Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS - Vũ Thị Thơm

doc 34 trang thaodu 6481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS - Vũ Thị Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_nang_luc_tu_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS - Vũ Thị Thơm

  1. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN HẢI HẬU BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN NĂNG LỰC TỰ HỌC, NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở THCS Tác giả: VŨ THỊ THƠM – Trường THCS Hải Nam NGUYỄN THỊ HẠNH – Trường THCS B Hải Minh PHẠM THỊ HẰNG – Trường THCS Hải Phương Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Địa lí Hải Hậu, ngày 02 tháng 05 năm 2018
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học trong bộ môn Địa lí THCS 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2018 4. Tác giả: Họ và tên: Vũ Thị Thơm Năm sinh: 1980 Nơi thường trú: Hải Nam- Hải Hậu- Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm- Địa lí Chức vụ công tác: Tổ phó Tổ Khoa học xã hội Nơi làm việc: Trường THCS Hải Nam Điện thoại: 0972788508 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40 % 5. Đồng tác giả: 1. Họ và tên: Phạm Thị Hằng Năm sinh: 1979 Nơi thường trú: Hải Phương- Hải Hậu- Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm- Địa lí Chức vụ công tác: Tổ phó Tổ Khoa học xã hội Nơi làm việc: Trường THCS Hải Phương Điện thoại: 0913379235 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30 % 2. Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh Năm sinh: 1979 Nơi thường trú: Hải Trung - Hải Hậu- Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm- Địa lí Chức vụ công tác: Nơi làm việc: Trường THCS B Hải Minh Điện thoại: 01254567564 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30 % 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: a) Trường THCS Hải Nam Địa chỉ: xã Hải Nam - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định Điện thoại: 02283877781 b) Trường THCS Hải Phương Địa chỉ: xã Hải Phương - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định Điện thoại: 02283877484 c) Trường THCS B Hải Minh Địa chỉ: xã Hải Minh - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định Điện thoại: 02283878885 1
  3. I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Để tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh đạt hiệu quả cao hơn ở môn Địa lí THCS, và tiếp cận với mục tiêu xây dựng chương trình SGK mới THCS chúng tôi nhận thấy cần phải coi: hoạt động học tập là trung tâm của quá trình dạy học, học sinh chủ động lĩnh hội các kiến thức còn giáo viên là người ‘‘đạo diễn’’ luôn đồng hành giúp học sinh khám phá, tiếp nhận kiến thức. Chúng tôi là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Địa lí ở bậc THCS luôn trăn trở làm thế nào tổ chức được các hoạt động dạy học có hiệu quả để khơi dậy niềm say mê, sự hứng thú học tập với các em ngay từ những lớp đầu cấp học. Chính vì vậy, tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động dạy học theo các phương pháp mới có nhiều điểm nổi bật: + Học sinh làm chủ bản thân, chủ động lĩnh hội kiến thức. + Có tinh thần đoàn kết, chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. + Hơn hết là học sinh phát triển được nhiều phẩm chất và năng lực trong quá trình học tập như : tính chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập; năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác Từ suy nghĩ trên, chúng tôi nhận thấy cần tổ chức linh hoạt các hoạt động dạy học để kích thích sự tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời giúp các em hiểu bài, nhớ lâu, đưa các em từ chỗ có ý thức học tập đến tự giác tích cực, đam mê yêu thích môn Địa lí hướng tới phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực quan sát tranh ảnh và sử dụng bản đồ, tư duy theo lãnh thổ, tính toán cũng như hình thành những phẩm chất quý báu cho người học. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn cố gắng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực với các kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học để thiết kế mỗi bài, mỗi chủ đề vữa có tính khoa học, hệ thống vừa có tính riêng biệt kết hợp với tính thời sự, tính thực tiễn của địa phương. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS” 2
  4. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: A. Trước khi tạo ra sáng kiến: - Về phía giáo viên: Trước đây, hoạt động tìm tòi mở rộng chưa chú trọng nhiều hoặc chỉ xoay quanh các dạng bài tập tương tự trong các tiết học, hoạt động “hướng dẫn về nhà” (hoạt động cuối cùng trong các bước lên lớp) vẫn được tổ chức trong các giờ học nhưng chỉ tập trung vào nhiệm vụ giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa, vở bài tập, đọc trước bài mới trong sách giáo khoa; bởi giáo viên thường chú trọng hoạt động truyền thụ kiến thức mới hơn hoặc do sắp xếp thời gian không hợp lí nên thiết kế và tổ chức hoạt động này chỉ mang tính hình thức. Nhiệm vụ đó lặp lại qua từng bài học, khiến giáo viên cũng rơi vào lối thiết kế, giảng dạy theo “đường mòn” - Về phía học sinh: học sinh không hứng thú với vốn kiến thức ít ỏi, hàn lâm trong SGK Địa lí nên dẫn đến ngại học, chán học. Mặt khác phần nhiều học sinh thường chú tâm về các môn khoa học tự nhiên hơn là khoa học xã hội. Chính vì vậy, sau mỗi lần tập huấn chuyên môn do PGD và Sở GD-ĐT tổ chức nhóm chúng tôi thường trao đổi những băn khoăn với nhau làm thế nào để khơi nguồn cảm hứng học tập của học sinh, đưa các em tự giác tích cực đam mê yêu thích môn học, hướng tới năng lực tự học khám phá thực tế và thế giới thông qua học tập Địa lí. Chúng tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS” + Tại trường THCS Hải Phương: đã được học thử nghiệm SGK mới ở khối lớp 6 năm học 2016-2017. + Tại trường THCS B Hải Minh, THCS Hải Nam: chúng tôi vận dụng cách viết ở SGK lớp 6 đã học ở THCS Hải Phương trong mục “Hoạt động tìm tòi và mở rộng” kết hợp với khung mẫu thiết kế chủ đề bài học mới theo định hướng phát triển năng lực để đưa vào soạn giáo án và dạy trong các khối lớp mục: Hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập. Đây cũng là cách làm giáo viên giúp cho học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, đón đầu cho quá trình xây dựng sách giáo khoa mới. B. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến: Hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí nói riêng và trong tất cả các bộ môn học, tuy chỉ chiếm thời lượng ngắn 7-10 phút, nên giáo viên không quá nặng nề; cũng không đơn giản quá chỉ là giao nhiệm vụ học tập về nhà. Điều chủ yếu nhất là hướng dẫn cách học, hệ thống hóa kiến thức, luyện tập, cách tìm hiểu tài liệu, và đọc tài liệu bổ sung, nêu những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên người học tiếp tục tìm hiểu kiến thức trong quá trình học tập sau bài học, liên hệ với bài học sau; bổ trợ ghi nhớ, kích thích tư duy phê phán, khuyến khích độc lập sáng tạo. 3
  5. Hiện nay, hướng dẫn học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức thông qua các nguồn tư liệu, học liệu khác nhau đặc biệt được sự hỗ trỡ đắc lực từ công nghệ thông tin (mạng máy tính); tạo ra tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng các cách khác nhau. “Việc hướng dẫn học tập không đơn giản chỉ là giao bài tập hoặc nhiệm vụ học tập ở nhà. Điều chủ yếu nhất của khâu này là hướng dẫn cách học, hệ thống hóa kiến thức, luyện tập, cách tìm tài liệu và đọc tài liệu bổ sung, nêu lên những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên người học tiếp tục tìm hiểu kiến thức trong quá trình học tập sau bài học. Những ý được gợi lên cho bài học sau, hoặc có ý nghĩa bổ trợ ghi nhớ, kích thích tư duy phê phán, khuyến khích tư duy độc lập sáng tạo tạo cảm xúc và bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhu cầu nhận thức của người học, kích thích bộc lộ năng lực người học ” ( Trích – yêu cầu khung thiết kế chủ đề bài học trong môn Địa lí) Xuất phát từ yêu cầu thiết thực trên, chúng tôi thấy: làm tốt khâu này (kể cả thiết kế và lên lớp) tạo cho học sịnh tâm thế hưng phấn chờ đợi khám phá bài học mới. Nó có tác dụng vừa củng cố kiến thức vừa mở ra hướng kết nối với bài học sau, định hướng kiến thức cho tìm hiểu bài mới đạt hiệu quả. Nếu không làm tốt thì không phát huy được tính chủ động tích cực và không hình thành được những năng lực chung và năng lực chuyên biệt có hiệu quả. Làm tốt khâu này đòi hỏi giáo viên phải xây dựng chi tiết kế hoạch với từng dạng bài: Bài tìm hiểu kiến thức mới, bài thực hành, ôn tập Chúng tôi đã thiết kế và thực hiện bước lên lớp này như sau: 1. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Đối với môn Địa lí hoạt động tìm tòi là rất quan trọng bởi môn học này gắn liền với thực tiễn cuộc sống, dễ thu hút các em say mê tìm hiểu khám phá. Để các em tìm tòi mở rộng kiến thức, hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi: qua các phương tiện thông tin như: sách báo, truyền hình, internet bên cạnh đó các em được trải nghiệm qua thực tế. Song bên cạnh đó, cũng gặp khó khăn vì thời gian ít, các em phải học nhiều kiến thức, áp lực thi cử nên thường tìm hiểu qua loa mang tính “đối phó” làm tốt bước này sẽ đạt được những mục tiêu căn bản: 1.1. Mục đích - Hoạt động tìm tòi, mở rộng nhằm khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp học sinh hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi khám phá. - Thông qua hoạt động học sinh đạt được kĩ năng: thu thập và xử lí thông tin, giao tiếp, hợp tác, trình bày, suy nghĩ, ý tưởng - Hình thành năng lực: năng lực tự học, tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng bản đồ, tranh ảnh , 4
  6. - Hình thành phẩm chất của người học: tự tin, tự chủ, trách nhiệm bản thân, cộng đồng yêu mến khoa học, bồi đắp tình cảm yêu thiên nhiên, môi trường, tình yêu quê hương đất nước, nhân loại 1.2. Cách thực hiện: * Giáo viên: Chuẩn bị các câu hỏi, tình huống hướng dẫn cho học sinh. * Học sinh: Đọc, nghiên cứu các câu hỏi, tình huống của giáo viên đưa ra. * Hình thức tổ chức: có thể là cá nhân hoặc theo cặp/nhóm - Với hoạt động cá nhân: Học sinh tự nghiên cứu câu hỏi, tình huống giáo viên đưa ra có thể trình bày luôn tại lớp hoặc về nhà nghiên cứu rồi trình bày vào tiết học sau. Hoạt động này nhằm phát huy năng lực tự giác học tập của học sinh. - Với hoạt động cặp/nhóm: + Giáo viên giao nhiệm vụ cho các cặp/ nhóm. + Hoạt động trên lớp: Nhóm trưởng chỉ đạo các thành viên hoạt động cá nhân, suy nghĩ trong khoảng một đến hai phút rồi trao đổi với bạn bên cạnh. Sau đó nhóm trưởng điều hành lần lượt từng thành viên trình bày ngắn gọn. Thư kí ghi chép, tổng hợp, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Hoạt động ở nhà: Nhóm trưởng giao cho các thành viên trong nhóm thu thập thông tin, tìm kiếm tài liệu, tập hợp, thống nhất, cử đại diện trình bày + Giáo viên theo dõi hoạt động các cặp/nhóm, giúp đỡ những nhóm nào cần sự trợ giúp. + Giáo viên yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày, một đến hai nhóm khác góp ý kiến. + Giáo viên bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt (kết luận). 1.3. Ví dụ minh họa a. Hướng dẫn học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức ngay tại lớp. Ví dụ: - Ở lớp 6: + Chủ đề Trái Đất, các chuyển động của Trái đất: ? Nêu giả thuyết nếu Trái Đất không ở vị trí thứ ba trong hệ Mặt Trời, thì chuyện gì xảy ra. ? Nếu Trái Đất ngừng quay. ? Vì sao khi xem các trận đấu bóng đá ngoại hạng Anh, được tường thuật trực tiếp trên truyền hình Việt Nam vào khung giờ 23 giờ (ngày hôm trước) – 2 giờ( ngày hôm sau) ta vẫn thấy ánh sáng mặt trời trải trên sân cỏ. 5
  7. + Chủ đề không khí và các khối khí: ? Trao đổi với bạn để tìm hiểu ô nhiễm không khí ở địa phương em? Biện pháp bảo vệ môi trường không khí trong lành. Ở câu hỏi này giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp đôi hoặc nhóm + Chủ đề thời tiết, khí hậu: ? Tập biên soạn bản tin dự báo thời tiết ở địa phương với các thông số cho trước. - Ở lớp 7: + Chủ đề Châu Phi: ? Đóng vai một đại sứ của Liên Hiệp Quốc, để gải quyết một trong các vấn đề xung đột sắc tộc, đại dịch AIDS, đói nghèo ở châu Phi? ? Từ một số bức tranh (Kim tự tháp ở Ai Cập, hoang mạc xa-ha-ra, xa van ) hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu đôi nét về châu Phi. + Chủ đề châu Nam Cực: ? Suy nghĩ của em, nếu băng ở châu Nam Cực tan chảy . -Ở lớp 8: + Chủ đề Tây Nam Á: ? Tiếng nói của em đối với các bạn nhỏ ở vùng bị phiến quân hồi giáo tự xưng IS chiếm đóng. + Chủ đề biển đảo Việt Nam: ? Hướng dẫn cho các bạn nước ngoài về một bãi biển đẹp ở Việt Nam? ? Tiếng nói của em về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam? + Chủ đề sông ngòi Việt Nam. ? Nêu những biện pháp bảo vệ sự trong sạch của sông ngòi địa phương ta? + Chủ đề khí hậu Việt Nam ? Thách thức biển đổi khí hậu ở Việt Nam đến đời sống, kinh tế ? - Ở lớp 9: + Chủ đề dân số: ? Đưa ra ý kiến về việc xây dựng gia đình có quy mô dân số hợp lí. + Chủ đề lao động, việc làm. ? Đưa ra phương hướng giải quyết việc làm ở địa phương và định hướng nghề nghiệp của em ? + Chủ đề vùng Đồng bằng sông Hồng. 6
  8. ? Giới thiệu cho một bạn ở vùng khác về nhưng nét đẹp tự nhiên hoặc con người, di tích lịch sử ở vùng Đồng bằng sông Hồng. ? Vấn đề đất chật người đông ở đồng bằng sông Hồng ? + Chủ đề Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ? Nguy cơ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi nước biển dâng? + Địa lí địa phương: ? Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giớ thiệu về thiên nhiên, con người Nam Định. ? Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch hãy giới thiệu về món ăn ở quê hương Hải Hậu? ? Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch hãy giới thiệu về cảnh biển ở Thịnh Long. b. Hướng dẫn tìm tòi khám phá mở rộng kiến thức mới, kiến thức liên hệ thực tế. (tìm tòi mở rộng kiến thức ngoài giờ học trên lớp) Giáo viên cung cấp địa chỉ các tài liệu, các loại bản đồ, tranh ảnh, câu chuyện, clips, các tác phẩm truyện, thơ, báo chí, các trang website Địa lí( bản đồ, môi trường, dân số,địa chính, phòng chống bão lụt, và dự báo thời tiết ở Việt Nam, kinh tế; Encarta hoặc World Atlas ), dạy cách thiết kế trò chơi để bản thân học sinh hoặc nhóm học sinh có cơ hội nghiên cứu, trao đổi, mở rộng kiến thức. b1. Dạy học sinh sưu tầm kiến thức Địa lí: * Ở lớp 6: Chủ đề: Trái Đất và các chuyển động của Trái Đất : ? Sưu tầm một bản đồ về đường di chuyển của một trận bão, đọc hướng và tọa độ tâm bão vào các thời điểm mà bão đi qua. ? Trao đổi với người thân về câu tục ngữ:” Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.Vì sao có hiện tượng đó. Chủ đề : Địa hình bề mặt Trái đất: ? Sưu tầm thông tin, tranh ảnh để biết thêm về một số dãy núi cao, hang động nổi tiếng hoặc đồng bằng và cao nguyên lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Chủ đề: Thời tiết và khí hậu: ? Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về thời tiết và khí hậu. * Ở lớp 7: Khi học về Địa lí các châu lục, để khuyến khích tìm hiểu, khám phá về các vùng đất mới, thiên nhiên, con người ở các quốc gia trên thế giới, giáo viên hướng dẫn các em làm các bài tập sưu tầm: ? Sưu tầm bài viết về một quốc gia: +Diện tích nhỏ nhất, lớn nhất. 7
  9. + Dân số đông nhất, ít nhất. + Đất nước có địa hình cao nhất (dãy núi cao nhất), thấp nhất. ? Sưu tầm bài viết về một quốc gia ở châu Phi, (Châu Mĩ, châu Âu, châu Đại Dương) (do học sinh, hoặc nhóm tự bắt thăm). ? Sưu tầm bài viết về những cảnh quan đẹp ở các châu, các địa danh nổi tiếng để giới thiệu trước lớp. * Ở lớp 8: ? Sưu tầm một số bài ca dao, bài thơ, bài hát ca ngợi đất nước Việt Nam. ? Sưu tầm bộ tranh ảnh về non nước Việt Nam: + Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây. + Các dạng địa hình: núi, đèo, hang đồng, cao nguyên, đồng bằng, bãi biển, vịnh biển, hải đảo. ? Sưu tầm các câu ca dao về thời tiết, khí hậu ở Việt Nam, địa phương. ? Sưu tầm các câu ca dao về sử dụng, cải tạo đất. ? Sưu tầm các tranh ảnh về các vườn quốc gia ở Việt Nam. * Ở lớp 9: ? Sưu tầm bài viết, hoặc thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, ẩm thực tại 7 vùng kinh tế (tại địa phương Nam định, Hải Hậu) ? Sưu tầm bài viết về du lịch sông nước miệt vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long. ? Sưu tầm bài viết về hoạt động kinh tế trong mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long. b2. Dạy học sinh thiết kế trò chơi Địa lí: *Mục tiêu: Trò chơi Địa lí giúp các em được học tập Địa lí trong khi chơi: “học mà chơi, chơi mà học”, có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết Địa lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh. Tổ chức trò chơi và dạy học sinh thiết kế được trò chơi tốt vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo vừa rèn tính tự lập và tinh thần tập thể của các em, giúp các em có hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao, môn Địa lí trở lên sinh động và gần giũi hơn, thiết thực hơn với các em. * Cách thực hiện: - Xác định nội dung Địa lí có liên quan trực tiếp, giúp mở rộng, nâng cao, kiến thức, kĩ năng Địa lí đã học. - Xây dựng luật chơi, cách chơi phù hợp với cá nhân hoặc nhóm, tổ; phù hợp với từng trò chơi, phù hợp với không gian. 8
  10. - Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện: dễ tìm, dễ làm phù hợp khi chơi trên lớp hay ngoài giờ lên lớp. * Ví dụ: -Ở lớp 6, + Các chuyển động của Trái Đất quanh trục, quanh Mặt Trời: Giáo viên dạy các em chơi vận động ngay trên sân trường vừa thực hành được bài học, vừa giúp các em giảm căng thẳng. + Thiết kế trò chơi ô chữ Địa lí: với mục đích củng cố kiến thức đã học trong từng bài, từng chủ đề, từng chương. Bước 1: Xác định nội dung (từ hàng dọc) và phạm vi kiến thức Bài 1: Trái đất trong hệ Mặt Trời. Bước 2: Thiết kế khung ô chữ, số lượng chữ cái tương ứng với đáp án thể hiện nội dung câu hỏi. Bước 3: Xây dựng câu hỏi: chứa đựng nội dung trong bài học, chủ đề. Hàng dọc: Mở ô chữ gồm 7 chữ cái, thông qua các từ có liên quan đến 7 ô chữ hàng ngang. Hàng ngang 1: từ gồm 9 chữ cái: Đường nối liền 2 cực Bắc và Nam trên bề mặt quả Địa Cầu? Hàng ngang 2: Từ gồm 7 chữ cái: Vị trí trung tâm của Hệ Mặt Trời ? Hàng ngang 3: Từ gồm 7 chữ cái: Vĩ tuyến dài nhất trên quả Địa Cầu? Hàng ngang 4: Từ gồm 7 chữ cái: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các đường kinh tuyến? Hàng ngang 5: Từ gồm 7 cái : Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc có tên là gì? Hàng ngang 6: từ gồm 9 chữ cái : Từ xích đạo lên cực Bắc, được quy ước là gì? Hàng ngang 7: Từ gồm 8 chữ cái: Hàng tinh có vị trí gần trung tâm Hệ Mặt Trời nhất? Yêu cầu: tùy theo từng điều kiện để các em sáng tạo thiết kế trên máy tính để chiếu lên bảng; hoặc thiết kế bằng các ô chữ cắt giấy dùng băng keo dán sẵn (khi chơi chỉ việc lật ra) 9
  11. K I N H T U Y Ê N M Ă T T R Ơ I X I C H Đ A O V I T U Y Ê N Đ Ô I N G A Y N Ư A C Â U B Ă C T H U Y T I N H + Thiết kế trò chơi Địa lí theo kiểu mô phỏng trò chơi dân gian: Học sinh chơi tìm địa chỉ trên bản đồ Việt Nam tại nhà. 10
  12. Học sinh chơi tìm địa chỉ trên bản đồ Việt Nam tại nhà. + Thiết kế trò chơi hỏi nhanh đáp nhanh: thông qua việc cho các em xây dựng bộ ngân hàng cau hỏi sau khi học xong từng bài. b3. Dạy học sinh biết làm các bài trình chiếu ngắn trên PowerPoint. Nếu như trước đây giáo viên làm các bài trình chiếu để giảng dạy trên lớp, thì nay giáo viên có thể chuyển giao nhiệm vụ này cho các em và hướng dẫn các em xử lí các thông tin, làm các bài báo cáo ngắn, trình chiếu bộ sưu tập về cảnh quan thiên nhiên, con người, hoạt động kinh tế, di tích lịch sử, thiên tai, bảo vệ môi trường; ghi lại hình ảnh bảo vệ môi trường, học tập. giáo viên là người duyệt nội dung sau đó các em trình bày bài trước nhóm, trước lớp. -> So sánh với cách dạy thông thường trước đây khi giáo viên chưa chú trọng đến hoạt động tìm tòi mở rộng này, tiết học thường nhàm chán không phát huy được năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Khi giáo viên hướng dẫn và tổ chức hoạt động tìm tòi mở rộng tiết học diển ra sôi nổi lại đánh thức được sự say mê khám phá, kích thích tính tò mò của lứa tuổi THCS, phát huy được năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề. giao tiếp hợp tác, đặc biệt năng lực sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học tập Địa lí; phát huy hơn các phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ, tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân cộng đồng, trường lớp, say mê nghiên cứu môn học 2. Hướng dẫn học tập: 2.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới: - Giáo viên giao bài cho cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh cùng thực hiện nhiệm vụ, thông qua các phiếu học tập đã thiết kế sẵn cùng các địa chỉ thông tin mà giáo viên chỉ dẫn học sinh tìm kiếm, nhờ đó trong bước hình thành kiến thức mới trò là người chủ động về mặt kiến thức: báo cáo, trình bày, đánh giá; giáo viên là người dẫn dát, điều chỉnh. 11
  13. - Cách xây dựng phương pháp, kĩ thuật dạy học cho từng bài dạy rất đa dạng, và luôn có sự thay đổi linh hoạt cho phù hợp với từng dạng bài, tuy nhiên định hướng xây dựng kiến thức cho các dạng bài tìm hiểu vị trí Địa lí, địa hình, khí hậu, kinh tế, ta cần định hướng các bước đi cơ bản cho các em thành kĩ năng, năng lực chuyên biệt của môn Địa lí: a) Đối với bài tìm hiểu vị trí địa lí ở lớp 7,8,9: -Trong dạy học Địa lí, dạy học sinh biết nêu, xác định, mô tả, phân tích vị trí địa lí lãnh thổ là hình thành được năng lực chuyên biệt quan trọng nhất: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian. Tìm hiểu vị trí địa lí (vị trí, kích thước, hình dạng lãnh thổ) được xem là nhân tố đầu tiên quyết định sự phát triển lãnh thổ, là nhân tố hình thành khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng, sinh vật. -Dạy học sinh có kĩ năng phân tích vị trí địa lí ngay từ đầu sẽ hình thành cho học sinh có năng lực định hướng không gian, sự phân bố, diễn đạt cảm nhận không gian từ đó hình thành năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình Địa lí, là cơ sở hình thành năng lực phân tích các mối quan hệ tương hỗ. -Ngay từ bài đầu tiên khi tìm hiểu vị trí địa lí về châu lục, tôi đã chủ động biên soạn các mẫu phiếu học tập bao gồm: Lược đồ khung lãnh thổ các châu lục, các số liệu về tọa độ các điểm cực: Bắc, Nam, Đông, Tây và tên gọi các điểm cực. Sau đó yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: - Để tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí một châu lục hay một đất nước ta hướng dẫn các em dựa vào tập bản đồ tự nhiên châu lục trong tập bản đồ thế giới, kết hợp với bản đồ SGK, kết hợp tra cứu thông tin trên mạng Internet, hãy thực hiện trên lược đồ khung: Bước 1: Ghi tọa độ điểm cực: Bắc, Nam, Đông, Tây và tên gọi các điểm cực. Bước 2: Ghi và đọc tên các châu lục, các đại dương, biển, vịnh biển bao bọc châu lục (vùng); các đảo lớn, eo biển, các dòng biển nóng, lạnh Bước 3: Nhận xét diện tích, hình dạng lãnh thổ châu lục so với các châu lục khác. Bước 4: Nêu ý nghĩa về vị trí địa lí của châu lục. Học sinh sẽ tự tóm tắt được dàn ý tìm hiểu vị trí địa lí châu lục: + Vị trí theo hệ tọa độ(- tuy nhiên ta có thể xác định vĩ độ với điểm cực Bắc, Nam; kinh độ với điểm cực Đông Tây để học sinh vận dụng tính chiều dài, chiều rộng lãnh thổ) (lãnh thổ nằm giữa các vĩ tuyến và kinh tuyến nào trên Địa Cầu)- vị trí quyết định lượng bức xạ nhiệt Mặt Trời- đây là nhân tố quy định đới khí hậu. + Vị trí tiếp giáp: với biển hay lục địa(nếu gần biển sẽ chịu sự ảnh hưởng nhiều của biển; nếu nằm sâu trong lục địa thì khí hậu mang tính chất lục địa; gần dòng biển nóng khí hậu sẽ nóng ẩm (ấm ẩm) quanh năm, gần dòng biển lạnh khí hậu quanh năm khô hạn, hình thành dải hoang mạc, bán hoang mạc khô hạn). 12
  14. + Kích thước và hình dạng lãnh thổ (kích thước lãnh thổ lớn, hình khối lớn làm cho lãnh thổ mang tính khí hậu lục địa cao, ngược lại) + Ý nghĩa vị trí Địa lí: về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội (thuận lợi hay khó khăn) - Giáo viên hướng dẫn học sinh mô tả (đọc và chỉ) vị trí địa lí châu lục hay khu vực trên bản đồ, qua cách làm đó học sinh hình thành kĩ năng xác định vị trí địa lí của châu lục, của đất nước, của vùng đất, tỉnh, huyện, xã mà các em quan trên bản đồ, từ đó hình thành năng lực chuyên biệt: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, góp phần định hướng không gian thực tế. Ví dụ:(Tìm hiểu vị trí địa lí châu Phi- Lớp 7) Phiếu học tập: Hãy dựa vào bản đồ tự nhiên châu Phi trong tập bản đồ thế giới, kết hợp với hình 26.1 SGK hãy thực hiện trên lược đồ khung Châu Phi: Bước 1: Đọc và Ghi tọa độ điểm cực trên đất liền: + Điểm cực Bắc: mũi Blanc, có vĩ độ 37o21’B thuộc Tunisia + Điểm cực Nam: mũi Cape Point, vĩ độ 34o21’ N (Mũi Kim) ở nước Nam Phi. + Điểm cực Tây: Amađi, kinh độ 17°33′ T (Mũi Xanh) thuộc Sênêgal + Điểm cực Đông Ras Hafun, kinh độ 51°23’Đ thuộc Somalia (ngoài ra cung cấp thêm tọa độ các điểm cực tính theo ranh giới trên các đảo) Bước 2: Đọc và ghi tên các châu lục, các đại dương, biển, vịnh biển; các đảo lớn, eo biển, các dòng biển nóng, lạnh Bươc 3: Nhận xét diện tích, hình dạng lãnh thổ châu Phi so với các châu lục khác 13
  15. Bước 4: Nêu ý nghĩa về vị trí đại lí của châu Phi. Bài làm của một học sinh. b) Đối với bài tìm hiểu đặc điểm địa hình trên bản đồ địa hình: - Địa hình là toàn bộ các hình dạng lồi lõm trên bề mặt Trái Đất nói chung hay khu vực nói riêng, dạy học sinh đọc, mô tả được đặc điểm địa hình trên bản đồ địa hình( bản đồ tự nhiên) là hình thành cho các em năng lực diễn đạt sự cảm nhận không gian, học sinh có thể khám phá những miền đất chưa bao giờ đặt chân đến ngay trong giờ học Địa lí bằng cách xem bản đồ địa hình: + Dạy học sinh xem kí hiệu thể độ cao địa hình: thang phân tầng địa hình( độ cao, độ sâu); đường đồng mức, đường đẳng sâu, lát cắt 14
  16. + Dạy kĩ năng đo đạc, tính khoảng cách (dựa vào tỉ lệ bản đồ), tính độ cao, độ sâu + Dạy kĩ năng xác định vị trí đối tượng, xác định hướng của đối tượng, độ dốc, thoải + Nắm được quy ước về đối tượng: đồng bằng, núi, cao nguyên, đồi, hoang mạc *Đồng bằng: địa hình thấp- màu xanh lá cây từ nhạt đến thẫm, độ cao tuyệt đối 0- 200 m. *Cao nguyên và núi có màu đỏ đến đỏ đậm. Cao nguyên có độ cao tuyệt đối từ 500 trở lên, có bề mặt rộng, tương đối bằng phẳng, sườn dốc.Núi được phân loại: núi thấp dưới 1000m, núi trung bình từ 1000-2000m, núi cao trên 2000 m. * Đồi( trung du hay bán bình nguyên): độ cao tương đối dưới 200m. - Dạy học sinh biết mô tả địa hình trên bản đồ: bằng cách đưa ra dàn ý theo mẫu hướng dẫn học sinh mô tả theo trình tự. Ví dụ 1 : Tìm hiểu đặc điểm địa hình châu Phi- Địa lí 7 Phiếu học tập: Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Phi trong tập bản đồ thế giới và các châu lục (hoặc bản đồ tự nhiên thế giới) kết hợp hình 1.2 SGK, tra cứu trên mạng Internet, hãy hoàn thiện các yêu cầu sau vào lược đồ trống: - Đọc tên và ghi vào lược đồ trống: vị trí dãy núi Atlat, dãy Đrêkenbec; sơn nguyên Êtiôpi, sơn nguyên Đông Phi, bồn địa Sát, bồn địa Congô, bồn địa Nin Thượng, bồn địa Calahari; hoang mạc Xahara, hoang mạc Namip 15
  17. - Kể tên các đỉnh núi cao trên 5000 m ở Châu Phi. - Nhận xét về độ cao địa hình, hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi. Ví dụ 2 : Tìm hiểu đặc điểm địa hình châu Á- Địa lí 8 Phiếu học tập: Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á trong tập bản đồ (hoặc bản đồ tự nhiên thế giới) kết hợp hình 1.2 SGK, tra cứu trên mạng Internet, hãy hoàn thiện các yêu cầu sau vào lược đồ trống: - Đọc tên và ghi các dãy núi chính: Hy-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, An-tai và các sơn nguyên: Trung Xi bia, Tây Tạng, A-ráp,I-ran, Đê-can ; Các đồng bắng: tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn Hắng, Tây Xi bia, Hoa Bắc, Hoa Trung - Xác định các hướng của các dãy núi, kể tên một số ngọn núi tiêu biểu có độ cao trêm 8000m - So sánh diện tích các dạng địa hình ở châu lục và so sánh địa hình của châu Á với các châu lục khác (độ cao của núi, diện tích núi, đồng bằng) - Nêu sự ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu và sự phát triển kinh tế. c) Đối với bài tìm hiểu hhí hậu: Hình thành được cách đọc, phân tích đặc điểm khí hậu một châu lục, quốc gia, vùng lãnh thổ phải hình thành cho các em tổng hợp các kĩ năng tìm hiểu vị trí Địa lí, địa hình; 16
  18. giải thích được mối quan hệ nhân quả giữa chúng với nhau; kĩ năng đọc bản đồ khí hậu, biểu đồ khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa); năng lục tính toán phân tích số liệu thống kê, - Giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu các yếu tố khai thác trên bản đồ khí hậu: các yếu tố biểu diễn bằng màu sắc, lượng mưa, dòng biển, hướng gió, vĩ độ, đường đẳng nhiệt ; biểu đồ khí hậu: cách đọc nhiệt độ, lượng mưa.Giải thích đặc trưng hình thành khí hậu một vùng là do mối quan hệ của yếu tố: vị trí địa lí (vĩ độ Địa lí, vị trí gần biển hay xa biển), địa hình đón gió hay khuất gió, ảnh hưởng của dòng biển nóng hay lạnh chảy gần bờ. Ví dụ: Phiếu học tập Dựa vào bản đồ treo tường khí hậu thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới (châu Phi) kết hợp với các biểu đồ nhiệt độ lượng mưa châu Phi SGK – hình 6.1, hình 6.2 và hình 19.2 SGK trang 20 về nhà hoàn thiện phiếu học tập : - Châu Phi thuộc những đới khí hậu nào? - Sự phân bố lượng mưa: + Khu vực mưa nhiều: + Khu vực ít mưa: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa hình 6.1, hình 6.2 và hình 19.2 Hình 6.1 Hình 6.2 Hình 19.2 Biểu đồ nhiệt độ và lượng Biểu đồ nhiệt độ và lượng Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở Ma-la-can mưa ở Gia-mê-na(Sát) mưa của hoang mạc (Xu-đăng) Xa-ha-ra + Nhiệt độ cao nhất: + Nhiệt độ cao nhất: + Nhiệt độ cao nhất: tháng tháng tháng + Nhiệt độ thấp nhất + Nhiệt độ thấp nhất + Nhiệt độ thấp nhất tháng tháng tháng + Biên độ nhiệt. + Biên độ nhiệt. + Biên độ nhiệt. + Lượng mưa: + Lượng mưa: + Lượng mưa: 17
  19. Kết quả bài làm học sinh: d)Đối với bài tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế xã hội: - Nông nghiệp: +Tìm hiểu Địa lí nông nghiệp chung, theo sơ đồ: ?Hãy điền vào các chỗ chấm trong sơ đồ dưới đây thể hiện cơ cấu ngành nông nghiệp: Nông nghiệp Trồng trọt Chăn nuôi 18
  20. +Tìm hiểu cụ thể sản xuất cây lúa ở Việt Nam (Địa lí 9), Ví dụ: Phiếu học tập: -Dựa vào kiến thức SGK, Át lát Địa lí Việt Nam trang 19 và kiến thức hiểu biết, tìm hiểu tình hình sản xuất lúa nước ta. Hãy hoàn thiện bài tập theo dàn ý sau: Tiêu chí Nội dung Vai trò Diện tích Sản lượng Năng suất Phân bố - Hãy sưu tầm bài viết về tình hình sản xuất lúa gạo ở địa phương em? - Công nghiệp: + Tìm hiểu tình hình phát triển công nghiệp của một địa phương: Tiêu chí Nội dung Vai trò Cơ cấu ngành Giá trị sản xuất Các trung tâm công nghiệp. + Tìm hiểu một lĩnh vực cụ thể: Ví dụ: Phiếu học tập: Qua kiến thức SGK, At lát Địa lí Việt Nam- trang 22, tra cứu mạng Internet về tình hình khai thác than ở Việt Nam, hoàn thiện phiếu học tập theo mẫu sau: Tiêu chí Nội dung Vai trò Trữ lượng: Sản lượng: Phân bố: 19
  21. 2.2. Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài ôn tập *Đối với bài ôn tập việc hướng dẫn bài về nhà càng chi tiết thì hiệu quả càng cao: học sinh vừa có thể chủ động kiến thức dễ dàng tổng hợp hóa kiến, thống kê kiến thức sau mỗi chương, mỗi phần càng rõ ràng: -Ví dụ: Ôn tập học kì I- Địa lí 9 Phiếu học tập: Thống kê những nét đặc trưng cơ bản của các vùng Địa lí theo bảng: Vùng Trung du Đồng bằng Duyên hải Tây miền núi Bắc Trung Bộ sông Hồng Nam Trung Bộ Nguyên Bắc Bộ Tiêu chí Vị trí Các tỉnh Diện tích Địa hình Khí hậu Sông ngòi Biển Khoáng sản Đất Dân cư Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ Trung tâm kinh tế - Hệ thống hóa kiến thức bằng các phiếu học tập theo sơ đồ tư duy, hệ thống hóa kiến thức theo các bảng ma trận hai chiều: 20
  22. Trên cơ sở tập hợp các phiếu báo cáo ở các bài hình thành kiến thức mới; các bộ sưu tập về bài viết, tranh ảnh các em tổ chức trưng bày, trao đổi, đánh giá sản phẩm tìm tòi khám phá kiến thức Địa lí: 21
  23. Kết luận: Trong tất cả các khâu lên lớp việc thiết kế cũng như thực hiện các khâu theo thiết kế có nhịp nhàng hay không bản thân chúng tôi luôn coi trọng sự quyết định thắng lợi cho việc thực hiện thành công là lớn là nhờ khâu: hoạt động tìm tòi, mở rộng và hướng dẫn học tập. Nhờ có bước chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng này là cơ sở tạo đà cho bước khởi động trong mỗi bài học mới thành công; là linh hồn cho bước thành kiến thức mới. Những nhiệm vụ trong bước này luôn thôi thúc học trò có động lực say mê khám phá tìm tòi, yêu thích bộ môn, hình thành năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho người học. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Qua việc rèn : “Năng lực tự hoc, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS”. Chúng tôi thấy đã đạt được những kết quả tích cực sau: * Đối với giáo viên: - Đã tự tin hơn trong giảng dạy và có cách rèn luyện kĩ năng cho học sinh qua các bài dạy ngày càng hiệu quả. Giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức đồng thời giúp cho việc đổi mới phương pháp linh hoạt trong việc tổ chức các hình thức học tập đạt hiệu quả hơn. - Có kĩ năng trong thiết kế giáo án và đã xây dựng được bộ giáo án có chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới làm cho chất lượng giảng dạy ngày càng nâng cao rõ rệt . - Giáo viên tích cực nghiên cứu, suy nghĩ tìm ra những phương pháp phù hợp với nội dung từng chủ đề, từng mảng kiến thức. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nâng cao, đặc biệt hiệu quả trong việc sinh hoạt chuyên môn giữa các trường để cùng nhau trao đổi tìm ra những giải pháp tích cực để giảng dạy môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. * Đối với học sinh: - Ngày càng có nhiều em yêu thích bộ môn Địa lí hơn, tích cực hơn trong quá trình học tập, khả năng tư duy độc lập và ý thức tự giác ngày càng tăng. - Nhiều học sinh hứng thú khi giáo viên giao nhiệm vụ, bài tập hay một số vấn đề mà các em cần tìm hiểu, một hiện tượng mà cần giải thích thông qua hoạt động tìm tòi, mở rộng . - Các em chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp thông qua hoạt động hướng dẫn học tập đã làm cho tiết học trở lên sôi nổi hơn, ý nghĩa hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. 25
  24. - Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các tình huống. Trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy bỏ thói quen thụ động ghi chép, học thuộc. - Thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng giúp cho học sinh ngoài việc tự học, tự tìm hiểu còn biết trao đổi thảo luận với các bạn trong nhóm, trong lớp và cả với người thân để đề xuất ý kiến. Điều đó sẽ làm cho mối học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập vừa hợp tác trao đổi với bạn bè, người thân để tìm hiểu những kiến thức ở thực tế mà trong sách chưa đề cập đến. - Mỗi học sinh đều có sự tiến bộ về kết quả học tập, các em dần mạnh dạn, tự tin không còn rụt rè khi đưa ra ý kiến, phát biểu chuẩn xác đúng trọng tâm bài. Học sinh chủ động, tìm hiểu lĩnh hội kiến thức mới. -Từ đó, rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, hợp tác cho học sinh đặc biệt hình thành lên các năng chuyên biệt trong môn Địa lí. Giúp các em có được các phẩm chất tự lập, tự tin, tụ chủ, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Kết quả thu được trước và sau khi thực hiện các giải pháp trên. THCS Hải Nam THCS Hải Phương THCS Hải Minh B 2015 – 2016 2017 – 2018 2015 – 2016 2017 – 2018 2015 – 2016 2017 – 2018 Tiêu chí (Chưa áp (Đã áp (Chưa áp (Đã áp (Chưa áp (Đã áp dụng) dụng) dụng) dụng) dụng) dụng) Số HS tự nghiên cứu 35/70 67/70 38/75 72/75 27/72 60/72 bài trước khi (=50%) (=95,7%) (=50,7%) (=96,5%) (=37,5%) (=83,3%) lên lớp Số HS làm bài tập trong 52/70 68/70 58/75 74/75 49/72 67/72 SGK và tập (=74,3%) (=97,1%) (=77,3%) (=98,7%) (=68,1%) (=93,1%) bản đồ Số HS hoàn thành nhiệm 39/70 62/70 50/75 73/75 38/72 62/72 vụ GV giao cho phần mở (=55,7%) (=88,6%) (=66,7%) (=97,3%) (=52,8%) (=84,7%) rộng tìm tòi Số HS đưa ra các câu hỏi, những 10/70 28/70 20/75 32/75 10/72 27/72 thắc mắc (=14,3%) (=40%) (=26,7%) (=42,7%) (=13,9%) (=37,5%) trong quá trình học tập 26
  25. * Đối với nhà trường: Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn giảng dạy đã đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy, chất lượng các bài kiểm tra khảo sát của học sinh đại trà đạt tỉ lệ khá, giỏi cao hơn và ổn định ở tốp đầu trong huyện. Sau đây là kết quả khảo sát HS đạt được mức độ của năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí của học sinh năm học 2015 -2016 so với 2 năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017; 2017- 2018: 1. Trường THCS Hải Nam Tổng Số HS đạt được mức độ của năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo thông qua số HS hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập Năm học khảo Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 sát SL % SL % SL % SL % SL % 2015 - 2016 70 35 50.0% 15 21.4% 10 14.3% 6 8.6% 4 5.7% 2016 – 2017 (áp dụng 70 10 14.3% 12 17.1% 18 25.7% 20 28.6% 10 14.3% SK) 2017 – 2018 (áp dụng 70 5 7.1% 5 7.1% 20 28.6% 25 35.7% 15 21.4% SK) 2. Trường THCS Hải Phương Tổng Số HS đạt được mức độ của năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo thông qua số HS hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập Năm học khảo Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 sát SL % SL % SL % SL % SL % 2015 - 2016 75 36 48.0% 18 24.0% 12 16.0% 6 8.0% 3 4.0% 2016 – 2017 (áp dụng 75 12 16.0% 15 20.0% 22 29.3% 14 18.7% 12 16.0% SK) 2017 – 2018 (áp dụng 75 5 6.7% 11 14.7% 25 33.3% 19 25.3% 15 20.0% SK) 27
  26. 3. Trường THCS Hải Minh B Số HS đạt được mức độ của năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo thông qua Tổng hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập số HS Năm học khảo Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 sát SL % SL % SL % SL % SL % 2015 - 2016 72 40 55.6% 18 25.0% 8 11.1% 4 5.6% 2 2.8% 2016 – 2017 (áp dụng 72 31 43.1% 13 18.1% 14 19.4% 9 12.5% 5 6.9% SK) 2017 – 2018 (áp dụng 72 16 22.2% 10 13.9% 17 23.6% 14 19.4% 15 20.8% SK) * Đối với phụ huynh học sinh: đã yên tâm về khả năng thích ứng của con em họ trước sự đổi mới và chuẩn bị thay sách giáo khoa cũng như cách thức tuyển sinh vào THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định. 28
  27. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Chúng tôi cam kết sáng kiến kinh nghiệm trên không sao chép, không vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) Vũ Thị Thơm N g u yễn Thị Hạnh P hạm Thị Hằng CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận,ký tên, đóng dấu) . . 29
  28. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận,ký tên, đóng dấu) CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận,ký tên, đóng dấu) 30
  29. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học cấp Tỉnh Chúng tôi: Tỷ lệ (%) Số Ngày tháng Nơi công Chức Trình độ đóng góp Họ và tên TT năm sinh tác danh chuyên môn vào việc tạo ra sáng kiến Trường Tổ phó tổ ĐHSP 1 Vũ Thị Thơm 08/05/1980 THCS Hải 40% KHXH Nam Địa lí Trường ĐHSP 2 Nguyễn Thị Hạnh 30/10/1979 THCS B Giáo viên 30% Hải Minh Địa lí Trường Tổ phó tổ ĐHSP 3 Phạm Thị Hằng 10/10/1979 THCS Hải 30% KHXH Phương Địa lí - Là các tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS. 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Địa lí THCS 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc dùng thử: tháng 9/ 2016 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: Thông qua hoạt động mở rộng tìm tòi và hướng dẫn học tập để rèn năng lực tự học và năng lực tư duy sáng tạo. Giáo viên giúp học sinh: + Nắm được cách tìm hiểu từng dạng câu hỏi, dạng bài tập để học sinh chủ động tìm tòi, tự học, nghiên cứu tiếp cận thông tin trước khi tìm hiểu bài mới. + Học sinh tự tin, khám phá kiến thức góp phần kích thích sự sáng tạo, giúp các em tin tưởng bản thân, say mê học tập môn Địa lí. 4. Những thông tin bảo mật nếu có: không 31
  30. 5. Điều kiện để áp dụng sáng kiến: Học sinh THCS 6. Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: Sau khi áp dụng sáng kiến sáng kiến: Một số kinh nghiệm rèn năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn học tập trong môn Địa lí ở THCS, chúng tôi nhận thấy: + Kết quả học tập của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. + Không khí lớp học sôi nổi, ở mỗi học sinh có sự tiến bộ về kết quả học tập. Các em dần mạnh dạn, tự tin, không còn rụt rè khi đưa ra ý kiến phát biểu chuẩn xác, đúng trọng tâm bài học. Học sinh chủ động tìm hiểu, lĩnh hội những kiến thức mới, linh hoạt học tập, xử lý tình huống trong các bài. + Thông qua các hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp đã hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh như: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp và đặc biệt là các năng lực chuyên biệt môn Địa lí, từ đó hình thành các phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó, yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước, nhất là hứng thú tìm hiểu, khám phá khoa học Đây là đặc điểm nổi trội hơn hẳn so với cách học thông thường. + Phù hợp với thực tiễn giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (nếu có): Không Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hải Hậu, ngày 02 tháng 5 năm 2018 Người nộp đơn (ký và ghi rõ họ tên) Vũ Thị Thơm Nguyễn Thị Hạnh Phạm Thị Hằng 32
  31. PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo: 1.Đổi mới dạy học Địa lí ở THCS- Nhà xuất bản Giáo dục- Nguyễn ĐứcVũ (chủ biên)- Phạm Thị Sen. 2.Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh – Môn Địa lí cấp THCS- Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. SGK , Sách giáo viên, Tập bản đồ Át lát Địa lí Việt Nam Thế Giới – NXB Giáo dục 33