12 Đề thi học kỳ 2 Ngữ văn lớp 6 (Có đáp án)

doc 27 trang xuanha23 09/01/2023 6205
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "12 Đề thi học kỳ 2 Ngữ văn lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc12_de_thi_hoc_ky_2_ngu_van_lop_6_co_dap_an.doc

Nội dung text: 12 Đề thi học kỳ 2 Ngữ văn lớp 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 1 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ” (Ngữ Văn 6- tập 2) Câu 1. (1điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên? Câu 3. (2điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm? Câu 4. (1điểm) Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên". a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ? b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì? II. PHẦN LÀM VĂN (5điểm) Con đường đến trường đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Hãy tả về con đường thân thuộc ấy. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM A. Lưu ý chung - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học. B. Hướng dẫn cụ thể I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm Câu Nội dung Điểm 1 Đoạn trích được trích trong văn bản Vượt Thác. 1,0 Tác giả: Võ Quảng 2 Nội dung đoạn trích: Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc 1,0 vượt thác. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên, hùng vĩ. 3 Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: 1,0 - Những động tác thả sào nhanh như cắt. 0,25 - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc 0,25 - Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn 0,25 oai linh hùng vĩ. - Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà. 0,25 Kiểu so sánh: * So sánh ngang bằng: 1,0 - Những động tác thả sào nhanh như cắt. 0,5 - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc
  2. - Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. * So sánh không ngang bằng Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà. 0,5 4 - Thuyền / cố lấn lên. 1,0 CN VN - Câu trần thuật đơn, dùng để miêu tả. II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 5,0 điểm Hình thức: - Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Tả về con đường đến trường. - Ngôn ngữ trong sáng, nội dung cụ thể rõ ràng. - Kết hợp các yếu tố miêu tả + biểu cảm + tự sự (không yêu cầu cao). Nội dung (một vài gợi ý, không nhất thiết phải đầy đủ): 1. Mở bài: Giới thiệu con đường đến trường. 0.5 2. Thân bài: * Tả hình ảnh con đường quen thuộc: 1.5 - Miêu tả con đường theo cảm nhận chung (rộng hay hẹp; đường nhựa, đường đất hay có rải đá, lát gạch hay tráng xi măng; ) - Cảnh hai bên đường: + Những dãy nhà, công viên + Những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào râm bụt, dòng sông * Con đường vào một lần em đi học (cụ thể): 1.5 - Nét riêng của con đường vào lúc em đi học. - Cảnh học sinh đi học: cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ - Cảnh người đi làm, xe cộ. 1 * Kể (nhắc) về một kỉ niệm gắn liền với con đường đến trường. 3. Kết bài: Tình cảm của em với con đường và những mơ ước tương lai. 0.5 Biểu điểm: - Điểm 5: Bài viết đúng thể loại, bố cục đầy đủ, rõ ràng; nội dung nổi bật, sâu sắc; diễn đạt lưu loát; miêu tả sinh động, kết hợp với tự sự, biểu cảm; trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Điểm 4: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 2-3: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 1: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.
  3. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 2 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm) a. Thế nào là câu trần thuật đơn? (0,5 điểm) b. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của những câu sau. (1,5 điểm) (1) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. (Ngô Văn Phú) (2) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên ) (3) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. (Nguyễn Tuân, Cô Tô) Câu 2: (2 điểm) Đọc khổ thơ này, em hiểu gì về Bác Hồ kính yêu của chúng ta? “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.” (Minh Huệ- Đêm nay Bác không ngủ) PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Em hãy tả để làm rõ những nét đáng yêu của một em bé mà em quý mến. HƯỚNG DẪN CHẤM
  4. MÔN NGỮ VĂN 6 - HỌC KÌ II Phần 1: Văn –Tiếng Việt:(4 điểm) Câu 1 (2 điểm) a. Nêu được khái niệm câu trần thuật đơn. (0,5 điểm) b. Xác định được chủ ngữ - vị ngữ mỗi câu đạt 0,5 điểm (1,5 điểm) (1) Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng. V C (2) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo// cứ cứng dần và nhọn hoắt. C V (3) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô // là một ngày trong trẻo, sáng sủa. C V Câu 2 (2 điểm) Học sinh hiểu được các ý sau: - Người không ngủ vì lo cho việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một “lẽ thường tình” của cuộc đời Bác. - Vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta, cuộc đời của Người dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. - Bày tỏ tấm lòng yêu thương, kính trọng Bác. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) 1. Yêu cầu chung - Viết đúng thể loại văn miêu tả người - Bố cục ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài - Miêu tả tự nhiên, sinh động, tình cảm chân thành - Diễn đạt mạch lạc, ý tứ rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng, trình bày sạch, cẩn thận, không sai chính tả. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được em bé mà mình yêu quý. b. Thân bài: (4 điểm) Miêu tả cụ thể về: ngoại hình, tính cách, hành động, cử chỉ làm nổi bật vẻ đáng yêu của em bé. c. Kết bài: (1 điểm) Khẳng định tình cảm của em với em bé ấy. 3. Hướng dẫn chấm điểm: Điểm 5 - <6: Bài làm đạt yêu cầu như đáp án, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh, lời văn trong sáng, giản dị, thể hiện được tình cảm chân thành, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp. Điểm 4 - <5: Bài làm đạt yêu cầu như đáp án song có một số lỗi sai sót nhỏ về chính tả hoặc diễn đạt, câu chuyện kể chưa được hấp dẫn.
  5. Điểm 3 - <4: Hiểu đúng thể loại, bố cục đủ, nhưng diễn đạt đôi chổ còn lủng củng, trình tự kể chưa được hợp lí, chưa diễn đạt hết ý, có sai ít lỗi về chính tả, ngữ pháp. Điểm 2 - <3: Hiểu đúng thể loại song bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt lủng củng sai sót nhiều lỗi chính tả. Điểm 1 - <2: Bài làm không đúng theo yêu cầu, viết lan man, mắc quá nhiều lỗi. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 3 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và khoanh tròn đáp án đúng nhất. “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy gạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. [ ] Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm” (Bài học đường đời đầu tiên) 1/ Vì sao nói: những con vật trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa? a Chúng vốn là những con người đội lốt vật b Chúng là những biểu tượng của đạo đức luận lí. c Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy, hành động và quan hệ như con người. d Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế. 2/ Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào? a Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn b Tuyển tập Tô Hoài c Dế Mèn phiêu lưu kí d Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn 3/ Trong câu: "Tôi đi đứng oai vệ Cho ra kiểu con nhà võ" thuộc kiểu nhân hóa nào? a Trò chuyện với vật như đối với người. b Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. c Xưng hô với vật như đối với người. d Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. 4/ Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn? a Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang. b Đôi cánh dài xuống tận chấm đuôi c Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt. d Khi bách bộ cả người rung rinh một.màu nâu bóng mỡ. 5/ Trong câu: "Đôi càng tôi mẫm bóng" - Vị ngữ câu trên thuộc loại từ gì? a Động từb Cụm tính từc Tính từd Cụm động từ
  6. 6/ Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào em phải viết đơn? a Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên trong trường. b Em bị ốm, không đến lớp được. c Do sơ xuất em bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp. d Em phạm lỗi với thầy giáo, mong muốn xin thầy tha lỗi. 7/ Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào? a Dế Mènb Người kể chuyệnc Chị Cốcd Dế Choắt 8/ Chủ ngữ câu sau đây trả lời cho câu hỏi gì? "Tôi tợn lắm." a Cái gì?b Con gì?c Ai?d Việc gì? 9/ Trong câu: "nên tôi chóng lớn lắm" - từ "lắm" thuộc loại: a Phó từ chỉ sự phủ địnhb Phó từ chỉ mức độ. c Phó từ chỉ quan hệ thời giand Phó từ chỉ sự cầu khiến 10/ Câu sau đậy có những thành phần nào: "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng." a Trạng ngữ, vị ngữ. b Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ c Trạng ngữ, chủ ngữ. d Chủ ngữ, vị ngữ. 11/ Trong câu: "Mỗi khi tôi vũ lên" từ nào là động từ? a tôib Mỗi khic lênd vũ 12/ Trong câu: "Tôi đi đứng oai vệ" từ nào là tính từ? a đib Tôic đứngd oai vệ 13/ Khi làm văn miêu tả, người ta không cần phải có những kĩ năng gì? a Xây dựng cốt truyện. b Nhận xét đánh giá. c Quan sát, nhìn nhận. d Liên tưởng, thưởng tượng, ví von, so sánh. 14/ Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào? a Tạ Duy Anhb Đoàn Giỏi c Võ Quảngd Tô Hoài 15/ Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào? a Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi. b Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì? c Quốc hiệu, tên đơn, người gửi. d Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng. 16/ "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" - Đây là câu tác giả sử dụng phép so sánh gì? a So sánh kémb So sánh ngang bằng. c Không có phép so sánh.d So sánh hơn.
  7. Phần trả lời: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Đề: Em hãy tả lại hình ảnh một người thầy (cô) giáo mà em yêu quý nhất. ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 6 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng = 0,25 điểm ĐỀ 1: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 c c d a c b a c b b d d a d b b 1[ 1]c 2[ 1]c 3[ 1]d 4[ 1]a 5[ 1]c 6[ 1]b 7[ 1]a 8[ 1]c 9[ 1]b 10[ 1]b 11[ 1]d 12[ 1]d 13[ 1]a 14[ 1]d 15[ 1]b 16[ 1]b ĐỀ 2: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 c b a d c a c d b b b a d c b d 1[ 1]c 2[ 1]b 3[ 1]a 4[ 1]d 5[ 1]c 6[ 1]a 7[ 1]c 8[ 1]d 9[ 1]b 10[ 1]b 11[ 1]b 12[ 1]a 13[ 1]d 14[ 1]c 15[ 1]b 16[ 1]d ĐỀ 3: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 c c c a d b b b a d c b b b c b 1[ 1]c 2[ 1]c 3[ 1]c 4[ 1]a 5[ 1]d 6[ 1]b 7[ 1]b 8[ 1]b 9[ 1]a 10[ 1]d 11[ 1]c 12[ 1]b 13[ 1]b 14[ 1]b 15[ 1]c 16[ 1]b ĐỀ 4: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 a d b c c b d d a a b c a b a b 1[ 1]a 2[ 1]d 3[ 1]b 4[ 1]c 5[ 1]c 6[ 1]b 7[ 1]d 8[ 1]d
  8. 9[ 1]a 10[ 1]a 11[ 1]b 12[ 1]c 13[ 1]a 14[ 1]b 15[ 1]a 16[ 1]b II/ PHẦN TỰ LUẬN: * Yêu cầu chung: - Về hình thức: Kiểu bài văn miêu tả. - Về nội dung: Tả lại hình ảnh người thầy hoặc cô giáo mà em yêu quý nhất. * Dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu chung: (1đ) - Người em miêu tả là thầy (cô) nào? - Thầy (cô) đã dạy em năm học nào? b. Thân bài: Tả thầy (cô) em: - Hình dáng bên ngoài: (1,5) + Độ tuổi. + Tầm vóc (cao, thấp), dáng người (mập, ốm) + Màu da + Gương mặt, mắt, mũi, miệng + Dáng đi, lời nói, cử chỉ - Tính tình: (1,5) + Giản dị, vui vẻ (hoặc hiền lành, ít lời ) + Thương học trò, hài lòng khi các em ngoan ngoãn. + Khiêm khắc khi có bạn vi phạm lỗi. + Luôn quan tâm đến từng bạn trong lớp học. Nhiệt tình giảng dạy. - Tài năng: (1) + Thầy (cô) giảng bài rất hay, dễ hiểu. Lớp luôn thích thú khi tới tiết học của thầy (cô). + Thầy (cô) viết chữ rất đẹp. + Thầy (cô) có tài vẽ, hát rất hay (nên khi giảng bài thầy (cô) có thể lồng vào hát hoặc vẽ cho lớp thích thú hơn) c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về thầy (cô) (1đ) - Rất yêu quý thầy (cô) của em. - Hứa sẽ cố gắng là học sinh chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng thầy (cô) dạy dỗ. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 5 -6: Học sinh đáp ứng tốt yêu cầu nêu trên. Văn mạng lạc, có hình ảnh, diễn đạt trôi trãi. Kết cấu, bổ cục chặt chẽ, cân đối. Biết sử dụng nghệ thuật so sánh, liên tưởng, ví von độc đáo, hợp lí, biết kết hợp tốt giữa tả, nhận xét và bình luận. Giấy làm sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. Còn thiếu sót một ít lỗi không đáng kể. - Điểm 2 – 3 – 4: Học sinh đáp ứng khá đạt những yêu cầu trên. Văn diễn đạt tương đối trôi trãi. Còn mắc một số lỗi: thiếu so sánh, liên tưởng. Bố cục, kết cấu chưa hợp lí, lời văn còn lủng củng, chữ viết xem được, còn sai chính tả khá nhiều. - Điểm 0 – 1: Sai phương pháp nội dung (Sai đối tượng tả hoặc toàn bộ bài văn mang hình thức kể, không thấy yếu tố tả) + bài viết quá dơ, chữ quá tệ, sai rất nhiều lỗi chính tả dù là những chữ đơn giản.
  9. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 4 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút I. Phần Văn và Tiếng Việt (5 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết nào về không gian, thời gian, hình dáng, cử chỉ? Câu 2: (1 điểm) Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau, em hãy cho biết những dấu hiệu nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng khi đi qua vùng đất này? Câu 3: (1 điểm) So sánh là gì? Em hãy đặt một câu có sử dụng phép so sánh. Câu 4: (1,5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết mỗi chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào? Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên) II. Phần Tập làm văn (5 điểm) Em hãy tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, bà, cha, mẹ, ) - Đáp án và biểu điểm: I. Phần Văn và Tiếng Việt Câu Nội dung Số điểm Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết - Thời gian, không gian: Trời khuya, bên bếp lửa, mưa lâm 0,5 điểm thâm, mái lều tranh xơ xác 1 - Hình dáng: Vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh 0,5 điểm ninh, chòm râu im phăng phắc - Cử chỉ: Đi đốt lửa, đi dém chăn cho từng người, nhón chân 0,5 điểm nhẹ nhàng. Những dấu hiệu nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng khi đi qua vùng đất này: 2 - Sông ngòi, kênh rạch 0,5 điểm - Trời, nước (tiếng sóng biển), cây cối 0,5 điểm - Nêu đúng khái niệm so sánh 0,5 điểm 3 - Đặt câu có sử dụng phép so sánh 0,5 điểm - Xác định chủ ngữ, vị ngữ và cho cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ 0,75 điểm + Tôi: chủ ngữ (đại từ) 0,75 điểm + đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng: vị ngữ (Xác định 4 (cụm động từ ) được chủ ngữ đạt 0,25 điểm còn xác định cấu tạo 0,5 điểm) II. Phần Tập làm văn 1. Yêu cầu chung:
  10. - Nội dung: Tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất - Thể loại: Miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm 2. Yêu cầu cụ thể: Bài làm đảm bảo bố cục 3 phần a. Mở bài: - Giới thiệu chung về người thân: Tên, tuổi, nghề nghiệp, tình cảm của em với người thân đó b. Thân bài: - Ngoại hình: dáng cao, thấp, nét mặt, - Lời nói: Nhẹ nhàng, nghiêm khắc, cử chỉ thể hiện phẩm chất của người thân. - Hình ảnh người đó gắn với hành động: Chăm lo chu đáo, hướng dẫn em học tập - Với xóm làng, với người xung quanh: hoà nhã, thân mật . - Tình cảm của người thân với mình: yêu thương c. Kết bài: - Tình cảm của em đối với người thân được tả. - Nêu suy nghĩ trách nhiệm của em đối với người thân. 3. Cách cho điểm: - Điểm 4 đến 5: bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc, văn trôi chảy, bài viết có cảm xúc, đáp ứng được yêu cầu trên - Điểm 3: đáp ứng được yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt khá trôi chảy có thể mắc vài lỗi chính tả. - Điểm 1 đến 2: đáp ứng được yêu cầu trên, sắp xếp bố cục hợp lí nhưng chưa mạch lạc, diễn đạt còn lúng túng. - Điểm 0 – 0,5: bài lạc đề. 3. Tiến hành tổ chức kiểm tra: a. Ổn định lớp: b.Tổ chức kiểm tra: Giáo viên phát đề - thu bài c. Dặn dò: - Xem lại nội dung phần ôn tập - Làm các bài tập đề kiểm tra cuối học kì 2 trang 165 đến 166 sách giáo khoa d. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 5 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút
  11. I. Phần Văn và Tiếng Việt (5 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết nào về không gian, thời gian, hình dáng, cử chỉ? Câu 2: (1 điểm) Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau, em hãy cho biết những dấu hiệu nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng khi đi qua vùng đất này? Câu 3: (1 điểm) So sánh là gì? Em hãy đặt một câu có sử dụng phép so sánh. Câu 4: (1,5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết mỗi chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào? Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên) II. Phần Tập làm văn (5 điểm) Em hãy tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, bà, cha, mẹ, ) ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 6 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm) Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái A,B,C hoặc D vào ô trống dưới đây: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án 1) Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” là: A. Trên con thuyền xuôi theo kênh rạch. B. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch. C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh. D. Ngồi một nơi mà tưởng tượng ra. 2) Trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ là : A. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện. B. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ. C. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ. D. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện. 3) Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản” Vượt thác” là: A. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người. B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông. C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động. D. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông. 4) Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của khổ thơ cuối bài” Đêm nay Bác không ngủ”? A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ. B. Là Hồ Chí Minh thì không có thời gian để ngủ. C. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước. D. Đó chính là lẽ sống” Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác. 5) Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài thơ “Lượm”:
  12. A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người. B. Khẳng định rằng tác giả vẫn nhớ mãi hình ảnh đáng yêu của Lượm . C. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa. D. Nhắc mọi người đừng quên một chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi . 6) Thế nào là vần lưng? A. Vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ. B. Vần được gieo ở giữa dòng thơ . C. Vần được gieo ở cuối dòng thơ. D. Vần được gieo thường cách ra một dòng thơ. 7) Câu văn: “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” có chủ ngữ cấu tạo như thế nào? A. Đại từ. B. Cụm danh từ. C. Danh từ. D. Động từ. 8) Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn? A. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. B. Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. C. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát. D. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày. 9) Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ? A. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. B. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A. C. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. D. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể. 10) Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là gì? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. 11) Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ cho sự vât gì? Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương. A.Chỉ người lao động. B. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả. C.Chỉ công việc lao động. D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động. 12) Mục đích của văn bản miêu tả là gì? A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. B.Trình bày diễn biến sự việc. C. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người. D. Nêu nhận xét đánh giá. II. TỰ LUẬN ( 7 Điểm ) Câu 1: (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của mỗi đại từ nhân xưng mà tác giả dùng để gọi Lượm: - “Chú bé - “Cháu”: - “Lượm”: “Chú đồng chí nhỏ”: Câu 2: (1 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại? ‘‘Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.’’ (Ngô Văn Phú) Câu 3: (5 điểm) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, )
  13. ĐÁP ÁN Môn Ngữ văn 6 học kỳ II I. Phần trắc nghiệm:12 câu (3 điểm) (mỗi câu đúng đạt 0.25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.án B C D C C C A C B B D A II. Phần tự luận: 7 điểm Câu 1: (1 điểm) - “Chú bé”: Cách gọi của một người lớn với một bé trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.( 0,25đ) - “Cháu”: Cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.( 0,25đ) - “Lượm”: Dùng khi tình cảm, cảm xúc của tác giả dâng đến cao trào, muốn gọi tên lên để gửi gắm tình cảm (đều kèm theo từ cảm thán).( 0,25đ) - “Chú đồng chí nhỏ”: Cách gọi vừa thân thiết, trìu mến, vừa thể hiện sự bình đẳng, trân trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi .( 0,25đ) Câu 2: (1 điểm) - Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng. ( 0,25đ) VN CN - Câu tồn tại ( 0,25đ) - Măng // trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.( 0,25đ) CN VN -Câu miêu tả. ( 0,25đ) Câu 3: ( 5 điểm) A/ Yêu cầu chung: - Thể loại: Miêu tả - Nội dung: Viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Biết viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, biết tả có trình tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, biết dùng từ, đặt câu đúng.) B/ Yêu cầu cụ thể : Mở bài : Giới thiệu người được tả :Người thân yêu và gần gũi nhất với mình Thân bài : Tả theo một trình tự hợp lý trên các phương diện: Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình , hành động , cử chỉ , ngôn ngữ . Quá trình miêu tả gắn với tình cảm thực của bản thân ; lồng kể về những kỷ niệm tạo nên dấu ấn không phai mờ trong tâm trí . Đã để lại cho bản thân sự kính phục đối với người thân yêu và gần gũi nhất với mình Kết bài : Suy nghĩ về hình ảnh người thân yêu và gần gũi nhất với mình. C/ Biểu điểm: - Điểm 4,0-5,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng miêu tả cũng như nội dung diễn đạt, lời văn trong sáng, trôi chảy, sai không quá 3 lỗi các loại. - Điểm 2,5 -3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng miêu tả cũng như nội dung diễn đạt song đôi chỗ diễn đạt còn vụng, sai không quá 6 lỗi các loại. - Điểm 1,5 -2,0: Chưa đảm bảo được yêu cầu của bài làm, miêu tả không đúng trình tự, lời văn lủng củng, sai không quá 8 lỗi các loại. - Điểm 0,5 -1,0: Không đảm bảo được yêu cầu của bài làm, lời văn lủng củng, sơ sài về nội dung sai nhiều lỗi các loại hoặc viết một vài đoạn có liên quan.- Điểm 0: Không làm được ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 7 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút
  14. I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm) Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất. 1) Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” là: A. Trên con thuyền xuôi theo kênh rạch. B. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch. C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh. D. Ngồi một nơi mà tưởng tượng ra. 2) Trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ là : A. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện. B. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ. C. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ. D. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện. 3) Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản” Vượt thác” là: A. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người. B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông. C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động. D. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông. 4) Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của khổ thơ cuối bài” Đêm nay Bác không ngủ”? A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ. B. Là Hồ Chí Minh thì không có thời gian để ngủ. C. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước. D. Đó chính là lẽ sống” Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác. 5) Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài thơ “Lượm”: A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người. B. Khẳng định rằng tác giả vẫn nhớ mãi hình ảnh đáng yêu của Lượm . C. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa. D. Nhắc mọi người đừng quên một chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi . 6) Thế nào là vần lưng? A. Vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ. B. Vần được gieo ở giữa dòng thơ . C. Vần được gieo ở cuối dòng thơ. D. Vần được gieo thường cách ra một dòng thơ. 7) Câu văn: “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” có chủ ngữ cấu tạo như thế nào? A. Đại từ. B. Cụm danh từ. C. Danh từ. D. Động từ. 8) Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn? A. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. B. Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. C. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát. D. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày. 9) Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ? A. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. B. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A. C. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. D. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể. 10) Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là gì? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
  15. 11) Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ cho sự vât gì? Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương. A.Chỉ người lao động. B. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả. C.Chỉ công việc lao động. D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động. 12) Mục đích của văn bản miêu tả là gì? A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. B.Trình bày diễn biến sự việc. C. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người. D. Nêu nhận xét đánh giá. II. TỰ LUẬN ( 7 Điểm ) Câu 1: (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của mỗi đại từ nhân xưng mà tác giả dùng để gọi Lượm: - “Chú bé”: - “Cháu”: - “Lượm” - “Chú đồng chí nhỏ”: Câu 2: (1 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại? ‘‘Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.’’ (Ngô Văn Phú) Câu 3: (5 điểm) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ) BÀI LÀM :
  16. ĐÁP ÁN ĐỀ 674 Môn Ngữ văn 6 học kỳ II I. Phần trắc nghiệm:12 câu (3 điểm) (mỗi câu đúng đạt 0.25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.án A B A B D B C D A A B C II. Phần tự luận: 7 điểm Câu 1: (1 điểm) - “Chú bé”: cách gọi của một người lớn với một bé trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.( 0,25đ) - “Cháu”: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ .( 0,25đ) - “Lượm”: dùng khi tình cảm, cảm xúc của tác giả dâng đến cao trào, muốn gọi tên lên để gửi gắm tình cảm (đều kèm theo từ cảm thán) .( 0,25đ) - “Chú đồng chí nhỏ”: cách gọi vừa thân thiết, trìu mến, vừa thể hiện sự bình đẳng, trân trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi .( 0,25đ) Câu 2: (1 điểm) - Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng.( 0,25đ) VN CN - Câu tồn tại .( 0,25đ) - Măng // trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy .( 0,25đ) CN VN -Câu miêu tả .( 0,25đ) Câu 3: ( 5 điểm) A/ Yêu cầu chung: - Thể loại: Miêu tả - Nội dung: Viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Biết viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, biết tả có trình tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, biết dùng từ, đặt câu đúng.) B/ Yêu cầu cụ thể : Mở bài : Giới thiệu người được tả :Người thân yêu và gần gũi nhất với mình Thân bài : Tả theo một trình tự hợp lý trên các phương diện: Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình , hành động , cử chỉ , ngôn ngữ . Quá trình miêu tả gắn với tình cảm thực của bản thân ; lồng kể về những kỷ niệm tạo nên dấu ấn không phai mờ trong tâm trí . Đã để lại cho bản thân sự kính phục đối với người thân yêu và gần gũi nhất với mình Kết bài : Suy nghĩ về hình ảnh người thân yêu và gần gũi nhất với mình. C/ Biểu điểm: - Điểm 4,0-5,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng miêu tả cũng như nội dung diễn đạt, lời văn trong sáng, trôi chảy, sai không quá 3 lỗi các loại. - Điểm 2,5 -3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng miêu tả cũng như nội dung diễn đạt song đôi chỗ diễn đạt còn vụng, sai không quá 6 lỗi các loại. - Điểm 1,5 -2,0: Chưa đảm bảo được yêu cầu của bài làm, miêu tả không đúng trình tự, lời văn lủng củng, sai không quá 8 lỗi các loại. - Điểm 0,5 -1,0: Không đảm bảo được yêu cầu của bài làm, lời văn lủng củng, sơ sài về nội dung sai nhiều lỗi các loại hoặc viết một vài đoạn có liên quan.
  17. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 8 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm) Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất. 1) Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” là: A. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch. B. Trên con thuyền xuôi theo kênh rạch. C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh. D. Ngồi một nơi mà tưởng tượng ra. 2) Trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ là : A. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện. B. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ. C. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ. D. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện. 3) Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản” Vượt thác” là: A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông. B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông. C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động. D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người. 4) Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của khổ thơ cuối bài” Đêm nay Bác không ngủ”? A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ. B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước. C. Là Hồ Chí Minh thì không có thời gian để ngủ. D. Đó chính là lẽ sống” Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác. 5) Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài thơ “Lượm”: A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người. B. Khẳng định rằng tác giả vẫn nhớ mãi hình ảnh đáng yêu của Lượm . C. Nhắc mọi người đừng quên một chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi . D. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa . 6) Thế nào là vần lưng? A. Vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ. B.Vần được gieo ở cuối dòng thơ. C. Vần được gieo ở giữa dòng thơ. D. Vần được gieo thường cách ra một dòng thơ. 7) Câu văn: “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” có chủ ngữ cấu tạo như thế nào? A. Danh từ. B. Cụm danh từ. C. Đại từ. D. Động từ. 8) Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn? A. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. B. Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. C. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày. D. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát. 9) Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ? A. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A. B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. C. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. D. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể. 10) Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là gì? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. 11) Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ cho sự vât gì? Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
  18. A. Chỉ người lao động. B.Chỉ kết quả con người thu được trong lao động. C. Chỉ công việc lao động. D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả. 12) Mục đích của văn bản miêu tả là gì? A.Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người. B.Trình bày diễn biến sự việc. C.Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. D. Nêu nhận xét đánh giá. II. TỰ LUẬN ( 7 Điểm ) Câu 1: (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của mỗi đại từ nhân xưng mà tác giả dùng để gọi Lượm: - “Chú bé”: - “Cháu”: - “Lượm” - “Chú đồng chí nhỏ”: Câu 2: (1 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại? ‘‘Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.’’ Câu 3: (5 điểm) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ) BÀI LÀM :
  19. I. Phần trắc nghiệm:12 câu (3 điểm) (mỗi câu đúng đạt 0.25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.án B C D C C C A C B B D A II. Phần tự luận: 7 điểm Câu 1: (1 điểm) - “Chú bé”: Cách gọi của một người lớn với một bé trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.( 0,25đ) - “Cháu”: Cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.( 0,25đ) - “Lượm”: Dùng khi tình cảm, cảm xúc của tác giả dâng đến cao trào, muốn gọi tên lên để gửi gắm tình cảm (đều kèm theo từ cảm thán).( 0,25đ) - “Chú đồng chí nhỏ”: Cách gọi vừa thân thiết, trìu mến, vừa thể hiện sự bình đẳng, trân trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi .( 0,25đ) Câu 2: (1 điểm) - Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng. ( 0,25đ) VN CN - Câu tồn tại ( 0,25đ) - Măng // trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.( 0,25đ) CN VN -Câu miêu tả. ( 0,25đ) ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 9 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút I. VĂN- TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm) Câu 1: (2,0 đ) Văn bản: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” (Sách Ngữ văn 6 tập 2-NXBGD) đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại. Đó là vấn đề gì? Nêu trách nhiệm của em về vấn đề ấy? Câu 2: (2,0 đ) Xác định các phép tu từ được sử dụng trong các câu sau? a) Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc. b) Từ trên cao, ông trăng nhìn em mỉm cười. II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm ) Hãy tả một người bạn trong lớp em được nhiều người yêu mến. ___Hết___
  20. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HKII NĂM HỌC: 2016-2017 Môn: Ngữ Văn 6 Câu/ bài Nội dung Thang điểm I. VĂN- TIẾNG VIỆT Câu 1 - Vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”: 1đ Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. - Trách nhiệm của bản thân: 1đ + Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên. + Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ( Ở nhà, trường, nơi công cộng ) + Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường, thiên nhiên. Câu 2 a. Biện pháp tu từ so sánh. 1đ Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc. b. Nhân hóa 1đ Từ trên cao, ông trăng nhìn em mỉm cười. II. TẬP LÀM VĂN Câu 3 * Gợi ý: * Mở bài: 1đ - Giới thiệu người bạn học cùng lớp với em có tính nết nổi bật được mọi người yêu mến. * Thân bài : Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu nổi bật về hình dáng, tính nết tốt của người bạn. * Hình dáng: 2đ - Người bạn đó là nam hay nữ. -Vóc dáng, gương mặt, đôi mắt, nước da, nụ cười . * Những nét đáng mến của bạn: 2đ - Lễ phép, kính trọng cha mẹ, thầy cô, mọi người giúp đỡ bạn bè trong học tập, sống chan hòa với mọi người, được mọi người yêu mến - Chăm chỉ học tập, chuyên cần sáng tạo trong học tập, tích cực xây dựng bài, làm bài đầy đủ đạt thành tích cao trong học tập, là tấm gương của lớp - Tham gia tốt các phong trào của lớp, của trường giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà * Kết bài: 1đ - Cảm nghĩ của em về người bạn. Rút ra bài học cho bản thân * Yêu cầu: - Viết đúng kiểu bài văn tả người, đúng nội dung của đề. - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng. - Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả. - Vận dụng linh hoạt các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, có vận dụng các phép tu từ như so sánh, nhân hóa, có vận dụng sự liên tưởng, tưởng tượng. * Biểu điểm: - Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, có sáng tạo. 5-6đ - Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên, có vài lỗi nhỏ. 3-4đ -Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên có nhiều lỗi, trình bày không rõ ràng, không 1-2đ sạch.
  21. -Hoàn toàn lạc đề. 0đ ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 10 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút I/ Đọc- hiểu ( 2 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.” ( Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi) Câu 1: ( 0,5 điểm): Nêu PTBĐ chính của đoạn văn trên? Câu 2: ( 0,5 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn văn trên? Câu 3: (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Câu 4: (1,0điểm): Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả? II/Tập làm văn (7,0 điểm): Câu 5:(7,0 điểm) : Tả về một người em yêu quý nhất. Hết
  22. ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm I/ Đọc- hiểu: 3.0 Câu 1 - PTBĐ chính miêu tả điểm Câu 2 - Biện pháp tu từ trong đoạn văn là so sánh 0.5đ Câu 3 - Nội dung chính của đoạn văn: cảnh thiên nhiên rừng U Minh- miền 0.5đ Tây Nam Bộ- thật sôi động và giàu chất thơ. 1.0đ Câu 4 HS trình bày những thu nhận cá nhân khi làm văn miêu tả( quan sát, liên tưởng, cảm nhận tinh tế bằng tâm hồn ) 1.0đ II/Tập làm văn : a. Mở bài: Câu 5 - Giới thiệu chung về người sẽ tả và lý do chọn người đó. 7.0điểm b.Thân bài: Tả được các đặc điểm chi tiết về: - Hình dáng - Tính tình - Cử chỉ, hành động, lời nói. ( Lưu ý:HS phải biết sử dụng các hình ảnh so sánh phù hợp để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng miêu tả) c. Kết bài: - Nhận xét hoặc nêu cảm nhận của bản thân về người được tả. Hết
  23. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 11 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM (2 đ). Đọc đoạn văn sau đây và chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi: “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá n- ước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đ- ước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. (Ngữ văn 6, tập II). 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? A. Bài học đường đời đầu tiên. B. Bức tranh của em gái tôi. C. Sông nước Cà Mau. D. Vượt thác. 2. Ai là tác giả của đoạn văn trên? A. Tô Hoài. B. Đoàn Giỏi. C. Tạ Duy Anh. D. Võ Quảng. 3. Đoạn văn trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Miêu tả. 4. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp so sánh mấy lần? A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm. 5. Từ nào sau đây là từ mượn? A. trường thành. B. ầm ầm. C. tường thành. D. rừng đước. 6. Trình tự miêu tả của đoạn văn trên là gì? A. Từ khái quát đến cụ thể. B. Từ cụ thể đến khái quát. C. Từ dưới lên trên. D. Từ trên xuống dưới. 7. Dượng Hương Thư trong “Vượt thác” được so sánh với ai? A. Lực sĩ. B. Tráng sĩ. C. Dũng sĩ. D. Hiệp sĩ. 8. Trình tự hành trình của con thuyền trong “Vượt thác” là gì? A. đồng bằng - thác dữ - đồng bằng. B. thác dữ - đồng bằng - đồng bằng. C. đồng bằng - đồng bằng - thác dữ. D. thác dữ - thác dữ - đồng bằng. II. TỰ LUẬN (8 đ) Câu 1. (1 đ): Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)? Câu 2. (2 đ): Trình bày ngắn gọn về tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Cây tre Việt Nam - Thép Mới) Câu 3. (5đ): Hãy tả lại quang cảnh lớp em trong giờ kiểm tra Ngữ văn?
  24. ĐÁP ÁN I TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D B A A D A II. TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 1: ( 1đ) HS nêu đủ, đúng giá trị của văn bản: * Về nội dung: Miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. (0,5đ) * Về nghệ thuật: miêu tả loài vật sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. (0,5đ) Câu 2: ( 2 điểm): + Xác định chính xác, đầy đủ các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ (0,75đ). + Tác dụng: Làm nổi bật phẩm chất vô cùng cao quý của cây tre trong chiến đấu- can trường, bất khuất Tác giả tôn vinh, ca ngợi cây tre cũng là ca ngợi con người, dân tộc Việt Nam (0,75đ). + Học sinh biết tình bày thành một đoạn văn ngắn, kết cấu đoạn chặt chẽ, diễn đạt trong sáng (0,5đ). Câu 3: ( 5điểm): *Yêu cầu: Học sinh biết cách làm bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Dùng từ, đặt câu giàu sức biểu cảm. * Cụ thể cần đạt được các nội dung chính sau: A. Mở bài:(0,5 điểm) Giới thiệu giờ kiểm tra Ngữ văn ( tiết? thứ? nét riêng khác các tiết học khác). B. Thân bài: (4 điểm): 1. Lớp học trước giờ kiểm tra (0,5đ ): - Các bạn ngồi vào bàn, chuẩn bị giấy, bút - Tâm trạng chung: hồi hộp, chờ đợi. 2. Quang cảnh lớp học trong giờ kiểm tra: (3,0 đ) - Quang cảnh chung + Lớp học (bàn ghế, ánh sáng ), không gian tĩnh lặng ( tiếng bút viết, tiếng mở giấy ) + Tư thế, thái độ của giáo viên (khi quan sát học sinh làm bài), của học sinh (khi làm bài) - Đặc tả chi tiết: + Chọn tả một số học sinh tiêu biểu: dáng vẻ, nét mặt + Tả thầy (cô) giáo: nét mặt, ánh nhìn + Cảm nhận của cá nhân. 3. Lớp học khi giờ kiểm tra kết thúc (0,5đ): - Lớp ồn ào trở lại - Thái độ của một số bạn sau khi làm bài. C. Kết bài: (0,5 đ) Cảm nhận của cá nhân sau giờ kiểm tra Ngữ văn.
  25. * Lưu ý: HS có những cách làm bài khác nhau nhưng miễn là bài viết phải đạt được các yêu cầu về hình thức và nội dung của hướng dẫn chấm. Có điểm khuyến khích cho những bài viết tỏ ra hiểu đề, kiến thức vững chắc, trình bày khoa học, diễn đạt trong sáng. => Điểm toàn bài: 10 điểm ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 12 Môn Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút I. Trắc nghiệm(3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi . Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt,đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, . Lòa nhòa ẩn hiện rong sương mù và khói sóng ban mai. (Đoàn Giỏi) 1. Hãy tìm và viết ra 4 từ láy có trong đoạn văn trên. 2. Dòng nào sau đây nói đúng nội dung của đoạn văn? a. Đoạn văn kể chuyện sinh hoạt trên dòng Sông Năm Căn. b. Đoạn văn giải thích nguồn gốc, lịch sử dòng Sông Năm Căn. c. Đoạn văn miêu tả quang cảnh dòng Sông Năm Căn. d. Đoạn văn bàn về cảnh sinh hoạt trên dòng Sông Năm Căn. 3. Từ “ trường thành” trong “ như hai dãy trường thành vô tận” là một từ Hán Việt? a. Đúng b. Sai 4. Năm Căn là một địa danh ở: a. Đồng bằng Sông Hồng b. Miền Đông nam Bộ c. Miền Nam Trung Bộ c. Miền Tây Nam Bộ
  26. 5. Tìm và viết ra hết các từ chỉ màu sắc có trong đoạn văn. 6. Xác định và viết ra thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu: Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Chủ ngữ . Vị ngữ II. Tự luận(7 điểm) Tả quang cảnh một đêm Trung Thu đẹp và vui mà em nhớ mãi.
  27. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 I. TRẮC NGHIỆM( 3 điểm) ĐỀ Câu 1 2 3 4 5 6 (1) c b d (2) (3) (1) Học sinh viết đủ 4 từ láy có trong đoạn trích(mênh mông, ầm ầm, tăm tắp, lòa nhòa).Nếu chỉ tìm được 2 đến 3 từ láy( 0,25 điểm). (2) Học sinh viết ra được 5 từ chỉ màu sắc (đen trũi, trắng, xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ).Chỉ tìm được 3,4 từ(0,25 điểm) (3) Chủ ngữ : Thuyền chúng tôi Vị ngữ : phần còn lại của câu. II. TỰ LUẬN( 7 điểm) Yêu cầu : miêu tả quang cảnh một đêm trung thu đẹp với những hoạt động vui tươi, sôi nổi. Cảnh và hoạt động được miêu tả phải gắn liển với cảm xúc tuổi thơ.Đêm Trung Thu được miêu tả theo sự phát triển mạch thời gian. Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu, có ý nghĩa để miêu tả từ đó khắc họa sâu sắc những cảm xúc, tình cảm (nhớ mãi). Biết sử dụng các biện pháp tu từ để văn văn viết giàu hình ảnh, gợi cảm. Thang điểm Điểm 7 : Bài viết nhiều ý tưởng hay, có nét sáng tạo, đúng yêu cầu đề bài.Cảm xúc tốt. Điểm 5-6 : Bài viết đúng thể loại, có ý hay, phù hợp yêu cầu.Văn viết có cảm xúc.Ít mắc lỗi điễn đạt. Điểm 3,4 : Bài viết đảm bảo yêu cầu đề bài, văn viết chưa thật hay, còn thiếu sót về ý tưởng, trình bày diễn đạt chưa trôi chảy, cảm xúc chưa rõ.Còn mắc lỗi về từ, câu. Điềm 1-2 : Bài viết còn thiếu sót về nội dung và hình thức do chưa nắm vững yêu cầu đề bài và đặc trưng thể loại, khả năng sử dụng ngôn ngữ viết còn hạn chế.