: (0.5đ M2). Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó? a.Vì ông không có thời gian. b.Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình. c. Vì ông ngại xuất hiện. Câu 5: (1.0đ M3). Ông chủ trong câu chuyện là một con người như thế nào? .Câu 6: (1,0 đ M4). Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Câu 7: (0.5đ M1): Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm? A. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân. B. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. C. Đi chơi xa để xem phong cảnh. Câu 8: (0.5đ M2): Trạng ngữ có trong câu: Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “ Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”. A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đíc Câu 9: (1đ M3) Chuyển câu kể sau thành câu khiến : Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”. Câu 10: (1đ M3) Em đến nhà bạn chơi thấy phòng ngủ của bạn ngăn nắp, sạch sẽ, em hãy nói một câu cảm để tỏ thái độ của mình với bạn?
  7. Đề bài: Tả một đô chơi mà em yêu thích. ĐỀ 3 (THỨ TƯ) PHẦN I : Trắc nghiệm Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 1. Cho biểu thức : 1 - x = 2 , x có giá trị là: 3 5 A. B. 2 C. 0 D. 1 6 3 3 3 2. Cho 2m2 3cm2 = cm2. Số thích hợp điền vào chỗ châm là: A. 20 003 B. 2 003 C. 203D. 23 3. Phân số nào lớn hơn 1? A. 12 B. 3 C. 4 D. 9 13 2 5 10 4. Một hình thoi có độ dài các đường chéo là 8cm và 6cm. Diện tích hình thoi là: A. 14m2 B. 24cm2 C. 48 cm2 D. 7cm2 50 10 5. Cho Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 75 A. 5 B. 75 C. 15 D. 50 2 3 4 5 6. Cho biểu thức: . Biểu thức có kết quả là: 3 4 5 6 A. 2 B. 1 C. 1 D. 2 8 8 3 3 7. Một hình bình hành có độ dài đáy là 16 dm, chiều cao là 8 dm. Diện tích hình bình hành đó là: A. 128 dm2 B. 24 dm2 C. 48 dm2 D. 2 dm2 PHẦN II: Tự luận Bài 1: Tính: a) 3 + 1 b) 2 - 2 c) 1475 × 235 d) 51392 : 64 4 3 3 5 Bài 2: Tìm y:
  8. a) y + 3 = 3 b) 5 - y = 1 4 2 3 2 Bài 3: Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 240m, chiều rộng bằng 3 chiều dài. Tính diện 5 tích của khu vườn. Bài 4:Tính nhanh: a) 3 : 1 + 6 : 1 - 2 : 1 b) 2020 x 74 + 2020 x 30 – 2020 x 4 7 5 7 5 7 5 Bài 5: Một lớp học có 38 học sinh. Số học sinh nam nhiều học sinh nữ là 6 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ? Bài 6: Một hình chữ nhật có nửa chu vi 48 cm, chiều dài hơn chiều rộng 12 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó. Bài 7: Một đội xe có 5 xe to, mỗi xe chở 27 tạ gạo và có 4 xe nhỏ, mỗi xe chở 18 tạ gạo. Hỏi trung bình mỗi xe chở bao nhiêu tạ gạo? TIẾNG VIỆT EM YÊU BUỔI TRƯA Buổi sáng rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích. Em thích buổi sáng và cũng thích buổi chiều, nhưng em còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm em yêu nó nhất. Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, em thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, em thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ. Rồi bố mẹ cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, có củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà em hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân một nắng hai sương. Em yêu lắm những buổi trưa mùa hè ! Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Màn sương lãng mạn, không khí trong lành mát mẻ, sự sống đang hồi sinh là miêu tả đặc điểm của cảnh vật vào buổi nào? A. Buổi sáng C. Buổi chiều B. Buổi trưa D. Buổi tối Câu 2: Phần đông mọi người yêu thích buổi chiều vì:
  9. A, Không khí trong lành, mát mẻ C. Gió thổi nhẹ, sương lam, những vệt sáng đỏ kì quái B. Sự sống đang hồi sinh D. Được ngắm sương lãng mạn, thưởng thức cơm lam Câu 3: Buổi trưa mùa hè có đặc điểm gì khiến tác giả yêu thích? A. Nắng vàng rót mật nên thơ. C. Nắng vàng rót mật êm dịu và dễ chịu. B. Ấm áp, êm dịu và dễ chịu. D. Nắng như đổ lửa. Câu 4: Đánh dấu X vào ô trống trước những ý đúng về nội dung bài: a.Mùi rơm khô ngai ngái, sợi rơm vàng khoe sắc. b.Thóc đã được hong khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ, mọi người được no ấm. c. Nắng trưa mùa đông ấm áp rất nên thơ. Câu 5: “Em yêu lắm những buổi trưa mùa hè!” Thuộc loại câu: A. Câu kể C. Câu cảm B. Câu hỏi D. Câu khiến Câu 6:Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Nhờ có buổi trưa này, em đã hiểu ra nỗi nhọc nhằn của cha mẹ. Chủ ngữ: Vị ngữ: . Câu 7: Câu thành ngữ “Một nắng hai sương” có nghĩa là: A. Nói lên nỗi vất vả của người nông dân dãi nắng dầm sương để làm ra hạt gạo. B. Nói lên hiện tượng thời tiết trong một ngày. C. Một nắng- nắng oi bức vào buổi trưa, hai sương- sương buổi sáng sớm và buổi tối. D. Nắng nóng, sương rơi từ sáng sớm đến chiều tối. Câu 8: Qua bài đọc Em yêu buổi trưa, dưới cái nắng chói chang oi bức của mùa hè, em cảm nhận được những điều gì từ cuộc sống? . . . Câu 9: Đặt 1 câu khiến và cho biết câu đó dùng để làm gì? Câu 10: Em hãy nối cột A với cột B cho phù hợp. Cột A Cột B 1. Khi nêu yêu cầu, đề nghị a.cần có cách xưng hô cho phù
  10. hợp và thêm vào trước hoạc sau động từ các từ làm ơn, giùm, giúp, 2. Muốn cho lời yêu cầu đề, b. phải giữ phép lịch sự. nghị được lịch sự 3. Câu cảm (câu cảm thán) c. ôi, chao, chà, trời ; quá, lắm, thật Khi viết cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!). d. là câu dùng để bộc lộ cảm xúc 4. Trong câu cảm thường có (vui mừng, thán phục, đau xót, các từ ngữ : ngạc nhiên, ) của người nói. Đề bài: Tả một đô dùng học tập mà em yêu thích. ĐỀ 4 ( THỨ NĂM) PHẦN I. Trắc nghiệm (3,5đ): Khoanh tròn chữ cái đặt trước đáp án hoặc câu trả lời đúng : 1. Cho biểu thức : 1 : x = 2 , x có giá trị là: 3 5 A. B. 3 C. 0 D. 2 6 2 3 3 2. Cho 1m2 5cm2 = cm2. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 10 005cm2 B. 1 005cm2 C. 105cm2 D. 15cm2 3. Một hình thoi có độ dài các đường chéo là 12cm và 8cm. Diện tích hình thoi là: A. 20m2 B. 24cm2 C. 48 cm2 D. 96cm2 40 10 4. Cho Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 72 A. 4 B. 18 C. 36 D. 10 3 4 5 6 5. Cho biểu thức: . Biểu thức có kết quả là: 4 5 6 7 A. 3 B. 3 C. 1 D. 2 8 7 3 3 6. Một hình bình hành có độ dài đáy là 24 dm, chiều cao là 15 dm. Diện tích hình bình hành là: A. 76 dm2 B. 39 dm2 C. 180 dm2 D. 360 dm2
  11. PHẦN II: Tự luận (6, 5 điểm) Bài 1: Tính: (2 điểm) a) 3 + 1 b) 2 - 2 6789 × 708 d)8466 : 102 4 3 3 5 Bài 2: Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 368m, chiều rộng bằng 3 chiều dài. Tính 5 diện tích của khu vườn. Bài 3: Tổng số tuổi của hai bà cháu cách đây 5 năm là 70 tuổi, cháu kém bà 66 tuổi. Tính số tuổi mỗi người hiện nay? 3 5 11 2 2 Bài 4: a)Tìm y: (1,5đ) y - = b)Tính : 4 3 10 5 3 Bài 5: Tính nhanh: (1đ): a) 4 × 113 × 25 – 5 × 112 × 20 b) 118 × (36 + 62) – 18 × (62 + 36) TIẾNG VIỆT Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: SAU TRẬN MƯA RÀO Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim cương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. Vích-to Huy-gô * Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: (0,5 điểm) Mùa hè, sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì ? A. Đôi mắt của em bé. B. Đôi môi của em bé C. Mái tóc của em bé. D. Đôi má của em bé. Câu 2: (0,5 điểm) Trong bức tranh thiên nhiên (sau trận mưa rào) này, em thấy cái đẹp nào nổi bật nhất ?
  12. A. Cây lá. B. Bầu trời. C. Chim chóc, ong bướm. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 3: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ âm thanh trong khu vườn sau trận mưa rào? A. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve. B. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve, tiếng gió hồi hộp dưới lá. C. Tiếng gió hồi hộp dưới lá, tiếng chim gù. D. Tiếng gió hồi hộp dưới lá, tiếng ong vo ve. Câu 4: (0,5 điểm) Trong bài có mấy hình ảnh được nhân hóa ? A. Một hình ảnh. B. Hai hình ảnh. C. Ba hình ảnh. D. Một hình ảnh. Câu 5: (0,5 điểm) Câu nào sau đây là câu khiến ? A. Con mèo này rất đẹp. B. Con mèo này có bộ long ba màu. C. Con mèo này bắt chuột rất giỏi. D. Ôi, Con mèo này đẹp quá! Câu 6: (0,5 điểm) Câu nào sau đây là câu khiến ? A. Bạn đang làm gì vậy ? B. Nhanh lên nào! C. Cậu bé vừa đi vừa huýt sáo. D. Mưa rơi. Câu 7: (0,5 điểm) Từ "Trinh bạch" thuộc từ loại nào ? A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ. D. Danh từ Câu 8: (0,5 điểm) Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong câu sau cho phù hợp: Nhà nước đã vận động các dân tộc thiểu số bãi bỏ tập quán (du canh du cư, du mục, du lịch, du ngoạn) Câu 9: (1 điểm) Em hãy đặt 1 câu cảm cho tình huống: Em thán phục một vũ công khiêu vũ đẹp. Câu 10: (1 điểm) Em hãy đặt một câu trong đó có trạng ngữ chỉ nơi chốn.
  13. Đề bài : Tả một con vật mà em thích. ĐỀ 5 ( THỨ SÁU) PHẦN I : Trắc nghiệm : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1 : M1 (0,5 điểm) Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 98m2 7dm2 = dm2 là A . 987 B. 9807 C. 98007 D. 9 0870 Câu 2 : M1 (0, 5 điểm) a , Phân số 4 bằng phân số nào dưới đây: 5 A. 20 B. 24 C.12 D. 7 12 30 15 18 Câu 3 : M1 (0,5 điểm) a = 4 , b = 5 Tỉ số của a và b được viết là : A 4 B. 5 C. 9 D . 1 5 4 5 2 Câu 4 : M3 ( 1 điểm) Trên bản đồ ghi tỉ lệ 1 : 10 000 quãng đường từ A đến B đo được 2 dm . Như vậy độ dài thật cùa quãng đường từ A đến B là : A 20 000 m B 200 000 dm C 2 km D 2000 cm Câu 5 : M2 (0,75 điểm) Kết quả của phép tính a) 1 + 1 x 2 là : 3 4 3 A. 4 B. 1 C. 7 D. 20 21 2 18 12 6 Câu 6 : M3 (1,25 điểm) Một hình chữ nhật có chiều rộng 90 cm, chiều dài bằng chiều 5 rộng. Chu vi của hình chữ nhật . A . 9720 cm B . 120 cm C . 198 cm D . 396 cm . Câu 7: M2 ( 1 điểm) : Mẹ hơn con 30 tuổi ,biết rằng tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi con, tuổi của mẹ là : A. 40 tuổi B. 50 tuổi D. 35 tuổi C .45 tuổi Câu 8.Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng trong câu sau: Trong các số: 5643; 2718; 345; 1080 số chia hết cho 2, 3 và 5 là: A. 5643 B. 2718 C. 345 D. 1080
  14. Câu 9.Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng trong câu sau: Phân số được rút gọn thành phân số tối giản là: A. B. C. D. Câu 10.Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: A. 3 tạ 2 yến = 302 yến C. thế kỉ = 25 năm B. 2 phút 30 giây = 150 giây  D. 6m 2 15dm2 = 6015dm2  Câu 11.Điền kết quả thích hợp vào chỗ chấm: Trên tỉ lệ bản đồ 1 : 200, chiều dài một mảnh đất hình chữ nhật đo được 10cm. Chiều dài thật của mảnh đất đó là: Câu 12.Điền kết quả thích hợp vào ô trống: Giá trị của biểu thức: 123 x 45 + 123 x 55 là: Câu 13.Điền kết quả thích hợp vào chỗ chấm: Một đàn gà có 6 con gà trống và 24 con gà mái. Tỉ số giữa số gà mái và số gà cả đàn là: Câu 14. Đánh dấu x vào ô trống trước kết quả đúng : Hình có diện tích lớn nhất là:  Hình vuông có cạnh 6cm.  Hình chữ nhật của chiều dài 8cm, chiều rộng 5cm  Hình bình hành có độ dài đáy 18cm và chiều cao tương ứng là 10cm  Hình thoi có độ dài các đường chéo là 20cm và 12cm. PHẦN II: Tự luận Câu 8: Tìm x, biết: 3 a) : x = 3 b) x : 52 = 113 5 Câu 9:Tổng hai số bằng số nhỏ nhất có ba chữ số, số bé bằng2 số lớn. Tìm hai số đó. 3 Câu 10: Tính: 1 4 4 7 5 5 1 a)+ + + b) + ( - ) 5 11 5 11 6 9 4 Câu 11: Tính giá trị của biểu thức a ) 2550 : 25 + 5306 b ) 4214 - 5428 : 236 7 Câu 12: Một hình chữ nhật có chu vi bằng 240cm, chiều dài bằng chiều rộng. Tính diện tích 5 của hình chữ nhật đó. Câu 13: Trung bình cộng của hai số bằng 345 , số bé kém số lớn 180. Tìm hai số đó. Câu 14: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 24 m và chiều rộng bằng 2/5
  15. chiều dài. Tính diện tích của mảnh đất hình chữ nhật đó. TIẾNG VIỆT Đọc bài sau và trả lời câu hỏi : HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ: -Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu: -Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: -Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: -Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: -Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Lê Ngọc Huyền Câu 1: Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? (0,5 đ-M1) A. Tác dụng của nước B. Hình dáng của nước C. Mùi vị của nước D. Màu sắc của nước Câu 2: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?(0,5 đ-M3) A.Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình. B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
  16. C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận. D. Cả ba ý trên. Câu 3: Ý kiến của Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? (0,5đ-M1) A. nước có hình chiếc cốc B. Nước có hình cái bát C. Nước có hình như vật chứa nó D. Nước có hình cái chai Câu 4: Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc .à? (0,5đ- M2) A. nhỏ xinh B. xinh xinh C. xinh tươi D. xinh xắn Câu 5: Động từ trong câu: “Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ” là: (0,5đ-M2) Câu 6: Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? (1đ-M3) Câu 7: Dòng nào dưới đây toàn các từ láy ? (0,5đ-M3) A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng. B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau ốm. C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn. D. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, khó khăn, cuối cùng, lo lắng. Câu 8: Dấu hai chấm trong câu: Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. có tác dụng: (0,5đ-M1) A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật. C. Đánh dấu lời nói của nhân vật. D. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
  17. Câu 9: Dòng nào nêu đúng chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.(0,5đ-M2) A. Cô chủ B. Cô chủ nhỏ C. Cô chủ nhỏ lúc nào D. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi Câu 10: Chuyển câu khiến của bác Tủ Gỗ “Các cháu đừng cãi nhau nữa!” thành hai câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác.(1đ-M3 ) a b Câu 11: Viết câu văn tả một giọt sương trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh. (1đ-M4) TẬP LÀM VĂN: Tả một cây ăn quả mà em thích. ĐỀ ÔN KHOA HỌC CUỐI NĂM I. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1: Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất. Đâu không phải là nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm? Mùi hôi thối từ rác thải. Khói, các loại bụi, vi khuẩn và khí độc. Xác động vật chết, phân hủy. Vứt rác đúng nơi quy định.
  18. Câu 2: Khí nào trong không khí duy trì sự cháy? A. Ni- tơ và ô-xi B. Các-bô-níc và ni-tơ C. Ô-xi D. Hi-đrô Câu 3: Người ta chia sức gió thổi thành bao nhiêu cấp độ? A. 11 cấp độ B. 9 cấp độ C. 12 cấp độ D. 13 cấp độ Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước các ý sau: Nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh vào khoảng 37,5 o C. Tiếng ồn gây mất ngủ, đau đầu, có hại cho tai, suy nhược thần kinh. Thìa bằng nhựa dẫn nhiệt tốt hơn thìa bằng kim loại. Âm thanh truyền ra xa sẽ yếu đi. Câu 5: Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ? A. Khi vật được chiếu sáng C. Mắt phát ra ánh sáng chiếu vào vật B. Khi vật phát ra ánh sáng D. Ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt Câu 6: Điền các từ “động vật, thực vật, con người, mặt trời” vào chỗ chấm cho phù hợp. đem lại sự sống cho , thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho và Câu 7: Trong chăn nuôi người ta làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng? A. Tăng nhiệt độ. B. Tăng thời gian chiếu sáng. C. Tăng khí ô-xi. D. Tăng lượng nước uống.
  19. Câu 8. Tính chất của không khí là? A. Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. B. Có màu, có mùi. C. Màu trắng, vị ngọt. D. Trong suốt. Câu 9: Âm thanh không truyền qua được môi trường nào? A. Chất rắn B. Chân không C. Chất lỏng D. Chất khí Câu 10: Vật nào có thể ngăn ánh sáng truyền qua? A. Kính B. Túi ni lông trắng C. Quyển vở, miếng gỗ D. Nước Câu 11: Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm? A. Gió sẽ ngừng thổi. B. Trái đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống. C. Trái đất sẽ tan ra. D. Trái đất trở nên yên bình hơn. Câu 12: Đốt ngọn nến, lấy cốc thủy tinh chụp lên cây nến đang cháy, lúc sau nến tắt. Nguyên nhân tại sao? A. Thiếu ánh sáng B. Thiếu khí các-bô-níc C. Thiếu không khí D. Thiếu ni-tơ
  20. Câu 13: Viết tên các chất còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành "Sơ đồ sự trao đổi thức ăn ở thực vật" dưới đây: (Khí ô-xi, hơi nước, các chất khoáng, các chất khoáng khác, nước, khí các-bô-níc) Câu 14: a. Thế nào là không khí sạch? b. Nêu 3 việc em đã làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch. Câu 15: Nêu cách phòng chống bão. Câu 16: Xoong và quai xoong làm bằng chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém? Vì sao? Câu 17: Hãy điền vào chỗ trống vào các sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây cho phù hợp. Lúa Rắn hổ mang Các loài tảo Cá
  21. Câu 1: Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí nào? A. Khí các – bô – níc B. Khí ô – xi C. Khí Ni – tơ Câu 2: Trong quá trình quang hợp , thực vật thải ra khí nào? A. Khí Ni – tơ B. Khí ô – xi C. Khí các – bô - níc Câu 3: Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí nào? A. Khí Ni – tơ B. Khí các – bô – níc C. Khí ô – xi Câu 4: Những chất nào cần thiết cho sự sống của thực vật? A. Nước, chất khoáng. B. Không khí . C. Ánh sáng. D. Tất cả các ý trên Câu 5: Động vật cần gì để sống? A. Không khí, thức ăn. B. Nước uống. C. Ánh sáng . D. Tất cả các ý trên. Câu 6: Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào? A. Đẻ nhánh. B. Làm đòng. C. Chín. D. Mới cấy. Câu 7: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm? A. Gió sẽ ngừng thổi, Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. B. Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. C. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống. D. Tất cả các ý trên. II. Tự luận Câu 1. (1.5 điểm) Nêu nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm Câu 2. Điền các từ: phát triển, khô hạn, nước vào chỗ chấm sao cho phù hợp. Các loại cây khác nhau có nhu cầu về khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được . Cùng một cây, trong những giai đoạn . khác nhau cần những lượng nước khác nhau. . Câu 3: (1đ - M1) Những yếu tố nào sau đây gây ô nhiễm môi trường không khí? A. Khói, bụi, khí độc, tiếng ồn, rác thải không được xử lí B. Tiếng ồn, rác thải đã được xử lí hợp vệ sinh. C. Trồng cây xanh, dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói. D. Đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định.
  22. Câu 4: (0,5 đ – M2) Vật phát ra âm thanh khi nào? A. Khi uốn cong vật B. Khi vật va đập với vật khác. C. Khi làm vật rung động. D. Khi ném vật Câu 5: (0,5đ- M3) Âm thanh có thể lan truyền qua các chất gì? A. Chất lỏng, chất khí. B. Chất khí, chất rắn. C. Chất khí, chất lỏng, chất rắn D. Chất xốp, chất rắn Câu 6: (1đ-M1) Người khỏe mạnh bình thường có nhiệt độ cơ thể là: A. 36 oC B. 37 oC. C. 38 oC D. 39 oC Câu 7: (0,5đ- M3) Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy thìa nào nóng hơn? A. Thìa bằng nhựa nóng hơn B. Thìa bằng kim loại nóng hơn C. Cả hai thìa đều nóng như nhau D. Cả hai thìa đều không nóng Câu 8: (1đ-M2) Ý kiến nào sau đây nói không đúng về thực vật A. Thực vật lấy khí các-bô-níc và thải khí ô-xy. B. Hô hấp ở thực vật chỉ sảy ra ban ngày. C. Thực vật cần ô - xy trong quá trình quang hợp. D. Trong quá trình quang hợp thực vật chỉ hấp thụ chất khoáng. Câu 9: (1đ-M1) Trong quá trình sống, động vật hấp thụ vào cơ thể những gì? A. Khí ô-xi B. Nước C. Các chất hữu cơ có trong thức ăn D. Tất cả các ý trên Câu 10: (0,5đ-M2) .Động vật cần gì để sống? A. Không khí, thức ăn B. Nước uống , thức ăn C. Ánh sáng , nước uống, không khí, thức ăn D. Ánh sáng , không khí ĐỀ ÔN LỊCH SỬ CUỐI NĂM Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
  23. Câu 1. Nhà Nguyễn được thành lập vào năm nào? A. Năm 1802 B. Năm 1776 C. Năm 1428 D. Năm 1402 Câu 2. Ai là người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống lại quân Minh? A. Ngô Quyền B. Lê Lợi. C. Hai Bà Trưng D. Trần Hưng Đạo Câu 3. Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp để nêu rõ nội dung các chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung. AB “ Chiếu khuyến nông” Phát triển giáo dục Mở cửa biển, mở cửa biên giới Phát triển buôn bán “ Chiếu lập học” Phát triển nông nghiệp Câu 5: Người chỉ huy đánh tan quân Minh ở Chi Lăng là: A. Hồ Quý Ly. B. Lê Lợi. C. Nguyễn Trãi. D. Nguyễn Huệ. Câu 6: Việc vua Quang Trung cho mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển của nước ta có lợi gì? A. Để mọi người đi chơi cho tiện. B. Để hai nước tự do trao đổi hàng hóa, để thuyền nước ngoài vào buôn bán. C. Để thuận tiện cho việc đánh nhau. D. Để thuận tiện cho việc đi học. Câu 7: Quần thể di tích cố đo Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày, tháng, năm: A. Ngày 11 tháng 12 năm 1993. B. Ngày 19 thàng 5 năm 1890. C. Ngày 02 tháng 9 năm 1945. D. Ngày 30 tháng 4 năm 1975. Câu 8: Ai đã cho soạn Bộ luật Hồng Đức ?
  24. A. Nhà Nguyễn. B. Vua Quang Trung. C. Nhà Trần D. Lê Tháng Tông. Câu 9: Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch ? (1 điểm) A. Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho quân ta mai phục. B. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rộng có nhiều vàng bạc, thích hợp cho quân ta tập trung và dự trữ lương thực. C. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rất cao, cách xa nơi quân địch đóng quân nên quân địch không tìm đến được. D. Vì ải Chi Lăng có nhiều người dân sinh sống khi đó nghĩa quân sẽ được nhân dân giúp đỡ. Câu 10: Cuộc chiến giữa Nam triều và Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm ? (1 điểm) A. Hơn 200 năm. B. Hơn 50 năm. C. Hơn 60 năm. D. Hơn 70 năm. Câu 11: Em hãy chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ chấm cho phù hợp: (1 điểm) (thanh bình; Chiếu khuyến nông; ruộng hoang; làng quê) Quang Trung ban bố “ ”, lệnh cho dân đã từng bỏ phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại Câu 12. Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì? Câu 13. Em hãy nêu những điều em biết về kinh thành Huế. Câu 14: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? Nhà Nguyễn trải qua bao nhiêu đời vua ? ĐỀ ÔN ĐỊA LÝ CUỐI NĂM Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước ? (1 điểm) A. Nhờ có thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động. B. Nhờ có đất phù sa màu mỡ, máy móc hiện đại, người dân giàu có. C. Nhờ có máy móc hiện đại, nhiều nước tưới tiêu. D. Nhờ có máy móc hiện đại, người dân chăm chỉ làm ăn. Câu 2: Đồng bằng Nam Bộ do hệ thống sông nào bồi đắp phù sa ? (1 điểm) A. Sông Mê Công và sông Hồng. B. Sông Hồng và sông Đồng Nai.
  25. C. Sông Mê Công và sông Đồng Nai. D. Sông Hồng và sông Thái Bình. Câu 3: Nối tên các thành phố ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm) A B 1. Thành phố Hà Nội a. Là Thành phố lớn nhất cả nước. 2. Thành phố Huế b. Là thành phố trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long. 3. Thành phố Hồ Chí Minh c. Là thành phố du lịch, được công nhận là di sản văn hóa thế giới. 4. Thành phố cần Thơ d. Là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế của cả nước. Câu 5: Em hãy chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ chấm cho phù hợp: (1 điểm) ( thủy sản; khá đông đúc; nghề nông; Kinh và Chăm ) Ở đồng bằng duyên hải Miền Trung dân cư tập trung , chủ yếu là người Nghề chính của họ là , làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến Câu 6: Nơi em ở hiện nay là: A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Đồng bằng duyên hải miền Trung. C. Đồng bằng Nam Bộ. D. Tây Nguyên Câu 7: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là: A. Thành phố Hà Nội. B. Thành phố Đà Nẵng. C. Thành phố Hồ Chí Minh. D. Thành phố Cần Thơ. Câu 8: Nơi có nhiều đất đỏ ba dan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta là: A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Đồng bằng duyên hài miền Trung. C. Đồng bằng Nam bộ. D. Tây Nguyên.
  26. Câu 9: Các nước có đường biên giới trên bộ chung với nước ta là: A. Anh, Mĩ, Pháp. B. Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc. C. Thái Lan, Nhật Bản, Phi-líp-pin. D. Hàn Quốc, Ấn Độ, Hà Lan. Câu 10: Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta. Câu 11: Vì sao Đà Nẵng lại thu hút được nhiều khách du lịch? Câu 12: Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước?