Tài liệu ôn tập đọc hiểu văn bản học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9

docx 5 trang thaodu 5281
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập đọc hiểu văn bản học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_doc_hieu_van_ban_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn tập đọc hiểu văn bản học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9

  1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN HỌC KỲ I Câu 1: Em hãy đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét(1), về lý thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.( ) (Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.17) 1. Theo tác giả, ngành công nghiệp nào có tầm quan trọng quyết định đến vận mệnh thế giới? 2. Hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét có ý nghĩa gì? 3. Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả trong đoạn văn trên? 4. Lấy chủ đề “Khát vọng hòa bình”, em hãy triển khai thành một đoạn văn diễn dịch dài khoảng 10 đến 12 câu. - Giải thích: Hòa bình là sự bình an vui vẻ, không có chiến tranh, xung đột hay đổ máu. Khát vọng hòa bình là mong muốn vươn tới cuộc sống vui vẻ, an lành, được tôn trọng bình đẳng, tự do và hạnh phúc. - Bàn luận: + Khát vọng hòa bình là biểu tượng của sự bình yên, là khát vọng chung của mỗi người và của toàn nhân loại. + Hòa bình giúp mỗi người biết yêu thương nhau, giúp mỗi dân tộc có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc bền lâu. + Hòa bình tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn căng thẳng; là điều kiện để hợp tác và phát triển + Trái với khát vọng hòa bình là những toan tính ích kỉ hẹp hòi, những hành động chạy đua vũ trang, gây đổ máu và chiến tranh, chúng ta cần quyết liệt lên án những hành vi đó. + Dân tộc ta đã phải trải qua bao nhiêu đau thương mất mát trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ hòa bình nên hiểu rất rõ giá trị, tầm quan trọng của khát vọng hòa bình. - Phê phán: Phê phán những hành vi gây chiến tranh, ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của mỗi người mỗi dân tộc. - Bài học nhận thức và hành động: + Cần biết trân trọng, giữ gìn và thể hiện khát vọng hòa bình ở mọi lúc, mọi nơi; biết sống thân thiện, chan hòa nhân ái với những người xung quanh. + Là học sinh, cần ra sức học tập, nâng cao hiểu biết, giải quyết xung đột bằng sự lắng nghe, thấu hiểu, đối thoại chân tình thẳng thắn tích cực tham gia vào các hoạt động đấu tranh vì hòa bình và công lý Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại 1) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào, viết về chủ đề gì? 2) Em hiểu như thế nào về từ “Phong cách”
  2. 3) Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người? 4) Xác định 2 danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy. 5) Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Người đã làm gì để có được vốn kiến thức ấy? 6) Em học tập điều gì về tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh? 7) Theo em con đường hình thành phong cahs Hồ Chí Minh là gì? Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Ngót năm mươi năm trước, tạm biệt làng quê yêu dấu, tôi đi về phía dãy Trường Sơn khói lửa mà mắt rưng rưng thầm hẹn nếu sống qua cuộc chiến tranh, nhất định về làng sinh sống. Làng chính là thiên đường của tuổi thơ tôi. Lớn lên, đi xa, từ chân trời góc biển ngoảnh lại phía mù tăm phương trời đất Bắc, mắt tôi dõi tìm thiên đường đã qua mà tiếc nuối tuổi thơ biết chừng nào. Làng ơi, tôi gọi thầm mái rạ vàng nâu chuyển dần màu tro bếp, như một vầng mây xám che đầu tuổi thơ. Làng ơi, tôi thầm gọi bờ tre ken dày như trường thành mấy nghìn năm bảo vệ hồn nước, giữ gìn một câu ca dao, một giọng hát ru, một làn chèo, điệu lý, câu quan họ, xẩm xoan, giữ gìn tiếng Việt truyền qua giòng sữa mẹ đời đời. Làng ơi, những con đường trốn tìm dung dăng bươm bướm, nghe chuồn chuồn bay thấp kéo cơn mưa. Những cơn mưa tháng bảy tuôn nước mắt vợ chồng Ngâu làm cá rô xót mắt róc lên bờ, ngúc ngắc trên đường làng xui trẻ con ra bắt. Làng ơi, tôi gọi mùa thu gió heo may màu chim ngói, tiếng sáo diều mài vẹt vệt trăng non. Gió heo may rải đồng, rải hồn tôi ra khắp bờ mương, bụi lúa, rải niềm u uẩn khôn khuây khóm trúc đến tay các cụ già bước đi lá rụng. Xa làng đi hết dãy Trường Sơn, đi qua hàng trăm ngôi làng xinh đẹp, nhưng sao lòng vẫn quặn thắt nhớ làng quê nơi mẹ sinh ra tôi. Ấy là tuổi thơ xưa cái gì gắn với làng, cũng da diết nhớ thương, dù ngay cả cái đói và rét. Tuổi càng lớn, càng ngoảnh lại tuổi thơ, ngoảnh lại tìm kiếm làng quê nơi mình vịn chân giường, vịn tay cha mẹ tập đi, vịn hàng râm bụt tập đứng lên dần làm người lớn. Tuổi thơ ơi, làng ơi, bướm vàng hoa gạo ơi, tất cả đã lùi vào xa ngái, như có vạt mưa bụi mờ sương che phía chân trời ký ức. Tóc càng bạc con người ta càng khát khao về làng, về cội, để được qua cõi trăm năm cùng cha mẹ, ông bà mà hoá đất quê hương. (Trần Mạnh Hảo, Làng ơi! tongphuochiep.com, truy cập ngày 24/3/2018) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Nhận xét về cách viết của tác giả. (1,5 điểm). Câu 2: Tìm câu văn khái quát nhất nội dung của đoạn văn. Câu 3: Làng gắn với những hình ảnh nào của tuổi thơ tác giả? Câu 4: Đoạn văn gợi em nhớ tới truyện ngắn có cùng đề tài, của tác giả nào trong chương trình Ngữ văn 9? (ghi ra tên tác phẩm, tác giả đó) Câu 5: Từ đoạn văn trên, hãy viết 5 đến 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về vai trò của làng quê đối với đời sống mỗi con người. Câu 4: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới: Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. 1) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 2) Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh?
  3. 3) Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên. Gợi ý: - Nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà hết sức giản dị gần gũi) - Kết hợp giữa kể và bình luận - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu - Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc. Mỗi biện pháp nghệ thuật phải được làm rõ qua việc chọn và phân tích các dẫn chứng tiêu biểu. 4) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về đức tính (lối sống) giản dị? Câu 5: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới: Năm 1981, Unicef đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới. Chương trình này dự kiến cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống. Nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la. Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu. 1) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Sáng tác năm nào? 2) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? 3) Xác định từ loại của các từ gạch chân? (những – danh từ, chương trình – danh từ, đã – phụ từ, tuy nhiên – phụ từ.) 4) Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? Em hiểu như thế nào về tổ chức Unicef? 5) Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? 6) Theo em, chúng ta cần phải làm gì để giúp đỡ trẻ em nghèo khổ không nơi nương tựa? Câu 6: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới: Không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại lí trí tự nhiên [ ]. Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất , đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở , chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu . Trong thời đại này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp , chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó. 1) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? 2) Đoạn văn trên, tác giả đề cập đến vấn đề gì? 3) Để làm sáng tỏ nội dung trên, tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào? 4) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh đã gây ta cho đất nước ta? Câu 7: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới: 1. Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. 2. Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới. Sự thách thức. 3. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy. 4. Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược chiếm
  4. đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột. 1) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? 2) Đoạn trích trên đề cập đến đối tượng nào là chủ yếu? 3) "Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng". Từ ngữ nào được sử dụng để nối hai câu đã dẫn? 4) "Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn". Em hiểu thế nào về tình cảm và thái độ của "Chúng tôi" - những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn này? - Tình cảm của "Chúng tôi"- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn: Yêu thương trẻ em, quan tâm đến quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Thái độ của "Chúng tôi"- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn: cứng rắn, kiên quyết để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. 5) So với thời thơ ấu của nhiều trẻ em trên thế giới được nêu trong bản tuyên bố, tuổi thơ của em như thế nào? (Tuổi thơ của em được sống trong gia đình ấm áp tình yêu thương; được học hành đầy đủ; được tham gia các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao ) Câu 8: Đọc kĩ đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới: Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột. 1) Đoạn văn trên thuộc phần nào của bản tuyên bố? 2) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? 3) Theo bản tuyên bố, trẻ em đang phải đối mặt với những hiểm họa gì? 4) Theo em, chúng ta cần phải làm gì để để hạn chế những hiểm họa mà trẻ em đang phải đối mặt? 5) Em sẽ ứng xử như thế nào khi gặp những trẻ em tàn tật? Câu 9: Đọc kĩ đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới: Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng. 1) Đoạn văn đã nêu ra những thách thức nào của trẻ em trên thế giới? 2) Em hiểu như thế nào về cụm từ: “vô gia cư” 3) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay? Câu 10: Đọc kĩ đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin
  5. làm ngọc Mị nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mỗi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và chịu khắp mọi người phỉ nhổ. ( Trích: “Chuyện người con gái Nam Xương”– Nguyễn Dữ) 1) Về hình thức ngôn ngữ, dây là lời đối thoại hay độc thoại? Vì sao? 2) Nhân vật “thiếp” là ai? Lời thoại của nhân vật nói trong hoàn cảnh nào? 3) Phẩm chất nào của nhân vật được thể hiện qua lời thoại? 4) Văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” có rất nhiều các chi tiết hoang đường kỳ ảo. Em hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường kỳ ảo đó. 5) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên? Câu 11: Đọc kĩ đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới: Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở thành Thăng Long, các ngươi biết chưa? Trong khỏang vũ trụ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị để dựng lên công lớn. 1) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 2) Văn bản có chứa đoạn văn trên thuộc thể loại nào? 3) Đoạn văn là lời của ai? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? 4) Câu văn: “Trong khoãng vũ trụ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” muốn khắng định điều gì? Chép lại chính xác hai câu thơ có âm hưởng như câu nói trên, ghi rõ tên bài thơ, tên tác giả? Câu 12 : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa ». 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ? Văn bản được viết trong hoàn cảnh nào ? 2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nội dung của đoạn văn là gì ? (Đoạn văn đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cách chọn nơi làm việc; sự giản dị trong trang phục; sự giản dị, đạm bạc trong ăn uống) 3. Từ nội dung đoạn văn gợi ra hãy nêu suy nghĩ của em về lối sống gián dị ?