Ôn thi tuyển sinh vào 10 - Bài: Chị em Thúy Kiều

docx 13 trang Hoài Anh 8232
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi tuyển sinh vào 10 - Bài: Chị em Thúy Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_thi_tuyen_sinh_vao_10_bai_chi_em_thuy_kieu.docx

Nội dung text: Ôn thi tuyển sinh vào 10 - Bài: Chị em Thúy Kiều

  1. PHIẾU BÀI TẬP “CHỊ EM THÚY KIỀU” (ĐỀ SỐ 1) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Đầu lòng hai ả tố nga” Câu 1. Câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2. Chép tiếp 3 câu thơ để hoàn thành đoạn thơ? Câu 3. Nêu xuất xứ của văn bản chứa đoạn trích. Câu 4. Trình bày nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép bằng 1 câu văn hoàn chỉnh? Câu 5. Hãy giới thiệu vài nét chính về tác giả và nguồn gốc của Truyện Kiều? Câu 6. Tóm tắt Truyện Kiều Câu 7. Giải thích nghĩa của từ “tố nga” trong đoạn trích? Câu 8. Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ thứ ba và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 9. Phân tích đoạn thơ bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu có một phép thế, câu cảm thán để thấy được vẻ đẹp khái quát của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều. 1
  2. ĐÁP ÁN “CHỊ EM THÚY KIỀU” (ĐỀ SỐ 1) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Câu Gợi ý trả lời Điểm 1 - Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) 2 HS tự chép thơ 3 - Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu tác phẩm “Truyện Kiều”, phần gặp gỡ và đính ước. 4 Bốn câu thơ mở đầu đã giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều. 5 I. Tác giả: 1. Khái quát: - Tiểu sử: Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên-quê Hà Tĩnh - Sự nghiệp: Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều. 2. Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng tới việc sáng tác Truyện Kiều. a) Thời đại: (Thời đại có nhiều biến động dữ dội) - Xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, đời sống nhân dân cực khổ, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên miên, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. - Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh tới nhận thức tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng". b) Gia đình: 2
  3. - Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Nhưng gia đình ông cũng sớm sa sút. c) Cuộc đời và con người: - Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học, từng 10 năm lưu lạc nơi đất Bắc nên ông có hiểu biết sâu rộng vốn sống phong phú, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người số phận khác nhau. - Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ. - Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: "Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột ". Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng suy nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy. II. Nguồn gốc 1. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào thế kỷ 19 (1805 - 1809) – thời kì xã hội VN có nhiều biến động 2. Xuất xứ: Viết Truyện Kiều Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn: Kim –Vân- Kiều truyện Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) 3
  4. -Viết bằng văn xuôi, để giải trí -Viết băng thơ Nôm, có giá trị hiện thực, và nhân đạo sâu sắc 6 Tóm tắt a) Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước. Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che" bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng "phong tư tài mạo tót vời". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau. b) Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Trong khi Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh - một khách làng chơi hào phóng - cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi ép gả cho viên thổ quan. Đau 4
  5. đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật. c) Phần thứ ba: Đoàn tụ. Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiêu tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nói lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy". 7 - Tố nga: chỉ người con gái đẹp. 8 - Câu thơ thứ ba “ Mai cốt cách tuyết tinh thần”: sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. *Tác dụng: - Gợi ra vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, thanh cao của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều + Mai cốt cách: Vóc người mảnh dẻ như mai (vẻ đẹp hình thức) + Tuyết tinh thần: Tinh thần trong sáng như tuyết (vẻ đẹp tâm hồn) - Thể hiện sự trân trọng, ngợi ca của tác giả trước vẻ đẹp của họ PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN 9 * Hình thức: Đúng ĐV, đủ số câu. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn : - 0.25 điểm * Diễn đạt: lưu loát, không mắc lỗi chính tả. * Tiếng Việt: * Nội dung: 5
  6. a) Mở đoạn: Bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” ” của Nguyễn Du đã cho ta thấy bức chân dung hoàn mỹ của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều. b) Thân đoạn: - Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, cổ điển để giới thiệu về lai lịch, vị trí trong gia đình và vẻ đẹp của hai chị em. Họ là hai người con gái đầu trong gia đình họ Vương, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em - Câu thơ thứ ba “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Cốt cách của cây mai mảnh dẻ, thanh cao; tuyết trắng trong và đẹp . Ngầm so sánh Vân, Kiều với “ mai”, “ tuyết”, Nguyễn Du muốn khẳng định vẻ đẹp dịu đang, trong trắng, thanh cao của hai chị em. - Nhịp điệu 4/4, 3/3 ở câu thơ thứ hai, nhịp nhàng, đối xứng, làm nổi bật được vẻ đẹp đến độ hoàn mĩ của cả hai chị em. - Tác giả sử dụng lời bình để khép lại bốn câu thơ đầu:“Mỗi người một vẻ”, cho thấy nét riêng từ nhan sắc, tính cách, tâm hồn của mỗi người; “Mười phân vẹn mười”, đã tô đậm được vẻ đẹp đến độ toàn diện, hoàn hảo của hai chị em. c) Kết đoạn: Lời giới thiệu vô cùng ngắn gọn, nhưng đã mang đến cho chúng ta nhiều thông tin phong phú và những ấn tượng đậm nét nhất về vẻ đẹp của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều. Đồng thời, cũng bộc lộ được cảm hứng ca ngợi cái tài hoa, nhan sắc của con người qua nghệ thuật điêu luyện, tài hoa của Nguyễn Du. 6
  7. PHIẾU BÀI TẬP “CHỊ EM THÚY KIỀU” (ĐỀ SỐ 2) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Vân xem trang trọng khác vời” Câu 1. Hãy chép tiếp ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ? Câu 2. Trình bày nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép bằng 1 câu văn hoàn chỉnh? Câu 3. Giải nghĩa các cụm từ sau: + “ khuôn trăng đầy đặn” + “nét ngài nở nang” Câu 4. Tìm từ Hán Việt trong đoạn thơ và giải thích nghĩa của các từ đó 7
  8. Câu 5. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào? Em hiểu như thế nào về bút pháp nghệ thuật đó? Câu 6. Tìm và chép chính xác những dòng thơ có sử dụng bút pháp nghệ thuật trên? Câu 7. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ và phân tích tác dụng? Câu 8. Có người cho rằng, đoạn thơ đã dự báo về cuộc đời của Thúy Vân. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao Câu 9. Vì sao Nguyễn Du lại miêu tả Thúy Vân trước Thúy Kiều? Câu 10. Chép chính xác một câu thơ trong một bài thơ em đã học trong chương trình NV THCS cũng ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong XHPK. Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 11. Phân tích đoạn thơ bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu có một phép nối, câu cảm thán để thấy được vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. 8
  9. ĐÁP ÁN “CHỊ EM THÚY KIỀU” (ĐỀ SỐ 2) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Câu Gợi ý trả lời Điểm 1 Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da 2 Đoạn thơ đã khắc họa vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu của Thúy Vân. 3 Giải nghĩa từ: - Khuôn trăng đầy đặn: gương mặt đầy đặn như trăng tròn; - Nét ngài nở nang: ý nói lông mày hơi đậm, cốt tả đôi mắt đẹp. Câu thơ nhằm gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân. Thành ngữ Tiếng Việt có câu “mắt phượng mày ngài”. - Đoan trang: nghiêm trang, đứng đắn (chỉ nói về người phụ nữ) 4 Từ Hán Việt: - Trang trọng: thể hiện sự cao sang, quý phái, đài các. - Đoan trang: thể hiện sự nghiêm trang, đứng đắn. 5 *Bút pháp ước lệ tượng trưng: *Giải thích: - Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người - Sử dụng công thức miêu tả có sẵn trong kí ức của cộng đồng văn chương để miêu tả 6 Những câu thơ có sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang 9
  10. Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” 7 Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ: - Ẩn dụ hình thức (khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt) - Nhân hóa (mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da) - Liệt kê các chi tiết: khuôn mặt, nét ngài, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làn da *Tác dụng: - Làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân - dịu dàng, trang nhã, phúc hậu, hài hòa, đúng là “ mười phân vẹn mười”. - Thể hiện sự trân trọng, ngợi ca của tác giả trước vẻ đẹp của Thúy Vân. 8 Miêu tả chân dung mang tính cách, số phận là thông qua việc khắc họa chân dung nhân vật, tác giả ngầm dự báo về tính cách, cuộc đời, số phận. Vẻ đẹp của nàng được miêu tả là đẹp phúc hậu, đoan trang, vẻ đẹp khiêm nhường ấy tạo được sự hòa hợp với xung quanh khiến, thiên nhiên cũng phải “thua”, “nhường” Ngầm dự báo cho một cuộc đời êm đềm, tĩnh lặng, suôn sẻ. 9 Bức chân dung Thúy Vân được gợi tả trước, có tác dụng làm nền để nổi bật lên vẻ đẹp của bức chân dung Thúy Kiều trong mười hai câu thơ tiếp theo.(thủ pháp đòn bẩy) 10 Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN 11 * Hình thức: Đúng ĐV, đủ số câu. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn : - 0.25 điểm * Diễn đạt: lưu loát, không mắc lỗi chính tả. 10
  11. * Tiếng Việt: * Nội dung: * Mở đoạn: Bốn câu thơ trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du đã cho ta thấy vẻ đẹp đoan trang, thùy mị của Thúy Vân. * Thân đoạn: - Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả cụ thể: khuôn mặt đầy đặn, cân đối, phúc hậu. Nghệ thuật liệt kê phối hợp với các tính từ làm toát lên vẻ đẹp phúc hậu: từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc, nụ cười, phong thái. - Đặc biệt nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ và sử dụng thành ngữ dân gian “hoa cười trang – Mây thua da”. Nguyễn Du mượn vẻ đẹp của thiên nhiên để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân. - Từ ngữ chọn lọc, đặc tả kết hợp với các tính từ làm toát lên vẻ đẹp lộng lẫy của Thúy Vân. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp hài hòa của thiên thiên, tạo hóa. Thiên nhiên nhường, thua trước vẻ đẹp ấy mà không ghen ghét, đố kị, dự báo một cuộc đời bình yên, hạnh phúc. - Bằng ngòi bút tài hoa kết hợp việc sử dụng các nghệ thuật ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, so sánh Nguyễn Du đã đặc tả vẻ đẹp quý phái, đài các của Thúy Vân. * Kết đoạn: Tóm lại, bằng những câu thơ lục bát ngắn gọn cùng bút pháp ước lệ tượng trưng, tác giả Nguyễn Du đã tái hiện bức chân dung Thúy Vân dịu dàng, phúc hậu đồng thời ngầm dự báo về một cuộc đời yên bình, suôn sẻ của nàng. THAM KHẢO Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du đã gợi tả vẻ đẹp toàn vẹn của Thúy Vân bằng một tấm lòng quý mến trân 11
  12. trọng, ngợi ca con người mà đặc biệt là người phụ nữ. (1) Chỉ với 4 câu thơ với vẻn vẹn 28 chữ mà giống như 28 viên ngọc bằng ngôn ngữ tỏa sáng lấp lánh trong cả trang thơ. (2) Vừa chiêm ngưỡng dáng hình mảnh dẻ, thanh tao và tâm hồn trắng trong như tuyết của hai người con gái đầu lòng nhà ông bà Vương viên ngoại, người đọc chợt sững sờ trước bức chân dung giai nhân được hé lộ bằng những nét đầu tiên: “ Vân xem trang trọng khác vời” (3). Dòng thơ giới thiệu khái quát hai chữ “trang trọng” đủ để người đọc cảm nhận vẻ đẹp cao sang, quí phái của TV, để rồi để liền sau đó, như một nhà nhiếp ảnh tài ba, Nguyễn Du hướng ống kính của mình vào từng đường nét cụ thể trên gương mặt của người con gái: (4) Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Vẻ đẹp của Thúy Vân được Nguyễn Du miêu tả một cách toàn vẹn, từng đường nét dường như đều là 1 kì công của tạo hóa. (5) Gương mặt tròn đầy, phúc hậu, tươi sáng, dịu hiền như ánh trăng; đôi long mày dài thanh thoát sắc nét như con ngài; nụ cười tươi thắm như hoa; tiếng nói trong như ngọc; mái tóc đen, mềm, óng ả hơn mây; làn da trắng mịn màng hơn tuyết.(6) Tả vẻ đẹp của Thúy Vân, nhà thơ phải tìm đến trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết - những báu vật tinh khôi trong trẻo của đất trời mới lột tả hết vẻ yêu kiều của người con gái ấy. (7) Vẫn là bút pháp ước lệ với những hình tượng quen thuộc nhưng khi tả Vân ngòi bút của Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn lúc tả Kiều.(8) Cụ thể trong thủ pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, làn da, mái tóc (9) Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp riêng của đối tượng: đoan trang, nở nang, đầy đăn. (10) Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa và ngôn 12
  13. ngữ thơ chọn lọc, trau chuốt kết hợp với phép liệt kê đều nhằm thể hiện vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ. (11) Vẻ đẹp của Thúy Vân hòa hợp, êm đềm với xung quanh, được thiên nhiên yêu thương, nhường nhịn: mây thua, tuyết nhường thể hiện tính cách thong dong, dịu dàng và dự báo số phận hạnh phúc với cuộc đời bình lặng, suôn sẻ, êm ấm và một tương lai tươi sáng đón chờ.(12) 13