12 Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9

docx 12 trang thaodu 5560
Bạn đang xem tài liệu "12 Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx12_de_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: 12 Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9

  1. ĐỀ 1 Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn trơ sau và trả lời câu hỏi: “ Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng Không ghềnh thác nào ngăn cản được Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương.” (Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh) a. Nêu nội dung của đoạn thơ trên. Chi tiết nào khẳng định sự thủy chung của tác giả đối với quê hương? (1.0 điểm) b. Tìm một biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của phép tu từ vừa tìm được. (1.0 điểm) c. Từ đoạn thơ trên, là học sinh trong thời đại ngày nay, em sẽ làm gì để bảo vệ quê hương? (1.0 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau : “Cuộc đời dù không chỉ toàn mùa đông, nhưng một ngọn lửa hồng ấm áp tình thương bao giờ cũng cần cho những trái tim lạc loài sau cơn bão.” (Hiểu về trái tim – Minh Niệm) Hãy viết bài văn nghị luận (độ dài khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 3: (4.0 điểm) Em hãy hóa thân vào nhân vật bé Thu để kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa bé Thu và ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
  2. ĐỀ 2 Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới sinh, nằm giữa bốn bề hùm sói, phải tự dốc sức mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn. Trước hoàn cảnh gay go và cấp bách ấy, như Bác Hồ đã nói sau này, theo cách nói riêng của người: “Đảng phải dùng những phương pháp – dù là những phương pháp đau đớn – để cứu vãn tình thế”. Ở Người, mọi vấn đề, mọi chuyện của Đảng, của nước, của dân đều trở thành những rung động sâu xa trong tình cảm. (Những ngày đầu của nước Việt Nam mới, Võ Nguyên Giáp, sách Bộ đề thi THPT Quốc gia môn văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) a. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng. (1.0 đ) b. Cho biết nội dung chính của đoạn văn trên. (1.0 đ) c. Theo em đoạn văn trên gửi tới chúng ta thông điệp gì ? (1.0 đ) Câu 2: (3.0 điểm) Theo bài viết “Chuyện ông Tâm sửa xe miễn phí sưởi ấm mùa đông Hà Nội” trên báo Vnexpress.net (23/12/2013): “Giữa lúc xã hội đang gióng lên những dư luận về sự xuống cấp của đạo đức, ông Tâm xuất hiên cùng tấm bảng sửa xe ấm áp tình người: Các cháu cấp 1, cấp 2 đi học qua đây, nếu bị hỏng xe ông sửa, ông không lấy tiền.” Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn khoảng một trang giấy thi về chủ đề lòng tốt trong cuộc sống. Câu 3: (4.0 điểm) Em hãy hóa thân vào nhân vật anh Sáu để kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
  3. ĐỀ 3 Câu 1: (3.0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con một ngày thêm cao. Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương) a. Nêu ý nghĩa của hình ảnh Lưng mẹ cứ còng dần xuống (1 điểm) b. Giá trị biểu cảm của từ láy “nôn nao” trong câu thơ Một màu trắng đến nôn nao. (1 điểm) c. Từ những cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về lời mẹ hát, em hiểu như thế nào ý nghĩa lời hát ru của mẹ dành cho con? Hãy thể hiện những suy nghĩ ấy bằng một vài câu văn. (1 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) Viết bài văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về vấn đề sau: Tuổi trẻ học đường hãy góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Câu 3: (4,0 điểm) Em hãy tưởng tượng được gặp gỡ và trò chuyện với người lính, dựa vào một hoặc các bài thơ “Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng” để kể lại câu chuyện.
  4. ĐỀ 4 Câu 1: (3.0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân) a. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn. b. Tìm và giải nghĩa 02 từ Hán Việt trong đoạn văn trên. c. Em hãy cho biết vì sao tác giả viết câu “Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”? Câu 2: (3,0 điểm) “ Người ta muốn du khách Việt ai cũng có ý thức, ai cũng biết vứt rác đúng chỗ, nói chuyện văn minh, biết xếp hàng và biết nhẫn nại, để khiến hình ảnh du khách Việt Nam trở nên đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Hơn 7 triệu du khách đổ về đền Hùng để tìm về cội nguồn đất nước. Nhưng không Nhan nhản là những mẩu tin về sự chen chúc, những tiếng thét thất thanh của trẻ nhỏ người già, những đối tượng đáng ra phải được ưu tiên thì bị chèn ép không thương tiếc, trẻ nhỏ hoảng hốt trước cảnh dòng người ùn ùn chạy đua, xô đẩy. Không chỉ ở lễ hội Đền Hùng, mà hình ảnh chen lấn có thể gặp ở bất cứ đâu. (Lương Hồng Phúc – Tri Thức Trẻ) Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề “văn hóa xếp hàng” của người Việt Nam hiện nay. Câu 3: (4,0 điểm) Em hãy đóng vai một nhân vật trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” để kể lại câu chuyện từ đầu cho đến “trót đã qua rồi”. (Có đối thoại, miêu tả nội tâm, nghị luận )
  5. ĐỀ 5 Câu 1: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: "Có dư đồng nào không con?" Tôi đáp: "Còn dư bốn ngàn ba ạ". Ba nói tiếp: "Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa". Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng ” (Nguồn: truyenngan.com.vn) a) Nêu ý nghĩa câu chuyện trên? (1.0 điểm) b) Hãy đặt nhan đề cho câu chuyện trên. (1.0 điểm) c) Từ “gầy” trong câu “Chiếc xe gầy giống ba ” được hiểu như thế nào? (1.0 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) Trong bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Minh có đoạn: “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” Để con trưởng thành, có nên chăng mẹ cứ phải là “ngọn gió” của con suốt đời? Em hãy viết một văn bản (khoảng 01 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên. Câu 3: (4.0 điểm) Hãy đóng vai nhân vật Thúy Kiều để kể lại câu chuyện theo nội dung đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Sách Ngữ văn 9 – tập 1, trang 81).
  6. ĐỀ 6 Câu 1: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Vào một ngày nọ, khi Gandhi bước lên tàu hỏa thì đột nhiên một trong hai chiếc giầy ở chân anh bị rớt xuống tàu. Anh không thể lấy lại nó được nữa, vì tàu đã chuyển bánh. Bỗng nhiên Gandhi cởi nốt chiếc giầy còn lại trong chân, ném nó xuống gần chiếc giầy bị rơi lúc nãy trước sự ngạc nhiên của các bạn đồng hành. Khi được hỏi tại sao làm thế, Gandhi mỉm cười và nói: “Sẽ có một người nghèo khổ nào đó nhìn thấy cả hai chiếc và anh ta sẽ có đôi giầy tốt để đi.” (Nguồn Internet) a. Theo em câu chuyện trên nói lên ý nghĩa gì? (1.0 điểm) b. Hãy đặt một nhan đề cho văn bản trên. (1.0 điểm) c. Tìm 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên (1.0 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) Ông bà ngày xưa có câu : “Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Phải chăng, nhất định “con cãi cha mẹ” là “trăm đường con hư”? Em hãy viết một văn bản (khoảng 01 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên. Câu 3: (4.0 điểm) Hãy đóng vai nhân vật Thúy Kiều để kể lại câu chuyện theo nội dung đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Sách Ngữ văn 9 – tập 1, trang 84)
  7. ĐỀ 7 Câu 1: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Quá trình đô thị hóa đã làm cho một bộ phận dân cư nông thôn rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu đất nông nghiệp canh tác do họ chưa chuẩn bị tâm lý của một người dân đô thị với phương thức sản xuất hiện đại hơn. Đồng thời quá trình đô thị hóa di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị đã gia tăng áp lực về việc làm, thu nhập, nhà ở, dịch vụ y tế, vốn là vấn đề nhức nhối ở các đô thị, nó ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo .” (Trích “Vấn đề đô thị hóa và phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh” – ThS.Nguyễn Tấn Vinh) a. Theo em, đoạn văn trên đặt ra vấn đề gì? (0,5 điểm) b. Trong đoạn văn trên có những từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây như đô thị hóa. Em hãy giải thích nghĩa của cụm từ “đô thị hóa”? (1 điểm) c. Qua đoạn văn trên cùng những hiểu biết của em về môn Địa lý, em hãy trình bày những mặt tích cực và hạn chế của quá trình đô thị hóa ở TP.HCM. (Viết một đoạn văn khoảng 5 câu để trả lời). (1,5 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi, đã đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964 cho rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà vì còn sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”. Viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (4,0 điểm) Dựa vào đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” – Nguyễn Đình Chiểu, em hãy đóng vai Kiều Nguyệt Nga để kể lại buổi gặp nạn được Lục Vân Tiên giải thoát. (Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm tự nhiên hợp lí)
  8. ĐỀ 8 Câu 1: ( 3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lúc về Diệp ôm vai má, Diệp bảo mớ khô cá sặc rằn này hôm nào làm liên hoan tiễn con đi, má nướng rồi xé trộn xoài sống con thích món này lắm. Chỗ con tới có thể buồn và nghèo, có thể cách trở xa xôi, có thể đám học trò của con lấm lem sình đất, nhưng con không ngại, để con hát cho má nghe bài này, rằng “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng. Gian khổ sẽ dành phần aỉ”. Má nghe xong, rớt nước mắt, quay qua thầy Nhiên, không rõ khen hay than mà giọng buồn hết biết: “Nhiên coi, không phải máu mủ của Nhiên mà con mình nó giống y chang Nhiên vậỵ Muốn là làm”. Đâu nè, đâu phải muốn là làm, cũng phải suy nghĩ đắn đo dữ lắm. Coi lại, làm gì có chuyện con người được sống hồn nhiên như nước chảy mây trôi? Phải chọn lựa và trả giá chớ a. Tìm từ địa phương trong đoạn văn trên? Và cho biết từ toàn dân tương ứng. (1,0 điểm) b. Nêu cảm nhận của em về thái độ sống của nhân vật Diệp thể hiện trong đoạn trích. (Viết từ 2-3 câu để trả lời) (1,0 điểm) c. Theo em vì sao tác giả lại cho rằng: “ đâu phải muốn là làm Phải lựa chọn và trả giá chớ ”? (1,0 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) Theo nguồn dịch sang Tiếng Việt như sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh núi cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”. Viết văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lời phát biểu trên. Câu 3: (4,0 điểm) Dựa vào đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” – Nguyễn Đình Chiểu, em hãy hóa thân là người chứng kiến và kể lại sự việc trên
  9. ĐỀ 9 Câu 1: (3,0 điểm) Đọc mẩu tin sau và thực hiện yêu cầu : “Cách đây ít hôm, nhóm sinh viên trường đại học Hàng Hải cùng với nhiều bạn trẻ thiện nguyện khác tổ chức đi tuyên truyền vận động công tác hiến máu cứu người tại địa bàn huyện An Dương. Đang đi, cả nhóm bỗng nghe tiếng tri hô “Cứu người, có người nhảy xuống sông”. Không ngần ngại, nam sinh Nguyễn Văn Hiệp đã nhảy xuống sông Lạch Tray cứu người, độ sâu nơi người gặp nạn là hơn 3m. Người gặp nạn lúc đó vô cùng hoảng loạn, tay chân vùng vẩy và dìm cả bạn trẻ này xuống. Thấy vậy, Tuấn và Hiển tiếp tục lao xuống sông ứng cứu. Người phụ nữ trung tuổi được cứu sống sau đó được gia đình đưa về chăm sóc. Còn ba bạn trẻ mặc nguyên quần áo ướt sũng nước tiếp tục đi hoạt động thiện nguyện mà.” (Tinnganonline 24h, ngày 07/05/2014) a. Mẩu tin trên nhằm nêu lên tấm gương gì? (0,5đ) b. Giải thích từ “thiện nguyện” và đặt một câu sử dụng từ ấy. (1,0đ) c. Từ nội dung của mẩu tin trên, em liên tưởng đến nhân vật nào cũng có hành động như vậy mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, nêu cảm nhận của em từ 3 đến 4 dòng từ nhân vật trên. (1,5đ) Câu 2: (3,0 điểm) Trình bày quan điểm của mình bằng văn bản nghị luận (một mặt trang giấy thi) về vai trò, ý nghĩa của việc học văn trong xã hội ngày nay. Câu 3: (4,0 điểm) Tưởng tượng cuộc gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
  10. ĐỀ 10 Câu 1: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Những bàn tay cóng “Hôm ấy tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh.” a. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Em hãy thử đặt một tựa đề khác cho văn bản. (1.0 điểm) b. Hãy tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản và đổi thành lời dẫn gián tiếp. (1.0 điểm) c. Em hãy nhận xét, đánh giá về hành động và lời nói của em bé trong câu chuyện trên bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu. (1.0 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) Viết một văn bản ngắn khoảng một trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về câu nói sau: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố.” (Trích nhật ký Đặng Thùy Trâm) Câu 3: (4.0 điểm) Em hãy hóa thân thành nhân vật ông Hai trong văn bản “Làng” của Kim Lân để kể về nỗi lòng tâm sự của ông khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc .
  11. MS: V9 - 11 ĐỀ 11 Câu 1: (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta? (Tự sự, Nguyễn Quang Hưng) a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. b. Cho biết biện pháp nghệ thuật nào và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó được sử dụng trong hai câu thơ sau: Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng c. Tác giả gửi thông điệp gì qua hai câu thơ: Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta? Thông điệp này có ý nghĩa gì với em? (Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu để trả lời). Câu 2: (2.0 điểm) Sống vì mình có phải lối sống ích kỉ? Viết bài văn nghị luận ngắn (1 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên. Câu 3: (5.0 điểm) Đóng vai người cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt để kể lại những kỉ niệm của cháu với bà và với bếp lửa trong bài thơ.
  12. ĐỀ 12 Câu 1: (3 điểm) Mặt trời của cháu lặn rồi Yêu thương, tận hiếu một đời, bà ơi! Mím môi, nuốt nước mắt rơi Tiễn bà trời cũng ngậm ngùi giăng mưa Thương bà cháu nhớ ngày xưa Dãi dầu cuối chợ nắng mưa, sáng chiều Biển đời đơn độc mái chèo Thuyền bà chống đỡ trăm chiều bão giông. (Bà ơi! – Phạm Trung Dũng) Đọc đoạn thơ trên và trả lời các câu hỏi: a. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ? b. Nội dung chính của đoạn thơ là gì? c. Từ “mặt trời” trong câu thơ “Mặt trời của cháu lặn rồi”, sử dụng theo phép tu từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Câu 2: (2 điểm) “Sống làng nhàng, lười học là nguyên nhân thất bại” (Nguyễn Tuấn Quỳnh) Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết 01 văn bản nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu rõ quan điểm của em. Câu 3: (5 điểm) Hóa thân vào nhân vật người cháu kể lại kỉ niệm tuổi thơ trong "Bếp lửa" của Bằng Việt?