10 Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8

pdf 11 trang thaodu 9830
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf10_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8.pdf

Nội dung text: 10 Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 1 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc kĩ các câu sau và trả lời bằng cách chọn phương án đúng nhất. Câu 1: Tác giả của văn bản “Trong lòng mẹ” (Ngữ văn 8 - Tập 1) là ai? A. Nam Cao. B. Ngô Tất Tố. C. Thanh Tịnh. D. Nguyên Hồng. Câu 2: Văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố) được viết theo thể loại nào? A. Bút kí. B. Tùy bút. C. Tiểu thuyết. D. Truyện ngắn. Câu 3: Qua sự miêu tả của nhà văn Ngô Tất Tố, tên cai lệ và người nhà lí trưởng trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” có điểm gì giống nhau về mặt nhân cách? A. Cùng bất nhân tàn ác. B. Cùng làm tay sai. C. Cùng là nông dân. D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu. Câu 4: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, tha thiết” ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào? A. Tôi đi học. B. Tức nước vỡ bờ. C. Lão Hạc. D. Trong lòng mẹ. Câu 5: Trong văn bản “Cô bé bán diêm” của An - đéc - xen, các mộng tưởng mất đi khi nào? A. Khi các que diêm tắt. B. Khi em bé nghĩ về sẽ bị cha mắng. C. Khi bà nội em hiện ra. D. Khi trời sắp sáng. Câu 6: Theo tác giả bài viết “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” (Ngữ văn 8-Tập 1), vấn đề sử dụng bao ni lông nguy hiểm nhất là gì? A. Vứt xuống cống rãnh. B. Thải ra biển. C. Đốt cháy. D. Đựng thực phẩm. Câu 7: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? A. Tôi mải mốt chạy sang. B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Câu 8: Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì? A. Văn bản tóm tắt phải sáng tạo hơn nội dung của văn bản gốc. B. Văn bản tóm tắt phải dài hơn nội dung của văn bản gốc. C. Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn và trung thành với nội dung của văn bản gốc. D. Phải phân tích nội dung nghệ thuật của văn bản gốc. II. Phần tự luận: (8 điểm) Câu 1: (3 điểm). Đọc phần trích sau: “Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.” (“Lão Hạc”- Nam Cao) a) Nêu nội dung nghệ thuật của văn bản “Lão Hạc” – Nam Cao? b) Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người trong đoạn trích trên? c) Xác định từ tượng hình, tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên? Phân tích tác dụng của từ tựng hình, tượng thanh đó? Câu 2: (5 điểm). Em hãy thuyết minh về cái phích nước. 1
  2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 2 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 đ). Câu 1. “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào? A. Bút kí. B. Truyện ngắn. C. Hồi kí. D. Tiểu thuyết. Câu 2. Trong văn bản “Hai cây phong”, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì? A. Nhà văn. B. Họa sĩ. C. Nhạc sĩ. D. Nhà báo. Câu 3. Chủ đề của văn bản là gì? A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản B. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản. C. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản D. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản. Câu 4. Câu văn “Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền” sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả hai cây phong? A. So sánh. B. Nói quá. C. Điệp ngữ. D. Ẩn dụ. II. Phần tự luận (8 đ). Câu 5. Thế nào là câu ghép và cho một ví dụ cụ thể? Trình bày các cách nối vế câu ghép? Câu 6. Đọc văn bản “Lão Hạc” của Nam cao có ý kiến cho rằng: “Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu con”. Em hãy chứng minh nhận xét trên. 2
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 3 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Trong văn bản “Cô bé bán diêm” của An-đec-xen, các mộng tưởng mất đi khi nào? A. Khi các que diêm tắt. B. Khi em bé nghĩ về sẽ bị cha mắng. C. Khi bà nội em hiện ra. D. Khi trời sắp sáng. Câu 2. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia “Ngày Trái Đất” với chủ đề gì? A. Chống ô nhiễm bảo vệ nguồn nước B. Trồng cây gây rừng. C. Một ngày không sử dụng bao bì ni lông D. Môi trường xanh, sạch, đẹp Câu 3. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (“Tắt đèn” Ngô Tất Tố)? A. Tình thương chồng con vô bờ bến B. Muốn ra oai với bọn nhà lý trưởng C. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ D. Ý thức được bước đường cùng của mình. Câu 4. Những từ: trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào? A. Hoạt động chính trị B. Hoạt động văn hóa C. Hoạt động xã hội D. Hoạt động kinh tế II. Phần tự luận: Câu 5. Câu ghép là gì? Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép sau? a) Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. (Tức nước vỡ bờ, trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố) b) Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. (Lão Hạc – Nam Cao). Câu 6. Đọc đoạn văn sau: “Cũng như chúng tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? b) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên? Câu 7. Thuyết minh về cái phích nước? Học sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi kiểm tra không gỉi thích gì thêm 3
  4. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 4 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi. Câu 1. Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào? A. Truyện dài C. Truyện vừa B. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 2. Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với sự việc được kể? A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn. B.Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn. C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn. D.Làm cho sự việc được kể sinh động hơn. Câu 3. Trong các câu ca dao sau, câu nào sử dụng phép nói quá? A. Chẳng tham nhà ngói ba tòa, B. Làm trai cho đáng nên trai, Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành. Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng. C. Hỡi cô tát nước bên đàng, D. Miệng cười như thể hoa ngâu, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. Câu 4. Trong các câu sau câu nào là câu ghép? A. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! C. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. B. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. D. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. B. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm) Câu 5. (1,0 điểm) Trợ từ là gì? Xác định trợ từ trong những câu sau? a) Chính thầy Hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này. b) Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên. Câu 6. (2,0 điểm) a) Nêu nội dung, nghệ thuật chính của văn bản “Chiếc lá cuối cùng”- O Hen-ri. b) Vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường trong đêm mưa tuyết (trong văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”- O Hen-ri) là một kiệt tác? Câu 7. (5,0 điểm) Em hãy thuyết minh về cái phích nước. . Hết . Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh .Số báo danh 4
  5. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 5 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm Câu 1: Câu nào dưới đây là sai? A. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần chú thích. B. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần bổ sung thêm. C. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần thuyết minh. D. Cả ba ý trên đều đúng Câu 2: Từ nào dưới đây không thuộc trường từ vựng "gương mặt"? A. Cánh tay B. Gò má C. Đôi mắt D. Lông mi Câu 3: Từ nào dưới đây là từ tượng hình? A. Ve vẩy B. Ăng ẳng C. Ư ử D. Gâu gâu Câu 4: Đọc đoạn thơ sau: "Và má muôn đời Nam Bộ vẫn chờ tôi. Má ngước đầu lên má biểu: "Thằng Hai! Gặp bữa, con ngồi xuống đây ăn cơm với má". Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương vùng Nam Bộ? A. Biểu B. Đầu C. Ngồi D. Ngước Câu 5: Câu "Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi " là: A. Câu ghép B. Câu đơn C. Câu đặc biệt D. Tất cả đều sai Câu 6: Dấu ngoặc kép trong "Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông" được dùng để làm gì? A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, dẫn trong câu văn. D. Tất cả đều đúng Câu 7: Tác giả của văn bản "Lão Hạc" là ai? A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng D. Thanh Tịnh Câu 8: "Tức nước vỡ bờ" được rúc từ tập truyện nào? A. Tắt đèn B. Quê mẹ C. Lão Hạc D. Những ngày II. Tự luận Câu 1 (2 điểm): a. Chép đúng, chép đẹp theo trí nhớ bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" b. Bài thơ trên của ai? Viết theo thể thơ nào? Câu 2 (3 điểm): Nêu đặc điểm của câu ghép? Xác định câu ghép có trong đoạn văn sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép: "Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển " (Thi Sảnh) Câu 3 (5 điểm): Thuyết minh về cây phượng vĩ. 5
  6. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 6 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) (Thời gian 15 phút) Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c hoặc d) trước đáp án đúng. Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Nguyên Hồng) chủ yếu a. trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. b. trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng. c. trình bày sự tủi hờn của bé Hồng khi gặp mẹ. d. trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. Câu 2: Nói quá là a. cách thức sắp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau. b. biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. c. phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng. d. phương thức chuyển tên gọi từ vật này sang vật khác. Câu 3: Trong tác phẩm "Lão Hạc" (Nam Cao), nhân vật lão Hạc là một người a. có số phận bi thương nhưng có phẩm chất cao quý. b. sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc. c. có thái độ sống vô cùng cao thượng. d. có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Câu 4: Trong truyện "Cô bé bán diêm" tác giả An-đec-xen đã làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé bằng biện pháp nghệ thuật a. Tương phản. b. Hoán dụ. c. Liệt kê. d. Ẩn dụ. Câu 5: Các từ tượng hình và từ tượng thanh thường được dùng trong các kiểu văn bản a. tự sự và nghị luận. b. tự sự và miêu tả. c. miêu tả và nghị luận. d. nghị luận và biểu cảm. Câu 6: Theo em trong thực tế, biện pháp tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là a. đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của các quốc gia, châu lục. b. đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, nhất là giáo dục với phụ nữ. c. tạo nên sự ổn định về chính trị của các quốc gia, châu lục. d. đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội của quốc gia, châu lục. Câu 7: Trong "Hai cây phong" (Ai-ma-tốp), người kể chuyện giới thiệu mình là một a. nhà báo. b. nhạc sĩ. c. họa sĩ. d. nhà văn. Câu 8: Văn bản "Ôn dịch thuốc lá"có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức biểu đạt a. thuyết minh và tự sự. b. tự sự và biểu cảm. c. nghị luận và thuyết minh. d. biểu cảm và thuyết minh. Câu 9: Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ a. có chung cách phát âm. b. có ít nhất một nét chung về nghĩa. c. cùng từ loại (danh từ, động từ, ). d. có chung nguồn gốc (từ Thuần Việt, từ mượn). Câu 10: Trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" (Xéc-van-tet), Đôn Ki-hô-tê thất bại khi đánh nhau với những chiếc cối xay gió là do a. lão không có đủ vũ khí lợi hại. b. lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù. c. đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo. 6
  7. d. những chiếc cối xay gió được phù phép. Câu 11: Chị Dậu được coi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 vì chị là a. người nông dân nghèo khổ nhất từ trước đến nay. b. người nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. c. người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến. d. người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp. Câu 12: Dấu ngoặc kép trong ví dụ: Nam Cao (1915 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam với một số tác phẩm nổi tiếng như: "Chí Phèo" (1941), "Trăng sáng" (1942), " Đời thừa" (1943) được dùng để đánh dấu a. tên tác phẩm. b. phần giải thích cho phần trước đó. c. phần bổ sung cho phần trước đó. d. từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. TỰ LUẬN: (7.0 điểm) (Thời gian 75 phút) Câu 1: (1.0 điểm) Hãy cho biết công dụng của dấu hai chấm? Câu 2: (1.0 điểm) Kết thúc truyện "Chiếc lá cuối cùng" của O. Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn- xi: "Đó là kiệt tác của bác Bơ-men" Theo em, chiếc lá cuối cùng ấy có xứng đáng là một kiệt tác hay không? Vì sao? Câu 3: (5.0 điểm) Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. 7
  8. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 7 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần đọc - hiểu (4 điểm) Câu 1. Nhận xét sau đây đúng với tác giả nào: "Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngán, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và tri thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ" A. Ngô Tất Tố B. Nam Cao C. Nguyên Hồng D. Thạch Lam Câu 2. Câu văn: "Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi!" Là lời của ai: A. Của người hàng xóm B. Của ông Giáo C. Của Binh Tư D. Của vợ ông Giáo Câu 3. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân A. Con người. C. Nghề nghiệp. B. Môn học. D.Tính cách. Câu 4. Qua cái chết của cô bé bán diêm, nhà văn An - đéc - xen muốn nói lên điều gì? A. Ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ. B. Số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ. C. Lên án một xã hội thiếu tình yêu thương. D. Số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ và sự thờ ơ của xã hội đối với nỗi bất hạnh của họ. Câu 5. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm qua to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long. 1. Hãy xác định bố cục của văn bản trên ? (0,5đ) 2. Dựa vào nội dung câu truyện hãy đặt tên cho văn bản. (0,5đ) 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn: "Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe." (0,25đ) Câu 6. (2 điểm) Viết một đoạn văn 8đến 10 câu trình bày cảm nghĩ của em về người thầy trong văn bản trên. Trong đoạn văn có sử dụng một số từ thuộc trường từ vựng chỉ phẩm chất tính cách. Gạch chân các từ đó. II. Phần tạo lập văn bản. (5 điểm) Thuyết minh về một đồ dùng học tập mà gần gũi với em nhất. 8
  9. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 8 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào đáp án của câu trả lời đúng nhất Câu 1: Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" được làm theo thể thơ gì? a. Thất ngôn bát cú c. Lục bát b. Thất ngôn tứ tuyệt d. Song thất lục bát Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng? a. Tôi đi học. c. Cô bé bán diêm. b. Hai cây phong. d. Ôn dịch, thuốc lá. Câu 3: Các từ lưới, nơm, câu, vó thuộc trường từ vựng nào? a. Dụng cụ để đựng c. Dụng cụ học tập b. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản d. Dụng cụ nấu nướng. Câu 4: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? a. Mẹ về khiến cả nhà đều vui. c. Chị quay đi và không nói nữa b. Con bò đang gặm cỏ d. Đêm càng khuya càng lạnh. Câu 5: Dấu ngoặc đơn dùng để? a. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. b. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại. c. Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung). d. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Câu 6: Nối cột A và B sao cho phù hợp và điền kết quả vào cột C. A B C 1. Trợ từ a. là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, 1 . câu cầu khiến, câu cảm thán 2. Thán từ b. là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về 2 . nghĩa. 3. Tình thái từ c. là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người 3 nói hoặc dùng để gọi đáp. d. là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc. II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) a. Câu ghép là gì? b. Tìm câu ghép trong đoạn trích sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? " Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương " (Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp) Câu 2: (1 điểm) Nêu ý nghĩa của văn bản "Ôn dịch, thuốc lá". Câu 3: (5 điểm) Thuyết minh về cái phích nước. 9
  10. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 9 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm: (2.0 điểm) Chọn phương án đúng nhất trong các câu dưới đây. Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn"? A. Phan Châu Trinh. C. Phan Bội Châu. B. Nguyễn Trãi. D. Lí Thường Kiệt. Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng? A. Lão Hạc. C. Cô bé bán diêm. B. Hai cây phong. D. Ôn dịch, thuốc lá. Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Nguyên Hồng)? A. Đoạn trích chủ yếu diễn tả nỗi khổ đau của mẹ cậu bé Hồng. B. Đoạn trích chủ yếu tố cáo các hủ tục phong kiến. C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi và hạnh phúc của cậu bé Hồng khi gặp mẹ. D. Đoạn trích chủ yếu diễn tả nỗi khổ đau về vật chất của cậu bé Hồng. Câu 4: Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Ngô Tất Tố), tác giả chủ yếu miêu tả nhân vật bằng các cách nào? A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất, tính cách của nhân vật B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia D. Không dùng cách nào trong 3 các nói trên Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? A. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. B. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi Câu 6: Nối cột A và B sao cho phù hợp. A B 1. Trợ từ a. là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán 2. Thán từ b. là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 3. Tình thái từ c. là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. d. là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc. Câu 7: Các từ in đậm trong câu sau thuộc trường từ vựng nào? "Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." A. Hoạt động của lưỡi. C. Hoạt động của cổ. B. Hoạt động của răng. D. Hoạt động của tay. Câu 8: Trong văn tự sự: A. Chỉ cần thêm yếu tố miêu tả. C. Chỉ cần yếu tố biểu cảm. B. Chỉ cần có thêm yếu tố nghị luận D. Cần kết hợp cả ba yếu tố trên. II. Tự luận: (8.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm): Câu ghép là gì? Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép dưới đây: a. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. b. Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Câu 2 (1.5 điểm): Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, theo em vì sao chiếc lá cuối cùng đựợc coi là kiệt tác của cụ Bơ-men? Câu 3: (5.5 điểm) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. 10
  11. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 10 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I/ Trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Xe chạy chậm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc, rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sịt theo: - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật mầu hồng của gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi, lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? A. Trong lòng mẹ B. Những ngày thơ ấu C. Một tuổi thơ văn D. Khi đứa con ra đời Câu 2: Đoàn trích kể lại sự việc nào? A. Bé Hồng mơ thầy được gặp mẹ B. Bé Hồng được gặp lại mẹ C. Bé Hồng nói chuyện với mẹ D. Bé Hồng nhớ về người mẹ Câu 3: Những phương thức biểu đạt nào đã được sử dụng trong đoạn văn? A. Tự sự kết hợp nghị luận B. Tự sự kết hợp miêu tả C. Tự sự kết hợp biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm Câu 4: Đoạn văn trên trình bầy nội dung theo cách nào? A. Theo cách diễn dịch B. Theo cách quy nạp C. Theo cách tổng - phân - hợp D. Theo cách song hành II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? Câu 2: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn, có xử dụng từ tượng hình, tượng thanh. Câu 3: (5 điểm) Em hãy kể về ngày đầu tiên đi học của mình. 11