Tài liệu ôn tập học kỳ II môn Hóa học 8
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập học kỳ II môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_8.doc
Nội dung text: Tài liệu ôn tập học kỳ II môn Hóa học 8
- ÔN TẬP HÓA HỌC 8 I. Kiến thức lí thuyết cần nhớ: 1. Tính chất hóa học của Oxit bazo, oxit axit, axit, bazo, muối. 2. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ: Oxit bazơ Oxit axit Muối Bazơ Axit * Những p/ư hh minh hoạ: 1) MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O 2) SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O 3) Na2O + H2O 2NaOH t0 4) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 5) P2O5 + 3H2O 2H3PO4 6) KOH + HNO3 KNO3 + H2O 7) CuCl2 + 2KOH Cu(OH)2 + 2KCl 8) AgNO3 + HCl AgCl + HNO3 9) 6HCl + Al2O3 2AlCl3 + 3H2O 3. Tính chất hóa học của Phi kim. II. Bài tập: Bài 1: Viết các PTHH khi cho Fe, Zn, MgO, Al2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, AgNO3, BaCl2 tác dụng với Axit H2SO4, HCl. Bài 2: a. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau : NaOH, H2SO4, CaCl2, Na2SO4. b. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau : NaOH, HCl, CaCl2, H2SO4. c. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau : NaOH, Ca(OH)2 , CaCl2, Na2SO4, HNO3. d. Trình bày p/p hh để phân biệt 4 lọ hoá chất bị mất nhãn mà chỉ được dùng quì tím: KOH, HCl, Ba(OH)2, Na2SO4. Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 8,1 g ZnO vào 300 g dung dịch H2SO4 19,6 %, thu được dung dịch A. Hãy: a. Viết PTHH của phản ứng? b. Chất nào còn dư? Khối lượng là bao nhiêu? c. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch A thu được?
- Bài 4: Nung hỗn hợp gồm 8,4 g bột Fe với 3,2 gam S trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp X. a. Viết PTHH của phản ứng? b. Tính khối lượng của các chất có trong X? c. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được bao nhiêu lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn? Bài 5: Hoà tan 9,2 g hh gồm Mg, MgO , cần vừa đủ m gam d/d HCl 14,6% . Sau p/ư thu được 1,12 lit khí (ở ĐKTC) a. Tính % về khối lượng mỗi chất trong h/h ban đầu. b. Tính m? c.Tính nồng độ % của d/d thu được sau p/ư