Trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 1: Nguyên tử (Sách Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 1: Nguyên tử (Sách Cánh Diều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- trac_nghiem_mon_khoa_hoc_tu_nhien_7_bai_1_nguyen_tu_sach_can.docx
Nội dung text: Trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 7 - Bài 1: Nguyên tử (Sách Cánh Diều)
- LÍ THUYẾT BÀI 1: NGUYÊN TỬ Câu 1: (1) là những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên chất. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, nguyên tử gồm (2) nằm ở tâm mang điện (3) và vỏ nguyên tử mang điện (4) . Nguyên tử (5) trung hòa về điện nên tổng số hạt proton .(6) tổng số hạt electron. Các electron chuyển động xung quanh (7) theo từng lớp khác nhau. Lớp .(8) có 2 electron, bị hạt nhân hút mạnh nhất. Các lớp khác chưa tối đa (9) hoặc nhiều hơn, bị hạt nhân hút yếu hơn. Các electron ở lớp (10) quyết định tính chất hóa học của nguyên tử. Câu 2: (1) được coi như một quả cầu, bao gồm vỏ nguyên tử và .(2) nguyên tử. - Hạt nhân nằm ở tâm, có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các proton và neutron. Hạt Proton kí hiệu .(3) Mang điện tích (4). Giá trị bằng một điện tích nguyên tố (1,602.10-19 culong), viết gọn là +1. Hạt Neutron kí hiệu .(5). Không mang điện tích. Neutron có khối lượng gần bằng (6) . - Số đơn vị điện tích hạt nhân (z) bằng số (7) trong hạt nhân. Câu 3: Theo mô hình của Rutherford – Bohr, trong nguyên tử, các electron chuyển động trên những quỹ đạo xác định xung quanh .(1), như các hành tinh quay xung quanh mặt trời. Các electron được sắp xếp thành từng lớp, lần lượt theo thứ tự từ (2). Câu 4: Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, nơtron, electron, nhưng khối lượng của (1) quá nhỏ bé so với hạt nhân nên khối lượng của nguyên tử coi như bằng tổng khối lượng của (2) và (3) Như vậy khối lượng nguyên tử coi như bằng (4), được tính bằng đơn vị (5). Câu 5: Hoàn thành thông tin còn thiếu theo bảng sau: Hạt trong nguyên Khối lượng Điện tích Vị trí trong nguyên tử tử (amu) Proton ? +1 ? Neutron ? ? Hạt nhân Electron 0,00055 Câu 6: Khối lượng nguyên tử carbon (6p,6n,6e) = Khối lượng nguyên tử Sodium (11p, 12n, 11e)= Câu 7: Hoàn thành thông tin trong bảng sau: Nguyên Số Số Số electron Điện tích hạt nhân tử proton neutron Hydrogen 1 0 ? ? Carbon ? 6 6 ? Nhôm 13 14 ? LÍ THUYẾT BÀI 2: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- Câu 8: Nguyên tố hóa học là tập hợp những .(1) có cùng số (2) trong hạt nhân. Khác nhau về số (3) ơMột nguyên tố hóa học được đặc trung bởi số (4) có trong nguyên tử. Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học đều có (5) giống nhau. Câu 9: Kí hiệu hóa học của nguyên tố được biểu diễn bằng (1) hoặc (2) trong tên nguyên tố. Chữ cái đầu tiên trong kí hiệu được viết ở dạng in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) ở dạng chữ thường Câu 10: Hãy hoàn thành thông tin vào bảng sau: Nguyên tố hóa học Kí hiệu Ghi chú Iodine ? Kí hiệu có 1 chữ cái Fluorine ? Phosphorus ? Neon ? Silicon Aluminium LÍ THUYẾT BÀI 3: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ Câu 11: Bảng tuần hoàn hiện nay có (1) nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều (2) điện tích hạt nhân nguyên tử. Trong tự nhiên tìm thấy (3) nguyên tố và 28 nguyên tố .(4) Câu 12: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều (5) của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố có cùng số lớp (6) trong nguyên tử được xếp thành một hàng. - Các nguyên tố có số electron (7) trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột. Câu 13: Số thứ tự của ô nguyên tố(8) số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Câu 14: Chu kì là một dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng (9) , được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của (10) bằng số lớp electron. Bảng tuần hoàn gồm (11). chu kì, chu kì 1, 2, 3 gọi là chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 gọi là chu kì lớn. Câu 15: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có (7) tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có (8) bằng nhau. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A (IA – VIIIA) và 8 nhóm B (IB – VIIIB). Đối với các nguyên tố nhóm A, số thứ tự của nhóm bằng (9) ở lớp ngoài cùng. Hoàn thành bảng sau Số Ví trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn electron Số hiệu Kí hiệu Số Mô hình cấu tạo Số lớp ở lớp nguyên hóa học proton nguyên tử electron electron Ô nguyên tố Chu kì Nhóm tử (Z) (KHHH) ngoài cùng 1 2 Số hiệu Kí hiệu Số Mô hình cấu tạo Số lớp Số Ví trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- nguyên hóa học proton nguyên tử electron electron tử (Z) (KHHH) ở lớp electron Ô nguyên tố Chu kì Nhóm ngoài cùng 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Số hiệu Kí hiệu Số Mô hình cấu tạo Số lớp Số Ví trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- nguyên hóa học proton nguyên tử electron electron tử (Z) (KHHH) ở lớp electron Ô nguyên tố Chu kì Nhóm ngoài cùng 14 15 16 17 18 19 20
- TRẮC NGHIỆM BÀI 1: NGUYÊN TỬ - KHTN 7 HỌ VÀ TÊN: Câu 1: Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa bao nhiêu electron? A. 2; B. 3; C. 6; D. 8. Câu 2: Theo Ernest Rutherford (1871-1937), nguyên tử được cấu tạo bởi: A. Neutron và electron;B. Proton và electron; C. Proton và electron; D. Electron. Câu 3: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi: A. Neutron và electron; B. Proton và electron;C. Proton và neutron; D. Electron. Câu 4: Thành phần cấu tạo của hầu hết của các loại nguyên tử gồm: A. Proton và electron B. Neutron và electron C. Proton và neutron D. Proton, neutron và electron Câu 5:Trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương? A. Electron; B. Proton; C. Neutron; D. Neutron và proton. Câu 6:Tại sao nói khối lượng của nguyên tử chính là khối lượng của hạt nhân? A. Khối lượng của electron rất nhỏ; B. Khối lượng của electron rất nhỏ so với tổng khối lượng của proton và neutron; C. Khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton; D. Khối lượng của electron rất lớn. Câu 7: Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. electron và neutron.C. proton và neutron. D. proton và electron. Câu 8: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là A. electron.B. proton.C. neutron.D. proton và nơtron. Câu 9: Trong nguyên tử, quan hệ giữa số hạt electron và proton là A. Bằng nhau. B. Số hạt electron lớn hơn số hạt proton. C. Số hạt electron nhỏ hơn số hạt proton. D. Không thể so sánh được các hạt này. Câu 10: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ? A. proton.B. Neutron.C. electron.D. neutron và electron. Câu 11: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng A. số khối. B. điện tích hạt nhân. C. số electron. D. tổng số proton và nơtron. Câu 12: Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân của các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt A. electron. B. electron và neutron. C. proton và neutron. D. proton và electron. Câu 12:Cho các nhận định sau: (a) Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân (b) Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt proton và nơtron (c) Khối lượng của 1 proton gần bằng 1amu, còn của 1 nơtron nhỏ hơn nhiều so với khối lượng 1 proton (d) đơn vị của khối lượng nguyên tử là amu Số nhận định đúng là A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 13: Hãy viết vào chỗ trống để hoàn thành các thông tin trong bảng sau: Hạt Điện tích Khối lượng (amu) Vị trí trong nguyên tử Proton 1 Neutron 0 Hạt nhân -1 Câu 14: Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình phân tử Rutherford- Bohr số lớp electron của nguyên tử đó là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15: Trong một nguyên tử có số proton là 5, số electron trong các lớp ở vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A. 1,8,2 B. 2,8,1 C. 2,3 D. 3,2 Câu 16: Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton, số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là, A. 2 B. 5 C. 7 D. 8
- Câu 17: Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử, Hạt nhân của nguyên tử calcium có số proton là A. 2 B. 8 C. 18 D. 20 Câu 18: Nguyên tử aluminium có 13 electron ở vỏ nguyên tử, số electron ở lớp trong cùng của aluminium là A. 2 B. 8 C. 10 D. 18 Câu 19: Muối ăn chưa 2 nguyên tố hóa học là sodium và chlorine. Trong hạt nhân của nguyên tử sodium và chlorine lần lượt là 11, 17. Số electron lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử sodium và chlorine lần lượt là A. 1 và 7 B. 3 và 9 C. 9 và 15 D. 3 và 7 Câu 20: Trong hạt nhân của nguyên tử sulfur có 16 proton , số electron trong các lớp ở vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A. 2,10,6 B. 2,6,8 C. 2,8,6 D. 2,9,5 Câu 21: Hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của nguyên tử fluorine xấp xỉ bằng A. 9 amu B. 10 amu C. 19 amu D.28 amu Câu 22: Hãy viết vào chỗ trống để hoàn thành các thông tin trong bảng sau: Số proton Số electron Điện tích Số electron ở lớp Số lớp Nguyên tử trong hạt trong vỏ hạt nhân electron ngoài electron nhân nguyên tử cùng Carbon Oxygen Nitrogen Câu 23: Hãy điền tên hạt phù hợp vào ô trống phù hợp với phát biểu về đặc điểm của các hạt cấu tạo nên guyên tử Phát biểu Loại hạt 1. Hạt mang điện tích dương 2. Hạt có trong lớp vỏ xung quanh hạt nhân 3. Hạt có khối lượng rất nhỏ, có thể bỏ qua khi tính khối lượng nguyên tử 4. Hạt mang điện tích âm 5. Hạt được tìm thấy cùng với proton trong hạt nhân 6. Hạt có thể xuất hiện với số lượng khác nhau trong các nguyên tử của cùng một nguyên tố 7. Hạt không mang điện Câu 24: Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị: A. Gam B. Kilôgam C. amu D. Tấn Câu 25: Nguyên tử copper (29p,35n) so với nguyên tử Oxygen (8p,8n) nặng hơn hay nhẹ hơn bao nhiêu lần? A. Nặng hơn 2 lần B. Nặng hơn 4 lần C. Nhẹ hơn 2 lần D. Nhẹ hơn 4 lần Câu 26: Nguyên tử R có tổng số hạt trong nguyên tử là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. a. Xác định số proton, electron, neutron b. Xác định điện tích hạt nhân. c. Tính khối lượng nguyên tử của R. d. Vẽ biểu diễn sự phân bố electron trong nguyên tử R theo mô hình phân tử Rutherford- Bohr. Cho biết nguyên tử R có mấy lớp eletron và mấy electron ở lớp ngoài cùng. . . . . . . . . . . . . . . . . .