Ôn tập kiến thức và luyện tập môn Tiếng Việt Lớp 2

pdf 11 trang hangtran11 11/03/2022 51068
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiến thức và luyện tập môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon_tap_kien_thuc_va_luyen_tap_mon_tieng_viet_lop_2.pdf

Nội dung text: Ôn tập kiến thức và luyện tập môn Tiếng Việt Lớp 2

  1. TRANG MỤC LỤC BÀI TẬP ĐÁP ÁN PHẦN I: KIẾN THỨC TỪ VÀ CÂU A. TỪ 2 B. CÁC DẤU CÂU 3 C. CÁC KIỂU CÂU 4 D. CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI 5 E. MỞ RỘNG VỐN TỪ 5 PHẦN II: HỆ THỐNG BÀI TẬP 7 A. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 7 67 B. CHÍNH TẢ 21 74 C. TẬP LÀM VĂN 25 76 PHẦN III: ĐỀ TỔNG HỢP 37 80 ĐỀ SỐ 1 37 80 ĐỀ SỐ 2 39 80 ĐỀ SỐ 3 42 80 ĐỀ SỐ 4 45 81 ĐỀ SỐ 5 47 81 ĐỀ SỐ 6 50 82 ĐỀ SỐ 7 52 82 ĐỀ SỐ 8 55 83 ĐỀ SỐ 9 57 83 ĐỀ SỐ 10 60 84 ĐỀ SỐ 11 62 ĐỀ SỐ 12 65 Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 1
  2. PHẦN I: KIẾN THỨC TỪ VÀ CÂU TIẾNG VIỆT 2 Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai Zalo: 0973368102 TỪ CHỈ SỰ VẬT TỪ CHỈ HOẠT TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG, TRẠNG THÁI DẤU KHI NÀO? PHẨY TỪ Ở ĐÂU? DẤU CHẤM ĐẶT VÀ LUYỆN DẤU NHƯ THẾ NÀO? TRẢ LỜI TỪ VÀ CÂU CÂU DẤU CÂU LỚP 2 CHẤM THAN HỎI VÌ SAO? ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CÂU HỎI CHẤM MỞ RỘNG VỐN TỪ AI LÀ GÌ? AI LÀM GÌ? AI THẾ NÀO? 2
  3. A. TỪ 1. TỪ CHỈ SỰ VẬT Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của: - Con người, bộ phận của con người: ông, bà, bác sĩ, giáo viên, lớp trưởng, giáo sư, , chân, tay, mắt,mũi - Con vật, bộ phận của con vật: trâu, bò, gà, chim, , sừng, cánh, mỏ, vuốt, - Cây cối, bộ phận của cây cối: táo, mít, su hào, bắp cải, hoa hồng, thược dược, , lá, hoa,nụ, - Đồ vật: quạt, bàn, ghế, bút, xe đạp, - Các từ ngữ về thiên nhiên: đất, nước, ao, biển, hồ, núi, thác, bầu trời, mặt đất, mây, 2. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG - TRẠNG THÁI Là những từ chỉ: - Hoạt động của con người, con vật: đi, đứng, học, viết, nghe, quét (nhà ), nấu (cơm), tập luyện, - Trạng thái trong một khoảng thời gian: ngủ, thức, buồn, vui, yêu, ghét, thích thú,vui sướng, 2. TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ: - Màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xanh biếc, xanh xao, đo đỏ, đỏ thắm, tim tím, - Hình dáng, kích thước: to tướng, nhỏ bé, dài, rộng, bao la, bát ngát, cao vút, thấp tè, ngắn củn, quanh co, ngoằn ngoèo, nông, sâu, dày, mỏng - Mùi, vị: thơm phức, thơm ngát, cay, chua, ngọt lịm, - Chỉ tính nết, phẩm chất của con người : ngoan ngoãn, thông minh, chăm chỉ, cần cù, thật thà, hiền từ, nhân hậu, hiền hòa, - Các đặc điểm khác: nhấp nhô, mỏng manh, già, non, trẻ trung, xinh đẹp, 3
  4. B. CÁC DẤU CÂU 1) Dấu chấm: Kết thúc câu kể Ví dụ: Em là học sinh lớp 2A. 2) Dấu phẩy: - Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (hoặc có thể nói: Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động – trạng thái, cùng chỉ sự vật trong câu) Ví dụ: Mèo, chó, gà cùng sống trong một xóm vườn. - Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính (Khi thành phần này đứng ở đầu câu) (Các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, Vì sao? Bằng gì?, Khi nào? Để làm gì? tạm gọi là bộ phận phụ) Ví dụ: Trong lớp, chúng em đang nghe giảng. 3) Dấu hỏi chấm: dùng đặt cuối câu hỏi. Ví dụ: Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát thế nào? 4) Dấu chấm than: Dùng ở cuối những câu bộc lộ cảm xúc. Ví dụ: A, mẹ đã về! 4
  5. C. CÁC KIỂU CÂU Kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? Ai thế nào Dùng để nhận định, Dùng để kể về hoạt Dùng để miêu tả đặc Chức năng giới thiệu về một động của người, đồ vật điểm,tính chất hoặc giao tiếp người, một vật nào hoặc vật được nhân trạng thái của người, đó. hóa. vật. - Chỉ người,vật - Chỉ người, động vật - Chỉ người, vật. hoặc vật được nhân Bộ phận trả - Trả lời cho câuhỏi hóa. - Trả lờ i câu hỏi Ai? lời cho câu Ai? Cái gì? Con gì? - Trả lờ i câu hỏi Ai? Ca i gi ? Con gi ? hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏi cái gi?(trừ trươ ng hơp sự vât ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.) Bộ phận trả - Là t hợp của từ - Là từ hoặc các từ - Là từ hoặc các từ lời cho câu là” vớ i các từ ngữ ngữ chỉ hoạtđộng. ngữ chỉ đặc điểm, hỏi là gì? (làm chỉ sự vật, hoạt tính chất hoặc trạng gì?/ thế nào? ) động, trạng thái, thái của sự vật được tính chất. nói tới trong bộ phận trả lời câu hỏi Ai? (Cái gì/Con gì) - Trả lời cho câu - Trả lời cho câuhỏi - Trả lời cho câu hỏi hỏi là gì? là ai? làm gì? thế nào? là con gì? Bạn Nam là lớp - Đàn trâu đanggặm - Bông hoa hồng rất trưởng lớp tôi. cỏ trên cánh đồng. đẹp Ví dụ Chim công là nghệ Ai?: Đàn trâu - Chú voi cao lênh sĩ múa của rừng Làm gì?: đang gặm khênh. xanh. cỏ. Ai?: Chú voi Ai?: BạnNam Thế nào?: cao lênh Là gì?:là lớp trưởng khênh. lớptôi. 5
  6. D. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI - Bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ? chỉ thời gian, nó b sung ý nghĩa về thời gian cho câu. Ví dụ: Tháng năm, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời. - Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? chỉ địa điểm, nơi chốn, nó b sung ý nghĩa về địa điểm, nơi chốn cho câu. Ví dụ: Chim hót líu lo trên cành cây. - Bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao? chỉ nguyên nhân, lí do, nó b sung ý nghĩa về nguyên nhân cho câu. Ví dụ: Vì mưa to, đường lầy lội. - Bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? chỉ mục đích Ví dụ: Để khỏe mạnh, chúng em chăm tập thể dục. E. MỞ RỘNG VỐN TỪ 1. Từ ngữ về học tập: Học tập, học hành, học hỏi, học bạ, học kì, học sinh, học trò, tập đọc, tập vẽ, tập làm văn, tập tô, tập hát, 2. Từ ngữ về ngày, tháng , năm: Các ngày, tháng, năm (theo lịch) 3. Từ ngữ về đồ dùng học tập: bảng, sách vở, bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, ê – ke, com pa, cặp sách, 4. Từ ngữ về các môn học: thể dục, toán, kể chuyện, tập làm văn, âm nhạc, 5. Từ ngữ về họ hàng: cô dì, chú bác, anh em họ, họ nội, họ ngoại, bà nội, cậu mợ, chú dì, cô chú, bà ngoại, 6. Từ ngữ về đồ dùng: dao, mắc áo, đàn, quạt, nồi, xoong chảo, bếp ga, tủ lạnh, 7. Từ ngữ về tình cảm: yêu quý, yêu mến, kính mến, yêu thương, thương mến, quý trọng, thương mến, 8. Từ ngữ về công việc gia đình: dọn nhà, lau nhà, quét nhà, giặt quần áo, nấu cơm, trông em, rửa bát, gập quần áo, phơi quần áo, 9. Từ ngữ về tình cảm gia đình: thương yêu, chăm sóc, bảo vệ, che chở, khuyên 6
  7. bảo, trông nom, kính yêu, 10. Từ ngữ về vật nuôi: chó, mèo, lợn , gà, trâu, bò, ngan, vịt, cá, chim bồ câu, Thành ngữ: nhanh như cắt, khỏe như trâu, chậm như rùa, hiền như bụt, dữ như cọp, 11. Từ ngữ về các mùa: mùa xuân, mùa hạ , mùa thu, mùa đông và các đặc điểm. 12. Từ ngữ về thời tiết: nóng nực , mát mẻ, lạnh giá, ấm áp, lạnh buốt, oi ả, oi nồng, oi bức, 13. Từ ngữ về chim chóc: chim cánh cụt, vàng anh, sẻ, họa mia, chìa vôi, khướu, chào mào, sáo, 14. Từ ngữ về loài chim 15. Từ ngữ về muông thú: thú nguy hiểm (h , báo, sư tử .), thú không nguy hiểm (ngựa, khỉ, chồn, ) 16. Từ ngữ về loài thú: Kể tên được các loài thú: h , báo, sư tử, ngựa, khỉ, chồn, 17. Từ ngữ về sông biển: sông hồ, ao, suối, lạch, kênh rạch, biển cả, tàu biển, bãi biển, . , cá, tôm , cua, cá chép, cá thu, cá chuồn, ba ba, sứa, 18. Từ ngữ về cây cối: cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn, ), cây ăn quả (na, mít, bưởi, ), cây lấy gỗ (xoan, bạch đàn, tràm, ), cây bóng mát (bàng, phượng, ), cây hoa (lan, cúc, ) , các bộ phận của cây (rễ, lá, thân, cành, gốc ), các từ ngữ tả các bộ phận của cây (thân sần sùi, bạc phếch, mốc meo ; hoa đỏ thắm, thơm ngát, .; rễ ngoằn ngoèo, ) 19. Từ ngữ về Bác Hồ: giản dị, liêm khiết, sáng suốt, yêu nước, thương dân, ân cần, lỗi lạc, chí công vô tư, 20. Từ ngữ về nghề nghiệp: bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, công nhân, nông dân, 7
  8. PHẦN II: HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN TẬP A. LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. TỪ CHỈ SỰ VẬT; TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI; TỪ CHỈ TÍNH CHẤT. Bài 1: Chép lại đoạn văn sau cho đúng chính tả, sau đó gạch chân dưới từ chỉ sự vật. Chên lương, mỗi người mỗi việc. Người nớn đánh châu ra đồng. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ dà nhặt cỏ, đốt ná. Mấy trú bé tìm trỗ ven xuối để bắc bếp th i cơm. Bài 2: Gạch chân những từ không thuộc nhóm chỉ sự vật ở mỗi dãy từ sau: a. hoa, xinh đẹp, cái bút, con trâu, ông bà, quý mến, mây, gió. b. cô giáo, mặt đất, con gà, ngôi nhà,viết, nghe giảng Bài 3: Tìm từ ngữ chỉ sự vật thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu: a đỏ thắm trên b. đang m c đang đá bóng trên Bài 4: Tìm từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau Tiếng ru Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao chẳng sáng đêm 8
  9. Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. Một người – đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! Bài 5: Gạch chân các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật trong những câu sau: a. Bọ Ve nằm yên, chờ đợi. b. Nó trèo lên thân cây, cách mặt đất một quãng. c. Bỗng nhiên, Bọ Ve khẽ co mình. d. Rồi Bọ Ve lặng yên. e. Con kiến bé tẹo tèo teo Nó bò, nó chạy, nó leo rất tài. Cái râu là mắt, là tai Còn là cái mũi tia dài ngửi xa. Gặp mồi dùng răng mà tha, Mồi to, kiến nhỏ hai ta cùng về. Bài 6: a. Tìm các từ chỉ hoạt động của học sinh b. Tìm các từ chỉ hoạt động của giáo viên 9
  10. Bài 7: Gạch một gạch dưới từ chỉ sự vật, gạch hai gạch dưới từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau: Con khướu bách thanh ẩn kín đâu đó hót mãi không thôi.Những cặp chào mào hiếu động thoắt đậu, thoắt bay, liến thoắng gọi nhau choách choách. Những cánh ong rừng nhỏ xíu bận rộn đi về. Bài 8: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong các câu sau: a. Đàn bò gặm cỏ trên bờ đê. b. Bông hoa hồng tỏa hương thơm ngát. c. Con trâu uống nước dưới sông. d. Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. đ. Những làn mây trắng xốp trôi nhẹ nhàng. Bài 9 : Tìm 8 từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau: Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng kêu : "Rét ! Rét". Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt, vỗ phành phạch rồi gáy vang: " ò ó o" Bài 10: Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm có trong đoạn văn sau: a. Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời. b. Cứ mỗi độ thu sang Hoa cúc lại nở vàng Ngoài đuường hương thơm ngát, Ong bướm bay rộn ràng. Em cắp sách tới trường Nắng tươi rải trên đường Trời xanh cao, gió mát, Đẹp thay lúc thu sang. 10
  11. Bài 11: a. Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm của sự vật trong đoạn văn sau: Cơn lũ đến chớp nhoáng. Nước lũ phóng ầm ầm trong thung lũng. Những cây gỗ lớn lao vùn vụt trên dòng. Những tảng đá to bằng cái chum cũng bị nước cuốn. b. Đặt 1 câu với 1 từ chỉ đặc điểm vừa tìm được. Bài 12: Gạch một gạch dưới từ chỉ sự vật, gạch hai gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong các kh thơ sau: Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao! Em mơ làm nắng ấm Đánh thức bao mầm xanh Vươn lên từ đất mới Đem cơm no, áo lành Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 11