Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

docx 8 trang thaodu 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 NĂM HỌC 2019- 2020 Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 HKII - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình học kỳ II, Ngữ văn 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức tự luận. II. HÌNH THỨC 1. Hình thức : Tự luận. 2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài tại lớp. III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học : 1.1. Phần Văn : a/. Thơ hiện đại Việt Nam - Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác - Sang thu + Nói với con (điều chỉnh nội dung) b/. Truyện hiện đại Việt Nam : Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê c/. Văn nghị luận - Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm - Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới - Vũ Khoan (điều chỉnh nội dung) d/. Văn học nước ngoài - Mây và sóng - Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang +- Con chó Bấc (điều chỉnh nội dung) - Bố của Xi-mông e/. Văn học địa phương: Khái quát văn học An Giang qua các giai đoạn hình thành và phát triển (2 tiết) 1.2. Tiếng Việt : Ngữ pháp 1. Khởi ngữ 2. Các thành phần biệt lập
  2. 3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 4. Nghĩa tường minh và hàm ý (điều chỉnh nội dung) 5. Tổng kết ngữ pháp 1.3. Làm văn : a/. Văn bản nghị luận - Phép phân tích và tổng hợp (2 tiết) - Nghị luận xã hội : * Nghị luận về một sự việc, hiện tượng (2 tiết) Đề tài : .Tấm gương nghèo vượt khó, học giỏi. .Chất độc màu da cam Mĩ rải xuống Việt Nam trong chiến tranh. .Trò chơi điện tử với học sinh hiện nay. .Ô nhiễm môi trường (rác thải, nước, không khí, khói bụi, ). .An toàn giao thông. .An toàn lao động. .Bạo lực học đường. .Bạo lực gia đình. .Vấn đề quay cóp, “phao” trong thi cử hiện nay. .Hiện tượng ngôn ngữ xì-tin hiện nay trong lớp trẻ. * Nghị luận về tư tưởng, đạo lí (2 tiết) Đề tài : .Sức mạnh của tri thức. .Thời gian là vàng. .Ý nghĩa từ câu chuyện ngụ ngôn ( ). .Đạo lí Uống nước nhớ nguồn. .Bàn về tranh giành và nhường nhịn. .Đức tính khiêm nhường. .Có chí thì nên. .Đức tính trung thực. .Tinh thần tự học. .Hút thuốc lá có hại. .Lòng biết ơn thầy, cô giáo. .Suy nghĩ từ bài ca dao tình cảm gia đình. .Bàn về đọc sách/ Sách trong đời sống nhân loại. .Truyền thống quý báu của dân tộc (yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nhân ái, tình mẫu tử, tình thầy trò, ). b/. Nghị luận văn học : - Nghị luận về tác phẩm truyện (4 tiết) - Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ (4 tiết) 2. Xây dựng khung ma trận.
  3. A. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề/Nội dung cao -Phương thức biểu đạt 1 . . 1 - Khởi ngữ 1 . . 1 - Thành phần biệt lập 1 . . 1 - Viết đoạn văn ngắn . 1. 1 nêu hành động . . Số câu 3 1 4 Số điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 3,0 điểm B. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Mức độ Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng Cộng Chủ đề/Nội dung hiểu cao Cảm nhận của em về đoạn thơ trích từ bài thơ Mùa xuân 1 1 nho nhỏ của Thanh Hải. Số câu 1 1 Số điểm 7,00điểm 7,00 điểm IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ BÀI: I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: "(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn. (2) Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.
  4. (3) Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều. (4) Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ, thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua. (Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020). Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.50 điểm) Câu 2: Xác định khởi ngữ trong câu “Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể.” (0.50 điểm) Câu 3: Xác định thành phần biệt lập trong câu sau “Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.”,gọi tên thành phần biệt lập, chỉ ra từ ngữ biểu hiện.(1.0 điểm) Câu 4: Từ văn bản đọc hiểu trên, em sẽ làm gì để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ của dịch virus Corona (COVID – 19) hiện nay? (Hãy viết thành đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng) (1.0 điểm) II.LÀM VĂN (7.0 điểm) Đề: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải . Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao
  5. Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD 2005,trang 55-56) V.ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,50 2 Khởi ngữ: Đối với vi trùng 0,50 I 3 -Thành phần phụ chú 0,50 - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt 0,50 1,0 4 (1)Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận .Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:0,25đ
  6. (2)Triển khai vấn đề nghị luận đảm bảo khoảng 3-4 ý đạt 0,5đ, chỉ nêu 1-2 ý đạt 0,25đ - Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh; khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc. – Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. – Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây.); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh. – Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi – Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng –Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.Lối sống vui vẻ, lạc quan. (3)Sáng tạo. Chính tả, dùng từ, đặt câu . (0,25đ) LÀM VĂN Cảm nhận về đoạn thơ trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của 7,0 Thanh Hải a. Đảm bảo cấu trúc nghị luận 0,50 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50 Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân quê hương xứ Huế và mùa xuân của đất nước, ước nguyện cống hiến cho đời c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp II chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,50
  7. * Cảm xúc về mùa xuân quê hương xứ Huế 1,00 + Mùa xuân với tất cả vẻ đẹp của đất trời (một dòng sông, một bông hoa, tiếng chim hót). + Niềm say sưa, ngây ngất trước thiên nhiên tươi đẹp. + Sự trân trọng, thiết tha yêu cuộc sống. * Cảm xúc về mùa xuân đất nước 1,00 + Đất nước mới, trẻ (xuân, lộc) trong khí thế tưng bừng, rộn rã (hối hả, xôn xao) với hai nhiệm vụ : bảo vệ và xây dựng. + Niềm tin mãnh liệt vào tương lai (Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước). * Ước nguyện cống hiến cho đời 2,0 -Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác,nhỏ nhoi, giản dị mà cảm động, chân thành: con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm + Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người,hóa thân cái tôi riêng vào cái ta chung của cộng đồng. + Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc. - Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa. -Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung. +-Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng,như một lời khẳng định với lòng-cống hiến suốt cả cuộc đời. 0,50 → Tình yêu đời,niềm tin, lạc quan-đáng trân trọng. - Nghệ thuật : + Ngôn ngữ : giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh. + Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác ; nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ - con chim hót , cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ-biểu tượng tinh túy, có ý nghĩa ; điệp ngữ- ta làm, dù là )
  8. + Giọng thơ tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống d. Sáng tạo 0,50 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,50 Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm