Trắc nghiệm môn Hóa học 9

doc 2 trang Hoài Anh 27/05/2022 5433
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_mon_hoa_hoc_9.doc

Nội dung text: Trắc nghiệm môn Hóa học 9

  1. TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC 9 Câu 1: Những o xit tác dụng với H2O tạo thành dung dịch ba zơ là: A. CaO, SO3, CO2 B. CaO, Fe2O3, K2O C. CaO, K2O, Na2O D. K2O, SO3, P2O5 Câu 2: O xit nào sau đây có thể dùng để hút ẩm: A. MgO, CaO, SiO2 B. CaO, BaO, P2O5 C. CO2, ZnO, Al2O3 D. NaOH, CaO, H2SO4 Câu 3: Cho 2,7 gam CuCl2 tác dụng hết với dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng kết thúc thu được kết tủa D, lọc lấy kết tủa D nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Vậy khối lượng E bằng: : A. 1,6 g B. 0,8 g C. 3,2 g D. 2,4 g Câu 4: Nung 26,8 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 sau khi phản ứng kết thúc thu được khí Cacbonic và 13,6 g hỗn hợp chất rắn. Vậy thể tích khí Caconic thu được ( đktc) là A. 6,72 (l) B. 6 (l) C. 3,36 (l) D. 10,08 (l) Câu 5: Nguyên tố X tạo hợp chất với o xi có công thức: XO3. Trong hợp chất khí với Hiđro nguyên tố Hiđro chiếm 5,882 % về khối lượng. Vậy X là: A. Cac bon B. Ni tơ C. O xi D. Lưu huỳnh Câu 6: Để tạo ra 5,6 lít khí sunfurơ (đktc)cần bao nhiêu gam quặng pirit sắt : A. 30 g B. 7,5 g C. 20g D. 15 g Câu 7: Có 4 lọ đựng một trong bốn chất sau bị mất nhãn: Na, CaO, P2O5, MgO. Bằng phương pháp hóa học nhận biết từng chất là: A. H2O, dd HCl B. H2O, quỳ tím C. Qùy tím, dd HCl D. Dd NaOH, H2O Câu 8: Cho các kim loại K, Ca, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl dư. Nếu cho cùng khối lượng mỗi kim loại trên tác dụng hết với dd HCl thì kim loại nào cho nhiều H2 nhất: A. Al B. K C. K và Ca D. Ca Câu 9: Sau khi làm thí nghiệm khí Cl2 dư được loại bỏ bằng cách sục khí Cl2 vào: A. Dd HCl B. Dd NaOH C. Dd NaCl D. H2O Câu 10: Cho MnO2 dư tác dùng với 400 ml dung dịch HCl 3M thu được V lít Cl2 (đktc). Giá trị của V là: A. 6,72 lit B. 2,24lit C. 1,12 lit D. 8,96 lit Câu 11: Cho 8 gam một oxit của kim loại R hóa trị II tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 1M. Công thức oxit là: A. CuO B. ZnO C. MgO D. FeO Câu 12: Để phân biệt hai chất rắn màu trắng là KOH và BaO đựng riêng biệt trong 2 bình mất nhãn nên dùng: A. dd phenolphtalein B. Phương pháp nhiệt phân C. H2O và CO2 D. Quỳ tìm ẩm Câu 13: Thêm 8 gam SO3 vào 92 gam dung dịch H2SO4 10%. Dung dịch sau cùng có nồng độ phần trăm là: A. 18% B. 17,2% C. 19% D. 10% Câu 14: Trộn đều dung dịch chứa 0,1 mol NaOH với dung dịch chứa x mol H2SO4. Để tạo ra dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng thì: A. x = 0,1 B. 0,05 0,1 D. x < 0,05 Câu 15: Cho 3,9 gam Kali tác dụng hoàn toàn với nước .Thể tích khí H 2 thu được ở (đktc) là:
  2. A.11,2 lít B.1,12 lít C. 2,24 lít D. 0,224 lít Câu 16:Trong công nghiệp người ta điều chế khí clo bằng cách: A.Điện phân dung dịch muối ăn bão hoà có màng ngăn. B.Đun nhẹ mangan đioxit với axit clohiđric đặc C.Nung nóng muối ăn D. Điện phân dung dịch muối ăn bão hoà không có màng ngăn Câu 17. Để pha loãng H2SO4 đặc người ta thực hiện: A. Rót từ từ H2SO4 loãng vào lọ đựng H2SO4 đặc, khuấy đều B. Rót từ từ H2O vào H2SO4 đặc, khuấy đều C. Rót từ từ H2SO4 đặc vào H2SO4 loãng, khuấy đều. D. Rót từ từ H2SO4 đặc vào lọ đựng sẵn nước, khuấy đều Câu 18: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm : A . Cu, Al, Mg B. Cu, Al2O3,MgO C. Cu, Al2O3, Mg D. Cu, Al, MgO Câu 19: Các công đoạn sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp được mô tả bằng sơ đồ nào sau đây: A. Na2SO3 → SO2 → SO3 → H2SO4 B. S → SO2 → SO3 → H2SO4 C. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 D. Cả B và C Câu 20: Có 3 kim loại: Fe, Cu, Al. Để nhận biết mỗi kim loại có thể dùng dung dịch: A. NaOH và HCl B. HCl C. NaOH D. AgNO3 Câu 21: Chỉ có các chất cho dưới đây: MnO2, dd HCl, NaNO3, (NH4)2CO3, NaOH có thể điều chế được bao nhiêu khí: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 22: Thả 2 miếng Zn có khối lượng như nhau vào 2 dd CuSO4 (1) và AgNO3 (2) có cùng nồng độ là CM. Sau cùng một thời gian lấy 2 miếng kẽm ra, hiện tượng nào sau đây là đúng: A. Khối lượng cả 2 miếng kẽm đều giảm B. Khối lượng cả 2 miếng kẽm đều tăng C. Zn(1) tăng, Zn(2) giảm D. Zn(1) giảm, Zn(2) tăng Câu 23: Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch là: A. Ba(OH)2 và NaNO3 B. NaHCO3 và CaCl2 C. AgNO3 và HNO3 D. Mg(NO3)2 và KOH Câu 24: Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 nên dùng: A. Quỳ tím B. Na2CO3 C. NaOH D. BaCl2 Câu 25: Cho 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là: A. 7,8 gam B. 22 gam C. 36,2 gam D. 37 gam